1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc

36 2,8K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng, vị thế của các nước dầnthay đổi bởi tốc độ phát triển của các quốc gia mới nổi, nơi mà nền kinh tế hứa hẹnnhững cơ hội đầu tư tiềm năng Với những lợi thế chưa được khai thác như nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào đang được đào tạo chuyênnghiệp và hoàn thiện hơn và nhu cầu về vốn đang được đặt lên hàng đầu Vì v y, cácậy, cácqu c gia đang phát tri n luôn luôn tìm m i cách đ thu hút và s d ng có hi uển luôn luôn tìm mọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu ọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu ển luôn luôn tìm mọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu ử dụng có hiệu ụng có hiệu ệuqu các ngu n v n huy đ ng đồn vốn huy động được Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các ộng được Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các ược Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, cácc Ngoài ngu n v n huy đ ng trong nồn vốn huy động được Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các ộng được Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các ước, cácc, cácqu c gia tìm m i cách đ thú hút ngu n v n bên ngoài.ọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu ển luôn luôn tìm mọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu ồn vốn huy động được Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các

Trong khi đó, thị trường cổ phiếu quốc tế thời gian qua đang chao đảo trước sự sụtgiảm liên tục của hàng loạt các chỉ số lớn và việc giảm điểm liên tục trong các phiêngiao dịch tại các trung tâm giao dịch lớn như New York, Tokyo, Hồng Kông Bêncạnh đó, cơn bão khủng hoảng tài chính do các biến động trong thị trường tài chínhthứ cấp bắt đầu từ Mỹ đã lan ra một số nền kinh tế khác kéo theo chỉ số niềm tin vàothị trường chứng khoán thế giới nói chung sụt giảm nghiêm trọng Thị trường chứngkhoán xuống dốc là một khó khăn cực kỳ to lớn đối với những công ty, những tổ chứctài chính muốn thông qua thị trường này để huy động vốn cho các dự án đầu tư củamình Phát hành cổ phiếu lúc này trở nên một quyết định nhiều rủi ro khiến các côngty đau đầu Chính lúc này thì thị trường trái phiếu tỏ ra là một lựa chọn thích hợp, đặcbiệt là thị trường trái phiếu quốc tế do những ưu điểm của thị trường này đem lại chonhà đầu tư và những tồ chức muốn huy động vốn

Việt nam là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn để đầu tưphát triển là rất cao Trong bối cảnh này, phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huyđộng vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tận dụng đểphục vụ cho nhu cầu phát triển, nhưng nhìn chung thì loại hình này còn khá mới mẻdo đó thông qua đề tài này hướng mọi người có cái nhìn cận cảnh hơn về các lần pháthành trái phiếu quốc tế của Việt nam và hướng phát triển trong tương lai.

Trang 2

Chương 1: Khái quát chung về trái phiếu quốc tế.

1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của thị trường trái phiếu quốc tế 1.1.1 Khái niệm và phân loại

Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trườngtrái phiếu nước ngoài (Foreign bond market), thị trường trái phiếu Châu Âu(Eurobond Market) Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thểphát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau Khi một trái phiếu dongười không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng bản tệ củaquốc gia đó thì trái phiếu đó gọi là trái phiếu nước ngoài và tạo nên thị trường tráiphiếu nước ngoài Khi một trái phiếu được do người không cư trú phát hành vào mộtquốc gia mà được định giá bằng đồng tiền không phải nội tệ quốc gia đó thì gọi là tráiphiếu Châu Âu và tạo ra thị trường trái phiếu Châu Âu Globalbond là loại trái phiếuđược phát hành đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau, được định giá bằng nhiều loạitiền tệ, là nội tệ của các quốc gia được phát hành Do đó, có tài liệu phân loại EuroBond là một phần của Global bond.

1.1.1.1 Thị trường trái phiếu châu Âu (Euro-bonds)

Thị trường trái phiếu Châu Âu là thị trường mua bán trái phiếu do người khôngcư trú (công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế) phát hành nằm ngoàinước phát hành đồng tiền được ghi trên trái phiếu.

Trái phiếu Châu Âu (Euro-bonds) được bán ở các quốc gia khác hơn là quốcgia hơn mà đồng tiền của nó được sử dụng để đo giá trị trái phiếu Mặc dù trung tâmthị trường trái phiếu Châu Âu là ở Châu Âu, nhưng nó không có ranh giới quốc gia.Chẳng hạn, một công ty Pháp phát hành trái phiếu tính bằng đồng bảng Anh ở ThụySỹ, Luxembourg và Frankfurt đều gọi là trái phiếu Châu Âu Trái phiếu Châu Âuđược bán cùng một lúc ở nhiều nước khác nhau, nó đã trở nên một loại trái phiếu baotrùm để huy động vốn đồng thời từ các nền kinh tế thế giới.

