1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Quốc tế Chiến Thắng.doc

41 4K 34
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Quốc Tế Chiến Thắng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 338 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Quốc tế Chiến Thắng

Trang 1

Lời mở đầu 3

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển 4

1.1 Dịch vụ giao nhận và người giao nhận 4

1.1.1 Dịch vụ giao nhận 4

1.1.2 Người giao nhận 5

1.1.2.1 Khái niệm 5

1.1.2.2 Phạm vi dịch vụ cung cấp bởi người giao nhận 6

1.1.2.3 Địa vị pháp lý của người giao nhận 8

1.1.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận 10

1.1.2.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan 11

1.1.2.6 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 13

1.2 Giao nhận ngoại thương đường biển 13

1.2.1 Cơ sở pháp lý 13

1.2.2 Qui trình giao nhận hàng xuất khẩu 15

1.2.3 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu 19

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận ngoại thương bằng đường biển tại công ty TNHH Quốc tế Chiến Thắng 23

2.1.Giới thiệu khái quát về công ty 23

2.1.1.Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Quốc tế Chiến Thắng: 23

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ: 25

1.1.2.1.Chức năng: 25

1.1.2.2.Nhiệm vụ: 26

2.1.3 Bộ máy tổ chức, quản lí và nhân sự 27

2.1.3.1 Sơ đồ quản lí tại công ty: 27

2.1.3.2 Một số nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban, các bộ phận quản lí: 28

Trang 2

2.2 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH

Quốc tế Chiến Thắng 30

2.2.1 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Quốc tế Chiến Thắng 30

2.2.1.1 Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ 30

2.2.1.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giao nhận: 31

2.2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Quốc tế Chiến Thắng: 31

2.2.2.1 Nhận hàng từ người gửi: 31

2.2.2.2 Thuê người chuyên chở hàng hóa: 32

2.2.2.3 Tổ chức giao hàng lên tàu 32

2.2.2.4 Lập bộ chứng từ 33

2.2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Quốc tế Chiến Thắng 34

2.2.3.1 Trước khi tàu cập cảng 34

2.2.3.2 Khi tàu cập cảng 34

2.2.3.3 Tổ chức nhận hàng từ cảng và giao cho chủ hàng 35

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại VICT INT CO.LTD, thuận lợi và khó khăn 36

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại VICT INT CO.LTD 36

2.3.1.1 Bối cảnh quốc tế 36

2.3.1.2 Cơ chế quản lí vĩ mô của nhà nước 37

2.3.1.3 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước 38

2.4.1 Thuận lợi và khó khăn 38

2.4.1.1 Thuận lợi: 38

2.4.1.2 Khó khăn 39

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp 39

3.1 Định hướng phát triển của công ty 39

Trang 3

3.1.1 Những căn cứ để xác định mục tiêu và phương hướng 40

3.1.1.1 Triển vọng xuất nhập khẩu 40

3.1.1.2 Tiềm năng cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải biển ở Việt Nam 41

3.1.2 Định hướng phát triển 41

3.2 Kiến nghị đối với nhà nước 42

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống luật 42

3.2.2 Nhà nước cần tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải 43

3.2.2.1 Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng 45

3.2.2.2 Tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi 45

3.2.3 Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về giá trong giao nhận vận tải 45

3.2.4 Đề cao vai trò của hiệp hội giao nhận Việt Nam VIFFAS 46

3.3 Giải pháp 47

3.3.1 Giải pháp mở rộng thị trường 47

3.3.1.1 Nghiên cứu thị trường 47

3.3.1.2 Thâm nhập thị trường 49

3.3.2 Giải pháp đa dạng hóa loại hình dịch vụ 50

3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 51

3.3.4 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 52

3.3.5 Giải pháp cho hệ thống thông tin phục vụ việc xử lí đơn hàng 54

3.3.6 Giải pháp cho nhu cầu vận tải 55

Lời mở đầu

Hoạt động ngoại thương đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương giữa các nước, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng,thế mạnh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá quốc tế Nhắc đến hoạt động ngoại thương chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu Với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam có lợi thế hơn so với các

Trang 4

phương thức giao nhận vận tải khác Lợi thế này thể hiện cụ thể qua khối lượng và giá trịgiao nhận hàng hóa qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giaonhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liềnsản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn gópphần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới.

