1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc

62 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 546,5 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam

Trang 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 4

3.Đối tượng nghiên cứu 4

4.Phương pháp nghiên cứu 4

5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG 5

1.1.1Khái niệm Các hình thức gia công xuất khẩu 5

1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu 6

1.2 NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 13

1.2.1Bài học từ Trung Quốc 13

1.2.2Bài học từ Hàn Quốc 15

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM 18

2.2.SƠ LƯỢC NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM 18

2.2.1.Những đặc điểm và cột mốc đáng nhớ 18

2.2.1.1 Những cột mốc đáng nhớ: 18

2.2.1.2 Đặc điểm của ngành da giày Việt Nam : 20

2.2.2 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam Vị trí trên trường quốc tế.23 2.2.3.1 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam 23

2.2.3.2 Vị trí trên trường quốc tế : 25

Trang 2

2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DA VIỆT NAM 28

2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 28

2.3.2 Thị trường xuất khẩu: 32

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chon đề tài:

Giày da là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong hơn 5 nămqua giá trị kim ngạch của ngành luôn đạt trên 3tỷ USD, đã vượt qua 4tỷ trong hai năm 2008và 2009 chiếm hơn 5% giá trị xuấ khẩu cả nước Xét về kinh nghiệm ngoại thương, giày dépcũng là mặt hàng lâu năm với hơn 20 năm xuất khẩu đem về ngoại tệ cho nước nhà Nhưngthực trạng chỉ ra rằng, doanh thu cao nhưng suất sinh lời thấp Nguyên nhân là ở đâu? Cóquan điểm cho rằng ngành giày dép “lấy công làm lãi”, giá trị xuất khẩu tuy cao nhưng giá trịgia tăng thấp, nguyên nhân chính là sự phụ thuộc quá lớn (hơn 60% giá trị sản phẩm) vàonguồn nguyên liệu, phải nhập khẩu Và theo quan điểm này, giải pháp để tăng giá trị xuấtkhẩu ngành phải nổ lực xây dựng phát triển ngành công nghiệp hổ trợ, ngành sản xuấtnguyên phụ liệu Cũng có quan điểm cho rằng, Việt Nam với lợi thế so sánh về nguồn nhânlực, nên tập trung phát triển phân khúc đang có trong chuỗi cung ứng sản phẩm giày dép củathế giới Có thể nói, mỗi quan điểm, mỗi nhận định đều có những lý lẽ thuyết phục và đâu làsự lựa chọn tốt hơn đó thật sự là câu hỏi lớn.

Chúng tôi, nhóm sinh viên kinh tế, cùng chung một mục tiêu, tìm ra giải pháp nângcao giá trị xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam Nhưng do hạn chế về kiến thức, chúngtôi giải quyết vấn đề ở góc độ nhỏ hơn, tập trung vào việc sử dụng phương thức xuất khẩu.Ngành xuất khẩu giày da hơn 70% sử dụng phương thức gia công xuất khẩu Trong tình hìnhhiện nay, việc hiệu suất vận dụng phương thức này vẫn chưa cao, nó ảnh hưởng không nhỏđến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Và cũng chính lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài

Trang 4

“ giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày daViệt Nam.”

Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được tốthơn cũng như để chúng tôi rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau Xin chân thành cámơn!

2.Mục tiêu nghiên cứu

Với mục tiêu chính là tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức giacông xuất khẩu cho ngành giày da, chúng tôi đề ra 3 mục tiêu thứ cấp sau :

+Xác định được hạn chế hiện nay của ngành giày da

+Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức gia công của ngành+Học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác.

3.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính được nghiên cứu là việc sử dụng phương thức gia công xuất khẩucủa ngành giày da Việt Nam Nó được đặt trong mối quan hệ, chịu sự tác động của các yếutố vĩ mô và vi mô Do đó, đối tượng cần nghiên cứu được xem xét thêm là mối quan hệ giữađối tượng chính và các yếu tố khách quan chủ quan của môi trường mà nó bị chi phối.

4.Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng 2 phương pháp chính

-Phân tích thông kê để tìm ra những thành công và hạn chế

-Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố môi trường và đối tượng chínhđược nghiên cứu nhằm dự đoán các tác dộng tiêu cực hoặc tích cực

Trang 5

5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu và phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan tác độngđến hoạt động gia công xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam Thông qua đó rút ra nhữngkết luận và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục vấn đề biết khó khăn thành lợi thế