Thông thường trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều trung tâm tàichính thông qua các nhóm ngân hàng bảo lãnh đa quốc gia và được tổ chức đầu tưquốc tế mua Các tổ chức này có tầm hoạt động vượt ra khỏi biên giới của các quốcgia phát hành Khác với trái phiếu nước ngoài, việc phát hành trái phiếu Châu Âu chophép chọn lựa loại đồng tiền nhờ đó người chủ nợ có thể yêu cầu để được hoàn trả

Trang 3

bằng một trong những loại đồng tiền khác nhau và như vậy giảm được rủi ro về traođổi ngoại tệ hàm chứa trong loại trái phiếu nước ngoài được phát hành bằng một đồngtiền duy nhất Tuy nhiên trên thực tế, lãi vay lẫn nợ gốc vẫn thường được thanh toánbằng đồng dollar Mỹ(USD).

1.1.1.2 Thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreignbond)

Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công tynước ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ cácnhà đầu tư nội địa Ví dụ: Công ty BP (Anh) phát hành trái phiếu bằng đồng Yên ở Sởgiao dịch chứng khoán Tokyo, hay như Chính phủ Trung Quốc đã có 2 đợt phát hànhtrái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1994 với tổngmức phát hành hơn 1 tỷ USD, hoặc giả như là trường hợp Đan Mạch quyết định pháthành trái phiếu bằng đồng Sterling ở thị trường chứng khoán Luân Đôn Tất cả cácloại trái phiếu trên là trái phiếu nước ngoài.

Có mười lăm thị trường trái phiếu nước ngoài trên thế giới (xem phụ lục), ví dụnhư Thị trường trái phiếu Yankee của Mỹ, Samurai của Nhật, Bulldog của UnitedKingdom Đó là trái phiếu trên các thị trường trái phiếu công khai của các quốc gia kểtrên Ngoài ra, còn có các thị trường không công khai, nơi mà nhà phát hành trái phiếukhông cần phải đăng ký với sở giao dịch và có thể được bán trực tiếp cho nhà đầu tư.Tuy nhiên, thị trường này có quy mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư tham gia cũng íthơn.

1.1.2 Đặc điểm

1.1.2.1 Thị trường Trái phiếu Châu Âu

Ích lợi chính của thị trường trái phiếu Châu Âu là tương đối ít bị điều chỉnh,thu nhập từ thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứngkhoán mang tính linh hoạt hơn so với thị trường nội địa.

Về loại đồng tiền thanh toán, doanh số phát hành trái phiếu Châu Âu bằngdollar là lớn nhất (trong năm 1996, trái phiếu châu Âu ghi bằng USD chiếm 43,78%trên tổng số phát hành), tiếp theo là Bảng Anh, Mác Đức, Yên Nhật, và đơn vị tiền tệcủa Châu Âu ECU (European Currency Unit).

Hầu hết các Eurobond được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệmcao, ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành Những

Trang 4

nhà phát hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngânhàng thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia Một số nhà pháthành Eurobond ghi bằng đồng tiền không được sử dụng vào mục đích cuối cùng, màhọ chuyển đổi sang đồng tiền cần thiết khác thông qua nghiệp vụ Swap Mức lãi suấtcủa Eurobond phụ thuộc vào: điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của nhà pháthành.

1.1.2.2 Thị trường trái phiếu nước ngoài

Đặc điểm của loại trái phiếu nước ngoài là nó được thanh toán bằng đồng tiềncủa nước nơi nó được phát hành Tuy nhiên, cũng có những nước mà trái phiếu có thểđược phá thành bằng đồng tiền khác Trong trường hợp này, tên của trái phiếu nướcngoài sẽ khác Chẳng hạn, ở Nhật, trái phiếu phát hành bằng Yen tên là Samurai, pháthành bằng USD tên là Shogun.

Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và NhậtBản Thị trường trái phiếu Mỹ rất đa dạng Thị trường Yankee là thị trường công khai,cung cấp vốn trung và dài hạn cho nhà đầu tư ngoài nước Thị trường trái phiếu NhậtBản cũng gồm thị trường công khai là thị trường Samurai Các nhà phát hành trên thịtrường này có điều kiện tiên quyết là phải được xếp tín nhiệm từ BBB trở lên Các tráiphiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty Nhật Bản bảo lãnh Còntrên thị trường không công khai của Nhật, các nhà phát hành không cần phải tuyên bốbất kỳ một tài liệu nào theo luật giao dịch chứng khoán Tuy nhiên số lượng trái phiếunày ít và cũng ít nhà đầu tư.

