Thị trường EU:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 48 - 54)

EU bãi bỏ GSP từ năm 2009-2011 và kéo dài thời hạn thuế chống bán phá giá đến năm 2011 đối với mặt hàng giày da Việt Nam.

Về tác động và thiệt hại khi các sản phẩm giày dép XK của VN sang EU khi không được hưởng ưu đãi GSP, Lefaso cho rằng, bằng việc bãi bỏ GSP thì lợi thế cạnh tranh về giá các sản phẩm da giày của VN sẽ có suy giảm so với các nước khác trong khu vực, do bình quân mỗi đôi giày XK của VN phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%. Như vậy, với việc bãi bỏ GSP thì năng lực cạnh tranh của ngành da giày VN sẽ bị giảm mất khoảng hơn 109,9 triệu USD. Với tình trạng này, có thể sẽ có một số đối tác nước ngoài di dời đơn hàng sang một số nước khác trong khu vực để tranh thủ lợi thế về GSP. Điều này làm cho các DN nhỏ sẽ giảm đơn hàng do khách hàng di dời đơn hàng sang các nước được hưởng GSP như Indonesia, Bangladesh...

REACH – rào cản kỹ thuật về hóa chất được sử dụng trong hàng hóa nhập khẩu vào EU

REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá), Authorization (Cấp phép) cho hóa chất. Quy định này đặt trách nhiệm lớn lên ngành công nghiệp EU, lên tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có sử dụng hóa

chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa chất. Theo quy định này, danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn... Đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Với những ảnh hưởng tiêu cực này, sẽ có những doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ bỏ thị trường EU. Đơn cử như với ngành da giày, Ts. Nguyễn Thị Tòng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, cho biết phần lớn doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và sản xuất sản phẩm xuất khẩu của ngành đều có sử dụng các hoá chất. Trên thực tế, việc thực hiện các quy định REACH phụ thuộc vào các nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối hoá chất (các doanh nghiệp da giày chỉ là người sử dụng), rất khó kiểm soát việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hoá chất của họ. Để thực hiện các quy định của REACH, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư thêm một khoản chi phí nhất định cũng như phải đầu tư thêm nhân lực.

2.2.2.3 Thị trường Mỹ

Hoa Kỳ rất đa dạng về thị hiếu và mức thu nhập

Hoa Kỳ rất đa dạng về thị hiếu và mức thu nhập, vì vậy hàng cao cấp đắt tiền cũng như hàng thấp cấp rẻ tiền (chứ không phải hàng kém phẩm chất) đều có thể tiêu thụ tốt. Các cơ quan quản lý nhà nước của Hoa Kỳ như hải quan, FDA,v.v... không kiểm soát chất lượng hàng cao hay thấp tất cả là do thị trường định giá. Các cơ quan chỉ quan tâm đến việc lô hàng phải thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêu dùng, vệ sinh, môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch số lượng và các biện pháp chống khủng bố.

Nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn).

Phần lớn các nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn). Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực trong đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như chọn mua vật tư, nguyên phụ liệu. Do vậy, chỉ có các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 60% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép ở Việt Nam) mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà nhập khẩu Mỹ. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, nhận định, cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã rõ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị cũng như đầu tư nhiều cho thị trường này. Hiện tại, chỉ có các thương hiệu giày Thái Bình, Biti’s, Hữu Nghị… có kế hoạch gia tăng sản lượng xuất khẩu vào Mỹ. Ngoài ra, với việc đưa vào áp dụng Đạo luật An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải gia tăng năng lực để có thể kiểm soát được vấn đề an toàn của sản phẩm, khi hầu hết nguyên liệu sản xuất giày dép đều liên quan đến hóa chất.

2.2.2.4 Những nhân tố khách quan từ trong nước

Ngành công nghiệp hổ trợ- nguyên phụ liệu chưa phát triển mạnh, hoặc chất lượng không đạt tiêu chuẩn những thị trường khó tính

Theo thống kê của hiệp hội giày dép Việt Nam, ngành nguyên phụ liệu hiện nay chỉ giải quyết được 40% nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, do phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc... Về vấn đề này, ông Trần Dục Dân, Giám đốc Công ty cổ phần giày dép cao su màu, phân tích: "Ngành công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực sản xuất giày da trong nước, theo tôi, có một số điểm yếu như: giá cao hơn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 10%); mẫu mã, màu sắc không đa dạng; các DN thiếu tập trung và quá ít thông tin bởi có khi DN sản xuất nguyên phụ liệu ở ngay gần chúng tôi cũng không biết. Được biết, hiện tại cao su màu đang phải nhập khẩu

khoảng 40% nguyên phụ liệu với kim ngạch khoảng 700.000 - 800.000 USD/năm. Giám đốc một DN tư nhân sản xuất giày dép bán tại TP. Biên Hòa cũng cho biết, 80% số lượng nguyên phụ liệu sản xuất giày dép của DN là nhập từ Indonesia và Trung Quốc. Vị giám đốc này nói: "Nguyên phụ liệu ở trong nước cũng có nhưng giá khá cao tương đương với hàng nhập khẩu trong khi đó chất lượng lại thua hàng nhập".

Giá nhân công vẫn còn rẻ, vẫn đang là lợi thế cạnh tranh của ngành giày dép Việt Nam

Đây là lợi thế cạnh tranh từ rất lâu của Việt Nam. Mặc dù giá nhân công tăng 25% so với năm 2000 nhưng so với Trung Quốc- nhà xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, thì vẫn còn thấp hơn. Tuy vậy các doanh nghiệp không được xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở lợi thế này.

