THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VỤ TỔNG HỢP KINH TẾQUỐC DÂN TRỰC THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 31.1 Lịch sử hình thành phát triển của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dântrực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư 31.2 Cơ cấu tổ chức 7
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 7
1.2.1.1 Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năngquản lý nhà nước 71.2.1.2 Các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nướctrực thuộc Bộ 8
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân 9
1.3 Chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân 9PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁCTỔNG HỢP KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN 122.1 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN 12
2.1.1 Lập báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế xã hội 12
2.1.1.1 Về tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực kinhtế 122.1.1.2 Về các cân đối vĩ mô 132.1.1.3 Về bảo đảm an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóavà các lĩnh vực xã hội khác 15
Trang 22.1.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân 15
2.1.2.1 Bối cảnh bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 152.1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 172.1.2.3 Dự báo một số cân đối lớn của nền kinh tế trong kế hoạch.182.1.2.4 Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực 19
2.1.3 Xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 22
2.1.3.1 Các giải pháp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn cho đầu tư phát triển 222.1.3.2 Các giải pháp, chính sách để phát triển và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực 232.1.3.3 Các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô 232.1.3.4 Thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển mạnh mẽ
2.1.4.1 Lập kế hoạch đầu tư phát triển theo ngành và lĩnh vực 242.1.4.2 Phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nướccủa các Bộ, ngành, trung ương 252.1.4.3 Phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối do địa phươngquản lý 26
Trang 32.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN
2.2.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện năm 2009 27
2.2.1.1 Những thành tích, kết quả chủ yếu 27
2.2.1.2 Về những khó khăn, tồn tại 29
2.2.2 Những kết quả cụ thể đã đạt được trong năm 2009 30
2.2.2.1 Công tác chuyên môn: 30
2.2.2.2 Công tác học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học 34
2.2.2.3 Về tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, cải tiến lề lối làmviệc, kỷ luật lao động 34
2.2.2.4 Các công tác khác 35
2.2.3 Kết quả bình bầu các danh hiệu thi đua, khen thưởng năm 2009 35 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA VỤTỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN 36
3.1 Định hướng các công tác chủ yếu năm 2010 36
3.1.1 Về công tác chuyên môn 36
3.1.2 Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn 37
3.1.3 Công tác tổ chức, cán bộ 38
3.1.4 Các công tác khác 38
3.1.5 Đăng ký thi đua năm 2010 38
3.2 Một số kiến nghị với Lãnh đạo Bộ 38
KẾT LUẬN 40
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ là một trong những công tác được quan tâm hàng đầu đặc biệt là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.
Xu thế thời đại hiện nay là thời đại của tri thức khoa học, sự phát triển không ngừng của công nghệ Vì vậy những thử thách đặt ra đối với sinh viên ngày một lớn đòi hỏi không chỉ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, tiếp thu những kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn phải học hỏi những kiến thức thực tế ngoài xã hội và vận dụng những kiến thức đã học đó vào trong thực tiễn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng tham mưu tổng hợp cho Chính phủ về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước Trong đó Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư
Được vinh dự thực tập tại Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, em đã hiểu biết hơn về chuyên nghành Kinh tế đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm và có được những thông tin hữu ích trong lĩnh vực đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Trong 5 tuần thực tập tổng hợp vừa qua, nhờ sự phân công của khoa Kinh tế đầu tư cùng với sự hưỡng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên phụ trách cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên và các chuyên viên tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, do vậy em đã được tìm hiểu về tình hình chung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các công việc và hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội và tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân Trên cơ sở đó, em xin được trình bày báo cáo với bố cục như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân trực thuộc BộKế hoạch và Đầu tư
Phần II: Các hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội vàtổ chức quản lý hoạt động đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân
Trang 5Phần III: Định hướng cho các hoạt động của Vụ Tổng hợp Kinh tếquốc dân
Bản báo cáo chắc không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VỤ TỔNG HỢP KINH TẾQUỐC DÂN TRỰC THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân trựcthuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ quan tâm ngay từ khi Cách mạng thành công.