Sau thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng hiện nay phương thức gia công xuấtkhẩu giày dép Việt Nam có 3 vấn đề chính Một, doanh nghiệp bị động trong việc giải quyếtnguồn cầu Hai, ngành giày dép chủ tập trung vào lợi thế nhân công rẻ, mà đó là lợi thếkhông bền vững Ba, qui mô sản xuất nhỏ, không có sự liên kết giữa các doanh nghiệp Vấnđề thứ nhất sẽ là cơ sở của các vấn đề sau Và tiếp theo, nó sẽ là động lực cho các doanhnghiệp phải tìm hiểu và giải quyết các vấn đề thứ hai, ba Điều này được thể hiện rõ trongchương hai Các giải pháp cho doanh nghiệp sẽ được trình bài trong chương cuối của đề tài Ngoài ra, vai trò của Nhà nước trong các giải pháp là không thể thiếu Nhà nước với tư cáchlà người điều tiết nền kinh tế, phải tiên phong tạo ra môi trường công bằng về lợi ích, chặtchẽ về cơ chế, tất nhiên môi trường phải thỏa mãn tiêu chí hữu dụng để doanh nghiệp cóđộng lực và tin tưởng khi tham gia Bằng kiến thức có được, chúng tôi cũng có những kiếnnghị với chính phủ để hoàn thiện cho những giải pháp cho các doanh nghiệp.

Để bạn đọc dễ theo dõi chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính của các chương:

Chương I: tìm hiểu lý thuyết về phương thức gia công xuất khẩu Mục tiêu, phân tíchưu điểm và khuyết điểm của phương thức này

Chương II : Tìm hiểu về thực trạng của ngành Mục tiêu, tìm ra những thành công,hạn chế; tìm hiểu các nhân tố thị trường để phân tích tác động đến việc sử dụng phương thứcgia công xuất khẩu của ngành giày dép

Chương III : Những kiến nghị với nhà nước và giải pháp cho các doanh nghiệp

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG 1.1.1Khái niệm Các hình thức gia công xuất khẩu

Gia công hang xuất khẩu là một phương thức sản xuất hang xuất khẩu Trong đó,người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bánthành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quátrình sản xuất sản phẫm theo yêu cầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận giacông sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công Đây là hình thức xuất khẩu manglại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép,đồ da…

Có 3 hình thức gia công quốc tế chính:

a) Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán

thành phẩm ( không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau thờigian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trã phí gia công Thực chất, đây là hình thứclàm thuê cho bên đặt gia công,bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra.Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xaut61 nghuyên phụ liệucủa Việt Nam chưa phát triển, chưa tạo được nguyên vật liệu có chất lượng cao.

b) Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài:Bên đặt

gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời giansản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm

Trang 7

Trong trường hợp này, quyền sở hữu về nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia côngsang bên nhận gia công Vì vậy, khi nhập trở lại các giá trị thực tế tăng them đều phải chịuthuế quan Thực chất, đây là hình thức bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệuchính , còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.

c) Kết hợp 2 hình thức trên: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật

liệu chính, còn bên nhận ghia công cung cấp những nguyên phụ liệu.

d)Ngoài ra còn có hình thức gia công chuyển tiếp: Hình thức gia công của hợp đồng

gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuấtkhẩu khác tại Việt Nam ( theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)

Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp Theo đó:

Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu giacông cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.

Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thươngnhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.

1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu.

a) Ưu điểm:

Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệpvốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu vế luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểudáng công nghiệp nổi tiếng ; qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhấtđịnh vào thị trường thế giới.

Trang 8

Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuấthàng xuất khẩu; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn…

Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu rất ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanhđều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.

Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ ( ở khíacạnh nào đó, đây là hình thức xuất khẩu lao động phổ thong tại chỗ)

Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu, loại hình gia công xuất khẩu

b) Hạn chế:

Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá giacông ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa các đon vị nhận gia công.

Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.

Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xâydụng chiến lược ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thể xây dụng chiến lược phát triểnsản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối; xây dựng thương hiệu và kiểu dáng côngnghiệp cho sản phẩm.

Trên thực tế không phải lúc nào DN nước ngoài cũng thanh toán tiền công cho DNgia công của VN, mà có thể thay thế bằng hình thức khác (như sản phẩm, nguyên phụ liệuthừa, máy móc thiết bị ) Bởi vậy, một số DN đề nghị không nên yêu cầu DN xuất trìnhchứng từ thanh toán tiền công khi thanh khoản hợp đồng.

Trang 9

1.2 LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤTKHẨU

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công vàđại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài

NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 11 Quy định chung

Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công chothương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công Đối với hànggia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu,nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản củaBộ Thương mại.

Điều 12 Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau:a) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;

b) Tên, số lượng sản phẩm gia công;c) Giá gia công;

d) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;

Trang 10

đ) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu,phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụliệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;

e) Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phụcvụ gia công (nếu có);

g) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuêmượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.

h) Địa điểm và thời gian giao hàng;

i) Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;k) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

Điều 13 Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vậttư

Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư docác bên thoả thuận trong hợp đồng gia công Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịutrách nhiệm về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích giacông; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Điều 14 Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợpđồng gia công

1 Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thựchiện hợp đồng gia công Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thoả thuậntrong hợp đồng gia công.

