6. Cấu trúc khóa luận
2.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba
Có thể nói trần thuật ở ngôi thứ ba là phương thức phổ biến của văn học nhân loại và nhà văn Mạc Ngôn cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên, phương thức trần thuật này ở mỗi nhà văn đem lại sắc thái riêng, tạo nên phong cách cho mỗi nhà văn. Mạc Ngôn đã khẳng định được điều đó thông qua những tiểu thuyết nhưCây tỏi nổi giận, Tửu quốc, Đàn hương hình, Báu vật của đời và tiêu biểu là Thập tam bộ.
Trong truyện kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện. Thông thường, người kể chuyện này có quyền năng vô hạn như một “thượng đế” trong toàn câu chuyện của mình. Anh ta là người “biết tuốt”, có khả năng thâu tóm toàn bộ thế giới hiện thực của tác phẩm. Tuy nhiên trong tiểu thuyết
Thập tam bộ cũng như nhiều tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn, mặc dù trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng được dẫn dắt bởi người kể chuyện có tầm hiểu biết giới hạn đối lập với người kể chuyện “biết tuốt” trong truyền thống. Mỗi người kể chuyện chỉ nắm giữ một phần của hiện thực. Quyền năng của họ đã bị tước bớt, và nếu như không có sự phối hợp của người kể chuyện khác thì bức tranh hiện thực mà họ tái hiện sẽ không thể vẹn toàn.
Thập tam bộ là tiểu thuyết dùng hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba và có ba người kể chuyện cùng kể về số phận hai thầy giáo dạy Vật lý ở trường Trung học số 8. Đó là người kể chuyện “chúng tôi”; người kể chuyện ngồi trong chuồng sắt và tờQuần chúng nhật báo. Ba người kể chuyện với những điểm nhìn hiện thực và giọng điệu
khác nhau tạo nên bức tranh hiện thực sinh động của thành phố nơi sinh sống của hai thầy giáo dạy Vật lý.
Người kể chuyện “chúng tôi” kể lại câu chuyện mình được nghe kể từ người kể chuyện ngồi trong chuồng sắt. “Chúng tôi” đứng bên ngoài chuồng sắt, “chúng tôi không thể ngắt những lời kể có phần thái quá của anh. Anh vẫn cứ tiếp tục kể và chúng tôi vẫn cứ tiếp tục nghe” [18, tr.60]. Người kể chuyện “chúng tôi” thuật lại câu chuyện mình được nghe kể từ “không biết bao nhiêu năm đã trôi qua” và kể lại cho người đọc một câu chuyện gần như hoàn chỉnh. Chuyện kể về hai thầy giáo dạy vật lý là Phương Phú Quý và Trương Xích Cầu. Trong một tiết dạy về chế tạo bom nguyên tử Phương Phú Quý bị ngất trên bục giảng, mọi người nghĩ rằng anh ta đã chết, vô cùng thương tiếc và đưa đến Thế giới mỹ lệđểđược cô chuyên gia chỉnh dung số một thành phố Lý Ngọc Thiền “trang điểm” chuẩn bị cho lễ truy điệu. Trên đường đến nhà tang lễ, Phương Phú Quý tỉnh dậy nhưng “vì đời sống của tất cả giáo viên trong thành phố” hiệu trưởng không cho phép anh ta sống. Bây giờ anh mà sống lại, anh sẽ là “kẻ phản động”, anh vào nhà tang lễ, anh là “đại nhân đạo” [18, tr.104]. Nhưng nửa đêm anh chạy về gõ cửa nhà mình thì vợ anh tưởng là ma nên ngất xỉu, anh đành chạy sang gõ cửa nhà hàng xóm cũng là đồng