1.2 Quy trình phát hành

Một tổ chức dự định tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu vào thị trườngvốn sẽ liên hệ với các ngân hàng đầu tư và sẽ yêu cầu họ làm nhà quản lý chính củamột nghiệp đoàn bảo lãnh sẽ phát hành trái phiếu vào thị trường Nhà quản lý chínhthường sẽ mời thêm các ngân hàng khác kết hợp tạo thành một nhóm quản lý để giúpthương thảo với tổ chức muốn phát hành trái phiếu, xác định các điều kiện thị trườngquản lý việc phát hành Hầu hết các nhà bao tiêu, cùng với các ngân hàng khác, sẽ làmột phần của một nhóm chuyên bán trái phiếu vào thị trường đầu tư công chúng Rấtnhiều thành viên của nhóm bao tiêu sẽ nhận được một phần chia của phí bao tiêu(thường là từ 2% đến 2.5% của lượng phát hành), dựa trên số lượng và loại trái phiếu.Nhà quản lý chính sẽ nhận được đầy đủ phí bao tiêu, và ngân hàng hoạt động chỉ nhưlà thành viên của một nhóm bán trái phiếu thì nhận được phần nhỏ hơn

Trang 5

Đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế phải tuân thủcác quy định trong Luật Quản lý nợ công còn phải có đề án phát hành trái phiếu đượcChính phủ phê duyệt Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phảinằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phùhợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủtướng Chính phủ phê duyệt

Quy trình của việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế do BộTài chính là cơ quan đảm nhận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việc pháthành trái phiếu quốc tế của Chính phủ chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

+ Đầu tiên việc phát hành trái phiếu từ thị trường vốn quốc tế phải được sửdụng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế đượcxác định là trọng điểm quốc gia; ngoài ra còn dùng cho các chương trình, dự án đầu tưcó hiệu quả, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và cácquy định của pháp luật có liên quan góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt nam.

+ Bộ tài chính trình đề án phát hành trái phiếu lên Chính phủ Sau khi đề ánphát hành được Chính phủ thông qua thì Bộ tài chính là cơ quan được Chính phủ giaocho nhiệm vụ thực hiện đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế, trình tự phát hành trái phiếu theo một số bước

cơ bản như sau:

 Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cậnnguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành Thông thường Bộ tàichính sẽ lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn mộthoặc một số tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, cókinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợtphát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sáchcác tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn Đây có thể là một tập đoàntài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trườngvốn quốc tế, đã từng giúp một quốc gia trong khu vực phát hành Việc lựa chọnsẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất chochính phủ phát hành Vì vậy các định chế tài chính quốc tế hoặc các ngân hànglớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành Vd như: tổchức Standard & Poor’s hoặc Moody’s …;

Trang 6

 Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnhphát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong vàngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tàichính và tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành Vd như: Công ty LuậtFreshfields Bruckhaus Deringer, Công ty Shearman & Sterling;

 Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nướchoặc tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổhợp bảo lãnh phát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồsơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;

 Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việcvới các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốcgia Kết quả xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công củacác đợt phát hành, cũng như lại suất của trái phiếu Đối với các nước đang pháttriển như Việt nam, giai đoạn đầu khi tiếp cận với kệnh huy động vốn này , nêncần phải được một công ty xếp hạng có uy tín trên thế giới thực hiện Điều này,nhằm tạo nềm tin tưởng cho các nhà đầu tư Vì vậy, chính phủ có thể chọn thuênhững công ty như: CBRS (Canadian Bond Service), JBRI(Japanese BondIntitute), Stnadard&Poor’s, Moody’s hoặc Fitch’s;

 Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chínhthực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu Bộ Tàichính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bátrái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồngcác nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu; Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản pháthành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chứchoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và cácnguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt; Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát

hành theo đúng các thỏa thuận đã ký;

 Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chínhhoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệquốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành

1.3 Mục tiêu của phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế:

Trang 7

 Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sựtăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước

 Đáp ứng khả năng thanh toán của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào cáchoạt động tài chính quốc tế

 Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế

 Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ươngtheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

 Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;

 Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lạitheo quy định của pháp luật;

 Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chươngtrình, dự án: Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chínhphủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của cácchương trình dự án này; Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự ántrong lĩnh vực năng lượng khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hànghóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợpvới định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Chương trình, dự ánthuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ; Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước doNgân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tàichính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ.