Trang 11

2 Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, kể cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để thựchiện hợp đồng gia công phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩucông nghệ và quản lý xuất nhập khẩu.

Điều 15 Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công

1 Đối với bên đặt gia công:

a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu vật tư gia công theo thoả thuận tại hợpđồng gia công;

b) Nhận và đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc thiết bị chothuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công,trừ trường hợp được phép tiêu thụ, tiêu huỷ, tặng theo quy định tại Nghị định này.

c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chấtlượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá.Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký tại Việt Namthì phải có giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam;

đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia côngvà các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.

2 Đối với bên nhận gia công:

a) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tưtạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công;

b) Được thuê thương nhân khác gia công;

Trang 12

c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia côngtheo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của LuậtThuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ liệu, vật tư mua trong nước

d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sảnphẩm thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu Đối với sản phẩm thuộcDanh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quancó thẩm quyền.

đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuấtkhẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đãđược ký kết.

Điều 16 Thủ tục Hải quan

Căn cứ nội dung hợp đồng gia công đã được các bên ký kết theo quy định tại Điều 12Nghị định này, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và theo dõi việc xuất,nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.

Điều 17 Gia công chuyển tiếp

1 Gia công chuyển tiếp là hình thức gia công mà sản phẩm gia công của hợp đồng giacông này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác.

2 Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao theo chỉ địnhcủa bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.

3 Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xuất khẩu, nhập khẩu sảnphẩm gia công thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Điều 18 Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công

Trang 13

1 Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên kýhợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quanHải quan Đối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận giacông phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.

2 Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụliệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụliệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng giacông.

3 Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng,nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thoả thuận của hợpđồng gia công và phải được Bộ Thương mại chấp thuận.

4 Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sátcủa cơ quan Hải quan Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất chobên đặt gia công.

5 Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quyđịnh như sau:

a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng;

b) Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phảinộp thuế nhập khẩu (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.

c) Được Bộ Thương mại chấp thuận.

Những hạn chế chủ yếu.

Trang 14

Thứ nhất, về cơ chế chính sách Nội dung của Luật Thương mại còn lạc hậu, chưa

bao quát mọi loại hình kinh doanh, mọi lĩnh vực kinh doanh thương mại; tốc độ sửa đổi luậtvà các văn bản dưới Luật Thương mại còn chậm, mang nặng tính tình huống "chữa cháy".

Thứ hai, về tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế Theo khảo sát của nhóm nghiên

cứu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt các doanhnghiệp kinh doanh thuần tuý trên thị trường nội địa, đều bộc lộ sự thiếu am hiểu về nội dungcác hiệp định hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức về cơ hội và những thách thức, khó khăndo hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại còn không rõ, hoặc chưa chính xác Nguyên nhâncủa tình trạng đó một phần do việc tuyên truyền về hội nhập chưa đầy đủ; đối tượng đượcmời nghiên cứu các hiệp định về hội nhập chưa chuẩn xác, chủ yếu chỉ mời các doanhnghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế Ngoài ra, chất lượng các buổi báo cáo tuyên truyềnvề hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa tốt do chất lượng đội ngũ báo cáo viên còn hạn chế.

Thứ ba, tốc độ phát triển xuất khẩu cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng kinh

tế So với các nước ASEAN- 6, thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 1/3 sovới Thái Lan Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn so với nhập khẩu, dẫn tới nhập siêu lớn(gần 5 tỉ USD trong năm 2003).

Thứ tư, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đã được cải tiến nhưng còn lạc hậu, chủ yếu

xuất khẩu hàng sử dụng nhiều lao động, hàng nông sản ít qua chế biến, giá trị thấp mà tínhbất ổn trong xuất khẩu cao, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.Nhiều mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn như sản phẩm chăn nuôi chưa được phát huy.

Thứ năm, sự phụ thuộc của xuất khẩu nước ta vào 4 nhóm thị trường (Mỹ, EU, Nhật,

ASEAN) Vì thế, bất cứ sự biến động nào của thị trường thế giới cũng đều ảnh hưởng đếnđời sống kinh tế - xã hội trong nước.

Trang 15

Thứ sáu, phương thức kinh doanh xuất khẩu còn lạc hậu Tỷ lệ xuất khẩu gia công

còn lớn; tỷ lệ thực hiện phân phối trực tiếp trên thị trường nước nhập khẩu còn nhỏ Sự tácđộng của ngành thương mại đối với sản xuất hàng xuất khẩu còn yếu, chủ yếu mới thực hiệnthương mại cái gì ta có Rất ít các nhà kinh doanh tác động đến sản xuất bằng đơn đặt hàng(hướng dẫn sản xuất) bằng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm Chưa có tập đoàn thương mạilớn có khả năng chi phối thị trường Việt Nam và tạo được ảnh hưởng trên thị trường khu vựcvà quốc tế.

