LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động cho đầu tư và phát triển kinh tế xã hội luôn là vấn đề hàng đầu của các quốc gia, đặc biệt đối với những nước đang phát triển. Chính vì thế, bên cạnh việc khai thác các nguồn vốn trong nước, các nước đang phát triển luôn tìm cách tiếp cận với phương thức huy động từ các nguồn vốn từ nước ngoài, thông qua nhiều hình thức khác nhau như: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các hình thức vay thương mai tín dụng xuất khẩu, vay vốn tín dụng nước ngoài…Trong đó, phát hành trái phiếu quốc tế là hình thức, phương pháp huy động nguồn vốn nước ngoài mà nhiều quốc gia đang phát triển ngày nay đã và đang áp dụng để mang lại với mong muốn hiệu quả, tác động nhiều đến nền kinh tế nội tại của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế ngoài việc mang lại rất nhiều lợi ích đến nền kinh tế trong nước, song cũng có thể tác động làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài. Trong nhưng năm gần đây, nghiên cứu đối với một số quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã mạnh dạn tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế. Đánh giá sơ bộ thì đây là một kênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được để phục vụ cho nhu cầu phát triển. Để đánh giá một cách khách quan hơn về kênh huy động vốn này, Nhóm 10 xin đưa ra những khái niệm cơ bản và có cái nhìn cận cảnh hơn về việc phát hành trái phiếu quốc tế trong bối cảnh Việt Nam thông qua tìm hiểu đề tài 9: “Phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích song cũng có thể tác động làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài. Hãy phân tích thực trạng và khả năng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ở nước ngoài của Việt Nam và các giải pháp để tận dụng, phát triển nguồn vốn này”. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 1. Khái niệm Trái phiếu (bond) là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của một tổ chức phát hành đối với người sở hữu (trái chủ) trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm theo tiền lãi trong một thời hạn nhất định và Trái phiếu quốc tế (international bond) là loại trái phiếu được bán ra bởi Chính phủ, các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế trên thị trường vốn quốc tế. Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau tiến hành giao dịch trái phiếu. 2. Vai trò của thị trường trái phiếu quốc tế Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước. Đáp ứng khả năng thanh tóan của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế Góp phần hình thành và phát triển hệ thống tài chính quốc tế 3. Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu quốc tế Các chủ thể phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ các nước Các tổ chức quốc tế (WB, IMF,…) Các doanh nghiệp lớn Các chủ thể đầu tư trái phiếu quốc tế Đầu tư trái phiếu quốc tế chủ yếu là khu vực tư nhân Ngân hàng trung ương hay chính phủ các nước cũng tham gia đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các nước khác 4. Phân loại trái phiếu quốc tế Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm hai bộ phận: trái phiếu nước ngoài (foreign bonds) và trái phiếu châu Âu (Eurobonds). Trái phiếu nước ngoài: là trái phiếu do một tổ chức nước ngoài phát hành trên thị trường vốn của một quốc gia và mệnh giá trái phiếu được ghi bằng đơn vị tiền tệ của quốc gia mà trái phiếu được phát hành. Ví dụ: Công ty Việt Nam phát hành trái phiếu tại Mỹ thì trái phiếu sẽ có mệnh giá bằng USD hay ngược lại một công ty Mỹ phát hành trái phiếu tại Việt Nam thì trái phiếu đó phải có mệnh giá ghi bằng VND. Trái phiếu nước ngoài thường được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường vốn nội địa mà chúng được phát hành, được đặt tên gọi thông dụng theo thị trường mà chúng được cung cấp. Bởi vì những nhà đầu tư mua trái phiếu nước ngoài thường là những cư dân của những quốc gia tại đó trái phiếu được phát hành, họ thấy trái phiếu nước ngoài hấp dẫn vì họ có thể đưa chúng vào danh mục đầu tư của mình mà không cần phải thêm vào chi phí hoán đổi chúng thành đồng nội tệ. Trái phiếu nước ngoài còn bao gồm trái phiếu bulldog, trái phiếu matilda và trái phiếu samurai. Trái phiếu châu Âu: là trái phiếu được bán ở những nước khá
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động chođầu tư và phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề hàng đầu của các quốc gia,đặc biệt đối với những nước đang phát triển Chính vì thế, bên cạnh việckhai thác các nguồn vốn trong nước, các nước đang phát triển luôn tìm cáchtiếp cận với phương thức huy động từ các nguồn vốn từ nước ngoài, thôngqua nhiều hình thức khác nhau như: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA,nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các hình thức vay thương mai tín dụngxuất khẩu, vay vốn tín dụng nước ngoài…Trong đó, phát hành trái phiếu quốc tế làhình thức, phương pháp huy động nguồn vốn nước ngoài mà nhiều quốc gia đangphát triển ngày nay đã và đang áp dụng để mang lại với mong muốn hiệu quả, tácđộng nhiều đến nền kinh tế nội tại của đất nước Tuy nhiên, thực tế cho thấy, pháthành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế ngoài việc mang lạirất nhiều lợi ích đến nền kinh tế trong nước, song cũng có thể tác động làm tăng gánhnặng nợ nước ngoài
Trong nhưng năm gần đây, nghiên cứu đối với một số quốc gia láng giềngtrong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã mạnh dạn tham gia thị trường tài chínhquốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế Đánh giá sơ bộ thì đây là mộtkênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã đạtđược để phục vụ cho nhu cầu phát triển Để đánh giá một cách khách quan hơn vềkênh huy động vốn này, Nhóm 10 xin đưa ra những khái niệm cơ bản và có cái nhìncận cảnh hơn về việc phát hành trái phiếu quốc tế trong bối cảnh Việt Nam thông qua
tìm hiểu đề tài 9: “Phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích song cũng có thể tác động làm tăng gánh nặng
nợ nước ngoài Hãy phân tích thực trạng và khả năng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ở nước ngoài của Việt Nam và các giải pháp để tận dụng, phát triển nguồn vốn này”.
