Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, bắt đầu từ năm 2000 với việc vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố HCM, cho đến năm 2007, sau 7 năm hoạt động đã có những chuyển biến không ngờ cả về chất lượng và số lượng. Năm 2007 với sự ra đời của của Bộ luật Chứng khoán đã trở thành giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam với những biến động thất thường. Thị trường đã xây dựng nên một kênh dẫn vốn lưu động với tổng giá trị vốn hóa tính cho lượng cổ phiếu niêm yết là 300.000 tỷ đồng, tương đương 33% GDP của năm 2006. Các công ty không chỉ thu hẹp các cổ đông là những thành viên trong gia đình, mà mở rộng ra đại chúng với hàng vạn cổ đông (SSI, Sacombank…).7 Trong năm 2007 cũng chứng kiến rất nhiều những cuộc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước trở thành công ty đại chúng bằng việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ( Bảo Việt, Vietcombank…). Sang năm 2008, thị trường cổ phiếu rơi vào tình trạng bất ổn định, một phần là do những tác động của nền kinh tế. Năm 2008 GDP tăng 6,23%; lạm phát 19,9%; lãi suất cơ bản từ 8,5% tăng 14%.8
Chứng khoán giảm 1174 xuống 948 ở mức cuối năm 2007 và giảm tiếp xuống 315 điểm cuối năm 2008; bất động sản sụp đổ và đóng băng, chính sách tiền
7 Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán 2006, CTCP chứng khoán Âu Việt 8Niên giám thống kê 2008, NXB Tổng cục thống kê Việt Nam
http://svnckh.com.vn 32 tệ bị bóp chặt, ngân hàng mất thanh khoản, nền kinh tế bị bóp nghẹt, lãm phát phi mã, các công ty gần như ngừng sản xuất.
Năm 2009, mặc dù thị trường chứng khoán có những điều chỉnh giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ vào cuối năm nhưng với một chu kì tăng điểm liên tục 8 tháng giữa năm thì nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm tăng trưởng ấn tượng do một vài nguyên nhân chính như sau: nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát ra khỏi suy thoái trong năm này. Các công ty chứng khoán tăng cường sử dụng công cụ đòn bẩy cho khách hàng, có công ty còn sử dụng đòn bẩy với tỉ lệ 1:3, 1:5. Theo Bộ Tài chính, mức vốn hóa của thị trường đầu tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng ( 30 tỷ USD), tương đương 55% GDP năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa đã tăng gấp 3 lần.9
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất vào thời điểm tháng 3 đến tháng 6 nhưng có vẻ dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán lại diễn ra chậm hơn trong 3 tháng sau đó. Trong khoảng thời gian này, các công ty chứng khoán tăng cường hỗ trợ bằng công cụ đòn bẩy để giá trị giao dịch của thị trường đạt nhưng phiên tăng điểm liên tiếp. Đồng thời, chính phủ chuyển từ chính sách nới lỏng tiền tệ sang thắt chặt tiền tệ vào cuối năm cũng làm thị trường có những thay đổi đáng kể. Chính sách mở ra vào tháng 3 đến tháng 6 khi mà các ngân hàng bắt đầu giải ngân vì gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên trước lo ngại về việc lạm phát tăng mạnh, chính phủ yêu cầu Ngân hàng thương mại kiềm chế dư nợ tín dụng, hạn chế tối đa cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản và tăng lãi suất cơ bản 7% lên 8% vào ngày 1/12/2009. Chính điều này làm thị trường chứng khoán mất 30% so với đỉnh, lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong tháng 12, một số ngân hàng thiếu thanh khoản, huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã tăng lãi suất huy động lên mức tối đa cho phép.10 Tính đến tháng 12/2009, toàn bộ thị trường Việt Nam có khoảng 730.000 tài khoản chứng khoán được mở, tăng thêm 180.000 tài khoản so với cùng kì năm 2008. Trong đó số lượng
9 Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2009, CTCP chứng khoán Âu Việt
10 Hàm Yên, “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”, Sài Gòn online (25/11/2009) - www.sggp.org.vn
http://svnckh.com.vn 33 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13.443 tài khoản.11 Như vậy có thể thấy quy mô thị trường chứng khoán đã tăng trưởng vượt bậc trong năm này.
Bên cạnh những giai đoạn thăng trầm của thị trường cổ phiếu nói riêng, ta cũng chứng kiến sự trưởng thành của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Những năm 2006, 2007, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn sơ khai; trên thị trường chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã cảm nhận được nhu cầu phát hành trái phiếu và những lợi ích thiết thực của trái phiếu doanh nghiệp mang lại. Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ khoảng 17% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 80%, Thái Lan là 58%, Malaysia là 82%, Trung Quốc là 53%...Tính đến 30/6/2009 có khoảng 600 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng mệnh giá là 155.367.627 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị tổng thị trường, tuy nhiên trong đó khối lượng trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%, còn lại là trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương.12
Cho tới năm 2008 mới có 21 doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu: Petrol Việt Nam, Vincom, Vinashin, Tổng công ty cao su… Tất cả các doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp lớn đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Thực tế, các doanh nghiệp này có đủ uy tín để vay ngân hàng nhưng do định mức khoản vay tối đa dưới 15% vốn chủ sở hữu, hơn nữa nguồn vốn từ ngân hàng không linh hoạt nên không đáp ứng được nhu cầu vốn lớn và thường xuyên của họ. Doanh số phát triển trái phiếu trong các năm tiếp theo có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Từ 300 tỷ đồng do Tổng công ty dầu khí phát hành năm 2003 đã lên tới 6600 tỷ trong tháng 3/2007, đặc biệt trong năm 2006 đạt hơn 8800 tỷ, trong đó EVN phát hành 6 đợt với tổng doanh số là 6000 tỷ. Tổng doanh số phát hành trái phiếu từ năm 2003 đến 2007 đạt khoảng 25000 tỷ, trong đó Vinashin và EVN chiếm 41% và 36%, các doanh nghiệp khác chiếm dưới 10%.13
Các trái phiếu phát hành thường có kỳ hạn từ 2 – 10 năm, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (Vinaconex khuyến khích các nhà đầu tư bằng cách phát hành chứng quyền, tức quyền mua cổ phiếu của Nhà máy
11 “Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2009”, CTCP chứng khoán Âu Việt 12 ThS. Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam”(25/09/2009) www.stox.vn 13 “Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2008”, CTCP chứng khoán Âu Việt
http://svnckh.com.vn 34 xi măng Cẩm Phả với giá ưu đãi). Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp về cơ bản đều cao hơn trái phiếu chính phủ. Tất cả các trái phiếu đều là trả sau, lãi coupon hằng năm, lãi suất cố định. Riêng Tổng công ty Sông Đà, TCT Điện lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.14
6 tháng đầu năm 2009, trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng 30,8% theo năm và 8,3% theo tháng, ở mức 8,3 nghìn tỷ VNĐ. Các công ty, doanh nghiệp tiếp tục phát hành thêm rất nhiều đợt trái phiếu mới trong các tháng cuối năm 2009. Ví dụ: 9/2009, CTCP FPT phát hành 1000 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền15; 17/11/2009 Vincom phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi 16…