Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 26 - 31)

Chính phủ Việt Nam đã xác định ngành da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006.

Thực vậy, theo Viện Nghiên cứu Da Giày (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp da giày trong thời gian qua có những bước phát triển khá ấn tượng và liên lục giữ vị trí thứ ba về kim

ngạch xuất khẩu của cả nước sau dệt may và dầu thô. Tỷ trọng xuất khẩu giày da chiếm một

phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng trung bình giai đoạn năm 2005-2009 chiếm 8.26 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 15%/năm.

Quy trình sản xuất trong ngành da giàyVN

Cung ứng kỹ thuật, công nghệ Cung ứng phụ liệu Kiểm định CL quốc tế Thuộc da-20% Gia công NL Vận chuyển quốc tế Cung ứng nguyên liệu (cả da thành phẩm) Pha cắt NL Lắp ráp mũ giày Tiền chế đế giày Gò ráp đế & hoàn thiện Cung ứng thiết bị Thiết kế Cung ứng da thô SX phụ liệu-20%

Cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp.Hiện nay, số lao động trong ngành da giày khoảng 700,000 người, chỉ đứng sau ngành dệt may trong số các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất.

Ngành công nghiệp da giày trong thời gian tới cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, công nghệ và hàm lượng chất xám so với sản phẩm xuất thô.

Bảng : Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2006-2009

Mặt hàng XK 2006 2007 2008 2009 6th/2010 Kim ngạch Tăng/ giảm Kim ngạch Tăng/ giảm Kim ngạch Tăng/ giảm Kim ngạch Tăng/ giảm Kim ngạch Tăng/ giảm 1.Dầu thô 8260.0 12.1 8487.6 2.8 10356.8 22.0 6194.6 -40.2 2678.9 -15.3 2.Hàng dệt may 5854.8 22.7 7749.7 32.4 9120.4 17.7 9065.6 -0.6 4823.0 17.1 3.Giày dép 3595.9 18.3 3994.3 11.1 4767.8 19.4 4066.8 -14.7 2280.0 10.7 4.Thuỷ sản 3358.0 22.9 3763.4 12.1 4510.1 19.8 4251.3 -5.7 2022.4 14.8 5.Gỗ và sản phẩm gỗ 1943.1 24.4 2404.1 23.7 2829.3 17.7 2597.6 -8.2 1522.0 34.7 6.Máy vi tính, sp

điện tử & linh liện 1807.8 26.6 2154.4 19.2 2638.4 22.5 2763.0 4.7 1537.4 34.5 7.Gạo 1270.0 -9.7 1490.0 17.3 2894.4 94.3 2663.9 -8.0 1730.2 -1.1

8.Cà phê 1220.0 65.9 1911.5 56.7 2111.2 10.4 1730.6 -18.0 921.3 -15.4 9.Cao su 1290.0 60.4 1392.8 8.0 1603.6 15.1 1226.9 -23.5 656.4 83.4 10. Hạt điều 505.0 3.9 653.9 29.5 911.0 39.3 846.7 -7.1 425.4 28.3 11. Hạt tiêu 190.0 25.0 271.0 42.6 311.2 14.8 348.1 11.9 224.2 41.8

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và tổng cục hải quan)

2.2.3.2.Vị trí trên trường quốc tế :

Hiện nay, Châu Á đang giữ vị trí quan trọng trong sản xuất, cung ứng hàng giày dép cho thị trường thế giới. Trong số 17 tỷ đôi giày tiêu thụ trên thế giới mỗi năm, lượng giày các nước châu Á cung ứng chiếm đến 70%.

Riêng Việt Nam, với năng lực sản xuất giày dép các loại 700 triệu đôi/năm, 120 triệu chiếc cặp túi xách/năm và 150 triệu sqft (mỗi sqft tương đương 0,3048 m2) da thuộc thành phẩm/năm, và tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn năm 2006 đến 2010; ngành da giày Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc ở châu Á và đứng thứ 4 trên trường quốc tế.

Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần hơn 50%. Hiện nay, sản xuất hàng năm của

Trung Quốc hơn 10 tỷ đôi giày. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới.

Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.

Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thống này đang gặp những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyên liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn chính những điều này sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong dài hạn.

Ấn độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 hai thế giới với sản lượng hàng năm khoảng hơn 2 tỉ đôi, chỉ sau Trung Quốc. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 4.000 doanh nghiệp giày dép, trong đó khoảng 500 doanh nghiệp lớn, quy mô doanh nghiệp giày dép Ấn Độ nói chung có thể cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày mũ da và giày thể thao. Thị trường xuất khẩu chính c ủa Ấn Độ là thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Ý, Pháp) và Mỹ.Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của ngành là 19%.

Ngành da giày Ấn độ cũng có bước phát triển tương tự như ở Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu là gia công cho các hãng giày nổi tiếng thế giới, tận dụng lợi thế lao động và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin sẽ giúp ngành da giày từng bước thiết lập năng lực quản trị và thiết kế để sẵn sàng đón nhận chuyển giao công nghệ cao về giày thể thao

cho vận động viên. Ấn độ hiện đang nổi lên là một địa chủ thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang. Các hãng giày lớn bắt đầu chuyển dần các cơ sở sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

Braxin là trung tâm sản xuất giày lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ

với sản lượng hàng năm khoảng hơn 1 tỷ đôi. Mặc dù phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu (hơn 70% tổng giá trị sản lượng) nhưng xuất khẩu da giày của Braxin hiện diện trên 130 nước, với Mỹ là thị trường lớn nhất của Braxin (70% tổng giá trị xuất khẩu).

Brazil hiện nay có 7.200 công ty giày chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dòng sản phẩm và thương hiệu riêng của mình. Thống kê hiện tại cho thấy có hơn 3,000 nhãn hiệu sản phẩm của Braxin đang lưu hành. Ngành công nghiệp phụ trợ của Braxin cũng phát triển đa dạng, gồm 300 doanh nghiệp linh kiện, 400 doanh nghiệp thuộc và chế biến da và khoàng 100 doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị ngành da giày.

Dù đã phát triển được các dòng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Braxin đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác về chi phí lao động thấp và qui mô sản xuất khổng lồ. Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo, marketing và tài chính của các doanh nghiệp qui mô nhỏ cũng là một trong những khó khăn hiện thời của Braxin trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

Việt Nam là giày dép lớn thứ tư trên thế giới với năng lực sản xuất của toàn ngành khoảng 700 triệu đôi /năm. Hiện nay, có khoảng 500 doanh nghiệp ngành da giày. Đa số các doanh nghiệp này thuộc loại vừa và nhỏ nên sản xuất da giày Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giầy thể thao)và mặt hàng giày dép Việt Nam sản

xuất thường thuộc vào dòng sản phẩm trung bình. Thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam là Mỹ (tỷ trọng xuất khẩu hơn 50%), tiếp theo là EU, Nhật Bản…

Dù hơn 90% các sản phẩm ngành gia giày Việt Nam là xuất khẩu và mang lại kim ngạch lớn, nhưng vấn đề nguyên phụ liệu và trình độ công nghệ, quản lý, marketing là những hạn chế không nhỏ nữa của ngành da giày Việt Nam. Chính điều này là những khó khăn thách thức lớn mà ngành phải vượt qua để phát triển trong thời gian tới.

Ngoài ra, trong số các nước Đông Nam Á, Indonesia cũng là nước gia công giày lớn, với giá trị xuất khẩu gần 1.72 tỉ USD năm 2009. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là các nước Tây Âu Đức, Anh, Bỉ và Hà Lan, mỗi nước chiếm khoảng 8% tổng giá trị xuất. Tuy nhiên, ngành giày dép Indonesia cũng như Việt Nam chủ yếu dựa vào gia công, tận dụng lợi thế lao động phổ thông giá rẻ hầu hết các nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giày vẫn phải nhập khẩu. Đây cũng chính là những khó khăn của Indonesia trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 26 - 31)

w