0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008)

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUA MÔ HÌNH CÔNG TY VINCOM.PDF (Trang 48 -61 )

a. Sơ lược quá trình phát hành trái phiếu:

7/5/2008 Công ty Cổ phần Vincom công bố đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ đầu tiên đã kết thúc thành công với việc 2.000 tỷ đồng trái phiếu đã được bán hết cho các nhà đầu tư.

http://svnckh.com.vn

49

Đây là loại trái phiếu thường không có tài sản đảm bảo (Vincom Bond); kỳ hạn Trái phiếu là 05 năm. Năm đầu tiên hưởng lãi suất cố định là 16%/năm; các năm sau lãi suất thả nổi, dự kiến bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả sau kỳ hạn 1 năm bình quân của Hội sở chính 4 Ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV và ICB cộng thêm tối đa 4%/năm. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco) là tổ chức tư vấn phát hành.

b. Phân tích những ảnh hưởng sau đợt phát hành trái phiếu 5/2008

Đợt phát hành 2000 trái phiếu đã làm cho nợ dài hạn của công ty tăng lên 2 nghìn tỷ đồng và cải thiện đáng kể cơ cấu vốn của công ty. Kết quả quý II năm 2008 cho thấy, tổng nợ phải trả là 3.440.824 triệu đã tăng 2,58 lần so với quý I, trong đó nợ dài hạn là 3.058.817 triệu chiếm 89,9% trên tổng nợ. Trong khi đó, ở quý I, số nợ dài hạn chỉ chiếm 79% trên tổng nợ. Ngược lại với sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn nợ vay, vốn chủ sở hữu của công ty lại có xu hướng giảm. So với quý I, vốn chủ sở hữu đã giảm 365.646 triệu chỉ bằng 0,84 lần .

Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính trong quý I, II năm 2008 của Vincom

(Đơn vị: triệu VNĐ) Chỉ tiêu Quý I/2008 Tỷ trọng Quý II/2008 Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ Nợ phải trả 1.333.424 100% 3.440.824 100% 2.107.400 2,58 Nợ ngắn hạn 279.119 21% 382.007 11,1% 102.887 1,37 Nợ dài hạn 1.054.305 79% 3.058.817 89,9% 2.004.512 2,9 Vốn chủ sở hữu 2.281.344 1.915.697 (365.646) 0.84 Tổng nguồn vốn 3.614.769 5.356.522 1.741.753 1,48

http://svnckh.com.vn

50

Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ quý I, II năm 2008 của Vincom

Chỉ tiêu Quý I/2008 Quý II/2008

Tỷ suất tự tài trợ 63,11% 35,76%

Hệ số nợ 36,89% 64,24%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 của Vincom)

Tỷ suất tự tài trợ của Vincom giảm mạnh từ 63,11% ở quý 1 xuống chỉ còn gần 35,74% vào quý II. Đồng thời, hệ số nợ của công ty cũng tăng vọt lên 27,35%, từ 36,84% ở quý 1 lên 64,24% ở quý II.

2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4) của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009

a. Sơ lược quá trình phát hành trái phiếu trong quý 4 năm 2009 :

17/11/2009, Trái phiếu chuyển đổi của Vincom đã được chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore đã hết hàng chưa đầy 12 tiếng đồng hồ

sau khi công bố phát hành. Công ty Cổ phần Vincom (mã VIC-HOSE) đã trở

thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Sự kiện này đã mở ra một hướng mới đối với các công ty Việt Nam trong việc huy động vốn và chủ động hội nhập, tham gia vào các thị trường vốn quốc tế.

Điểm nổi bật ở đợt phát hành trên là Vincom không cần phải có tài sản bảo đảm. Bù lại, Vincom đưa ra một món hời khác cho nhà đầu tư, đó là trái phiếu chuyển đổi. Bởi vì nó hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn từ khả năng mua được cổ phiếu với mức giá ưu đãi trong tương lai. Quyền chọn mua cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của loại trái phiếu này, khiến nó trở thành mặt hàng rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Không dừng lại ở đó, ngay tháng tiếp theo ( 18/12/2009 ), công ty Vincom tiếp tục phát hành thành công 1000 trái phiếu với tổng giá trị lên tới 1000 tỷ đồng

http://svnckh.com.vn

51

loại trái phiếu có bảo đảm là bất động sản và tài sản hợp pháp khác bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai của Dự án Eco City tại thị trường trong nước.