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 78 – SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc gia về kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa.
Sau đó 5 năm, ngày 14/4/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết.
Từ khi miền Bắc được hoàn thành giải phóng, hòa bình lập lại trên nửa đất nước, Đảng và Chính phủ ta đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc.
Trong phiên họp ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và sau đó ngày 14/10/1955 Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603 TTg xác định nhiệm vụ chức năng của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và nêu rõ: “Trong chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hóa phải dần dần kế hoạch hóa, Ủy ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hóa này”.
Kể từ đó, hệ thống cơ quan Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập, bao gồm Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện đảm đương nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Bộ phận tổng hợp luôn luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu tổ chức ở các thời kỳ của cơ quan kế hoạch nhà nước.
Trong năm 1958, tiền thân của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân là một nhóm tổng hợp (trong Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết và sau đó là Ban kinh tế
Trang 7Chính phủ) Đến tháng 1 năm 1958, Vụ Kế hoạch Tổng hợp Kinh tế Quốc dân được thành lập trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia.
Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158/CP đổi tên Ủy ban Kế hoạch Quốc gia thành Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; đồng thời đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã được khẳng định là giúp Ủy ban nghiên cứu và tổng hợp nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngày 9 tháng 3 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 47/CP, theo quyết định này, Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân được tách làm 2 vụ là Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân ngắn hạn và Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân dài hạn.
Ngày 9 tháng 7 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 69-HĐBT đổi tên Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân ngắn hạn thành Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân; giải thể Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân dài hạn, thành lập Viên nghiên cứu kế hoạch dài hạn.
Ngày 18 tháng 4 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết dịnh số 66-HĐBT chính thức hóa lại cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; theo đó, toàn bộ chức năng của Vụ Tài chính – giá thành – giá cả, một phần chức năng của Vụ Kế hoạch Vật tư (chủ yếu là chức năng cân đối), một phần chức năng của Vụ Kế hoạch Đầu tư xây dựng cơ bản (chủ yếu là chức năng cân đối) được chuyển về Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân.
Ngày 30 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 179-HĐBT tách chức năng cân đối tổng hợp tài chính ra khỏi Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân và hình thành Vụ Kế hoạch Tài chính làm nhiệm vụ cân đối tài chính tổng hợp, thu chi tiền tệ dân cư; cân đối ngoại tệ và thanh toán quốc tế Sau đó tách chức năng tổng hợp vật tư sang cho Vụ Kế hoạch Thương mại và Dịch vụ.
Hiện nay, tại Quyết định 606/QĐ-BKH ngày 19 tháng 8 năm 2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nhiệm vụ, chức năng chính của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân là:
-Tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ của nền kinh tế quốc dân Dự thảo các văn kiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân.
Trang 8-Tổng hợp và cân đối các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân; phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa phương, lãnh thổ, các chương trình dự án quốc gia, các mục tiêu về quy hoạch và chuẩn bị đầu tư.
-Chủ trì phối hợp các đơn vị trong và ngoài cơ quan để tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Kiến nghị các chủ trương, biện pháp chỉ đạo, điều hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và ngắn hạn.
-Nghiên cứ đề xuất các chủ trương về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, kế hoạch hóa nhằm đảm bảo thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
-Tổ chức nghiên cứu, dự báo, thu thập và hệ thống hóa các thông tin để phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-Xây dựng mô hình kế hoạch hóa, các cơ chế, phương pháp kế hoạch hóa và công tác định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ Soạn thảo các chỉ dẫn về phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp định mức Xác định hệ thống chi tiêu, mẫu biểu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu để Bộ ban hành áp dụng cho việc xây dựng, tổng hợp, phân tích và báo cáo kế hoạch của các ngành, địa phương và đơn vị cơ sở.