Trang 2PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
1 Khái niệm
Trái phiếu (bond) là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của một tổ chứcphát hành đối với người sở hữu (trái chủ) trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm theotiền lãi trong một thời hạn nhất định và Trái phiếu quốc tế (international bond) là loạitrái phiếu được bán ra bởi Chính phủ, các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổchức tài chính quốc tế trên thị trường vốn quốc tế
Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành vàchủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau tiến hành giao dịch trái phiếu
2 Vai trò của thị trường trái phiếu quốc tế
- Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sựtăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước
- Đáp ứng khả năng thanh tóan của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào cáchoạt động tài chính quốc tế
- Góp phần hình thành và phát triển hệ thống tài chính quốc tế
3 Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu quốc tế
Các chủ thể phát hành trái phiếu quốc tế
- Chính phủ các nước
- Các tổ chức quốc tế (WB, IMF,…)
- Các doanh nghiệp lớn
Các chủ thể đầu tư trái phiếu quốc tế
- Đầu tư trái phiếu quốc tế chủ yếu là khu vực tư nhân
- Ngân hàng trung ương hay chính phủ các nước cũng tham gia đầu tư vào tráiphiếu chính phủ của các nước khác
4 Phân loại trái phiếu quốc tế
Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm hai bộ phận: trái phiếu nước ngoài (foreignbonds) và trái phiếu châu Âu (Eurobonds)
Trái phiếu nước ngoài: là trái phiếu do một tổ chức nước ngoài phát hành trên thị
trường vốn của một quốc gia và mệnh giá trái phiếu được ghi bằng đơn vị tiền tệ của
quốc gia mà trái phiếu được phát hành Ví dụ: Công ty Việt Nam phát hành trái phiếu
Trang 3tại Mỹ thì trái phiếu sẽ có mệnh giá bằng USD hay ngược lại một công ty Mỹ pháthành trái phiếu tại Việt Nam thì trái phiếu đó phải có mệnh giá ghi bằng VND.
Trái phiếu nước ngoài thường được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường vốnnội địa mà chúng được phát hành, được đặt tên gọi thông dụng theo thị trường màchúng được cung cấp Bởi vì những nhà đầu tư mua trái phiếu nước ngoài thường lànhững cư dân của những quốc gia tại đó trái phiếu được phát hành, họ thấy trái phiếunước ngoài hấp dẫn vì họ có thể đưa chúng vào danh mục đầu tư của mình mà khôngcần phải thêm vào chi phí hoán đổi chúng thành đồng nội tệ
Trái phiếu nước ngoài còn bao gồm trái phiếu bulldog, trái phiếu matilda và trái phiếu samurai.