nghiệp với anh là Trương Xích Cầu (vợ anh ta là chuyên gia chỉnh dung Lý Ngọc Thiền) cầu cứu, muốn được sống. Cô chuyên gia chỉnh sửa cho mặt của Phương Phú Quý giống với mặt của Trương Xích Cầu để Phương Phú Quý tiếp tục đi dạy còn Trương Xích Cầu đi buôn. Phương Phú Quý tiếp tục sống, đi dạy là để gần gũi vợ con nhưng Đồ Tiểu Anh (vợ) và đồng nghiệp lại cho rằng anh đang ve vãn vợ bạn, trêu chọc đàn bà góa; các con thì coi thường không nghe lời anh, anh bất lực, bế tắc và cuối cùng phải treo cổ sau một tiết dạy về nguyên lý chế tạo bom nguyên tử. Trương Xích Cầu đi buôn, bị người ta bắt giam, đánh đập, cướp bóc và trở nên tiều tụy đến nỗi chính anh ta khi nhìn mình trong gương cũng không nhận ra, và lúc chen đến lễ truy điệu của Trương Xích Cầu giả mọi người cho rằng anh là bố của Trương Xích Cầu, anh phát điên. Lý Ngọc Thiền trở nên ngây dại sau cái chết của Trương Xích Cầu giả và Trương Xích Cầu thật thì biệt tăm. Đồ Tiểu Anh nhảy sông tự tử. Bên cạnh tuyến truyện này, người kể chuyện “chúng tôi” còn kể cho người đọc biết thêm về quá trình kẻ xấu nấp trong công viên nhân dân lột da hổ, giết chết con hổ Đông Bắc gây nên phẫn nộ cho toàn bộ nhân dân trong thành phố. “Lúc này chỉ còn cô ta và lão ta – Đây là kết luận sai lầm của người kể chuyện kì quái đang
ngồi trong chuồng sắt. Chúng tôi biết trong những khóm trúc bên cạnh chuồng gấu có một kẻ xấu đang xách một túi nilon” [18, tr.182]. Sau khi ăn phải miếng thịt bò có tẩm thuốc độc, “con hổ chỉ còn thở thoi thóp. Kẻ ấy dùng gậy sắt thúc thúc vào bụng, nó chẳng có phản ứng gì. Chúng tôi hình dung ra nỗi đau đớn của con hổ. Kỹ thuật lột da của kẻ này vô cùng điệu nghệ, không phải là đồ tể, chắc chắn sẽ không có ngón nghề điêu luyện như thế!” [18, tr.190]. Cuối cùng sau khi nghe xong câu chuyện của người kể chuyện trong chuồng sắt, “tất cả chúng tôi đều sản sinh một ước muốn được ăn phấn. Chúng tôi hiểu anh, hâm mộ anh, hận anh. Anh đã giác ngộ từ rất sớm, đã ăn không biết bao nhiêu là phấn…cuối cùng, chúng tôi cũng đã ở với anh trong một chiếc chuồng sắt…” [18, tr.559, 560]. Người kể chuyện “chúng tôi” là người kể chuyện hàm ẩn thuần túy, có tầm hiểu biết rộng, giọng điệu rất khách quan, chân thực, bao quát được toàn bộ các sự kiện xảy ra trong tác phẩm. Từ việc thờ ơ với câu chuyện của người kể chuyện trong chuồng sắt, người kể chuyện “chúng tôi” đã đồng cảm, chia sẻ với những nỗi niềm của người kì quái trong chuồng sắt để rồi cùng ngồi với “anh” trong chiếc chuồng ấy.
Người kể chuyện trong chuồng sắt, Quần chúng nhật báo là hai nhân vật hiện diện trong câu chuyện của người kể chuyện “chúng tôi”. Tuy nhiên, lời kể của người kể chuyện trong chuồng sắt và nội dung những bài báo của Quần chúng nhật báo đã hàm chứa những thông tin trùng lặp với người kể chuyện “chúng tôi”, đồng thời mỗi người lại sở hữu những thông tin độc quyền khiến họ trở thành người kể chuyện không thể thiếu được của câu chuyện.
