THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 31 - 35)

2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu

Theo Viện Nghiên cứu Da Giày (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp da giày trong 10 năm qua có những bước phát triển khá ấn tượng và đứng vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của cả nước sau dệt may và dầu thô. Tỷ trọng xuất khẩu giày da chiếm một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng trung bình giai đoạn năm 2005-2009 chiếm 8.26 %.

Bảng biểu 1 : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép 2005-2010

Năm Kim ngạch XK giày dép Tốc độ tăng (%) Tổng KN XK của cả nước Tốc độ tăng (%) Tỷ trọng (%) Kế hoạch Thực hiện/ kế hoạch 2005 3038.8 - 32447.1 - 9.4 3300 -7.9% 2006 3595.9 18.3 39826.2 22.7 9.0 3300 8.9% 2007 3994.3 11.1 48561.4 21.9 8.2 4000 -0.1% 2008 4767.8 19.4 62685.1 29.1 7.6 4500 6.0% 2009 4066.8 -14.7 57096.3 -8.9 7.1 4500 -9.6% 6th/2010 2280.0 10.7 32465.8 17.6 7.0 - -

( Nguồn Tổng cục thống kê và Tổng cục hải quan)

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK giày da so với tốc độ tăng trưởng XK của cả nước

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày da từ năm 2004-2008 tương đối cao khoảng 15% , tuy nhiên lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đó là do giày da Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá ở mức 10%, nên ngành giày da VN chịu thiệt thòi khá lớn về tài chính. Đặc biệt năm 2009, kim ngạch của mặt hàng này là 4.06 tỷ USD giảm gần 15%. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mạnh này là do tác động của thuế chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu giày da lớn nhất Việt Nam - cùng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép so với kế hoạch 2005-2010

Nguồn : Vẽ từ bảng biểu 1

Năm 2005, xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, tăng 12.9 % so với năm 2004. Dự báo trước đó kim ngạch sẽ đạt 3.3 tỷ USD, nhưng thực tế lại giảm 7.9%.

Năm 2006, tình hình sản xuất – kinh doanh của toàn ngành có nhiều biến động so với năm 2005, một phần do 3 tháng đầu năm 2006, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc ít đơn hàng hơn do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá các loại giầy có mũ từ da xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu vào các nước EU, một phần do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, sức ép của quá trình hội nhập ngày càng gia tăng, cùng với việc phải đáp ứng nhiều yêu cầu của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu giày da trong năm 2006 là 3,59 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2005 và vượt so với kế hoạch năm 8,9%.

Năm 2007: Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam tăng 11%, đạt mức 3,99 tỷ USD năm 2007, xấp xỉ hoàn thành kế hoạch năm, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí.

Năm 2008: Về hoạt động kinh doanh, tuy có nhiều khó khăn nhưng các nước sản xuất và xuất khẩu da giày vẫn đạt kết quả khả quan trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2008 đạt 4,76 tỷ USD, tăng 19.4% so với 2007 và vượt mục tiêu 4,5 tỷ USD đề ra.

Đến năm 2009, theo mục tiêu ban đầu chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009 là 5,1 tỷ USD nhưng do suy giảm kinh tế ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng da giày Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU… chưa có dấu hiệu phục hồi dẫn đến thiếu đơn hàng xuất khẩu nhiều doanh nghiệp da giày vẫn chỉ sản xuất cầm chừng nên ngành da giày đã phải giảm chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009, chỉ cố gắng phấn đấu bằng năm 2008 là 4,5 tỷ USD. Thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của ngành cũng chỉ đạt mức là 4 tỷ USD, giảm 14,7% so với 2008 và giảm

9.6% so với dự kiến khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành và những người quan tâm đến ngành da giày Việt Nam cảm thấy lo ngại. Sự sụt giảm này chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD giảm 26%.

Năm 2010: Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành trong 7 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2,75 tỷ USD. Trong bối cảnh giày mũ da vẫn đang chịu mức thuế 10% xuất khẩu vào EU và không được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, thì kết quả này rất đáng khích lệ.

Ngành da giày Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu 6,2 tỷ USD. Nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 1.237 USD thì tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỷ USD chiếm 10,29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 31 - 35)

w