Chương 2: Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế:2.1.Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế:

2.1.1 Cân bằng bên trong và bên ngoài đối với nền kinh tế của một nước:

2.1.1.1.Cân bằng bên trong (cân bằng giữa thị trường hàng hóa và tiềntệ):

Khoản vay tiền từ trái phiếu sẽ được chính phủ chi tiêu vào nền kinh tế Khi chitiêu của chính phủ tăng lên thì làm cho thu nhập của toàn bộ nền kinh tế tăng lênvì khi đó năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng lên (nếu việc sử dụng vốn vay làcó hiệu quả) Hay nói một cách khác, nền kinh tế đã tăng trưởng lên một mức mới.Khi đó, để đáp ứng với nhu cầu giao dịch hàng hóa trong nền kinh tế thì lượng tiềntrong lưu thông sẽ tăng lên Và với một mức lãi suất đã định, thị trường tiền tệ và

Trang 8

thị trường hàng hoá trong nền kinh tế gặp nhau tại một vị trí cân bằng mới Điểmcân bằng mới này nói lên sự tăng trưởng của nền kinh tế khi huy động nguồn vốntừ bên ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế.

2.1.1.2.Cân bằng bên ngoài:

Khi chính phủ vay nợ bên ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế, thìluồng vốn vay này chảy vào nền kinh tế làm cho cán cân vốn thặng dư Để cán cânthanh toán cân bằng thì cán cân vốn và cán cân vãng lai có mối quan hệ bù trừ chonhau Như chúng ta đã biết, khi có một lượng vốn đổ vào nền kinh tế thì thu nhậpcủa nền kinh tế sẽ tăng lên (nếu như việc sử dụng vốn đó là có hiệu quả) Khoảngtăng thu nhập này là lượng thu nhập cần thiết để cán cân vãng lai thâm hụt mộtlượng chính bằng luồng vốn chảy vào nền kinh tế, và khi đó cán cân thanh toán sẽcân bằng Hay nói cách khác, luồng vốn quốc tế đổ vào nền kinh tế bằng hình thứcphát hành trái phiếu quốc tế sẽ đưa cán cân thanh toán đến một vị trí cân bằng mớicao hơn so với điểm cân bằng cũ Đây là vị trí nói lên sự tăng trưởng của nền kinhtế.

Cả hai vị trí cân bằng mới đối với cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài chỉđạt được khi việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả Nếu như việc sử dụng nguồnvốn vay này là không có hiệu quả thì khi đó áp lực trả nợ gia tăng, làm cho chínhphủ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu tư Sự cắt giảm này sẽ làm cho nền kinh tế trởnên trì trệ hơn.

Hơn nữa, việc trả lãi sẽ làm cho cán cân vãng lai thâm hụt và việc trả vốn làm chocán cân vốn thâm hụt Do đó, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt nhiều hơn mức thặngnhư ban đầu đạt được Hay nói cách khác, trong trường hợp này, nếu như điểm cânbằng mới đạt được, thì vị trí cân bằng này sẽ thấp hơn vị trí cân bằng cũ Và vìvậy, nền kinh tế đã thụt lùi so với trước khi vay vốn bằng hình thức phát hành tráiphiếu quốc tế.

2.1.2 Cung cầu ngoại tệ:

Trái phiếu khác với vay nợ Trái phiếu đưa lên giao dịch thì luân chuyển trong thịtrường Ông nào bỏ tiền ra mua trái phiếu ngày hôm nay, ngày mai cần tiền thì bánđi Chứ không phải cho vay Cho vay thì làm sao sang nợ được? Còn đây mua tráiphiếu, ngày mai nếu bí tiền thì bán đi, có người mua ngay lập tức Bởi vì người đó

Trang 9

đang có nhu cầu đầu tư mà thấy lãi suất (trái phiếu) này hấp dẫn hơn lãi suất tráiphiếu kho bạc Mỹ Hoặc giả sử muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư, mua tráiphiếu vào

Trái phiếu không phải là nợ mà là công cụ nợ, có thể mua bán, sang nhượng Tínhthanh khoản khi niêm yết cao hơn hẳn việc vay nợ.