Người kể chuyện trong chuồng sắt là nhân vật trong câu chuyện của mình nhưng trong quá trình kể anh ta luôn chối bỏ thân phận đó, chỉ thừa nhận mình từng là bạn chí cốt của Phương Phú Quý, cũng từng là bạn chí cốt của Trương Xích Cầu và các thầy cô trong trường Trung học số 8. Vì là người trong cuộc nên anh ta am hiểu mọi chuyện, đặc biệt là về diễn biến tình cảm, tâm trạng các nhân vật trong câu chuyện của mình. Anh ta biết được về tuổi thơ của Phương Phú Quý từng sống trong cảnh bom đạn, chứng kiến cái chết của cha và được cứu sống nhờ anh bộ đội mà sau này trở thành phó cục trưởng Vương. Anh ta kể lại những cảm giác day dứt, phân vân khi lựa chọn giữa sống hay chết của Phương Phú Quý. “Anh nhìn thấy anh ta rất khó khăn lùi từng bước, lùi ra đến tận ngoài cổng, toàn thân đầy vôi nhưng che lấp không nổi những luồng run rẩy và nỗi lo lắng sợ hãi vẫn biểu lộ trên khuôn mặt” [18, tr.196]. Đó
là cảm giác lo sợ của Phương Phú Quý khi trốn từ Thế giới mỹ lệđể về nhà gặp lại vợ con nhưng bị vợ từ chối nên đành gõ cửa nhà đồng nghiệp cầu cứu. Nghĩ mình làm phiền hàng xóm nên Phương Phú Quý lại xin Lý Ngọc Thiền “thừa lúc trời chưa sáng, trên phố ít người, chị đưa tôi về đó nhé” [18, tr.202]. Nhưng lúc đó “tiếng khóc của Đồ Tiểu Anh đã xuyên qua tường và vẳng đến tai không bị vôi bịt kín của Phương Phú Quý…” [18, tr.202]. Ngay lập tức, tiếng khóc ấy đánh thức bản năng muốn sống của anh ta, giúp anh có quyết tâm để sống và hơn nữa “cô ấy cả đời chưa được uống một cốc rượu Mao Đài nào, cô ấy chưa hề được nếm mùi gan lợn…Tôi không thể chết, không thể chết” [18, tr.203]. Bây giờ tình hình càng trở nên phức tạp “Thầy giáo Phương đang đối mặt với một sự lựa chọn vô cùng khó khăn: sống hay chết?” [18, tr.204], trong buổi sáng rất dài ấy, tâm trạng của Phương Phú Quý bị giằng xé, bị chi phối bởi những nỗi lo khác nhau: “Anh cần về với cái chết, nhưng anh không nỡ rời vợ rời con, anh không quên được rượu và thức ăn. Anh mà sống, anh sẽ làm hại hiệu trưởng, gây khó khăn cho đồng nghiệp và học sinh. Sống không được mà chết cũng không xong, anh ôm bát cháo ngồi thừ người nghĩ ngợi” [18, tr.210, 211]. Cuối cùng khát khao được sống, được gần gũi với vợ con cũng chiến thắng, Phương Phú Quý đã đồng ý để cô chuyên gia chỉnh dung chỉnh sửa khuôn mặt mình giống với Trương Xích Cầu để tiếp tục đi dạy, tiếp tục được sống. Sau khi mọi việc hoàn tất “Thầy giáo Vật lý khiếp đảm nhìn vào gương, như bị một cú gậy dáng vào đầu, mắt hoa lên, hai tai lùng bùng, toàn thân run rẩy…” [18, tr.234], “Thầy giáo vật lý đột nhiên cảm thấy mình là một thằng ngốc, nhưng hối hận không kịp nữa rồi!” [18, tr.241] bởi vì anh biết, sau khi chỉnh dung, cơ hội gần gũi vợ con biến thành số không. Chính việc này là khởi nguồn cho những đau khổ mà các nhân vật phải chịu. Từ đây những đau khổ, mặc cảm của Phương Phú Quý khi phải mang khuôn mặt của người khác đểđược sống bắt đầu. Cũng giống như nhân vật hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, phải mượn thân xác của người khác để sống, để được gần con cháu nhưng cuối cùng điều mong ước ấy đã không thành vì khi trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt, cả vợ con, cháu gái, bạn bè đều chối bỏ, oán trách ông, cho rằng ông không phải là Trương Ba ngày xưa hiền lành được mọi người yêu quý nữa. Nhân vật Phương Phú Quý bây giờ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi sống bằng khuôn mặt của người khác, người thân và đồng nghiệp đều chối bỏ sự tồn tại của anh, dẫn đến kết quả là “Anh ta giận dữ hét vào mặt cô chuyên gia chỉnh dung: Hãy trả
khuôn mặt Phương Phú Quý lại cho tôi!” [18, tr.544], nhưng mọi chuyện không thể cứu vãn được nữa, anh tuyệt vọng và tìm đến cái chết thật sự.