Thứ bảy, thị trường nội địa chưa được coi trọng, chưa xây dựng chiến lược phát triển

thị trường nội địa trong tương lai Phương thức kinh doanh thương mại trên thị trường nộiđịa còn lạc hậu, manh mún Quản lý thị trường nội địa chưa khoa học, còn quá nhiều kẽ hởnên hiện tượng buôn lậu, hàng gian, hàng giả, lừa đảo trong hoạt động thương mại vẫn xảyra, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ tám, chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã chưa độc đáo, chủng loại chưa

phong phú nên sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thấp Giá thành sản phẩm còn caodo nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu, giá đất đai, giá dịch vụ cao… Hệ thống phân phối bánhàng còn lạc hậu Chưa tạo được nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ có uy tín trên thịtrường trong và ngoài nước Nếu không nâng cao khả năng cạnh tranh thì chẳng những hoạtđộng xuất khẩu sẽ gặp khó khăn mà có thể sản phẩm Việt Nam sẽ cạnh tranh kém so vớihàng hoá của các nước trong khu vực trên thị trường nội địa.

Trang 16

1.2 NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨCGIA CÔNG XUẤT KHẨU BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.2.1 Bài học từ Trung Quốc

Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành GCPM ở TrungQuốc là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ,tiến bộ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thốngtiêu chuẩn CNTT cốt lõi, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc Tuy có những bướctăng trưởng đầy ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cố năng lực của lực lượng laođộng, nhất là về khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án và kinh nghiệm cạnh tranh với ẤnĐộ trên thị trường toàn cầu.

Ngày trước, lợi thế lớn của Ấn Độ là số lượng người nói tiếng Anh đông đảo Nhưngnhiều chuyên viên CNTT của Trung Quốc hiện nay đã học tập tại Mỹ Chẳng bao lâu nữa sốngười nói tiếng Anh ở Trung Quốc sẽ đông hơn ở Mỹ Chính phủ Trung Quốc biết rằng họcòn phải đi một đoạn đường dài trong lĩnh vực này song đã có những dấu hiệu đáng khíchlệ.”

Trong lúc gia tăng việc đấu thầu các dự án gia công quốc tế, các công ty CNTT TrungQuốc cũng khai thác các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi họ có lợi thế là sự gần gũi vềđịa lý và sự tương đồng về chữ viết Lợi dụng mức lương thấp và kỹ năng sử dụng các ngônngữ Đông Á của công nhân Trung Quốc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụgia công của Ấn Độ đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc Nhờ sự ủng hộ của chính phủ cả hainước, nhiều doanh nghiệp Ấn – kể cả các công ty CNTT hàng đầu như Infosys, SatyamComputer Services và Wipro Technologies, đã triển khai hoạt động tại Trung Quốc

Năm 2006, hơn 40 % doanh thu GCPM đến từ các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại TrungQuốc Dự báo nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong 4-5 năm tới, mở ra cơ hội tuyệt vời

Trang 17

cho các nhà cung cấp dịch vụ bằng cách giúp họ mở rộng hoạt động mà không phải cạnhtranh trực diện với các doanh nghiệp Ấn Độ trên thị trường Âu châu và Bắc Mỹ

Một trong những lý do hàng đầu để GCPM tại Trung Quốc ngày nay là các công ty Mỹ vàNhật Bản đang cố nối kết các thị trường nước ngoài, chủ yếu với các trung tâm GCPM Chỉmới tháng trước, Microsoft đã công bố những đơn đặt hàng gia công trị giá tới 100 triệuUSD tại các công ty Trung Quốc

Do các nhà sản xuất thu được nhiều kinh nghiệm và bí quyết trong quá trình gia côngsử dụng thiết bị của mình (OEM= original equipment manufacturing), các doanh nghiệpmạnh ở Trung quốc đang từng bước cải thiện sức mạnh của mình nhằm xây dựng thươnghiệu trong tương lai Điểm bắt đầu là ODM (original design manufacturing), các nhà cungcấp không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa Khả năng thiết kếcho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung scấp, không những cung cấp tay nghề maykhéo léo mà còn cả trí tuệ sáng tạo.