Trái phiếu châu Âu: là trái phiếu được bán ở những nước khác với nước có
đồng tiền định danh trái phiếu đó Thông thường trái phiếu châu Âu được phát hànhbởi những nghiệp đoàn quốc tế và được xếp loại phụ thuộc vào đồng tiền ghi trênmệnh giá Một trái phiếu châu Âu - đôla có nghĩa là nó có mệnh giá ghi bằng đôla Mỹ
và được phát hành tại Nhật bởi một công ty Úc có thể là một ví dụ điển hình cho tráiphiếu châu Âu Công ty Úc trong ví dụ này có thể phát hành trái phiếu châu Âu - đôlatại bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ nước Mỹ
Trái phiếu châu Âu là một công cụ tài chính hấp dẫn đối với các nhà phát hànhbởi vì chúng đem lại cho các nhà phát hành sự linh hoạt trong việc lựa chọn quốc giaphát hành trái phiếu tùy thuộc vào sự ép buộc điều tiết của quốc gia đó Họ thườngđịnh danh trái phiếu châu Âu của mình theo đồng tiền mà họ yêu thích Trái phiếuchâu Âu hấp dẫn các nhà đầu tư vì chúng có giá trị danh nghĩa nhỏ và có thanh khoảncao
5 Ưu và nhược điểm của trái phiếu quốc tế
Ưu điểm
Lợi thế lớn nhất mà ta có thể nhận thấy được từ trái phiếu quốc tế là tổ chứcphát hành trái phiếu có toàn quyền trong việc sử dụng vốn vay và không chịu sự ràngbuộc nào từ phía các nhà đầu tư Đây là một ưu điểm vượt trội hơn so với việc pháthành cổ phiếu Nếu như các cổ đông có quyền tham gia vào các quyết định định đầu
tư cũng như cách thức sử dụng vốn, và đôi khi vì mâu thuẫn trong lợi ích nhận được
Trang 4từ các quyết định đầu tư mà các cổ đông sẽ ngăn cản, thậm chí bác bỏ các dự án đầu
tư mặc dù chúng sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty; thì ngược lại, các trái chủ hoàntoàn đứng ngoài các quyết định này
Bên cạnh đó, khối lượng vốn huy động và thời hạn của trái phiếu đều do tổchức phát hành quyết định Điều này tỏ ra có hiệu quả tốt, nhất là trong các trườnghợp phát hành trái phiếu trung và dài hạn
So với việc đi vay ngân hàng thì phát hành trái phiếu có chi phí thấp hơn nếuxét về lâu dài, khi đã có được sự tin tưởng của thị trường thì càng về sau lãi suất huyđộng có thể giảm Một ưu điểm nữa so với việc vay vốn ngân hàng là phát hành tráiphiếu không đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hay thế chấp Điều đó giúp các công tychủ động hơn trong việc sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh
Phát hành trái phiếu quốc tế không chỉ là một phương thức huy động vốn đơnthuần mà nó còn là một cách khẳng định uy tín của tổ chức phát hành trên thị trườngvốn quốc tế
Quan trọng hơn nữa, nếu như các khoản nợ và lãi vay được thanh toán đúnghạn, cũng như vốn vay được sử dụng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho công ty th ì
sẽ làm gia tăng uy tín và kéo theo việc nâng bậc hệ số tín nhiệm, một chỉ số rất quantrọng mà các nhà đầu tư thường tham khảo khi muốn đầu tư vào một công ty Một khicông ty được đánh giá cao thì lãi suất vay cho những lần phát hành sau sẽ giảm hơnlần trước
Về phía các nhà đầu tư, khi mua các trái phiếu quốc tế họ cũng thường thamkhảo thêm chỉ số tín nhiệm của tổ chức phát hành do các tổ chức có uy tín lâu nămxếp hạng Để có thể đưa ra các chỉ số này thì các tổ chức xếp hạng đã phải căn cứ vàorất nhiều yếu tố quan trọng như tình hình tài chính, doanh số, các dự án… của công
ty Điều đó có nghĩa là các tổ chức xếp hạng đã đảm bảo một phần cho sự an toàn khiđầu tư vào trái phiếu của các tổ chức đó Riêng tại Mỹ, chính phủ Mỹ đánh thuế thunhập lãi suất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi mua trái phiếu nội địa của Mỹ Dovậy, các nhà đầu tư nước ngoài thích nắm giữ trái phiếu châu Âu hơn vì nó khôngthuộc đối tượng bị đánh thuế
Nhược điểm
Trang 5Phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế hoàn toàn không phải là chuyệnđơn giản chút nào Các tổ chức phát hành phải tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế
về trình tự, thủ tục phát hành và cách thức thanh toán trái phiếu Những thủ tục nàytương đối phức tạp, đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lý, kinh tế, các
kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp như lựa chọn thị trường, loại tiền tệ, hình thức phát hành,lựa chọn người bảo lãnh, đại lý thanh toán, tư vấn pháp lý Tất cả các nghiệp vụ nàyđều yêu cầu phải được tiến hành thận trọng bởi những chuyên gia có kinh nghiệm
Chi phí cho đợt phát hành trái phiếu đầu tiên là khá cao do phải thanh toán cácchi phí phí đại lý, phí dịch vụ pháp lý, phí cho lễ ký kết, phí giao dịch, in ấn tài liệu,chi phí quảng cáo…