Ngay từ khi hình thành cơ quan kế hoạch, bộ phận phụ trách tổng hợp đã được giao nhiều nhiệm vụ giúp cơ quan hoàn thành công việc Đảng và Nhà nước giao cho Từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, những người làm công tác tổng hợp đã có công đóng góp cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết trong việc nghiên cứu soạn thảo các chương trình diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Khi Ban Kinh tế Chính phủ được thành lập (năm 1950), những người làm công tác nghiên cứu tổng hợp đã tích cức tham gia soạn thảo, đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các kế hoạch quan trọng về kinh tế nhằm động viên sức người sức của cho công tác kháng chiến lần thứ nhất của nhân dân ta đi đến thắng lợi Những chương trình lớn về thi đua
Trang 9tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp, thực hiện giảm tô, tiến tới cải cách ruộng đất… đã ra đời từ đó.
Hòa bình lập lại trên miền Bắc; Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được thành lập; nhóm Tổng hợp (tiền thân là Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân hiện nay) đã tích cực đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1956 – 1957) và sau đó, với việc thành lập Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, các cán bộ trong Vụ đã tham gia vào việc xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958-1960), tập trung giải quyết những nhiệm vụ còn lại của công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Chia ruộng đất cho nông dân, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp và thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, phục hồi và xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội…
Trong những thời kỳ tiếp theo, với chức năng nhiệm vụ của mình, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã tổ chức nghiên cứu giúp Ủy ban Kế hoạch Nhà nước soạn thảo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), kế hoạch chuyển hướng thời chiến (1965-1975) với việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược qua từng chặng đường lịch sử của đất nước.
Từ giữa năm 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) với mục tiêu đưa ra cả nước cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội và sau đó, các kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985), lần thứ 4 (1986-1990), lần thứ 5 (1991-1995), lần thứ 6 (1996-2000) và lần thứ 7 (2001-2005) với mục tiêu đưa nền kinh yế của đất nước từng bước thoát khỏi những khó khăn thử thách, vượt qua tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đổi mới kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Qua nhiều thời kì, trải qua các biến cố của lịch sử, các thế hệ trước chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thế hệ sau tiếp bước hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao, tính cần cù, chăm chỉ, tính
Trang 10khoa học và sáng tạo trong công tác của nhiều thế hệ đàn anh đã ghi lại những nét son của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân qua mỗi thế hệ.
Trải qua chặng đường hơn 45 năm (1968-2003), Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã trưởng thành và lớn lên, xứng đáng với lòng tin của cơ quan, là một trong những Vụ nòng cốt, dù bất kì trong thời kì nào cũng xứng đáng với vai trò tham mưu tổng hợp đắc lực cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây và cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay Cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân qua nhiều thế hệ đã phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ xuất sắc, được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba vào năm 1997 và Huân chương lao động hạng nhì năm 2003.
Đây là mốc son lịch sử đánh dấu nhưng công lao đóng góp của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân.
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan trực thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập Vì vậy cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Bộ được quy định tại
Điều 3 Nghị định số 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm2008 Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các tổ chức
hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Cụ thể như sau:
1.2.1.1 Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lýnhà nước
-Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân -Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ -Vụ Tài chính, tiền tệ
-Vụ Kinh tế công nghiệp -Vụ Kinh tế nông nghiệp -Vụ Kinh tế dịch vụ
-Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị -Vụ Quản lý các khu kinh tế
-Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
Trang 11-Vụ Kinh tế đối ngoại
-Vụ Lao động, văn hóa, xã hội
-Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường -Vụ Quản lý quy hoạch
- Cục Quản lý đấu thầu -Cục Phát triển doanh nghiệp -Cục Đầu tư nước ngoài -Tổng cục Thống kê
1.2.1.2 Các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộcBộ
-Viện Chiến lược phát triển
-Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
-Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia -Trung tâm Tin học
-Báo Đầu tư
-Tạp chí Kinh tế và Dự báo
-Học viện Chính sách và Phát triển.
Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Quản lý quy hoạch được tổ chức phòng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
Trang 12ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia và quyết định ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng.
Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân có các phòng chức năng sau: -Phòng Tổng hợp;
-Phòng Cân đối và dự báo; -Phòng Tổng hợp kinh tế ngành; -Phòng Tổng hợp các vấn đề xã hội; -Phòng Quan hệ Quốc hội.