Một nhà sản xuất ODM có thể đưa ra các nỗ lực thiết kế của mình và đưa cho kháchhàng xem Quyền sở hữu trí tuệ của bộ thiết kế đó thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khingười mua chọn mua toàn bộ quyền sử dụng những bộ thiết kế này Nhìn chung, khi ngườimua nắm toàn quyền sử dụng, nhà sản xuất ODM sẽ không tự sản xuất các bộ thiết kế tươngtự nếu không được người mua uỷ quyền (giờ là người chủ của bộ thiết kế mà anh ta mua).Phần lớn các nhà sản xuất may mặc ở Trung quốc hiện nay đang làm các đơn hàng theophương thức OEM và chỉ có các công ty xuất sắc như Youngor có thể đạt được trình độ cao

của ODM Khi nhà cung cấp đó là nhà sản xuất OBM (own brand manufacturing), đăng ký

nhãn hiệu của riêng mình OBM yêu cầu 1 nhà sản xuất quảng bá cho thương hiệu họ đăngký và phát triển việc công nhận thương hiệu này trên thị trường bằng cách sử dụng thế mạnh

Trang 18

của thiết kế, sản xuất, nguồn lực tài chính và bí quyết marketing Các lĩnh vực quan trọngtrên có thể do DN tự xây dựng hoặc làm với sự giúp đỡ từ bên ngoài Chẳng hạn, việc thiếtkế hàng may mặc hoặc nghiên cứu các loại vải mới có thể được mua từ các đơn vị khác.

1.2.2 Bài học từ Hàn Quốc

Có thể nói, Hàn Quốc đã chọn một con đường khác biệt để gia nhập thị trường quốctế Bên cạnh những yếu tố khách quan thuận lợi thời đó như nguồn viện trợ dồi dào của Mỹ,sự non yếu của các nước láng giềng , không thể phủ nhận vai trò của những yếu tố nội tạitrong việc nâng cấp vị thế của Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, như:

Chính sách ưu tiên phát triển ngành dệt may của Chính phủ:

Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng mở rộngngành dệt may, từ các các sản phẩm thượng nguồn như sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên,đến các khâu trung nguồn như dệt vải, cắt, nhuộm và cả phần hạ nguồn như như may mặc.Các công ty ngành dệt liên kết với nhau trong Hội Liên hiệp Sợi và Dệt, phối hợp chặt chẽ ởcả thị trường trong và ngoài nước Nhà nước để các doanh nghiệp tự do hoạt động trên thịtrường, chỉ trợ giúp bằng cách bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, trợ giúp hoạt độngxuất khẩu như đưa ra hệ thống hạn ngạch để quản lý xuất khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc,khuyến khích các công ty nội địa bố trí hoạt động trên hầu hết các khâu, từ thượng nguồnđến hạ nguồn

Chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm:

Xuất thân là một nước nông nghiệp nghèo với nguồn tài nguyên hạn chế, cho đếnnhững năm 70 của thế kỷ XX, hàng hóa của Hàn Quốc vẫn chưa có uy tín cả ở trong vàngoài nước Nhưng khi xây dựng ngành dệt may, cả Chính phủ và các doanh nghiệp đều rấtchú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm Ngày nay, không chỉ các khâu thượng nguồn như

Trang 19

xe sợi, dệt vải được chú trọng, mà cả ngành tạo mẫu và phân phối ở Hàn Quốc cũng rất pháttriển Hàng dệt may Hàn Quốc được đánh giá cao không chỉ vì nguyên liệu có chất lượng tốt,mà còn ở mẫu mã sản phẩm, đi kèm là hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả.Ngành dệt may Hàn Quốc đã chiếm vị trí độc tôn trên thị trường nội địa Trên thị trườngnước ngoài, hàng dệt may xuất khẩu của Hàn Quốc cũng có uy tín cao, nhất là tại các nướcchâu Á.

Tinh thần lao động cần cù của người dân và vai trò nổi bật của các Chaebol:

Người Hàn Quốc nổi tiếng về tinh thần lao động cần cù và tính kỷ luật cao Cho đếnnay, số giờ lao động của người Hàn vẫn thuộc loại cao nhất trên thế giới(3) Sau chiến tranh,Chính phủ đã kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, làm việc chăm chỉ với mức lươngkhiêm tốn Nhờ vậy, Hàn Quốc đã nhanh chóng tích lũy được một số vốn để xây dựng cơ sởhạ tầng và nâng cấp trang thiết bị cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành dệt may.Bên cạnh đó, một mô hình tổ chức kinh doanh đặc thù của Hàn Quốc là các Chaebol cũngđóng góp vai trò quan trọng vào sự thành công của kinh tế Hàn Quốc nói chung, ngành dệtmay nói riêng Dù còn nhiều tranh cãi về cách thức hoạt động, nhưng không thể phủ nhận sựnăng động, tinh thần vươn lên của các Chaebol đã đóng vai trò quyết định trong thành côngcủa nền kinh tế Hàn Quốc Được sự ủng hộ của Chính phủ, quy mô và vị thế độc quyền củacác Chaebol đã giúp ngành công nghiệp dệt may của Hàn Quốc dễ dàng mở rộng quy mô sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm các nguyên liệu cho ngành dệt may Một số lượng lớn nguyênliệu cho ngành may xuất khẩu Việt Nam được nhập từ Hàn Quốc Các công ty Hàn Quốccũng tham gia tích cực trong chuỗi giá trị toàn cầu ở nước ngoài với việc đầu tư vào khâuphân phối tại các nước nhập khẩu