Việc thanh toán nợ gốc và lãi vay bắt buộc phải đúng hẹn vì nó ảnh hưởng trựctiếp đến uy tín của công ty Nếu đợt phát hành trước trái phiếu bị thanh toán chậmhoặc thiếu hụt thì sẽ gây ra tâm lý nghi ngại cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tưthêm lần nữa vào trái phiếu của công ty đó Do vậy, nếu muốn huy động được số vốnmong muốn buộc công ty phải trả một lãi suất cao hơn hoặc phải đưa ra nhiều điềukiện ưu đãi hơn
Đối với những trái phiếu càng dài hạn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao Khi đầu tưvào các trái phiếu này các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro vềkhủng hoảng kinh tế, thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chứcphát hành Điều đó buộc các tổ chức phát hành phải có những cam kết vay chặt chẽvới những điều khoản khắt khe hơn để tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư
6 Sự tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế
Đối với chính phủ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng và các công ty đa quốc gia lớn:
- Chủ thể phát hành phải có hệ số tín nhiệm cao
- Có khả năng quản lý và sử dụng vốn hiệu quả
- Có khả năng trả nợ
- Chi phí phát hành và sử dụng vốn thấp, đồng thời phát huy được những lợi thếcủa việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
Trang 6 Đối với chính phủ của các nước đang phát triển và các chủ thể phát hành chưa có
uy tín lớn:
- Chi phí phát hành lớn
- Ghi danh bằng ngoại tệ mạnh
- Khả năng quản lý sử dụng yếu kém
- Không thể tận dụng ưu thế nợ luân chuyển
PHẦN II - TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
1 Tác động của việc phát hành trái phiếu quốc tế
Khi nói đến vay nợ dù ở một mức độ thấp nhất là giữa hai cá thể thì người chovay luôn cân nhắc giữa hai lựa chọn là cho vay hay không cho vay thông qua uy tín,khả năng trả nợ của người đi vay kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, lãi suất đivay và đặc biệt là sự đánh đổi giữa rủi ro và lãi suất Một khi muốn phát hành tráiphiếu quốc tế thành công thì việc đầu tiên phải kể đến là hệ số tín nhiệm vì hệ số tínnhiệm tạo nên sự hấp dẫn của trái phiếu Nếu hệ số ấy càng cao thì càng tạo được sựtin tưởng của nhà đầu tư, cũng như dựa trên sự đánh giá này mà các nhà đầu tư mớihình thành nên giá thị trường, lãi suất thực của trái phiếu, hệ số tín nhiệm càng cao thìlãi suất càng thấp và ngược lại Ngoài ra, hệ số tín nhiệm còn được dùng để đánh giá
về khả năng thanh toán nợ (cả gốc và lãi) hiện thời của người phát hành Các nhà đầu
tư dựa vào hệ số tín nhiệm mà biết được mức độ rủi ro của các khoản cho vay củamình Tuy nhiên, muốn hình thành nên các hệ số tín nhiệm cần phải dưa trên các yếu
tố của môitrường chính trị, kinh tế, tài chính của một quốc gia Các yếu tố này có sựliên kết với nhau và không thể tách rời, vì khi đi vay nợ sẽ đẩy tổng nợ của nước đótăng lên và làm nảy sinh các vấn đề khác như cơ cấu và quy mô nợ sẽ thay đổi, việckiểm soát nợ, việc sử dụng các nguồn vốn từ các khoản vay này như thế nào để đạtđược mục tiêu đề ra trước khi đi vay, khả năng thanh toán nợ Nếu nguốn vay nợ nàyđược sử dụng có hiệu quả thì dù vay nợ nhiều để phát triển thì đó vẫn là những khoản
nợ tốt Chúng không làm gia tăng gánh nặng nợ quốc gia mà trái lại còn làm cho nềnkinh tế nước đó tăng thêm sức mạnh Nhưng ở chiều ngược lại, những sai lầm trongviệc vay nợ tràn lan, việc phân bổ không đúng các khoản vay trong đầu tư phát triển,
Trang 7sẽ đưa đến sự lỗi hẹn trong thanh toán và có thể là mất khả năng trả nợ khi đến hạn.Lúc đó tình trạng vỡ nợ sẽ xảy ra làm gia tăng rủi ro tài chính Nếu rủi ro này lànghiêm trọng sẽ có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia đó (rủi ro kinhtế) Khi nền kinh tế bị khủng hoảng thường đưa đến sự bất ổn về chính trị và việc giatăng tổng thể của nợ quốc gia là không tránh khỏi Hơn nữa, việc khủng hoảng nợ haytình hình bất ổn của một nước sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát triển kinh tế của cácnước liên quan và ảnh hưởng này sẽ lây lan sang nền kinh tế của các nước trong khuvực và thế giới Như vậy, trái phiếu quốc tế, hệ số tín nhiệm và các yếu tố chính trị,kinh tế, tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Chúng ta cần phải cân nhắc trongviệc sử dụng nợ khi phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế để không phải trảgiá bằng việc làm gia tăng rủi ro quốc gia.