Hai đợt phát hành này đã làm thay đổi hẳn cơ cấu nguồn vốn của công ty Vincom chỉ trong vòng một quý ngắn ngủi. Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích sự thay đổi này.

b. Phân tích những ảnh hưởng sau 2 đợt phát hành trái phiếu của quý 4/2009:

Từ bảng 2.8 dưới đây ta thấy, tổng nợ phải trải cuối quý IV năm 2009 là 10.677 tỷ đồng và cuối quý III là 5.524 tỷ đồng tức là chỉ trong vòng 3 tháng số nợ của công ty đã tăng lên 5.153 tỷ đồng, gần 1,93 lần. Trong khi đó, số nợ phải trả của quý 3 chỉ tăng lên so với quý II là 891 tỷ đồng. Mức chênh lệch nợ phải trả giữa quý 4 và quý 3 gấp 5,78 lần so với mức chênh lệch giữa quý 3 và quý 2.

Sự gia tăng nợ đột biến này chính là kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu kể trên. Tỷ trọng thay đổi của yếu tố nợ dài hạn trong quý IV chiếm 88,6% (= 4.565.242.711/5.153.395.589) và nợ ngắn hạn chiếm 11,4% (= 588.152.878/5.153.395.589). Như vậy nợ dài hạn thay đổi là yếu tố quyết định tới sự gia tăng của tổng nợ, hay nói cách khác 2 đợt phát hành trái phiếu đã làm tăng đáng kể nguồn vốn nợ vay của Vincom.

Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối quý IV năm 2009 bằng 3.635 tỷ đồng và quý III bằng 2.374 tỷ đồng; như vậy, vốn chủ sở hữu đã tăng 1.261 tỷ đồng, gần 1,53 lần.

Bảng 2.8: Chỉ tiêu tài chính 4 quý năm 2009 của Vincom

(Đơn vị triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Quý II/2009 Quý III/2009 Chênh lệch Tỷ lệ

Nợ phải trả 4.633.138 5.524.234 891.096 1,2

Nợ ngắn hạn

406.361 878.740 472.378 2,16

http://svnckh.com.vn

52

Vốn chủ sở hữu 1.669.976 2.374.153 704.176 1,42 Tổng nguồn vốn 6.333.114 7.898.388 1.565.273 1,25

Chỉ tiêu Quý III/2009 Quý IV/2009 Chênh lệch Tỷ lệ Nợ phải trả 5.524.234 10.677.630 5.153.395 1,93 Nợ ngắn hạn 878.740 1.466.893 588.152 1,67 Nợ dài hạn 4.645.494 9.210.737 4.565.242 1,98 Vốn chủ sở hữu 2.374.153 3.635.734 1.261.581 1,53 Tổng nguồn vốn 7.898.388 14.313.365 6.414.976 1,81

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của Vincom)

Tổng tài sản năm 2008: 6,021 tỷ, tổng nợ: 4,399 tỷ, vốn chủ sở hữu: 1,622 tỷ. Như vậy, với 1 đồng vốn chủ sở hữu gánh 2,7 đồng nợ.

Tổng tài sản năm 2009 : 14.313 tỷ, tổng nợ: 10.677 tỷ, vốn chủ sở hữu: 3.635 tỷ. Như vậy, 1 đồng vốn chủ sở hữu phải gánh 3 đồng nợ

Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ quý III, IV năm 2009 của Vincom

Chỉ tiêu Quý III/2009 Quý IV/2009

Tỷ suất tự tài trợ 30% 25%

Hệ số nợ 70% 75%

http://svnckh.com.vn

53

Do mức tăng của nợ phải trả (1,93 lần) lớn hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu (1,53 lần), nên tỷ suất tự tài trợ của Vincom ở quý IV giảm 5% so với quý III và ngược lại hệ số nợ của quý IV lại tăng 5% so với quý III.