2.2.2.5 Nhân tố chủ quan

Qui mô các doanh nghiệp và vốn lưu động

Yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lựa chọn phương thức gia công của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam nói chung ( doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn trong nước) vẫn chưa có đủ tiếng nói trên thị trường thế giới. Mặc dù các thương hiệu Biti’s, Bita’s, Vento đã xuất hiện trên hơn 50 quốc gia nhưng thị phần là không đáng kể. Đóng góp vào giá trị xuất khẩu là không nhiều. Ngoài ra còn phải lưu ý thêm một khía cạnh nữa, sự thiếu hụt về vốn còn làm cho các doanh nghiệp không dám nhận những đơn hàng gia công lớn. Chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Bằng chứng là các doanh nghiệp luôn bị ép giá và khi bị áp thuế chống bán phá giá thì điều đó còn tệ hơn nữa. Thậm chí dẫn đến việc không có đơn đặt hàng.

Đây là một căn bệnh kinh niên của doanh nghiệp gia công xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp chỉ chờ đợi ở những đối tác quen thuộc. Vấn đề này có 2 khía cạnh để nói. Một, các doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào khách hàng cũ. Hai, doanh nghiệp khó phát triển. Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian gặp khó khăn đã thu hẹp sản xuất đến khi thị trường hồi phục thì không chuẩn bị kịp để nắm bắt. Cần có cái nhìn đúng đắn đối với vấn đề này.

Năng lực thiết kế thiết kế mẫu mã, kiểu dáng

Doanh nghiệp Việt Nam thường ít có sự đầu tư cho khâu công nghệ sản xuất sản phẩm, không chú ý phát triển xây dựng một thương hiệu của ngành công nghiệp thời trang da giày, trong đó chú trọng nhất là khâu đào tạo lực lượng thiết kế tạo giá trị gia tăng cao,

đầu tư nghiên cứu tạo ý tưởng về kiểu dáng, thiết kế sản phẩm và thiết kế mẫu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường ngoài nước.. Vì vậy, mẫu mã của doanh nghiệp không có sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với phương thức gia công, khoản đầu tư thường bị xem là xa xỉ, nhưng nếu ta nhìn lại kinh nghiệm của bạn láng giềng Trung Quốc sẽ thấy đây thật sự là yếu tố tăng khả năng cạnh tranh đáng kể đem lại giá trị gia tăng cao.

Trình độ đội ngũ cán bộ

Cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu: doanh nghiệp hoạt động trong ngành giày da sử dụng phương thức gia công chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình. Mức độ am hiểu của người làm công tác thị trường thấp, mức độ am hiểu các thông tin thị trường về người mua, về giá cả còn hạn chế, họ chưa có khả năng tìm ra các khách hàng lâu dài, ổn định. Do đó, đơn đặt hàng lúc thiếu, lúc thừa. Cán bộ cũng chưa cân nhắc các hình thức gia công để từng bước chọn cho mình những công đoạn nhất định nhằm tăng tỷ lệ giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nhận được. Từng bước phát triển và khẳng định thương hiệu để tỷ trọng mua đứt, bán đoạn hàng da giày cao hơn.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP

3.1

KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ

Tạo cầu nối thông qua “chợ” doanh nghiệp và môi thi đua cho các doanh nghiệp trong nước bằng việc đánh giá xếp hạng năng lực của các thành viên

Đây là công việc cần ưu tiên hàng đầu. Nhà nước với tư cách là người trung gian tạo ra một môi trường bình đẳng đoàn kết các doanh nghiệp cùng ngành. Vấn đề thứ nhất giữa các doanh nghiệp là sự tin tưởng lẫn nhau để hợp tác. Hiệp hội có thể cung cấp thông tin đánh giá có chất lượng về các thành viên, cho các hội viên sử dụng thông tin và phải hổ trợ lại việc cập nhật thông tin. Thông qua đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hợp tác với nhau hơn. Vấn đề thứ hai là môi trường để của “cung cầu giúp đỡ” gặp nhau. Hiệp hội sẽ tạo môi trường giao dịch hoặc tìm sự hổ trợ , để thực hiện những hợp đồng gia công vượt quá khả năng của một thành viên.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn hổ trợ các doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật

Nhà nước nên đi đầu trong việc cập nhật và phổ biến thông tin qua các kênh truyền thông đại diện. Với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn “lề mề” yếu kém trong việc

tìm kiếm thông tin thì Nhà nước nên lưu ý, nhắc nhở, đồng thời bước đầu hổ trợ các doanh nghiệp tìm ra giải pháp khắc phục các rào cản.

Hổ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn về chất

Cần lưu ý về chất lượng của ngành phụ liệu hiện nay vẫn chưa cao. Hơn thế nữa cần quan tâm đầu ra của ngành này. Nếu thành ngành xuất khẩu hoặc trở thành ngành hổ trợ thì cần có những chiến lược khác nhau. Nhưng tựu chung lại phải đạt yêu cầu về chất. Chỉ tiêu của ngành nguyên phụ liệu là cung cấp 60-70% cho ngành giày dép. Đó là con số ấn tượng! Nhìn lại con đường đã đi, con số là 40% nhu cầu, nhận xét của các bạn hàng “chất lượng và giá cả hàng nội chưa thể cạnh tranh lại hàng nhập khẩu” . Do đó, cấp lãnh đạo cần quan tâm đến chất lượng hơn là chạy theo chỉ tiêu thì sự đầu tư thời gian vừa qua là không uổng phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w