Phát huy vai trò của văn hóa trong marketing xuất khẩu hàng dệt may:

Trang 20

Thời gian gần đây, việc tham gia GVC dệt may của Hàn Quốc được tạo thuận lợi nhờHallyu (Korean wave – làn sóng Hàn Quốc), do phim ảnh, âm nhạc đem lại, dẫn đến trào lưuưa chuộng sản phẩm thời trang Hàn Quốc ở hầu hết các nước châu Á Yếu tố văn hóa quantrọng này đã góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm may mặc của Hàn Quốc sang cácquốc gia châu Á láng giềng như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản Nhờ vậy, khi kimngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường Mỹ, Tiểu vương quốc A-rập thống nhất có xu hướng giảm sút thì xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam lại tăng lên (13% và35,8% năm 2003)(4) Những năm gần đây, không chỉ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt maysang Trung Quốc và Việt Nam đều tăng, mà cả sang các quốc gia châu Á khác như In-đô-nê-xi-a và A-rập Xê-út cũng tăng lên (7,6% và 16% năm 2005)(5)

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam :

Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành GCPM ở TrungQuốc là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ,tiến bộ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thốngtiêu chuẩn CNTT cốt lõi, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy có những bước tăng trưởng đầy ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cốnăng lực của lực lượng lao động, nhất là về khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án vàkinh nghiệm cạnh tranh với Ấn Độ trên thị trường toàn cầu

Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhânlực cũng như khám phá các thị trường mới, các cơ hội mới

Không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa Khả năng thiếtkế cho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp, không những cung cấp tay nghềmay khéo léo mà còn cả trí tuệ sáng tạo.

Trang 21

Cải tiến là chìa khoá để mở cửa xây dựng thương hiệu cho DN và là 1 trong những lợithế cạnh tranh lớn nhất Đó có thể là 1 phương thức mới để quản lý 1 công ty hoặc sáng kiếncông nghệ mới Cải tiến kỹ thuật là vô cùng quan trọng, thường liên quan đến phát triển sảnphẩm Khi 1 công ty dành vốn để cải tiến kỹ thuật, thường là với 1 nhóm nghiên cứu và pháttriển, tìm kiếm đưa ra các sản phẩm mới và/hoặc nâng cao doanh số bán hàng và lợi nhuận.

1990-2000 :

Vào những năm đầu thập niên 1990, ngành giày Việt Nam chủ yếu gia công sản xuấtmũ giày cho các nước Đông Âu theo Hiệp định 19/5, tuy nhiên việc gia công này đã sớm sútgiảm do thị trường Đông Âu bị biến động mạnh

Trang 22

Vì vậy, vào giữa những năm 1990, các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải tựtìm kiếm thị trường và chuyển dần xuất khẩu sang các nước Tây Âu Đến cuối năm 2000, sốliệu xuất khẩu cho thấy cả ngành da giày lúc bấy giờ đã đạt mức 1.471 triệu USD.

2000-2010 :

Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chínhsách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da giày trong nướccơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất da giày từ Hàn Quốc, ĐàiLoan góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt của ngành da giày Việt Nam

Đến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt đến 4.767 triệu USD, tăng3,2 lần so với năm 2000 và tăng đều đặn với tỷ lệ khá cao, trên 18% mỗi năm

Trong nước, ngành da giày được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn, chỉ đứngsau dệt may và dầu khí Bên ngoài, Việt Nam được xếp hàng thứ tư trong số các nước xuấtkhẩu da giày lớn trên thế giới Điều này cho thấy những chính sách đúng đắn đã có tác độngtích cực vào ngành da giày

Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu chững lại với mứcxuất khẩu là 4.067 triệu USD, giảm 14,6% so với 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinhtế thế giới.

2.2.1.2.Đặc điểm của ngành da giày Việt Nam :

Phần lớn các doanh nghiệp da giày của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừavà nhỏ vốn đầu tư hạn chế nên vẫn sản xuất dưới hình thức gia công cho nước ngoài là chủ

yếu Hiện tỷ lệ gia công của ngành da giày Việt Nam là khoảng 70% Về nguyên liệu, Việt

Trang 23

Nam chủ động hơn 90% về bao bì và đế giày, nhưng chỉ chủ động 20 - 30% nguyên liệu dacao cấp và chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu

Về qui mô:

Theo thống kê của Hiệp hội Lefaso năm 2008 Việt Nam có 507 doanh nghiệp hoạtđộng trong ngành da giày, với công suất 715 triệu đôi/năm với 90% sản phẩm là cho xuấtkhẩu.