2 Kinh nghiệm phát hành trái phiếu quốc tế của Trung Quốc
Trong thời kỳ đầu thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã thựchiện chính sách vay nợ nước ngoài để nhập khẩu thiết bị tiên tiến, cải tạo cơ sở hạtầng của mình Sau thập niên 80, Trung Quốc bắt đầu vay của các tổ chức quốc tếnhư Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngânhàng Phát triển Châu Phi, các khoản vay này được đầu tư vào các công trình quantrọng trong các ngành công nghiệp năng lượng và nguyên liệu đầu vào hoặc đầu tưvào các đề án phát triển nông nghiệp, khoa học, giao thông vận tải và giáo dục
Tháng 10 năm 1987, Trung Quốc đã phát hành lần đầu tiên trái phiếu quốc tếvới tổng trị giá 0.3 tỷ mark Đức Đây là một thành công lớn của họ khi giới tài chínhquốc tế đánh giá Trung Quốc là một thị trường có sức hấp dẫn cao
Tuy nhiên, trong 10 năm đầu cải cách, Trung Quốc đã vấp phải những sai lầmtrong việc sử dụng các khoản vay nước ngoài như: Nhà nước Trung Quốc gặp khókhăn trong việc kiểm soát quy mô nợ nước ngoài do có quá nhiều đầu mối vay nợ,vấn đề trả nợ gặp khó khăn khi không có sự liên kết có hiệu quả giữa các cơ quan đivay, rủi ro tỷ giá trở nên nghiêm trọng được thể hiện qua việc điều chỉnh tỷ giá liêntục giữa đồng nhân dân tệ và USD gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay và trả nợvay của Trung Quốc, việc sử dụng các khoản vay kém hiệu quả cộng với việc vay nợtràn lan đã đẩy các khoản lãi vay phải thanh toán hàng năm lên quá cao đưa đến tìnhtrạng phải vay nợ mới để trả nợ cũ Đứng trước tình hình đó, vào đầu những năm 90,
Trang 8Trung Quốc đã có những điều chỉnh trong chính sách vay nợ theo hướng vừa pháttriển đất nước vừa không quá phụ thuộc vào nước ngoài Các điều chỉnh đó như sau:
- Nếu trước kia họ đặt trọng tâm vấn đề vay trực tiếp từ các tổ chức nhưNgân hàng thế giới hay các quốc gia khác thì nay Trung Quốc chuyểnhướng vay nợ sang hình thức phát hành trái phiếu quốc tế với thời hạn củacác khoản vay thường là trung và dài hạn
- Trung Quốc chú trọng tới hình thức vay theo dự án, không vay để bù đắp
nợ cũ, các khoản vay chủ yếu tập trung vào những ngành cơ sở hạ tầng nhưnăng lượng, giao thông hoặc đầu tư vào các dự án then chốt của ngànhcông nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, các dự án phát triển khoa học kỹthuật
- Chú trọng đến quy mô các khoản vay, tỷ lệ hoàn trả nợ từ 15-20%/năm,các khoản nợ vay được quy về cho đối tượng tự thanh toán, nhà nướckhông can thiệp vào
- Nếu nguồn vốn vay trong giai đoạn trước được đầu tư để xây dựng cơ sở
hạ tầng ở các thành phố mới thành lập hoặc các đặc khu kinh tế thì nayđược tập trung đầu tư vào miền Tây hoặc miền Trung
Nhờ những điều chỉnh kịp thời đó mà Trung Quốc đã tránh được rủi ro nợ khixảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của
họ luôn thấp hơn mức độ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế
Tuy nhiên, đã có những lỗ hổng trong sự quản lý nợ nước ngoài của TrungQuốc vào cuối thập niên 90 do sự vỡ nợ của các doanh nghiệp, các công ty tài chínhkhi họ vay vượt ngoài tầm kiểm soát đã làm cho Trung Quốc ngày càng có sự thậntrọng hơn trong khi đi vay nợ nước ngoài Nói chung, với chính sách vay nợ hợp lýcùng với những điều chỉnh kịp thời khi xảy ra các biến cố trong vay nợ kết hợp với sựthận trọng trong việc mở cửa tài khoản vốn đã giúp Trung Quốc thành công khi đạtđược những thành tự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh thiếu hụt nguồn vốn trongnước, dự trữ có hạn và đặc biệ là tránh được khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khuvực vào những năm cuối thập niên 90
Trang 9PHẦN III - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Rõ ràng việc huy động vốn bằng con đường phát hành trái phiếu quốc tế tỏ ra
có những ưu điểm và cho các doanh nghiệp một hướng đi khác để thỏa mãn nhu cầu
về vốn cho tăng trưởng trong lúc thị trường tài chính trong nước đang khó khăn vàcác nguồn tài trợ từ ngân hàng hay thị trường chứng khoán đều đang bị siết chặt Tuynhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng không phải bất kỳ doanh nghiệpnào muốn phát hành trái phiếu quốc tế cũng được Việc bước ra sân chơi toàn cầukhông dành cho những ai thiếu kinh nghiệm hoặc yếu kém trong khâu phát hành cũngnhư năng lực trả nợ thấp
Rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là uy tín trêntrường quốc tế, hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sứcthuyết phục các nhà đầu tư chấp nhận mua trái phiếu của họ Phát hành trái phiếuquốc tế của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế sẽ được thực hiện theo hình thứcChính phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp pháthành không phải bảo lãnh của Chính phủ
Do vậy trước mắt lựa chọn duy nhất chính là con đường phát hành trái phiếuquốc tế của chính phủ Việt Nam rồi cho các doanh nghiệp vay lại hoặc Chính phủbảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, vì chỉ có chính phủ đứng ra bảolãnh thì mới có thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu để có thể từ
đó về sau tạo đà cho các doanh nghiệp tự mình phát hành
Một số dự án sẽ được vay lại vốn trái phiếu Chính phủ như dự án Nhà máyLọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và
dự án Thủy điện Xêcamản 3 của Tổng Công ty Sông Đà
1 Thực trạng sử dụng vốn thông qua các đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ
1.1 Đợt phát hành trái phiếu đầu tiên năm 2005
Sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trườngvốn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị cho Bộ Tài chính học tập kinh nghiệm
Trang 10của Trung Quốc để xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế Việt Nam đã mời cả
ba công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s vàFitch để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia
a) Phát hành trái phiếu:
Tháng 8 năm 2005, Bộ Tài Chính đã trình lên Chính phủ Đề án phát hành tráiphiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế Đến ngày 27/10/2005, sau hơn 10 nămnghiên cứu và chuẩn bị, Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trườngvốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York (lãi suất cố định, đáo hạntháng 1/2016)
Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãisuất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký lên tăng lên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam
đã quyết định phát hành đợt trái phiếu quốc tế đầu tiên với các thông số như sau:
- Mệnh giá phát hành: 750 triệu USD;
- Giá bán 98,223% so với mệnh giá;
- Lãi suất thực là 7,125%;
- Nơi niêm yết: thị trường Singapore
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì số lượng các nhà đầu tư tham giamua trái phiếu quốc tế của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục (225 nhà đầu tư so với 150nhà đầu tư trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ Indonesia vào tháng 10/2005).Các nhà đầu tư mua trái phiếu đều là những nhà đầu tư có uy tín
Được thống kê theo các thông số như sau:
TT Phân loại theo hình thức nhà
đầu tư (%)
Phân loại nhà đầu tưtheo khu vực (%)
1 Quỹ đầu tư tài chính 51% Châu Á 38%
3 Công ty bảo hiểm 7% Châu Mỹ 30%
b) Đánh giá trái phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế:
Trang 11Sau 1 năm phát hành, trái phiếu quốc tế phát hành lần đầu tiên của Việt Nam(loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn 10 năm với tổng trị giá phát hành là 750 triệuUSD) đã được Tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá
là trái phiếu phát hành thành công nhất của năm 2005
Đây là đợt phát hành TPQTCP lần đầu tiên của VN ra thị trường vốn quốc tế
và giao dịch này khẳng định cam kết của VN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thếgiới Đây là bước đi "khai phá" đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếpcận vào thị trường vốn quốc tế Tín hiệu vui là thị trường quốc tế đã đón nhận mạnh
mẽ và hi vọng giao dịch lần này sẽ khuyến khích hơn nữa sự quan tâm của các nhàđầu tư đối với VN
Năm 2005, Trái phiếu Chính phủ Việt Nam được Tạp chí Tài chính quốc tếtrao giải thưởng: "Trái phiếu quốc tế phát hành xuất sắc nhất trong năm" “Khôngmột trái phiếu nào phát hành từ châu Á trong năm 2005 có ý nghĩa quan trọng, tầmdài hạn có thể so sánh được với đợt phát hành trái phiếu toàn cầu của Chính phủ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – đó là những nhận xét đầy tích cực tại buổitọa đàm Trái phiếu Chính phủ (TPCP) Việt Nam sau một năm phát hành ra thị trườngquốc tế do Bộ Tài chính và Ngân hàng Credit Suisse tổ chức tại Hà Nội
c) Quản lý vốn huy động từ đợt phát hành đầu tiên:
Để quản lý hiệu quả nguồn vốn trái phiếu quốc tế, Chính phủ đã đưa ra mộtdanh mục các văn bản pháp lý qui định quản lý vay, trả nợ, giám sát nợ nước ngoàigồm các nghị định, quyết định hướng dẫn như sau:
- Nghị định 90/1998/NĐ-CP: Quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- Nghị định 72/1999/NĐ-CP: Quy định về thành lập, sử dụng và quản lýQuỹ tích lũy trả nợ nước ngoài
