Huy động vốn bằng cách tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức:

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc (Trang 26 - 28)

chính thức:

Hỗ trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistance hay ODA),là một hình thức đầu tư nước ngoài. Các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0.25%năm) với thời gian cho vay và thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm),đôi khi nó còn được gọi là viện trợ. Nguồn vốn ODA vì mục tiêu danh nghĩa là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở quốc gia được đầu tư, thường là cho Nhà nước vay.

Nguồn vốn ODA có ưu điểm về chi phí sử dụng. Tuy nhiên, các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc

theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế, họ đều phải tính toán đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ quốc gia nhận sự hỗ trợ này như:

- Đối với các dự án ODA phải đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ, thông qua hình thức đấu thầu họăc hỗ trợ về chuyên gia, nước viện trợ sẽ gian tiếp tham gia điều hành.

- Với mục đích tăng thêm lợi ích kinh tế của mình, các nước viện trợ sẽ yêu cầu các nước nhận viện trợ từ từ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ như Việt Nam mở cửa đối với mặt hàng ôtô của Nhật Bản và Mỹ vào năm 2006, thực hiện cam kết thuế đối với khu vực ASEAN. Ngoài ra các nước nghèo còn phải nhận một khoản ODA dưới hình thức là hàng hóa dịch vụ do các nước viện trợ sản xuất.

- Các khoản chi cho các chuyên gia, cố vấn do các nước viện trợ cử đến trong các dự án ODA thường cao hơn so với việc tự đi thuê các chuyên gia ỏ ngoài khác.

- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA khi hoàn lại tăng thêm.

- Điều đáng lo ngại nhất là phía tiếp nhận nguồn vốn ODA chưa hiểu rõ được bản chất của nguồn vốn này. Một số nơi coi ODA như “bầu sữa” miễn phí được cho không hoặc nếu phải trả lại thì Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Do vậy, việc tham ô, lãng phí trong khi sử dụng nguồn vốn ODA là không thể tránh khỏi. Hàng lọat vụ bê bối liên quan tới việc bê bối như PMU đã khiến cho các nước viện trở không khỏi băn khoăn khi đặt vấn đề cho những dự án ODA tiếp theo. - Việc giải ngân chậm trễ luôn được đề cập đến mà nguyên nhân cụ thể là do sự phức tạp của quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ; việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn nhiều hạn chế.

Với các lý do nêu trên thì chúng ta thấy rằng ODA không phải là “thiên đường” cho các quốc gia hay công ty, nhất là nếu sử dụng không hiệu quả còn đưa đến tình trạng nợ nần. Tuy ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn nguồn lực bên trong của một quốc gia, chưa kể đến việc nó sẽ bị thu hẹp dần khi mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đạt mức trung bình.

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w