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân quy định cụ thể nhiệm vụ, biên chế cho từng phòng của Vụ trong phạm vi nhiệm vụ và biên chế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.3 Chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã
hội và đầu tư Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của vụ được quy định rõ tại “Quyết địnhsố 488/QĐ-BKH ngày 14/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chứcnăng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân” Theo đó,
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có các nhiệm vụ sau đây:
1 Tổ chức nghiên cứu xây dựng khung hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân: tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc gia (GNP); tích luỹ và tiêu dùng; nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Phối hợp với các đơn vị liên quan lập các cân đối: ngân sách nhà nước; cán cân thanh toán quốc tế; xuất, nhập khẩu và các cân đối khác.
Trang 13Dự thảo các văn kiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, chương trình của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua và các văn kiện khác theo yêu cầu, báo cáo lãnh đạo Bộ trình các cơ quan Đảng và Nhà nước.
2 Phối hợp với các đơn vị trong Bộ dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm.
3 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và lập các đề án, báo cáo để Bộ trình Chính phủ về: kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối, vốn bổ sung có mục tiêu; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập và báo cáo để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ về: tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan trọng bằng các nguồn vốn; các khoản chi dự phòng của ngân sách Trung ương cho đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh; chi ứng trước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Trung ương theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ ngân sách Trung ương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản theo ngành, lĩnh vực, địa phương.
4 Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong và ngoài cơ quan để theo dõi và tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm và 5 năm; kiến nghị các chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch.
5 Tham gia với các đơn vị trong Bộ trong việc nghiên cứu chính sách, xây dựng kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch.
6 Nghiên cứu, tổng hợp các chủ trương, cơ chế, chính sách và biện pháp quản lý kinh tế nhằm bảo đảm thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trang 147 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch; hệ thống chỉ tiêu giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch hoá.
8 Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương.
9 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
Trang 15PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁCTỔNG HỢP KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾQUỐC DÂN
2.1 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1.1 Lập báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế xã hội
2.1.1.1 Về tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
+ Về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Đánh giá xu hướng tăng trưởng, suy thoái, phục hồi của nền kinh tế.
Phản ánh tốc độ tăng giảm GDP so với các tháng, quý trong năm Cụ thể đánh giá tốc độ tăng giảm GDP trên 3 khu vực: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; Khu vực công nghiệp và xây dựng; Khu vực dịch vụ.
+ Đánh giá chuyển biến của hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước, bao gồm hoạt động sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong đó phải kể đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đánh giá giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp qua các quý trong năm Đưa ra các nguyên nhân dẫn tới những chuyển biến trong hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng, bao gồm các nguyên nhân do biến động của giá vật liệu xây dựng trên thị trường, ảnh hưởng của thị trường bất động sản, việc bổ sung thêm nhiều vốn thực hiện các dự án đầu tư từ giải pháp kích cầu của Chính phủ v.v…
+ Đánh giá chuyển biến của hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị tăng thêm của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản các tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, trong đó bao gồm giá trị tăng thêm của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trang 16 Đánh giá giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các quý trong năm.
Về sản xuất nông nghiệp: Đưa ra số liệu về tổng diện tích lúa mùa cả nước, thu hoạch lúa hè thu, đông xuân, diện tích gieo trồng cây màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày… và giá trị tăng thêm so với cùng kỳ năm trước Đánh giá tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển biến của dịch bệnh có tác động đến hoạt động chăn nuôi.
Về lâm nghiệp: Đưa ra số liệu tuyệt đối về diện tích rừng tập trung trên cả nước, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh, diện tích rừng được chăm sóc, sản lượng gỗ khai thác… và giá trị tăng thêm so với cùng kỳ năm trước.
Về thủy sản: Đánh giá giá trị tăng thêm của sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản so với cùng kỳ năm trước.
+ Đánh giá chuyển biến hoạt động của khu vực dịch vụ
Đưa ra số liệu tuyệt đối về tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng báo cáo và các tháng đầu năm, giá trị biến động so với cùng kỳ năm trước.