- Quyết định 135/2005/QĐ-TTg/08.06.2005: Phê duyệt định hướng quản
lý nợ nước ngoài đến 2010
- Nghị định 134/2005/NĐ-CP/01.11.2005: Ban hành quy chế quản lý vay
và trả nợ nước ngoài
Trang 12- Quyết định 231/2006/QĐ-TTg: Quy chế xây dựng và quản lý hệ thốngchỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia
- Quyết định 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006: Ban hành quy chế quản lý vàgiám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm
2005
d) Sử dụng vốn huy động từ đợt phát hành đầu tiên
Theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006 thì nguồn vốn trái phiếuđược ưu tiên cho các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh nhằm thựchiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam.Trong đó có Vinashin Với mục tiêu ban đầu Vinashin phải sử dụng nguồn vốn này
để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng và thực hiện các hợp đồng đóng tàu theo tiến
độ với các nhà thầu để tránh cho doanh nghiệp bước vào giai đoạn khủng hoảng tàichính Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ đợt phát hành đầu tiên dành cho Vinashin
đã không giải quyết được các vấn đề tồn đọng ở Vinashin mà ngược lại khiến choVinashin trở nên khó khăn hơn
Ngày 03/11/2005, theo đề án phát hành trái phiếu đã được chính phủ thôngqua, Bộ Tài chính và Tổng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) đã
ký kết một hợp đồng, theo đó Vinashin sẽ được phép vay lại toàn bộ 750 triệu USD
có được từ đợt phát hành trái phiếu quốc tế Lãi suất cho vay lại là 6,875%/năm vàtiền lãi sẽ được thanh toán 6 tháng một lần vào các ngày 15 tháng 01 và 15 tháng 07hằng năm Thời hạn cho vay lại bằng thời hạn trái phiếu phát hành, nghĩa là sẽ đáohạn vào năm 2016 Sau đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) vàVinashin cũng đã ký thỏa thuận khung về hợp tác quản lý nguồn vốn này Bên cạnh
đó thì Bộ Tài Chính phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thường xuyên việc sửdụng nguồn vốn này
Số tiền 750 triệu USD này đã được Vinashin phân bổ cho 180 dự án thuộc đề
án phát triển giai đoạn 2006-2010 và để án này đã được Chính phủ phê duyệt 50% sốtiền của dự án là để nâng cấp, mở rộng, đầu tư mới các nhà máy đóng và sửa chữatàu, 30% dành cho các dự án nội địa hóa sản phẩm công nghiệp tàu thủy, 20% còn lạicho các dự án phát triển đội tàu, gồm tàu chở container, tàu hàng rời, tàu hàng tổnghợp, tàu chở dầu thô…
Trang 13Từ cuối năm 2005 - 30/6/2010, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rấtlớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới hình thức vay của các tổ chức tín dụng,vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu DN và các hìnhthức khác lên đến 72.000 tỉ đồng Kiểm tra khoản vay 750 triệu USD từ nguồn vaytrái phiếu quốc tế của Chính phủ, kết luận thanh tra xác định có nhiều sai phạm.Nhiều dự án mới chỉ là ý tưởng đầu tư, chưa và không tồn tại trên thực tế vẫn đượcđưa vào đề án xin vay vốn Ngoài ra, tại tất cả các khoản vay còn lại từ khoản 300triệu USD trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành; khoản vay 600 triệu USD của
15 ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoài đến các khoản vay trong nước đều đượcxác định là có sai phạm Theo kết luận thanh tra: Vinashin sử dụng vốn vay tuỳ tiện,dàn trải (615 dự án) nên bình quân chỉ đáp ứng được khoảng 30% vốn cho nhu cầucủa dự án; không kiểm soát được vốn đối ứng, dẫn đến toàn bộ các dự án hiện vẫn dởdang, gây lãng phí lớn, nhiều trường hợp mất vốn với số lượng lớn Ngoài ra, ở đâychưa kể hết đến hàng loạt các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả như vụ mua 25 tàu
cũ với tổng giá trị lên đến 8000 tỷ đồng; vụ tàu Hoa Sen, được quảng cáo rầm rộ làcon tầu du lịch “5 sao” cũng gây thiệt hại hơn 550 tỷ đông; và hoạt động có dấu hiệu
vi phạm pháp luật khác
1.2 Đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010:
a) Phát hành trái phiếu:
Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc
tế với đợt phát hành thứ 2 với các thông số như sau:
- Mệnh giá phát hành: 1 tỷ USD;
- Kỳ hạn 10 năm;
- Lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm;
- Lợi tức phát hành là 6,95%/năm
- Tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank;
- Địa điểm niêm yết: Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore;
- Thời gian đáo hạn vào ngày 29/1/2020
Để có được kết quả đó, đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam do Lãnh đạo
