Thị trường xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 35 - 42)

Hiện nay, giày da của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắp châu lục. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, Australia…. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ…

Nguồn: Vẽ từ bảng biểu phụ lục 1

Thị trường xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam tương đối ổn định, mỗi năm giá trị xuất khẩu ở từng thị trường tuy ít nhưng vẫn tăng. Trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép, thị trường EU chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Một số thị trường xuất khẩu giày da chủ yếu của Việt Nam:

EU:

Thị trường EU là thị trường truyền thống, thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành da giày Việt Nam, luôn chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giày nước ta.Song tại thị trường này có nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế.

Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2010

Năm Kim ngạch Tăng/giảm(%) 2006 1966.5 - 2007 2184.7 11.8 2008 2508.3 14.8 2009 1948.0 -22.3 6th/2010 2280.0 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế chống bán phá giá 10%. Điều này đã gây khó khăn cho hàng da, giày Việt Nam khi xuất vào EU. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, lượng xuất khẩu vào EU vẫn tăng qua các năm.

Nhưng đến năm 2009 ngoài việc giảm sút 20%-30% đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành da giày Việt Nam đã tăng thêm khó khăn khi EU bỏ thuế quan ưu đãi GSP từ ngày 1-1-2009 và thời gian áp thuế chống bán phá giá 10% bị kéo dài (khoảng 12-15

tháng) điều này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu giày da sụt giảm nghiêm trọng 22.3% so với 2008.

Tuy nhiên, thị trường này thật sự vẫn còn rất nhiều tiềm năng, vì nhu cầu về da giày của EU là rất lớn, đặc biệt là Anh, Đức, Hà Lan. Trong khi khả năng sản xuất thì chỉ tồn tại ở một số nước với nguồn lực nhân công rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của EC đối với giày da Việt Nam và Trung Quốc, đang bị một số nước thành viên trong khối EU phản đối quyết liệt do ảnh hưởng đến quyền lợi tiêu thụ sản phẩm của họ. Điển hình là các nước Anh, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Phần Lan, Séc, Áo, Bỉ… Do đó, xu hướng EC sẽ phải sớm bỏ áp thuế cho hàng giày mũ da Việt Nam.

Tại EU, nổi bật nhất trong nước nhập khẩu da giày từ Việt Nam phải kể đến là Anh. Anh hằng năm nhập khẩu giày dép từ Việt Nam trị giá khoảng 500 triệu USD, chiếm hơn 30% trị giá xuất khẩu giày dép vào EU (chỉ tính riêng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam). Kế đến là Đức cũng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam khá ổn định, riêng Tây Ban Nha có xu hướng tăng nhẹ. Xuất khẩu giày dép vào EU tăng nhẹ từ 2006-2008, chững lại và đi xuống vào năm 2009. (Tham khảo thêm phụ lục 2)

Sản phẩm giày được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường rộng lớn này chủ yếu là casual footwear, chiếm trung bình tại 5 thị trường nổi bật Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan khoảng 50% trên các mặt hàng giày dép. Hàng evening footwear được tiêu thụ ít nhất (chỉ chiếm dưới 10%.) (Tham khảo thêm phụ lục 3, 4)

Mức tiêu thụ ở các thị trường EU chủ yếu là phụ nữ có nhu cầu thay đổi nhiều hơn là đàn ông và trẻ em. Tuy năm 2008 người tiêu dùng không còn dư dả để có thể thay đổi hết mẫu này đến

mẫu kia kể cả những mẫu giầy dép giá rẻ nhập khẩu từ châu Á như các nhà kinh doanh bán lẻ mong muốn, nhưng mức nhu cầu thay đổi thời trang ở phụ nữ vẫn cao hơn.

Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam sau EU, kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam vào thị trường này luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam với tốc độ xuất khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006 – 2010

ĐVT: Triệu USD

Năm Kim ngạch Tăng/giảm(%)

2006 802.8 6.8 2007 885.1 10.3 2008 1075.1 21.5 2009 1038.8 -3.4 6th/2010 619.3 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2009 chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu giày da VN. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2009 là 9%. Năm 2009 kim ngạch ở thị trường này giảm (-3.4%) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

6 tháng năm 2010: Trong 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Mỹ tăng khá mạnh, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt gần 700 triệu USD. Đây là một tín hiệu tích cực, khi thị trường chủ lực và truyền thống ở châu Âu gặp nhiều khó khăn, do EU đã bỏ chính sách ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển đối với da giày Việt Nam, bên cạnh quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam đến năm 2011.

Hiện nay, các nhà nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là các có chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng từ trung bình khá trở lên, vì Việt Nam có đội ngũ lao động khéo tay sản xuất các sản phẩm phức tạp, đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm da giày của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này.Hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 3-4% và khó có khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới đây. Để xâm nhập thị trượng này, các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy có chất lượng cao.

Kim ngạch xuất khẩu da giày sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2010

ĐVT: Triệu USD

Năm Kim ngạch Tăng/giảm(%)

2006 113.1 - 2007 114.8 1.5 2008 137.6 19.9 2009 122.5 -11.0 6th/2010 77.5 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ngoài các thị trường xuất khẩu chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Trung Quốc, Asean và Úc. Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 35 - 42)

w