Người kể chuyện này cũng “biết tuốt” về con người Trương Xích Cầu, một thầy giáo cảđời chịu khổ, sống hời hợt với vợ con nhưng tâm huyết với nghề. Biết luôn cả những tâm trạng mâu thuẫn, giằng xé trong người Trương Xích Cầu; những cực khổ anh phải chịu từ sau khi quyết định để Phương Phú Quý mang khuôn mặt giống mình và chiếm đoạt vị trí của mình. Mặc dù tự mình đưa ra ý kiến để Phương Phú Quý đi dạy còn mình thì đi buôn nhưng liền sau đó anh ta lại cảm thấy “một đôi gánh nặng nề, vô hình đè lên vai của Trương Xích Cầu” [18, tr.255] và chỉ sau nửa ngày khi quyết định đi buôn Trương Xích Cầu mới nhận ra một điều hệ trọng là Phương Phú Quý đang chiếm đoạt vị trí đáng ra là của anh: mạo xưng bố của Tiểu Cầu và Đại Cầu, mạo xưng là con rể của mỹ nhân họ Lạp, mạo xưng là chồng của cô chuyên gia chỉnh dung. Vì thế, “tâm trạng của thầy giáo vật lý trở nên nặng nề…mồ hôi đang rịn ra, toàn thân quá ngứa ngáy như có trăm ngàn con kiến đốt. Về thôi! Về thôi! Nhà! Nhà! Nhà…” [18, tr. 358]. Cũng vì trạng thái phấn khích, hoa mắt do đói bụng nên “hành vi của anh ta khiến nhiều người vây quanh hoảng sợ, vừa kêu vừa tránh sang một bên”
[18, tr.364]. Ngay lập tức anh bị bắt giam vào phòng tối vì tội gây cản trở giao thông, dù có miệng nhưng anh chưa kịp mởđể thanh minh câu nào. Bị nhốt và bị lãng quên mấy ngày trong phòng tối, Trương Xích Cầu phải chịu đựng cơn đói giày vò, suýt chút nữa chết ngạt trong phòng vì khói thuốc. Hết tai nạn này đến tai nạn khác, anh ta lang thang nhưng rồi nhận ra “thầy giáo Vật lý đã quên mất đường về nhà, hay là tôi không còn nhà để mà về? Anh ta buồn rầu, ân hận nghĩ: có lẽ nào đây là một sự sắp đặt có chủ ý của Lý Ngọc Thiền?” [18, tr.461]. Một người khi nhận ra điều đó thì thật đau khổ tột cùng, còn có bi kịch nào hơn những khổ tâm mà Trương Xích Cầu đang dần dần phát hiện và chịu đựng. Anh muốn quay trở về vị trí của mình - làm một thầy giáo dạy Vật lý tại trường Trung học số 8 nhưng mọi nỗ lực đã tan biến, vì trong lễ truy điệu thầy Trương Xích Cầu giả, mọi người nghĩ anh là “bố của thầy Trương Xích Cầu” [18, tr.555].