Trang 14Bộ Tài chính làm trưởng đoàn với sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, DeutscheBank thực hiện đợt quảng bá và phát hành trái phiếu tại các thị trường Châu Á(Hongkong), thị trường Châu Âu (London) và thị trường Châu Mỹ (Boston, NewYork) từ ngày 18/1/2010 đến 25/1/2010
b) Đánh giá về đợt phát hành 2010:
Với nhiều nỗ lực nhằm củng cố uy tín trước khi phát hành trái phiếu trong bốicảnh lạm phát ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư như: tổchức quảng bá tại các thị trường châu Á (Hồng Kông), châu Âu (London) vàchâu Mỹ (Boston, NewYork),… đã thu hút được sự quan tâm từ những luồngvốn chất lượng Cụ thể là, 56%giao dịch thuộc về các nhà đầu tư Mỹ, 16% là cácnhà đầu tư châu Âu và 28% là châu Á Hơn thế nữa, với quyết định khôn ngoanlùi thời điểm giao dịch lại 1 ngày, trái phiếu Việt Nam diễn ra suôn sẻ ở thịtrường thứ cấp: vào thời điểm đóng cửa thị trường châu Á ngày 26-01, trái phiếu 10năm Indonesia và Philippines lần lượt giảm ở mức 100,25 USDvà 100,625 USD.Trong khi đó, trái phiếu Việt Nam khép lại ngày giao dịch đầu tiên ở mức99,5 USD, tăng sớm 1 điểm so với mức giá phát hành 98,576 USD
Lợi tức trái phiếu của Việt Nam trong đợt phát hành năm 2010 được căn cứtrên 3 tiêu chí: xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam; tình hình giao dịch của trái phiếuViệt Nam đáo hạn vào năm 2016 (VN2016) và tình hình thị trường vốn quốc tế tạithời điểm phát hành Và đây cũng chính là những nguyên nhân khiến lợi tức tráiphiếu của Việt Nam cao hơn lợi tức trái phiếu có cùng kỳ hạn của Philippines,Indonesia
Thứ nhất, về xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, hiện chúng ta được Moody’s
xếp định mức tín nhiệm Ba3, còn Standard & Poor’s xếp ở mức BB Với mức xếphạng tín nhiệm này, chênh lệch giữ lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Việt Nam sovới trái phiếu kho bạc Mỹ cùng kỳ hạn là từ 3,78 - 3,85%
Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam hơn Philippines, Indonesia một bậc theo xếphạng của Standard & Poor’s, nhưng lại thua Indonesia một bậc theo xếp hạng củaMoody’s và hai bậc theo xếp hạng của Fitch Bên cạnh đó, xếp hạng của Việt Nam lạithua Philippines về triển vọng theo đánh giá của Moody’s và một bậc theo xếp hạng
Trang 15của Fitch
Thứ hai, về giao dịch trái phiếu VN2016, trong thời gian qua, trái phiếu này
được giao dịch với lợi tức trong khoảng từ 6,17 - 6,27% Và từ ngày 18 - 21/1, tứcthời điểm Việt Nam tổ chức các đợt chào bán trái phiếu, lợi tức dao động ở mức 6,26
- 6,27%
Trái phiếu VN2016 còn thời gian đáo hạn là 6 năm với mức lợi tức như trênthì trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ phải tính thêm độ trội thêm trong khoản 0,75 - 0,8%,theo đó lợi tức phải ở mức từ 7 - 7,15%
Trong khi đó, trái phiếu của Philippines, Indonesia có cùng thời gian đáo hạnnăm 2016 lại có mức lợi tức thấp hơn từ 1,25 - 1,5% so với trái phiếu của Việt Nam
Từ ngày 18 21/1, mức lợi tức trái phiếu của Philippines dao động ở mức 4,84 4,88%, còn mức lợi tức của trái phiếu Indonesia từ 5,05 - 5,14%
-Như vậy, mức lợi tức này nếu cộng thêm độ trội cho trái phiếu kỳ hạn 10 nămthì lợi tức trái phiếu của Philippines, Indonesia cũng sẽ không vượt quá 6%, phù hợpvới đợt phát hành trái phiếu của hai nước này trong nửa đầu tháng 1/2010, với mứclợi tức lần lượt là 5,674% và 6%
Thứ ba, về tình hình thị trường khi Việt Nam phát hành trái phiếu Ngày 20/1,
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, sau đó là Nhật, đã tuyên bố các biện pháp thắtchặt tiền tệ Điều này làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng yếu đi Cũng trongngày 20/1, Tổng thống Mỹ Obama công bố kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngânhàng khiến thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh và kéo dài nhiều ngày tiếptheo đó
Điều này khiến nhu cầu chứng khoán kém đi nhiều so với đầu tháng 1/2010,
và điều này đã ảnh hưởng đến cầu trái phiếu của Việt Nam Lượng đăng ký mua tráiphiếu đến ngày 21/1 đạt 2 tỷ USD và khi giao dịch chính thức có 2,4 tỷ USD đăng kýmua Trong khi đó, các đợt phát hành trái phiếu của Philippines, Indonesia vào nửađầu tháng 1/2010 đã có lượng đặt mua gấp 5 - 6 lần khối lượng dự kiến phát hành
c) Quản lý vốn huy động từ đợt phát hành đầu tiên:
Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế lần này theo kế hoạch dự kiếndùng một phần để hoàn trả ngân sách nhà nước và một phần giao cho Bộ Kế