Những thành côn g:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 42 - 44)

Theo các chuyên gia, ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, tình hình chính trị ổn định và an toàn, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, sau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ với nhiều ưu đãi giúp cho việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho ngành da giày phát triển mà trước hết phải kể đến sự gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ nhân công được đào

tạo.Cùng với đó là các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ nên trong những năm gần đây đã giúp ngành da giày có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị ngành giày da tăng

Tính đến hết năm 2008, toàn ngành đã đầu tư 22 nghìn tỉ đồng, trong đó 5 nghìn tỉ đồng đầu tư xây dựng và cải tạo nhà xưởng, 17 nghìn tỉ đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Đến thời điểm này, toàn ngành đã đầu tư trên 900 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày với máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nên khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghiệp da giày rất phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan…

Tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp:

Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội, chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề được ngành dành sự quan tâm đúng mức. Tính đến hết năm 2008, toàn ngành có trên 650 nghìn lao động (chưa kể số lao động trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và làng nghề) chiếm 10,6% lực lượng lao động công nghiệp của cả nước và dự kiến sẽ còn tăng lên khoảng 820 nghìn người vào năm 2010 và 1,3 triệu vào năm 2020.

Năng lực sản xuất ngày càng tăng

Nhờ những nỗ lực không ngừng đó, nên năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 5 năm liên tiếp (2005 - 2009) với mức tăng trung bình đạt trên 16%/năm với 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại. Đến hết năm 2008, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt: 715 triệu đôi giày dép các loại;

88 triệu chiếc cặp túi xách các loại. Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm (Hết năm 2008 đạt 130 triệu sqft da thuộc thành phẩm).

Thị trường xuất khẩu của da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định.

Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2008, EU là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu trên 2,484 tỉ USD, và chiếm 52,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Sau EU là thị trường Mỹ, tại thị trường này, Việt Nam đã vượt qua Italia để trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1,075 tỉ USD. Ngoài ra, giày dép Việt Nam còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại thị trường các nước Đông Á - khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á - các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2008, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt trên 137 triệu USD, hay Hồng Kông đạt trên 50,2 triệu USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w