Làm đẹp báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf (Trang 70)

Bài học thứ hai mà chúng ta có thể rút ra từ kinh nghiệm của Vincom đó là việc làm đẹp báo cáo tài chính cũng như những bản cáo bạch được công khai. Nhờ việc chau chuốt cho bản cáo bạch trước khi lên sàn HOSE, Vincom đã dễ dàng huy động được 800 tỷ VNĐ trong lần phát hành IPO của mình. Con số này quả thật không nhỏ đối với một doanh nghiệp mới lần đầu bước lên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, việc làm này có thể giống như “con dao hai lưỡi”, nhiều trường hợp kê khai sai lệch báo cáo tài chính đã khiến cho các công ty rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản. Thế giới cũng từng chứng kiến không ít vụ đổ vỡ do thiếu minh bạch trong quản trị dẫn đến gian dối tài chính như vụ WorldCom hay Tập đoàn Enron. Còn ở Việt Nam, có thể kể đến trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), một trong những công ty đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam, đã hứng chịu sự giảm giá cổ phiếu "thê thảm" trên thị trường với mức giá còn bằng một nửa mệnh giá khi sự thiếu minh bạch, nếu không nói là gian dối, trong báo cáo tài chính bị bại lộ. Cổ phiếu BBT thậm chí còn bị Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM ngừng giao dịch trong một thời gian. Rõ ràng, cái mất của BBT trong tình huống này không chỉ là giá trị doanh nghiệp, mà còn là lòng tin của cổ đông, nhà đầu tư, của những đối tác kinh doanh như ngân hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu và những bên liên quan khác.

Chính vì lí do này mà không chỉ có Vincom mà tất cả các công ty cổ phần đều cần phải cẩn trọng trong việc xử lý sổ sách. Phương án tốt nhất là phải xây dựng một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)