Trong thời gian thực tập tại Vic Int Co Ltd, với mong muốn áp dụng thực tế kiến thứchọc hỏi được trong suốt những năm tháng sinh viên Đại học Kinh tế và đóng góp một

phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, người viết đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công

ty Quốc tế Chiến Thắng” làm chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề được chia thành 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận ngoại thương bằng đường biển tại công tyTNHH Quốc tế Chiến Thắng

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển

1.1 Dịch vụ giao nhận và người giao nhận

1.1.1 Dịch vụ giao nhận

Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không chỉ đơn thuần là vận tải Giao nhậnmang trong nó một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng hoá đượcvận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…Với nội hàmrộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận

Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giaonhận, dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) được định nghĩa như là “bất kỳloại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hayphân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên,

kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liênquan đến hàng hoá” Theo luật Thương Mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa làhành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ ngườigửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ khác cóliên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tảihoặc của người giao nhận khác”

Trang 5

Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quátrình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng)đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

1.1.2 Người giao nhận

1.1.2.1 Khái niệm

Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được chấp nhận Thôngthường người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder, FreightForwarder, Forwarding Agent) Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hànghóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác.Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giaonhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”

Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giaonhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giaonhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ ngườinào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Theo luật Thương mại ViệtNam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất cả đềucùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “international freight forwarder”(người giao nhận hàng hóa quốc tế), và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch

vụ giao nhận.

1.1.2.2 Phạm vi dịch vụ cung cấp bởi người giao nhận

Người giao nhận thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến hàng hóa nhưng cóthể tổng hợp thành các nhóm như sau:

Trang 6

a. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)

Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ làm các công việc sau đây:

 Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp sao chohàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm

 Lưu cước với người chuyên chở đã chọn

 Nhận hàng, thiết lập và cung cấp những chứng từ cần thiết như giấy chứng nhậnnhận hàng của người giao nhận

 Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư

 Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc đóng gói hàng hóa thuộc trách nhiệm của ngườigửi hàng trước khi giao hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường,phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa, và những qui chế áp dụng nếu có, ởnước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu

 Lo liệu việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàng yêu cầu

 Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng từliên quan và giao hàng cho người chuyên chở

 Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có

 Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước

 Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng

 Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết

 Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông quanhững mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nướcngoài

 Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có

 Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thấthàng hóa, nếu có

Trang 7

Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ:

 Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi trách nhiệm vận tảihàng hóa thuộc về người nhận hàng

 Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa,quan trọng nhất là vận đơn

 Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước

 Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hải quan

và những cơ quan liên quan

 Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần

 Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng

 Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổnthất hàng hóa nếu có

 Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên cóhợp đồng

Giao nhận hàng hóa đặc biệt: đòi hỏi người giao nhận phải có thêm các thiết bị chuyêndùng, đồng thời cũng yêu cầu người giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụvững chắc Ví dụ giao nhận máy móc công trình, quần áo treo trên mắc, hàng tạm nhậptái xuất hoặc tạm xuất tái nhập

Tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận có thể làm những dịch vụ khácphát sinh; Chẳng hạn thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, thịtrường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản cần đưa vàohợp đồng mua bán ngoại thương Tóm lại người giao nhận có thể là tư vấn cho kháchhàng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa Đây cũng là điểm tạo sự khác biệt chothương hiệu của một công ty giao nhận

1.1.2.3 Địa vị pháp lý của người giao nhận

Theo tập tục ở một số nước (common law), chẳng hạn các nước thuộc khối liên hiệpAnh thì địa vị pháp lý của người giao nhận dựa trên các qui định về đại lý Người giaonhận lấy danh nghĩa của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) để giaodịch cho công việc của người ủy thác Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộcvào những quy tắc truyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụcủa mình, phải trung thực với người ủy thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người

ủy thác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp vớivai trò của một đại lý

Trong trường hợp người giao nhận đảm nhận vai trò của người ủy thác (hành động cholợi ích của mình), tự mình ký kết hợp đồng với người chuyên chở và các đại lý, thì ngườigiao nhận sẽ không được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm nói trên,anh ta phải chịu trách nhiệm cho cả quá trình giao nhận hàng hóa kể cả khi hàng nằmtrong tay những người chuyên chở và đại lý mà anh ta sử dụng