Hệ số nợ của công ty ở mức cao như vậy do hệ quả của 2 đợt phát hành trái phiếu khiến cho công ty bị phụ thuộc rất nhiều vào các chủ nợ, rủi ro tài chính cao, không đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh.

http://svnckh.com.vn

54

CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG

CHỨNG KHOÁN

3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom

a. Giai đoạn 2006 – 2007

Sự biến động của tổng số nguồn vốn theo thời gian có thể cho ta biết khả

năng tạo lập, tìm kiếm, huy động vốn của doanh nghiệp. Sau đây là bảng chỉ tiêu nguồn vốn trong giai đoạn 2006-2007.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2007 của Vincom)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ (lần) A. Nợ phải trả 79.886 11,8 1.246.686 39 1.166.799 15,6 I. Nợ ngắn hạn 56.424 8,4 199.769 6 143.344 3,5 II. Nợ dài hạn 23.461 3,4 1.046.917 33 1.023.455 44,6 B. Vốn chủ sở hữu 594.521 88,2 1.933.137 61 1.338.615 3,3 I. Vốn chủ sở hữu 594.521 88,2 1.842.705 58 1.248.183 3,1 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 90.432 3 90.432 - TỔNG CỘNG 674.408 100 3.179.823 100 2505.415 4,7

http://svnckh.com.vn

55

Qua bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn Vincom năm 2007 là 3179 tỷ và năm 2006 là 674 tỷ. Như vậy tổng nguồn vốn năm 2007 đã tăng 2505 tỷ, gấp 4,7 lần so với năm 2006. Trong đó đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3,1 lần do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng từ 313,3 tỷ lên 800 tỷ đồng, phản ánh việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Như vậy việc tạo lập vốn về quy mô trong năm 2007 đã tăng mạnh so với 2006.

Tuy nhiên ta cũng có thể tính được hệ số tự tài trợ của Vincom ( tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn) năm 2007 là 61%, của năm 2006 là 88% cho thấy rằng mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2006 nhưng đồng thời nợ phải trả của Vincom cũng tăng, đặc biệt nợ dài hạn tăng gấp 44,6 lần so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007 Vincom phát hành trái phiếu thời hạn 5 năm, tổng trị giá 1000 tỷ đồng, lãi suất 10,3%/ năm khiến cho khoản mục vay và nợ dài hạn tăng mạnh. Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tổng nguồn vốn của Vincom khiến cho mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty giảm đi.

Bảng 3.2 : Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007

(Đơn vị: triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006

Nợ dài hạn 1.046.917 23.461

Vốn chủ sở hữu 1.842.705 594.521

Lợi nhuận sau thuế chƣa

phân phối 269.360 281.021

Tỷ suất tự tài trợ 61% 88%

Hệ số nợ 39,21% 11,85%

( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên 2007 của Vincom)

Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận giữ lại giảm, tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm, hệ số nợ tăng từ 11,85% lên 39,21%. Nợ phải trả tăng lên dẫn tới sự tăng tương ứng của nguồn vốn, nói lên tình hình tài trợ tài sản

http://svnckh.com.vn

56

bằng vốn chiếm dụng, vay vốn đẩy mạnh sản xuất. Mặc dù đòn bẩy tài chính tăng, tuy nhiên hệ số nợ tăng đồng nghĩa với việc Vincom bị giảm tự chủ tài chính, an ninh tài chính của doanh nghiệp có nguy cơ bị đe dọa.

b. Giai đoạn 200 7 – 2008

Qua bảng phân tích dưới đây, ta có thể nắm được những nội dung chủ yếu sau:

Vốn chủ sở hữu năm 2008 đạt 1622 tỷ tăng mạnh so với năm 2006 (là 594,5 tỷ), tuy nhiên lại giảm 310 tỷ so với năm 2007 ( đạt 1933,1 tỷ). Trong năm 2008 cũng chứng khiến sự tăng mạnh của khoản nợ phải trả, khoản mục này tăng 55,07 lần so với năm 2006 và 3,53 lần so với năm 2007 nguyên nhân do tháng 3/2008, Vincom phát hành trái phiếu ra công chúng, làm tăng mức nợ dài hạn.

