Lựa chọn thị trường phát hành phù hợp:

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc (Trang 30 - 32)

Hiện nay chúng ta có nhiều lựa chọn cho thị trường phát hành như thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Mỗi thị trường lại có những đặc điểm riêng của mình với những ưu, khuyết khác nhau.Tuy nhiên thị trường trái phiếu châu Âu hiện nay đang chiếm ưu thế và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành do có đặc ưu việt của nó.Trái phiếu châu Âu chiếm hơn 80% của thị trường chứng khoán quốc tế. Hai lý do chính cho việc này xuất phát từ thực trạng là đồng đôla Mỹ là đồng tiền được tìm kiếm nhiều nhất trong tài chính trái phiếu quốc tế.

- Thứ nhất, trái phiếu châu Âu có thể được mang ra thị trường nhanh hơn hơn trái phiếu nước Mỹ bởi vì chúng không phải được cung cấp cho các nhà đầu tư Mỹ và do đó không phái tuân thủ các điểu kiện đăng ký khắt khe của Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Mỹ.

- Thứ hai, trái phiếu châu Âu là những trái phiếu vô danh điển hỉnh cung cấp sự vô danh cho các trái chủ và do vậy cho phép họ tránh bị đánh thuế lên lãi suất nhận được. Nhờ có đặc tính này mà các nhà đầu tư thường sẵn lòng chấp nhận một suất lợi tức của trái phiếu châu Âu thấp hơn khi so sánh với trái phiếu nước Mỹ ở những điều khoản có thể so sánh được, ở những điểm quyền sở hữu được ghi nhận. Đối với tổ chức phát hành trái phiếu thì suất lợi tức thấp hơn nghĩa là chi phí cho khoản nợ cũng thấp hơn. Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế thì nên phát hành tại thị trường châu Á. Thị trường này tuy còn non trẻ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh và có ưu thế là không yêu cầu có phải xếp hạng mức tín nhiệm.

Đây chính là ưu điểm vì đã giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thuê công ty định mức xếp hạng tín nhiệm cho mình. Các nhà đầu tư châu Á cũng tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến trái phiếu quốc tế của Việt Nam, bằng chứng là trong đợt phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam năm 2005 các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38% tổng số lượng phát hành.

Trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, chính phủ không nên tiếp tục bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế nữa vì các lý do sau:

- Hiệu quả của đợt phát hành trái phiếu bảo lãnh cho vinashin không hiệu quả cho nên tác động không tốt đến các lần phát hành trái phiếu sau này mà trực tiếp tác động đến niềm tin của nhà đầu tư do đó làm tăng lãi suất các đợt phát hành sau.

- Việc phát hành trái phiếu quốc tế có sự bảo lãnh sẽ tạo tiền lệ không tốt cho các doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, dễ dẫn đến nhận các doanh nghiệp Việt Nam yếu kém, không có khả năng trả nợ nên không thể tự mình phát hành trái phiếu. Về phía các nhà đầu tư, sẽ rất dễ tạo tâm lý e dè, nghi ngại khi mua những đợt trái phiếu không có bảo lãnh vì sợ rủi ro. Còn về phía các doanh nghiệp lại dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bảo lãnh của chính phủ từ đó dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc (Trang 30 - 32)