2.1.3 Ngưỡng an toàn của các khoản vay nợ nước ngoài:

Lấy ví dụ như nước ta thì giá trị trái phiếu phát hành quá bé Nước ta vay hàng tỷđôla, trái phiếu chỉ có mấy trăm triệu Hơn nữa, vay nợ để phục vụ kinh tế nóichung, còn trường hợp này là phát hành trái phiếu phục vụ cho những dự án cụ thểcó thu nhập bằng đôla Nên việc phát hành trái phiếu theo một vài chuyên gia thìkhông ảnh hưởng đến ngưỡng an toàn của các khoản vay nước ngoài.

Tuy nhiên, huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài Đã đivay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao Một khoản đi vay chỉ có thể trảđược khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay

Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả.Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của cáckhoản vốn vay ODA khi đi vay chỉ lãi suất tượng trưng một vài phần trăm năm,nhưng ta phải chịu những ràng buộc để lãi suất thực phải trả cao hơn gấp nhiềulần Hoặc rơi tình trạng đầu tư lãng phí ngân sách hiện nay với một tỷ lệ thất thoátkhông thể tính toán được

Thế hệ này đi vay, thế hệ sau sẽ phải trả Các khoản nợ chỉ có thể trả được khi màmột nền tảng vững chắc được để lại Nếu không gánh nặng nợ nần cho thế hệ saulà rất khủng khiếp.

Trang 10

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng, thị trường trái phiếu đóng vai trò rất quantrọng Điều này cho thấy, các nước trên thế giới đều tận dụng tối đa nguồn vốnbên ngoài để đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế nội địa

Lý do chủ yếu tại sao các nước này lại tranh thủ nguồn vốn bên ngoài để đẩymạnh đầu tư phát triển nền kinh tế nội địa của mình ?

2.2.Ưu và nhược điểm của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế:2.2.1 Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu :

 Đồng tiền phát hành:

Trái phiếu quốc tế có thể được phát hành bằng nhiều loại tiền khác nhau, nhưnghiện nay, trái phiếu được phát hành bằng đồng USD là phổ biến nhất Một phần

Trang 11

là do đồng tiền có thể lưu chuyển trong bất kỳ quốc gia nào, một phần là dotính ổn định của nó.

Tuy nhiên, đồng tiền phát hành trái phiếu không chỉ được lựa chọn bằng mộtloại duy nhất, mà có thể là một danh mục các đồng tiền Hơn nữa, thời hạn tráiphiếu là quá dài để có thể chọn ra một đồng tiền nào đó là an toàn, do đó việcchọn một danh mục các đồng tiền có thể làm giảm thiểu rủi ro về sự tăng giảmgiá trị của một đồng tiền.

 Quyền sử dụng vốn:

Tổ chức phát hành trái phiếu có toàn quyền trong việc sử dụng vốn vay vàkhông chịu sự ràng buộc nào từ phía các nhà đầu tư Đây là một ưu điểm vượttrội hơn so với việc phát hành cổ phiếu Nếu như các cổ đông có quyền thamgia vào các quyết định định đầu tư cũng như cách thức sử dụng vốn, và đôi khivì mâu thuẫn trong lợi ích nhận được từ các quyết định đầu tư mà các cổ đôngsẽ ngăn cản, thậm chí bác bỏ các dự án đầu tư mặc dù chúng sẽ đem lại lợinhuận cho công ty; thì ngược lại, các trái chủ hoàn toàn đứng ngoài các quyếtđịnh này.

 Quyền quyết định khối lượng và thời hạn của trái phiếu:

Khối lượng vốn huy động và thời hạn của trái phiếu đều do tổ chức phát hànhquyết định Điều này tỏ ra có hiệu quả tốt, nhất là trong các trường hợp pháthành trái phiếu trung và dài hạn.

 Chi phí:

Chi phí có thể thấp hơn nếu xét về lâu dài, khi đã có được sự tin tưởng của thịtrường thì càng về sau lãi suất huy động có thể giảm Phát hành trái phiếu quốctế không chỉ là một phương thức huy động vốn đơn thuần mà nó còn là mộtcách khẳng định uy tín của tổ chức phát hành trên thị trường vốn quốc tế.

Quan trọng hơn nữa, nếu như các khoản nợ và lãi vay được thanh toán đúnghạn, cũng như vốn vay được sử dụng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho côngty thì sẽ làm gia tăng uy tín và kéo theo việc nâng bậc hệ số tín nhiệm, một chỉsố rất quan trọng mà các nhà đầu tư thường tham khảo khi muốn đầu tư vào

Trang 12

một công ty Một khi công ty được đánh giá cao thì lãi suất vay cho những lầnphát hành sau sẽ giảm hơn lần trước.