Thông qua các cột C, E, H ta thấy được tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn ở từng thời điểm cuối năm. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm qua các năm, đến năm 2008, tỷ suất tự tài trợ là 26,94%, giảm 33,85% so với cuối năm 2007. Ngược lại, tỷ lệ nợ phải trả / tổng nguồn vốn tăng mạnh: năm 2006 là 11,85%; năm 2007 là 39,21%; năm 2008 tăng lên 73,06%. Việc tỷ suất tự tài trợ giảm và hệ số nợ tăng mạnh đồng nghĩa với việc giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính của Vincom giảm.

http://svnckh.com.vn

58

Bảng 3.3 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008

Chỉ tiêu

Cuối năm Cuối năm 2008 so với cuối năm…

2006 2007 2008 2006 2007 Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng % Chênh lệch về số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ ( lần) Chên h lệch về tỷ trọng Chênh lệch về số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ (lần) Chênh lệch về tỷ trọng A B C D E G H I K L M N O Tổng số vốn chủ sở hữu 594.521 88,1 1.933.137 60,7 1.622.503 26,9 1.027.981 2,7 -61 -310.634 0,8 -33,8 Tổng số nợ phải trả 79.886 11,8 1.246.686 39,2 4.399.063 73 4.319.176 55 61 3.152.376 3,5 33,8 Tổng số nguồn vốn 674.408 3.179.823 6.021.56 5.347.158 8,9 2.841.742 1,8

http://svnckh.com.vn

59

http://svnckh.com.vn

60

c. giai đoạn 2008 – 2009

Thông qua bảng số liệu sau, ta có thể thấy được năm 2009 đã có một bước đột phá lớn trong việc thay đổi cơ cấu vốn của Vincom.

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom

( Đơn vị: triệu VNĐ)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2009)

- Số nợ phải trả của công ty tăng đột biến gần 250% so với năm 2008, từ 4.399 tỷ VNĐ tới tận 10.677 tỷ VNĐ. Việc gia tăng nhanh chóng này chủ yếu là do cuối năm 2009, Vincom đã trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế ra thị trường châu Á nhằm huy động vốn cho các dự án công ty đặc biệt là Eco City và Royal City.

- Tổng vốn chủ sở hữu cũng tăng xấp xỉ 225% so với năm 2008, từ 1.622 tỷ VNĐ tới 3.635 tỷ VNĐ.

Qua sự tăng đáng kể cả về vốn chủ sở hữu và vốn vay nói trên, có thể nói năm 2009 là năm thành công lớn của công ty Vincom trong việc huy động vốn từ công chúng trong và ngoài nước từ khi thành lập đến nay.

Chỉ tiêu 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (ngàn VNĐ) Tỷ trọng (%) Tổng VCSH 1.622.503 26,94 3.635.734 25,4 Tổng nợ phải trả 4.399.063 73,06 10.677.630 74,6 Tổng nguồn vốn 6.021.566 14.313.365

http://svnckh.com.vn

61

Bảng 3.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom

( Đơn vị %) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tỷ suất tự tài trợ 88,15 60,79 26,94 25,4 Hệ số nợ 11,85 39,21 73,06 74,6

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2009 của Vincom)

Tuy nhiên, căn cứ theo bảng trên ta thấy, hệ số nợ của công ty đã tăng lên nhanh chóng theo các năm, và tới cuối năm 2009 con số này đã lên tới 74.6 %. Đây có thể coi là thành công của Vincom khi huy động vốn vay dài hạn nhưng cũng là sự cảnh báo đối với cơ cấu vốn bấp bênh của công ty. Có thể thấy, hiện nay Vincom đang bị phụ thuộc tài chính qúa nhiều và công ty nên cẩn thận với một cơ cấu vốn tiểm ẩn nhiểu rủi ro như vậy.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUA MÔ HÌNH CÔNG TY VINCOM.PDF (Trang 48 -61 )

×