Trang 8

Tại những nước mà tính pháp lý về giao nhận được qui định cụ thể trong luật thì địa vịpháp lý của người giao nhận cũng khác nhau Thông thường người giao nhận phải lấydanh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác, họ vừa là người ủy thácvừa là đại lý Đối với người ủy thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) người giaonhận được coi là đại lý còn đối với người chuyên chở họ lại là người ủy thác

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) đã soạn thảo “Điều kiện kinh doanh

tiêu chuẩn” để các nước tham khảo xây dựng các điều kiện cho ngành giao nhận của

nước mình, giải thích rõ ràng các nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người giaonhận

“Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn”quy định người giao nhận phải:

 Tiến hành chăm sóc chu đào hàng hóa được ủy thác

 Điều hành và lo liệu vận tải hàng hóa được ủy thác theo chỉ dẫn của khách hàng

về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó

 Người giao nhận không nhận đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, cóquyền cầm giữ hàng khi khách hàng của mình không thanh toán các khoản phí

 Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm công cho mình,không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cần mẫn thíchđáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó

Tại từng nước cụ thể, những điều kiện này sẽ được xây dựng và áp dụng linh hoạt, phùhợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành Tuy nhiên hợp đồng giữangười giao nhận và khách hàng mới là văn bản pháp lý quy định quyền lợi, nghĩa vụ và

trách nhiệm mỗi bên.

1.1.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Dù ở địa vị đại lý hay người ủy thác người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hànghóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liênquan đến vận tải hàng hóa

Khi đóng vai trò là đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm do lỗi lầm sai sót của bảnthân mình và những người dưới quyền (cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp) như giaohàng trái chỉ dẫn, lập chứng từ nhầm lẫn, quên thông báo khiến hàng phải lưu kho, lưubãi tốn kém, làm sai thủ tục hải quan… Người giao nhận không chịu trách nhiệm về tổnthất do lỗi lầm, sai sót của bên thứ ba (người chuyên chở, người ký hợp đồng phụ, nhậnlại dịch vụ…) miễn là người giao nhận đã thể hiện sự cần mẫn thích đáng trong việc lựachọn bên thứ ba đó

Khi đóng vai trò là người ủy thác thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nói trên, ngườigiao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi và sơ suất của bên thứ ba mà ngườigiao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng Trong vai trò này người giao nhận thường đưa

ra “giá trọn gói” chứ không phải chỉ nhận hoa hồng như đại lý Người giao nhận thường

đóng vai trò người ủy thác khi thu gom hàng lẻ, khi kinh doanh vận tải đa phương thức,khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình

Trang 9

Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, điều 167 quy định người làm dịch vụ giao nhận

có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

 Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người giao nhận có thể thực hiện khác vớichỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng nhưngphải thông báo ngay cho khách hàng

 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thựchiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thỉ phải thôngbáo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm

 Trong trường hợp hợp đồng không có sự thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiệnnghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạnhợp lý

Theo Luật Thương mại Việt Nam, người làm dịch vụ giao nhận không phải chịu tráchnhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp:

 Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

 Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được kháchhàng uỷ quyền

 Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

 Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp dỡ hànghóa

 Do khuyết tật của hàng hóa

 Do có đình công

 Trường hợp bất khả kháng

Người giao nhận không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng đượchưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

1.1.2.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Như trên đã nói, người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo liệu việcvận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển hàng hóaphải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều cơ quan chứcnăng Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công việc có liên quan đến rấtnhiều bên Sau đây là sơ đồ mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Sơ đồ mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Trang 10

Chính phủ & các cơ quan chức năng: Bộ Thương Mại, Hải quan, Cơ quan quản lý ngoại

hối, Giám định, kiểm dịch, y tế…

HĐ ủy thác

HĐ ủy thác

Người giao nhận

Người gửi hàngNgười nhận hàng

HĐ bảo hiểm

HĐDV

Ngân hàng Người chuyên chở Người bảo hiểm

Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên quan nhưngkhông phủ nhận mối quan hệ giữa các bên với nhau Trước hết là quan hệ với kháchhàng, có thể là người gửi hàng hoặc người nhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tếkhác nhau, mang nhiều quốc tịch khác nhau Mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợpđồng ủy thác giao nhận

Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ như: BộThương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch, y tế,…

Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có thể là chủ tàu,người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác, mối quan hệ này đượcđiều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ

Ngoài ra, người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, người bảohiểm

1.1.2.6 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

Từ trước đến nay các “Forwarders” được xem là người trung gian trong quá trình vậnchuyển và giao nhận hàng hoá Có ý kiến cho rằng sự tồn tại của nghề này sẽ không còn

Trang 11

được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin và mạng toàn cầu đã phát triển mạnh mẽ vàtrở nên phổ biến hơn bao giờ hết, cung cấp cho các chủ hàng khả năng giao dịch trựctiếp với các nhà vận chuyển lớn Tuy nhiên, nhận định như vậy đã phủ nhận tầm quantrọng của người giao nhận - người điều phối quá trình vận chuyển hàng hóa thông suốt.Chúng ta biết thương mại điện tử là bước tiến lớn, là xu hướng mới, nhưng vẫn phải cầnmột ai đó thực sự giao nhận hàng! Các hãng tàu quan tâm đến việc hàng có được chấtđầy trên boong và họ sẵn sàng dành những ưu đãi nhất định về giá cước và những ưu đãikhác cho khách hàng quen thuộc dù đó là một trung gian hay không phải trung gian.Ngoài ra nhà cung cấp có thể chấp nhận vận chuyển chỉ một container đầy hàng của họđến khách hàng; nhưng nếu một container đó lại chứa hàng của rất nhiều người mua thìviệc sử dụng trung gian giao nhận sẽ kinh tế hơn việc tự tổ chức vận chuyển đến tận nơitừng khách hàng Hiện nay,người giao nhận vẫn đóng một vai trò hết sức cần thiết trongviệc lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng.

1.2 Giao nhận ngoại thương đường biển

1.2.1 Cơ sở pháp lý

Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đến nhiều vấn đềnhư vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải quan cho nên khi thực hiệnnghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lý trực tiếp và gián tiếp điềutiết hoạt động đó

Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quy phạm phápluật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng mua bán hànghóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải;các loại hợp đồng và tín dụng thư…

Các công ước quốc tế bao gồm:

 Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế

 Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc vềvận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắcHague Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhấtvào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968 và lần sửa đổithứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR Ngoài ra còn có Công ước Liênhợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày31/3/1978, thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978

 Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiện thươngmại của phòng thương mại quốc tế

 Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòng thươngmại quốc tế Paris

Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như Bộ luật Hànghải Việt Nam 1990, Luật thương mại Việt Nam 1997, Quyết định 2106/QĐ-GTVT quiđịnh thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam, Điều kiện

Trang 12

kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFFAS ban hành trên cơ sở của FIATA), Luậtkinh doanh bảo hiểm, Luật thuế v.v…

Các loại hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua bán ngoạithương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo hiểm…

 Một số nguyên tắc tập tục trong giao nhận hàng hóa

 Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng là do cảngtiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thácvới cảng Người được chủ hàng ủy thác thường là người giao nhận

 Đối với hàng không lưu kho tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác có thểgiao nhận trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh toánchi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác

 Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện Nếu chủhàng đưa phương tiện và nhân công vào cảng để bốc dỡ thì chủ hàng phải thỏathuận với cảng và phải trả lệ phí liên quan, nếu có

 Người giao nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhậnhàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hóa ghitrong chứng từ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi đã ra khỏi cảng

 Việc giao nhận được tiến hành trên cơ sở ủy thác của chủ hàng tức là chủ hàng ủythác việc gì thì chỉ làm việc đó

Ngoài ra còn có những qui tắc cơ bản như việc giao nhận phải đảm bảo định mức xếp dỡcủa cảng, hàng thông qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu…

1.2.2 Qui trình giao nhận hàng xuất khẩu

a) Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng

Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng là hàng xuất khẩu mà chủ hàng có thể bảo quản tạicác kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng Từ kho riêng, các chủ hànghoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu Sau khi đã đăng ký vớicảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba (cảng,tàu và chủ hàng) Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào TallySheet có chữ ký xác nhận của ba bên Các bước giao nhận gồm:

Đưa hàng đến cảng: Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác bằng phương

tiện của mình vận chuyển hàng đến cảng

Làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu

 Đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ

 Làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, xin giấy chứng nhận vệsinh, kiểm dịch nếu cần,…

 Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu

 Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng

 Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viêngiao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra,

Trang 13

trong đó phải xếp hàng lên tàu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm

 Thông báo cho người nhận hàng biết việc giao hàng

 Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu trong hợp đồng qui định)

 Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)

b) Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng

Hàng hóa không được giao trực tiếp cho tàu mà phải thông qua cảng Trình tự giao nhậnbao gồm:

i) Giao hàng xuất khẩu đến cảng

 Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòngđiều phối để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ

 Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho,bốc xếp hàng hoá với cảng

 Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng,

 Giao hàng vào kho, bãi của cảng

ii) Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu

 Công tác chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:

 Làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu: hải quan, kiểm dịch, vệsinh…

 Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận thông báosẵn sàng (NOR)

 Giao cho cảng Danh mục hàng hoá xuất khẩu để cảng bố trí phươngtiện xếp dỡ Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hànghoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan)

 Xếp và giao hàng cho tàu

 Trước khi xếp, tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lịch xếphàng, ấn định máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân, người áp tải(nếu cần)

 Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do côngnhân của cảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát củađại diện hải quan Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếmcủa cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngàyphải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu, ghi vào FinalReport Bên phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi tình hình

Trang 14

vào Tally Sheet Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên củacông ty kiểm kiện.

 Khi giao nhận xong một lô hoặc cả tàu, cảng phải lấy biên lai thuyềnphó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn

 Lập bộ chứng từ thanh toán

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, người giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từcần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán tiềnhàng Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp với nhau và phùhợp về mặt hình thức với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C

 Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếucần

 Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, lưukho, bảo quản…

 Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có)

c) Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container

i) Gửi hàng nguyên container (FCL - Full Container Load)

 Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác sẽ phải giao dịch với hãng tàu hoặcđại diện của hãng tàu để xin container và/hoặc đàm phán giá cả

 Sau khi hai bên đã có thoả thuận, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container

 Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình

 Chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàngvào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quan niêmphong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu

và yêu cầu cấp vận đơn

 Chủ hàng sẽ giao container cho tàu tại bãi container quy định trong thời gian quyđịnh (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu xếp hàng)

và lấy biên lai nhận container để chở của tàu

 Sau khi container đã được xếp lên tàu thì mang biên lai này đến hãng tàu để đổilấy vận đơn

ii) Gửi hàng lẻ (LCL - Less than Container Load)

 Chủ hàng giao dịch với hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ nhữngthông tin cần thiết về hàng xuất Sau khi được chấp nhận, hai bên sẽ thoả thuậnvới nhau về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng

 Chủ hàng hoặc người giao nhận mang hàng đến giao cho người chuyên chở tạiCFS hoặc ICD quy định

 Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàngvào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quan niêmphong kẹp chì container, chủ hàng phải hoàn thành nốt thủ tục để bốc containerlên tàu và yêu cầu cấp vận đơn

Trang 15

 Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chủ (Master Bill ofLading).

 Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến

1.2.3 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

a) Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu

Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải traocho cảng một số chứng từ: bản lược khai hàng hóa (2 bản), sơ đồ xếp hàng (Cargo plan -

2 bản), chi tiết hầm hàng (2 bản),chi tiết về hàng quá khổ quá tải (nếu có)

Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu

Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:

 Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảo lưu trách nhiệmcủa tàu về những tổn thất xảy ra sau này

 Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt

 Thư dự kháng (LR - Letter of Reservation) đối với tổn thất không rõ rệt

 Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)

 Biên bản giám định

 Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)

Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá.Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải có hải quan áp tải về kho

Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập

Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hoá

b) Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

Cũng như đối với hàng xuất khẩu, trình tự nhận hàng gồm các bước sau:

(1) Cảng nhận hàng từ tàu

 Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hànghoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác nhưHải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiệnlàm hàng;

 Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu Nếu phát hiện thấyhầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thìphải lập biên bản để hai bên cùng ký Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời

cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng

Trang 16

 Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải đểđưa về kho, bãi Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảngkiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghivào Tally Sheet;

 Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ

 Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hưhỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC),nếu tàu giao thiếu