 Không cần thế chấp :

Phát hành trái phiếu không đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hay thế chấp Điềuđó giúp các công ty chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản của mình trongkinh doanh.

 Công cụ quản lý nợ quốc gia :

Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nướcthặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sáchquản lý nợ quốc gia Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trườngquốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ đểthực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.

2.2.1.2.Đối với nhà đầu tư :

Về phía các nhà đầu tư, khi mua các trái phiếu quốc tế họ cũng thường thamkhảo thêm chỉ số tín nhiệm của tổ chức phát hành do các tổ chức có uy tín lâunăm xếp hạng Để có thể đưa ra các chỉ số này thì các tổ chức xếp hạng đã phảicăn cứ vào rất nhiều yếu tố quan trọng như tình hình tài chính, doanh số, các dựán… của công ty Điều đó có nghĩa là các tổ chức xếp hạng đã đảm bảo mộtphần cho sự an toàn khi đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức đó.

2.2.2 Nhược điểm của việc phát hành trái phiếu quốc tế :

Bên cạnh những ưu điểm, thì việc phát hành trái phiếu quốc tế vẫn có nhữngnhược điểm sau đây :

2.2.2.1.Đối với tổ chức phát hành:

- Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu quốc tế là chi phí tư vấn, minhbạch hóa thông tin và đáp ứng các yêu cầu thủ tục là không nhỏ Ngoài ra,doanh nghiệp còn chịu rủi ro ngoại hối do vay vốn bằng ngoại tệ trong khi tiềnđồng có xu hướng giảm giá Nếu không có nguồn thu trong tương lai bằngngoại tệ hoặc thực hiện các công cụ bảo hiểm, doanh nghiệp có thể sẽ bị thua lỗdo biến động tỉ giá.

Trang 13

- Phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế hoàn toàn không phải là chuyệnđơn giản chút nào Các tổ chức phát hành phải tuân thủ chặt chẽ các thông lệquốc tế về trình tự, thủ tục phát hành và cách thức thanh toán trái phiếu Nhữngthủ tục này tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo về cơ sởpháp lý, kinh tế, các kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp như lựa chọn thị trường, loạitiền tệ, hình thức phát hành, lựa chọn người bảo lãnh, đại lý thanh toán, tư vấnpháp lý Tất cả các nghiệp vụ này đều yêu cầu phải được tiến hành thận trọngbởi những chuyên gia có kinh nghiệm.

- Trái phiếu quốc tế thường trung hoặc dài hạn mà những trái phiếu càng dài hạnthì rủi ro tiềm ẩn càng cao Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tưđứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãisuất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát hành Điều đó buộc các tổchức phát hành phải có những cam kết vay chặt chẽ với những điều khoản khắtkhe hơn để tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư.

- Để phát hành trái phiếu quốc tế buộc phải có sự xếp hạng tín nhiệm của mộtcông ty xếp hạng uy tín mà chi phí cho việc mời công ty đó thường không rẻ vàviệc mời các công ty xếp hạng thường là công ty nước ngoài sẽ cần nhiều thờigian để đưa ra xếp hạng

- Nguy cơ là chính phủ và các công ty trong nước sẽ trở nên phụ thuộc quá nhiềuvào các khoản vay nước ngoài, để né tránh những quyết định khó khăn hơnnhưng cần thiết để củng cố hệ thống tài chính trong nước Nếu sử dụng cáckhoản vay này không hiệu quả thì các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốnquốc tế thì rủi ro phải trả một cái giá khá đắt cho những khoản vay không manglại mấy giá trị Bên cạnh đó, ngay cả trong giai đoạn thị trường thuận lợi thìnhà nước vẫn phải thận trọng trong việc giữ nợ ở mức kiểm soát được để tránhnhững cú sốc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.

- Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trườngquốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác Vớichính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc giacần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phảnánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ

Trang 14

cũng như các công ty tính toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sảnphẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường Đây là một bước đi chiến lượcđảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trìnhhội nhập

- Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu đãi, tín dụngxuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên theo dự đoánnguồn ODA sẽ giảm trong tương lai tín dụng xuất nhập khẩu thường kèm theocác ràng buộc đẩy phí vay lên cao, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ đápứng nhu cầu vốn trung dài hạn Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốctế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn, nếuđược quản lý thận trọng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninhtài chính quốc gia, hình thức huy động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiếntrình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hànhtrái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốctế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần cókế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chiphí, gây nên lãng phí trong đầu tư

- Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn: Chínhphủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ đểthanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn Nếu việc thanh toán không được đảmbảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, và đến các đợtphát hành tiếp sau.