Người kể chuyện trong chuồng sắt cũng biết rõ về quá khứ của Lý Ngọc Thiền, một người phụ nữ luôn khát khao dục vọng nhưng không được thỏa mãn. Biết về mối quan hệ của cô ta và phó cục trưởng Vương cũng như việc hợp tác của cô với lão già nuôi thú dữ. Đồng thời những tâm tư của Đồ Tiểu Anh, người phụ nữ vừa mất chồng
cũng luôn khao khát dục vọng nhưng lại cố kìm nén để thể hiện mình là người phụ nữ tiết hạnh, chung thủy. Sau khi chồng chết, Đồ Tiểu Anh bỗng nhớ đến một số mẫu chuyện lưu truyền ở phương Bắc về người phụ nữ quạt mồ chồng cho mau khô để được tái giá; chuyện về người phụ nữ sau khi chồng chết đã ái ân với chú tiểu trước linh sàng và bổ óc chồng cho chú tiểu ăn để chữa bệnh. “Như hai con rắn, hai câu chuyện này đang bò ngang bò dọc trong trí óc Đồ Tiểu Anh, tâm thần cô đang bất định, đứng ngồi không yên”, “Đồ Tiểu Anh cho rằng mình đã bị hai câu chuyện tầm thường, thô thiển, dung tục theo quan niệm phong kiến cổ hũ ấy quấy nhiễu và uy hiếp” [18, tr.277]. Nhưng kinh nghiệm trong công việc của cô lại không thể cản được những ám ảnh về hai câu chuyện ấy mà trái lại “mười mấy ngày nay, cảm giác ấy luôn luôn thường trực” [18, tr.278], và chỉ sau đó không lâu, cũng giống như người phụ nữ trong câu chuyện lưu truyền, cô ta cũng vội tái giá khi chồng chết được vài ngày. Cuộc hôn nhân vội vàng này cũng không mang lại hạnh phúc cho cô vì cô đã nhảy sông tự tử, chấm dứt những đau khổ trong cuộc đời mình.
Mặc dù người kể chuyện trong chuồng sắt có tầm hiểu biết không rộng bằng người kể chuyện “chúng tôi” nhưng lại sâu sắc hơn “chúng tôi”. Anh ta không chỉ kể mà còn cảm nhận, phân tích, đưa ra ý kiến bình luận của mình. Vì vậy mà trong lúc kể chuyện anh ta thường có: “đôi mắt đẫm nước nhìn chúng tôi và kể lại những cảm giác của mình” [18, tr.50], “anh trợn tròn mắt, giận giữ nhìn chúng tôi”, “anh ta giận điên người, chửi ầm lên” [4, tr.30], đồng thời khi anh kể luôn kèm theo những lời khẳng định như: “ưỡn ngực, nói một cách chẳng hề khiêm tốn”, “tôi biết rõ”, “vẻ tự hào hiện lên trên mặt anh” [18, tr.11]. Đó chính là những điều mà những người kể chuyện khác không làm được.
Quần chúng nhật báo trở thành người kể chuyện khi xuất hiện với ba bản tin và 4 bài tường thuật về sự kiện con hổĐông Bắc bị giết trong công viên nhân dân. Với thế mạnh của một cơ quan ngôn luận, một thế lực truyền thông, diễn ngôn của người kể chuyện này rất sắc bén, lập luận chặt chẽ, kiên quyết. Người kể chuyện này thuyết phục người đọc bằng lối kể chuyện ngắn gọn, tin tức chính xác, có minh chứng mà ngay cả hai người kể chuyện trước cũng không có. Trong vụ án con hổ Đông Bắc bị