(2) Cảng giao hàng cho các chủ hàng

 Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giớithiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng(D/O- Delivery order).Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;

 Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;- Chủ hàng mang biên lainộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tạicảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O; – Chủ hàngmang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho Bộ phận nàygiữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng;

bộ giao nhận cảng tại tàu để nhận hàng.Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhậncảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhậnbằng Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho Ðối với tàu vẫn phải lập Tally sheet

và ROROC như trên

c) Đối với hàng nhập khẩu đóng trong container

(1) Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)

 Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc

và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;

Trang 17

 Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá 9 chủ hàng cóthể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưngphải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;

 Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhậnhàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O;

 Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

(2) Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)

 Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý củangười gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủtục như trên

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận ngoại thương bằng đường biển tại công ty TNHH Quốc tế Chiến Thắng

2.1.Giới thiệu khái quát về công ty

2.1.1.Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Quốc

tế Chiến Thắng:

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trênthế giới phát triển mạnh mẽ Không nằm ngoài xu thế đó, với sự kiện trở thành thànhviên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã và đang hộinhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới Điều này kéo theo những nhucầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ liên quan đến hoạt động ngoại thương.Nắm bắt được xu thế mới đó, các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận ra đời ngày càng nhiềuvới tỷ lệ tương đối như sau: 18% các công ty lớn của nhà nước như Vietrans, Viconship,Vinatran…, 70% các doanh nghiệp tư nhân, 10% các đơn vị giao nhận chưa có giấyphép và 2% các công ty giao nhận do các tập đoàn nước ngoài đầu tư

Công ty TNHH Quốc tế Chiến thắng được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinhdoanh số 4012030938 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày14/6/2005

 Tên công ty:

o Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Quốc Tế Chiến Thắng

o Tên tiếng Anh: Victory International Company Limited

o Tên viết tắt : Vic Int Co Ltd

 Trụ sở: Phòng 3C, lầu 3, Tòa nhà HHM, 157 – 159,Xuân Hồng,Phường 12, QuậnTân Bình

 Điện thoại: 84.8.2968165/66

 Email ban quản trị :info@viclogistics.com, thangnguyen@viclogistics.com

 Số đăng kí kinh doanh: 4102030938

Trang 18

 Mã số thuế: 0303845415

 Số tài khoản: 360486890 tại ngân hàng ACB chi nhánh Trường Chinh

 Người đại diện theo pháp luật:

 Ông Nguyễn Chí Thắng

o Chức danh: Giám đốc

o Dân tộc: Kinh

o Quốc tịch: Việt Nam

Những ngày đầu mới thành lập với số vốn đầu tư ban đầu ít ỏi và muôn vàn khó khăntrong việc tìm kiếm khách hàng và xây dựng hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng,các thành viên công ty đã nỗ lực để công ty tồn tại và phát triển Sau 4 năm hoạt độngcông ty đã gặt hái được những thành quả như bước đầu xây dựng được lực lượng nhân

sự có chuyên môn, khách hàng thường xuyên và ổn định, doanh thu và lợi nhuận tăngđều qua các năm Công ty đã tạo dựng được uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranhtrong hoạt động giao nhận ngoại thương Những thành quả trên minh chứng cho sự lớnmạnh từng ngày của công ty

Xét về mức độ qui mô và phát triển có thể chia các công ty giao nhận ở Việt Nam thành

4 cấp độ, trong đó công ty Chiến Thắng đang ở cấp độ 1:

 Cấp độ 1: các đại lý giao nhận truyền thống – các đại lý giao nhận chỉ thuần túycung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu Thông thường các dịch vụ đó là: vậnchuyển hàng hóa bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm cácchứng từ lưu kho bãi, giao nhận Ở cấp độ 1 gần 80% công ty giao nhận tại ViệtNam phải thuê lại kho và dịch vụ vận tải; công ty Chiến Thắng cũng nằm trong sốđó

 Cấp độ 2: các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàn và cấp vận đơn nhà –vận đơn của người gom hàng (House Bill of Lading) Nguyên tắc hoạt động củanhững người này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việcđóng hàng rút hàng xuất nhập khẩu Hiện nay, khoảng 10% các tổ chức giao nhậntại Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ tại CFS (ContainerFreight Station) của chính họ hoặc do họ thuê của nhà thầu Những người này sửdụng House Bill of Lading như những vận đơn của hãng tàu nhưng chỉ có một sốmua bảo hiểm trách nhiệm giao nhận vận tải

 Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức(Multimodal transport Organization – MTO) – kết hợp từ 2 loại phương tiện vậntải trở lên để đáp ứng dịch vụ giao nhận tận cửa Door – to – door chứ không chỉ từcảng đến cảng nữa Đã có hơn 50% các đại lý giao nhận ở Việt Nam hoạt độngnhư đại lý MTO nối với mạng lưới đại lý ở khắp các nước trên thế giới

 Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics Đây là kếtquả tất yếu của quá trình hội nhập Một số tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã

có văn phòng đại diện tại Việt Nam và thời gian qua đã hoạt động rất hiệu quảtrong lĩnh vực logistics như: Kunhe Nagel, APL, TNT, NYK, Maersk logistics Sốlượng doanh nghiệp đăng kí hoạt động logistics ngày càng tăng, hàng loạt công tygiao nhận đã đổi tên thành công ty dịch vụ logistics

Trang 19

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ:

1.1.2.1.Chức năng:

Công ty quốc tế Chiến Thắng thực hiện các chức năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển,giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa, đại lý, tư vấn… cho các doanh nghiệp trong vàngoài nước hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hóa

Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thu kho bãi, lưu cước, các phương tiện vậntải bằng các hợp đồng trọn gói “door to door” và thực hiện các dịch vụ khác có liên quanđến hàng hóa nói trên, như việc thu gom, đóng gói, chia lẻ hàng hóa, làm thủ tục xuấtnhập khẩu, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng đó cho ngườichuyên chở để chuyển tiếp tới nơi quy định

Đại lí mua bán, kí gửi hàng hóa

1.1.2.2.Nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch và thực hiện các dịch vụ kinh doanh của công ty theo quy chế hiệnhành nhằm thực hiện mục đích và chức năng đã nêu

Đảm bảo việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải

về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làmtròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phươngtiện vật chất kỹ thuật của công ty

Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận,chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý an toàn trên các luồng,tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hóa

và bảo đảm bảo quản hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty

Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, kiến nghị cải tiến biểu cước,giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề ra các biện phápthích hợp để bảo đảm quyền lợi giữa các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút kháchhàng để củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế

Tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, động viên nhân viên phát huy sức sángtạo, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên

Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ pháp luật Việt Nam

 Hoạt động đúng với ngành nghề đã đăng kí kinh doanh

 Tuân thủ các chính sách, chế độ theo yêu cầu của nhà nước về nộp báo cáo thuế,nộp ngân sách Nhà nước và quy định về quản lí tài chính trong doanh nghiệp

 Tuân thủ chính sách của Nhà nước về người lao động như bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế…

Trang 20

2.1.3 Bộ máy tổ chức, quản lí và nhân sự

2.1.3.1 Sơ đồ quản lí tại công ty:

Bộ máy tổ chức, quản lí của công ty được xây dựng theo kiểu quản lí tập trung, giám sáthầu hết công việc trong tổ chức là giám đốc Hình thức quản trị này hiện tại là phù hợpvới qui mô nhỏ của công ty nhưng sẽ không còn phù hợp khi công ty phát triển lớnmạnh

Hiện nay nhân sự của công ty gồm 10 người:

1 Giám đốc

1 Trưởng phòng

3 nhân viên làm chứng từ

1 kế toán kiêm thủ quỹ

4 nhân viên làm công tác giao nhận, sale

OPS ManagerTài chính, kế toán

Phòng xuất nhập khẩu

SaleGiám Đốc

2.1.3.2 Một số nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban, các bộ phận quản lí:

Giám đốc:

Là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động của công ty trước pháp luậtHoạch định, thực hiện, kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chuyển và dự trữ hànghóa, dịch vụ…và các hoạt động trọng yếu khác của công ty

Tổ chức, điều động nhân sự; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, tiềnlương…

Trực tiếp ký kết các hợp đồng

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đặc trưng của các hệ thống thực hiện đơn hàng - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Quốc tế Chiến Thắng.doc
Bảng 1 Đặc trưng của các hệ thống thực hiện đơn hàng (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w