Đưa ra số liệu tuyệt đối về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng báo cáo và các tháng đầu năm, đánh giá giá trị biến động so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị biến động của sản lượng vận tải hàng hóa, khối lượng luân chuyển; sản lượng vận tải hành khách, khối lượng luân chuyển hành khách so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu tuyệt đối về số lượng thuê bao phát triển mới, số thuê bao Internet băng rộng, số người sử dụng Internet… đến cuối tháng báo cáo và giá trị biến động so với cùng kỳ năm trước.
+ Phát triển doanh nghiệp: Số liệu về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và số vốn đăng ký kinh doanh các tháng đầu năm, giá trị biến động so với cùng kỳ, đánh giá nguyên nhân của sự biến động đó.
2.1.1.2 Về các cân đối vĩ mô
+ Thu chi ngân sách Nhà nước
Trang 17 Ước tính tổng thu ngân sách Nhà nước trong tháng báo cáo và lũy kế từ đầu năm, tỷ lệ so với dự toán cả năm, giá trị biến động so với cùng kỳ Trong đó bao gồm số liệu về thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…
Ước tính chi ngân sách Nhà nước trong tháng báo cáo và lũy kế từ đầu năm, tỷ lệ so với dự toán cả năm, giá trị biến động so với cùng kỳ Trong đó bao gồm số liệu về chi đầu tư phát triển (chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản), chi sự nghiệp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh, chi trả nợ và viện trợ.
+ Đầu tư phát triển
Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và giá trị biến động so với cùng kỳ Trong đó bao gồm số liệu về nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn ngoài Nhà nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tỷ lệ nguồn vốn của từng khu vực trên so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Tình hình giải ngân nguồn vốn tín dụng đầu tư ước tính qua các tháng đầu năm so với kế hoạch năm.
Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và tổng vốn đầu tư của các dự án các tháng đầu năm, tình hình biến động so với cùng kỳ năm trước Tổng số lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất trong các tháng đầu năm và tổng số vốn
Về thu hút vốn ODA: Tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ, mức giải ngân ODA tháng báo cáo so với kế hoạch giải ngân của cả năm.
+ Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu: Ước tính thực hiện xuất khẩu tháng báo cáo, tổng kim ngạch xuất khẩu các tháng đầu năm, đánh giá biến động so với cùng kỳ; trong đó phải kể đến xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô).
Nhập khẩu: Ước tính kim ngạch nhập khẩu tháng báo cáo, tổng kim ngạch nhập khẩu các tháng đầu năm, đánh giá biến động so với cùng kỳ; trong đó phải kể đến nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đánh giá giá trị nhập siêu, xuất siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.
Trang 18+ Thị trường chứng khoán: Đánh giá tình hình biến động của chỉ số giá chứng khoán (VN-Index) và sự ổn định của thị trường chứng khoán, đưa ra một số nguyên nhân dẫn tới tình hình biến động trên.
+ Đánh giá xu hướng biến động của chỉ số giá tiêu dùng tháng thường kỳ so với các tháng trước đó và so với cùng kỳ, chỉ số giá bình quân các tháng đầu năm Đánh giá biến động của chỉ số giá vàng, chỉ số giá đô la Mỹ.
2.1.1.3 Về bảo đảm an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnhvực xã hội khác
+ Về giảm nghèo, an sinh xã hội, lao động và việc làm
Đánh giá khả năng thoát nghèo, tái nghèo, phát sinh hộ nghèo ở một số địa phương trong tình hình biến động của nền kinh tế cũng như thiên tai, dịch bệnh, v.v… Đánh giá sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành với địa phương trong chỉ đạo, điều hành thực hiện, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, đoàn thể, của các cấp chính quyền cơ sở và bản thân hộ nghèo, sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo, xã nghèo tới đời sống nhân dân và an sinh xã hội được đảm bảo, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa
Việc triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, tình hình ứng vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp để thực hiện chính sách đối với các hộ nghèo.