Các nhà sản xuất trong ngành da giày tại Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 235 đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, thường từ Đài Loan và Hàn

Quốc Nhóm này chủ yếu là các đơn vị gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng Nike,Rebok, Addidas, Clarks và một vài đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành Đây là lựclượng sản xuất chính, chiếm tới 60% tổng công suất sản xuất giày dép của Việt Nam (429triệu đôi).

Hệ thống thiết bị công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả cáccông đoạn sản xuất giày Các đơn vị sản xuất này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sảnxuất hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ cácđối tác mua lớn

Nhóm 230 nhà sản xuất trong nước trong đó có một số nhà máy cổ phần hóa và 6

doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiệp này chủ yếu giacông hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấpđộ nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài.

Hệ thống thiết bị, công nghệ nói chung vẫn ở mức trung bình bán tự động và cơ khí,mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện.

Trang 24

Đặc biệt, trình độ kỹ thuật, quản lý của các đơn vị này còn yếu kém do thiếu nguồn nhân lựcđược đào tạo bài bản, chủ yếu được học hỏi qua kinh nghiệm vừa làm vừa học Năng lựcmarketing của nhóm này hầu như không có do bị quá phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩuvà chỉ tập trung vào gia công các đơn hàng xuất khẩu Hầu như không có sự hiện diện củacác doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ kiện cho ngành da giày.

Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu

cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn Nhóm này chưa có khảnăng xuất khẩu

Về sản phẩm và quy trình sản xuất:

Trong sản phẩm giày dép nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng khoảng 68 - 75% giá thànhsản phẩm lớn, trong đó chất liệu giày dép quyết định chất lượng và đẳng cấp sản phẩm Hiệnnay, chất liệu da vẫn được đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và cácchất liệu khác

Qui trình sản xuất giày dép bao gồm các công đoạn chính sau:-Gia công nguyên liệu

-Pha cắt nguyên liệu -Lắp ráp mũ giày -Tiền chế đế giày

-Gò ráp đế và hoàn thiện giày-KCS và đóng gói

Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau.

Trang 25

Nhìn vào sơ đồ ta thấy đặc điểm gia công của ngành da giày Việt Nam là:

Phần lớn doanh nghiệp da giày Việt Nam phải nhập khẩu kĩ thuật công nghệ,nguyên liệu và vốn của các nhà thầu và hãng giày của nước ngoài, kể cả phần thiết kế mẫucác doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các hãng nước ngoài.

Về nguyên liệu, Việt Nam chỉ chủ động 20 - 30% nguyên liệu da cao cấp và chủyếu phải nhập khẩu nguyên liệu Một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất giày là dathuộc, thì cả nước hiện có khoảng 30 doanh nghiệp (có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài) chỉ đáp ứng một sản lượng rất nhỏ nguyên liệu của toàn bộ ngành giày Việt Nam

Ngoài ra, chưa có một cơ quan kiểm định, chứng nhận chất lượng giày dép và sảnphẩm da ở Việt Nam Các nhà sản xuất Việt Nam thường phải gửi mẫu sản phẩm sang HồngKông làm dịch vụ kiểm định theo chỉ định của khách hàng.

Sơ đồ : Quy trình sản xuất trong ngành da giày Việt Nam

Trang 26

2.2.2 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam Vị trí trên trường quốc tế

2.2.3.1 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã xác định ngành da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chínhphủ phê duyệt trong quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006

Thực vậy, theo Viện Nghiên cứu Da Giày (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp da giày

trong thời gian qua có những bước phát triển khá ấn tượng và liên lục giữ vị trí thứ ba về kimngạch xuất khẩu của cả nước sau dệt may và dầu thô Tỷ trọng xuất khẩu giày da chiếm một

phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng trung bình giai đoạnnăm 2005-2009 chiếm 8.26 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 15%/năm.

Quy trình sản xuất trong ngành da giàyVN

Cung ứng kỹ thuật, công nghệ

Cung ứng phụ liệu

Kiểm định CL quốc tếThuộc da-20%

Gia công

quốc tế

Cung ứng nguyên liệu (cả da thành phẩm)

Pha cắt NL

Lắp ráp mũ giày

Tiền chế đế giày

Gò ráp đế & hoàn thiệnCung ứng

thiết bị

Thiết kế

Cung ứng da thô

SX phụ liệu-20%

Trang 27

Cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp.Hiện nay, số lao động trong ngành da giày khoảng 700,000 người, chỉ đứng sau ngành dệt may trong số các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất

Ngành công nghiệp da giày trong thời gian tới cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, công nghệ và hàm lượng chất xám so với sản phẩm xuất thô