2.2.2.2.Đối với nhà đầu tư :

Trái phiếu quốc tế thường trung hoặc dài hạn mà những trái phiếu càng dài hạnthì rủi ro tiềm ẩn càng cao Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tưđứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãisuất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát hành

Từ những phân tich trên ta có thấy rằng phát hành trái phiếu quốc tế có nhữngkhó khăn và thuận lợi nhất định, nếu như có phương án phát hành và sử dụng

Trang 15

vốn vay hợp lý thì việc làm này sẽ mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế,kích thích nền kinh tế phát triển mạnh hơn; nếu sử dụng nguồn vốn này khônghiệu quả, nó sẽ tác động tiêu cực đến đến nền kinh tế, kìm hãm sự phát triểnkinh tế của quốc gia Do đó, phát hành trái phiếu quốc tế là việc làm cần phảiđược cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào các yếu tố khách quan như điều kiện thịtrường tại thời điểm phát hành cũng như các điều kiện chủ quan như tính hấpdẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầucủa nhà đầu tư quốc tế….

Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế:

3.1 Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ:

3.1.1 Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005:3.1.1.1. Thực trạng phát hành:

- Ngày 27-10-2005, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chính thức phát hành ra thịtrường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York Theo dựđịnh ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký lên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đãquyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá vớimức lãi suất 7,125% tuy nằm dưới mức định hướng 7,25% lúc đầu nhưng thấphơn trái phiếu các nước tương đương như Philippines (8,09%) và Indonesia(7,75%) là 90 và 60 điểm và được niêm yết tại thị trường Singapore Trong sốcác trái phiếu được phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàngnắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 17,5% và các tổ chức khác nắm 7% cònlại Đặc biệt là số trái phiếu này các châu lục bao gồm châu Á nắm giữ 38%,châu Âu nắm giữ 32% và châu Mỹ nắm 30% còn lại ) Điều quan trọng nhất làviệc một trái phiếu phát hành từ châu Á có mức lãi suất thấp đã thực sự đượcphân bổ toàn cầu mà không bị dồn vào các nhà đầu tư châu Á.

- Mức lãi suất 7,125%/năm cho trái phiếu thời hạn 10 năm là một mức lãi suấtrất có lợi cho Việt Nam bởi nó thấp hơn mức lãi suất trái phiếu của các nước cócùng, thậm chí cao hơn mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam như Philippines,Indonesia – những nước có mặt trên thị trường trái phiếu quốc tế từ lâu (Việt

Trang 16

Nam có hệ số tín nhiệm lần lượt là B1/BB-/BB- theo Moody’s/Standard &Poors/Fitch; hệ số tín nhiệm của Indonesia là B2/B+/BB- nhưng lãi suất tráiphiếu là 7,7%/năm.

3.1.1.2. Nguyên nhân của sự phát hành thành công là do :

- Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinhtế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới trước đó

- Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinhtế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc.Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tráiphiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị cácnước này trong khoảng thời gian đó không ổn định lắm.

- Thứ ba, đến thời điểm năm 2005, cơ hội phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầutiên ra thị trường vốn quốc tế đã thực sự tốt Trước hết, các khoản nợ thươngmại và Chính phủ quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểmthành công thông qua Câu lạc bộ London và Paris Nợ quốc gia đang ở mức32% GDP, được đánh giá là an toàn (Phillipines là 72%, Indonesia 80%)

3.1.1.3. Kết quả phát hành:

- Nếu so với mức lãi suất cho vay ngoại tệ trong nước với thời hạn cho vay ngắn,khối lượng cho vay rất hạn chế, thì việc huy động phát hành trái phiếu quốc tếnày là có hiệu quả

- Sau 1 năm phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được Tạpchí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu

phát hành thành công nhất của năm 2005 Bên cạnh đó, Ông Jon Pratt – lãnh

đạo Thị trường vốn châu Á của Ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB)nhận định rằng đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặcbiệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công củađợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xâydựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương lai

3.1.2 Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010:3.1.2.1. Thực trạng phát hành:

Trang 17

- Ngày 26-01-2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc tếvới đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với lãi suấtdanh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành là 6,95%/năm dưới sự phối hợpcủa tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank

- Trái phiếu này được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáohạn vào ngày 29/1/2020 Mặc dù định mức tín nhiệm của Việt Nam cao hơn cảIndonesia và Phillippines một bậc, thế nhưng mức lợi tức của trái phiếu chínhphủ Việt Nam (6,95%/năm) cao hơn mức lợi tức của Indonesia và Phillippines

phát hành trong tháng 1-2010 đến 1%/năm Cụ thể là Philippines phát hành 1

tỉ USD trái phiếu ngày 7/1/2010 và đã vay được với lãi suất 5,67%, Indonesiaphát hành 2 tỉ USD ngày 13/1/2010, lãi suất cũng chỉ 6% Năm 2009, tổ chức

xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai nămtrước đó Mức xếp hạng này tương đương với Philippines và thấp hơn 1 bậc sovới Indonesia, nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu.Theo Standard&Poors, Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- củaIndonesia và Philippines.

3.1.2.2. Nguyên nhân của mức lãi suất cao:

- Thứ nhất, trong quá trình triển khai đợt phát hành này, Việt Nam phải đối mặtvới không ít diễn biễn bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới Do nhu cầu kíchthích kinh tế sau khủng hoảng, hàng loạt các quốc gia như: Indonesia,Phillippines, Hy Lạp, Mehico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia đã tung ra thịtrường quốc tế hàng chục tỉ USD trái phiếu

Trong khi đó, đối mặt với sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng và tập đoànkinh tế lớn của Mỹ, Tổng thống Obama đã đề xuất đưa ra một số quy định hạnchế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro: Ngân hàng Dự trữliên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tàichính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD; đồng thời có quyền buộc các ngânhàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro; các tậpđoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu chính nókhi bị thua lỗ,…Ngoài ra thị trường tài chính quốc tế cũng đang lo ngại về cácbiện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc.

Trang 18

- Thứ hai, về phía Việt Nam, dù hơn Indonesia và Philippines một bậc ở Bảngxếp hạng tín nhiệm của S&P, nhưng không được đánh giá cao bằng hai nướcnày, vì chưa có đà lên hạng: Việt Nam phát hành trái phiếu, khi tình hình lạmphát và sự định giá thấp đồng tiền, khủng hoảng cán cân thanh toán và dự trữcủa Việt Nam sụt giảm, ảnh hưởng tới lòng tin của nhà đầu tư trong đợt pháthành lần này Tóm lại, đó là sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn địnhkinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam.

- Thứ ba, sở dĩ Việt Nam sẵn sàng trả lãi suất cao để vay mượn, đó là vì ViệtNam đang rất cần ngoại tệ vào lúc cán cân thanh toán bị thiếu hụt, thâm thủngmậu dịch tiếp tục đáng ngại Cụ thể trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới,thâm hụt cán cân thương mại 18 tỷ đô la, năm 2009 khoảng 13 tỷ đô la, thờiđiểm đó chưa thấy có một sự biển chuyển kinh tế để tăng xuất khẩu và giảmnhập khẩu, cho nên nhập siêu vẫn là lớn.

- Thứ tư, lợi tức trái phiếu của Việt Nam trong đợt phát hành này còn được căncứ vào tình hình giao dịch của trái phiếu Việt Nam đáo hạn vào năm 2016(VN2016), tính thanh khoản của trái phiếu Việt nam ngoài việc phụ thuộc vàotình hình thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành, hệ số tín nhiệm quốcgia Theo đó, lợi tức của VN2016 so với lợi tức TP của Indonesia vàPhilippines có cùng thời gian đáo hạn (năm 2016) cao hơn từ 1,25 - 1,5% TPcó kỳ hạn còn lại 6 năm có mức chênh lợi tức khá lớn như vậy, nếu tính theokỳ hạn 10 năm thì khả năng chênh lệch còn lớn hơn Có hai điều mà bất kỳ mộtNĐT nào bỏ tiền ra mua TP cũng đặc biệt quan tâm là lợi tức và tính thanhkhoản Trong khi đó, do khối lượng TP Việt Nam giao dịch trên thị trườngquốc tế còn mỏng, nên tính thanh khoản còn hạn chế Do vậy, để có thể thu hútcác NĐT, không có sự lựa chọn nào khác là phải dựa vào tỷ lệ lợi tức Đây làmột trong những lý do giải thích tại sao mức lợi tức TP của đợt phát hành lầnnày cao hơn một số nước có điều kiện phát hành tương đương.

3.1.2.3. Kết quả phát hành:

- Từ những nguyên nhân trên, ta thấy sức cạnh tranh của Trái phiếu quốc tế ViệtNam khó sánh được với TP của các nền kinh tế tương đương trong khu vực.

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w