Ước tính tạo việc làm, xuất khẩu lao động tháng báo cáo và các tháng đầu năm, tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch Đánh giá quan hệ lao động, điều kiện lao động thông qua việc tranh chấp lao động, tình trạng đình công, tai nạn lao động (bao gồm số vụ và số người bị tai nạn lao động).
+ Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: Tình hình chỉ đạo của Bộ Y Tế tới các Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình bệnh dịch, chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh.
+ Về giáo dục đào tạo và văn hóa thể thao: Đánh giá các tình hình hoạt động chung trong tháng.
Trang 192.1.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
2.1.2.1 Bối cảnh bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đánh giá lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và việc triển khai thực hiện các cam kết song phương, đa phương.
Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với toàn bộ biểu thuế, cụ thể đối với hàng nông sản, hàng công nghiệp, sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế, thiết bị máy bay, hóa chất, thiết bị xây dựng…
Về dịch vụ, đánh giá lộ trình mở cửa đối với các ngành và các phân ngành theo cam kết.
Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội
Thuận lợi: Những bước tiến về tư duy, tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo sự nghiệp đổi mới đất nước thể hiện thông qua các Nghị quyết của Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương; Sự ổn định về chính trị và môi trường vĩ mô là điều kiện để huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế; Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Sự phát triển của các Tập đoàn, các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp theo hình thức liên doanh liên kết…; Xu hướng ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức cao sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kế hoạch, nhất là tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút các nguồn vốn đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Khó khăn và thách thức: Sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn hạn chế; Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp; Phát triển giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều khó khăn Bên cạnh đó là sự biến động về tình hình chính trị ở một số khu vực trên thế giới; biến động về thương mại, đầu tư, giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào trên thế giới ở mức cao sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế trong nước; Sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới; Biến động về
Trang 20thời tiết, khí hậu, ô nhiễm môi trường, các loại bệnh dịch tiềm ẩn nguy cơ tái phát
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của từng ngành, từng sản phẩm Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng Chủ động thực hiện các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế thế giới một cách có hiệu quả Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy tổ chức và điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Các chỉ tiêu chủ yếu
Các chỉ tiêu kinh tế
Giá trị tăng thêm của tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân theo đầu người.
Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Chỉ tiêu về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, giá trị nhập siêu dự kiến trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ tiêu về tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Chỉ tiêu về tổng thu, chi ngân sách Nhà nước.
Chỉ tiêu về chỉ số giá tiêu dùng…
Các chỉ tiêu xã hội
Chỉ tiêu trong lĩnh vực giáo dục: phổ cập giáo dục, tuyển mới đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề v.v…
Trang 21 Chỉ tiêu về quy mô dân số, tỷ lệ sinh…
Chỉ tiêu về tạo việc làm cho người lao động, xuất khẩu lao động…
Các chỉ tiêu xã hội khác (giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, số giường bệnh trên 1 vạn dân, diện tích nhà ở v.v…)
Các chỉ tiêu môi trường
Bao gồm các chỉ về cung cấp nước sạch ở khu vực đô thị và khu vực nông thôn, thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải nguy hại, xử lý chất thải y tế, tỷ lệ che phủ rừng, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
2.1.2.3 Dự báo một số cân đối lớn của nền kinh tế trong kế hoạch
Dự báo lao động và việc làm
Dự báo về lực lượng lao động khu vực thành thị và nông thôn, số người có khả năng lao động Dự kiến khả năng giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tỷ lệ thất nghiệp và dự kiến lực lượng lao động trong từng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, lĩnh vực dịch vụ.
Dự báo về khả năng cân đối ngân sách
Trên cơ sở mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự kiến GDP theo giá hiện hành để đưa ra dự báo về khả năng cân đối ngân sách của Nhà nước:
Dự kiến tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm: thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ xuất khẩu.
Dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước Dự kiến bội chi ngân sách Nhà nước Dự báo cán cân thanh toán quốc tế
Dự báo cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân thương mại và cán cân dịch vụ Dự báo cân đối vốn đầu tư phát triển
Dự báo khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thông qua các nguồn chủ yếu:
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu giáo dục, trái phiếu y tế v.v…