Bảng : Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2006-2009

Mặt hàng XK

Tăng/giảm

điện tử & linh liện 1807.8 26.6 2154.4 19.2 2638.4 22.5 2763.0 4.7 1537.4 34.57.Gạo1270.0-9.71490.017.32894.494.32663.9-8.01730.2-1.1

Trang 28

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và tổng cục hải quan)

2.2.3.2.Vị trí trên trường quốc tế :

Hiện nay, Châu Á đang giữ vị trí quan trọng trong sản xuất, cung ứng hàng giày dépcho thị trường thế giới Trong số 17 tỷ đôi giày tiêu thụ trên thế giới mỗi năm, lượng giày các nước châu Á cung ứng chiếm đến 70%

Riêng Việt Nam, với năng lực sản xuất giày dép các loại 700 triệu đôi/năm, 120 triệu chiếc cặp túi xách/năm và 150 triệu sqft (mỗi sqft tương đương 0,3048 m2) da thuộc thành phẩm/năm, và tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn năm 2006 đến 2010;ngành da giày Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc ở châu Á và đứng thứ 4 trên trường quốc tế.

Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới chiếm lĩnh

thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần hơn 50% Hiện nay, sản xuất hàng năm

Trang 29

của Trung Quốc hơn 10 tỷ đôi giày Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao18% so với 10% trung bình thế giới.

Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầngthấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứngcông nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đãgiúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loạisản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn

Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyềnthống này đang gặp những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyênliệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường vàquyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn chính những điều nàysẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong dài hạn

Ấn độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 hai thế giới với sản lượng hàng năm

khoảng hơn 2 tỉ đôi, chỉ sau Trung Quốc Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 4.000 doanh nghiệpgiày dép, trong đó khoảng 500 doanh nghiệp lớn, quy mô doanh nghiệp giày dép Ấn Độ nóichung có thể cung cấp sản phẩm chất lượng cao Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày mũ davà giày thể thao Thị trường xuất khẩu chính c ủa Ấn Độ là thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Ý,Pháp) và Mỹ.Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của ngành là 19%.

Ngành da giày Ấn độ cũng có bước phát triển tương tự như ở Trung Quốc và ViệtNam, chủ yếu là gia công cho các hãng giày nổi tiếng thế giới, tận dụng lợi thế lao động vàcơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin Công nghệ thông tin sẽ giúp ngành da giày từng bướcthiết lập năng lực quản trị và thiết kế để sẵn sàng đón nhận chuyển giao công nghệ cao về

Trang 30

giày thể thao cho vận động viên Ấn độ hiện đang nổi lên là một địa chủ thu hút đầu tư nướcngoài và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Các hãng giày lớn bắt đầu chuyển dầncác cơ sở sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

Braxin là trung tâm sản xuất giày lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ

với sản lượng hàng năm khoảng hơn 1 tỷ đôi Mặc dù phục vụ thị trường trong nước là chủyếu (hơn 70% tổng giá trị sản lượng) nhưng xuất khẩu da giày của Braxin hiện diện trên 130nước, với Mỹ là thị trường lớn nhất của Braxin (70% tổng giá trị xuất khẩu)

Brazil hiện nay có 7.200 công ty giày chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dòng sản phẩm vàthương hiệu riêng của mình Thống kê hiện tại cho thấy có hơn 3,000 nhãn hiệu sản phẩmcủa Braxin đang lưu hành Ngành công nghiệp phụ trợ của Braxin cũng phát triển đa dạng,gồm 300 doanh nghiệp linh kiện, 400 doanh nghiệp thuộc và chế biến da và khoàng 100doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị ngành da giày.

Dù đã phát triển được các dòng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Braxinđang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước đang phát triển khácvề chi phí lao động thấp và qui mô sản xuất khổng lồ Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo,marketing và tài chính của các doanh nghiệp qui mô nhỏ cũng là một trong những khó khănhiện thời của Braxin trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

Việt Nam là giày dép lớn thứ tư trên thế giới với năng lực sản xuất của toàn

ngành khoảng 700 triệu đôi /năm Hiện nay, có khoảng 500 doanh nghiệp ngành da giày Đasố các doanh nghiệp này thuộc loại vừa và nhỏ nên sản xuất da giày Việt Nam thường làmgia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giầy thể thao)và mặt hàng giày dép Việt

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng :  Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2006-2009 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc
ng Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2006-2009 (Trang 27)
Nguồn: Vẽ từ bảng biểu 1 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc
gu ồn: Vẽ từ bảng biểu 1 (Trang 32)
Nguồn: Vẽ từ bảng biểu 1 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc
gu ồn: Vẽ từ bảng biểu 1 (Trang 33)
Nguồn: Vẽ từ bảng biểu phụ lục 1 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc
gu ồn: Vẽ từ bảng biểu phụ lục 1 (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w