Trần thuật đa điểm nhìn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn (Trang 44)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Trần thuật đa điểm nhìn

Trần thuật đa điểm nhìn là một trong những đóng góp của Mạc Ngôn ở nghệ thuật trần thuật. Nhà văn chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để cho các ý thức cùng đối thoại khiến tác phẩm có nhiều tiếng nói khác nhau, đồng thời giúp nhà văn có điều kiện đi sâu vào các tầng vô thức của nhân vật. Với tiểu thuyết Thập tam bộ, Mạc Ngôn đã sử dụng luân phiên các điểm nhìn trần thuật và việc dịch chuyển linh hoạt các điểm nhìn như vậy khiến cho hiện thực được soi chiếu từ nhiều góc cạnh, đa chiều hơn. Nhà văn không can thiệp lộ liễu vào diễn biến khách quan của sự việc mà sắp xếp theo tình trạng vốn có của xã hội được đặt vào đúng tầm nhìn của nhà văn, người đọc. Vì thế mà có ý nghĩa phản tư, phản tỉnh sâu sắc đối với dân tộc và lịch sử, đặc biệt là lịch sử hiện đại.

Mạc Ngôn tạo điểm nhìn từ nhiều nhân vật để thấy được sự phức tạp và những nghịch lý của cuộc sống đời thường. Xoay quanh cái chết của Phương Phú Quý, nhà văn đã để cho nhiều nhân vật tham gia bình luận và thể hiện quan điểm riêng của mình trong đó. Khi biết tin thầy Phương chết trên bục giảng “toàn thể giáo viên thành phố kính trọng và thương xót. Tờ báo của thành phố dành vị trí trang trọng nhất để cáo phó về cái chết của anh” [18, tr.103], các đồng nghiệp thì mặt mày ủ rũ, vợ con thì khóc thảm thương. Hiệu trưởng lại nhân cái chết của anh để phát động học sinh cố gắng học tập. Mỗi một học sinh đậu đại học là vòng hoa cao quý dâng tặng thầy Phương. Bất ngờ thay, Phương Phú Quý tỉnh lại trên đường đến nhà tang lễ. Hiệu trưởng lại là người phát hiện đầu tiên và đã ngăn không cho anh ta cử động, Ông ta muốn anh hãy im lặng, chết rồi thì không thể sống lại; “Toàn thể nhân dân thành phố đồng thời kêu lên giận dữ: Phương Phú Quý nhất định không thể sống lại! Chết là hết!” [18, tr.105]. Người ta lợi dụng cái chết của anh để làm đòn bẫy cho việc xây lại khu cư xá mới, tăng lương cho giáo viên, ổn định đời sống cho các giáo viên trong thành phố, cứu vớt những thầy giáo đang trên đường kiệt sức như anh. Chưa hết, xưởng thịt thỏ của trường còn nhân cái chết của anh để mà tăng gia sản xuất, tăng cường tiếp thị sản phẩm, cầu cứu mọi người mua thịt thỏ đóng hộp để cứu những học sinh đang theo học tại trường và những giáo viên trong toàn thành phố. Thế mới nói là

“Để cải thiện đời sống cho toàn thể giáo viên thành phố, kéo dài tuổi thọ của họ, Phương Phú Quý mà sống lại, anh ta sẽ là kẻ phản động. Phương Phú Quý còn sống mà vào nhà tang lễ, đó chính là đại nhân đạo” [18, tr.104]. Nếu Phú Quý chết thì

không nói làm gì, nhưng nay biết anh ta không chết, hiệu trưởng vẫn muốn anh phải chết với lời biện hộ là vì nền giáo dục, vì những người khác. Nhưng chúng ta biết rõ rằng con người này chỉđang vì lợi ích cá nhân của mình mà tước bỏ quyền được sống của người khác. Nếu Phú Quý sống lại thì lợi ích của hiệu trưởng sẽ không còn. Vì vậy anh ta sẽ đe dọa nhiều đến lợi ích của mọi người nên người ta lo sợ điều đó. Chỉ tội nghiệp cho Phương Phú Quý muốn sống nhưng cũng không ai đồng ý cho anh sống. Giống như nhân vật Chí Phèo của Nam Cao trong tác phẩm cùng tên, muốn được làm người lương thiện nhưng không ai cho anh ta làm người lương thiện nữa. Ngay cả vợ anh cũng cho rằng anh là ma khi anh trở về từ Thế giới mỹ lệ và liên tục những ngày sau đó cô ta cũng chối bỏ sự tồn tại của anh, cho anh là kẻ giả mạo để ve vãn đàn bà góa. Chỉ còn có Trương Xích Cầu và Lý Ngọc Thiền - vợ chồng nhà hàng xóm cũng là đồng nghiệp với Phương Phú Quý đồng ý giúp anh được tiếp tục sống, thừa nhận sự tồn tại của anh nhưng phần lớn cũng là để giúp cho lợi ích riêng của họ thông qua việc ký kết một bản hiệp nghị giữa ba người. Chỉ xoay quanh cái chết của một thầy giáo Vật lý mà đã có biết bao ý kiến, mỗi người có một suy nghĩ và thái độ khác nhau. Đó cũng là dụng ý của tác giả khi để cho các nhân vật tự bộc lộ mình, như vậy càng thể hiện rõ sự chân thực và sinh động, đúng với bản chất phức tạp của cuộc sống. Câu chuyện này đặt ra một nghịch lý trong cuộc đời: khi có người chết thì thương tiếc, xót xa, đau đớn nhưng khi biết họ sống lại thì vội vàng vùi dập, tước bỏ quyền được sống của họ chỉ vì lợi ích riêng của mình.

Đây cũng là một tiểu thuyết đặt ra nhiều vấn đề về cuộc đời, hiện thực và lý tưởng, nhân đạo và vô nhân đạo trong xã hội thông qua việc trần thuật đa điểm nhìn. Để giải quyết các vấn đề đó, tác giả trao điểm nhìn cho nhiều nhân vật để soi chiếu. Đánh giá về tình hình nền giáo dục của Trung Quốc, mỗi nhân vật có một nhận thức riêng. “Tất cảđều chạy theo thành tích…Bây giờ học sinh mệt mỏi đến nỗi nhảy sông, thầy giáo mệt mỏi đến nỗi chết trên bục giảng; mới vào lớp mười đã rục rịch phân ban: học sinh ban văn thì căn bản không cần học lý, hóa; học ban toán căn bản không cần biết sử, địa; trình độ Trung học có khác gì Trung học cơ sở. Giáo dục cái quái gì thế? Trò chửi thầy, thầy chửi hiệu trưởng, tôi biết chửi ai? Tất cả chỉ là một đống sơn

đen đặc quánh!” [18, tr.249], đó là những lời thốt lên từ đáy lòng của hiệu trưởng – người đứng đầu trường Trung học số 8, cũng là đại diện cho toàn bộ các hiệu trưởng trên toàn thành phố. Phương Phú Quý cũng có nhận xét “đúng rồi! Con đường phía

trước của nền giáo dục sao mà u tối!” [18, tr.249]. Còn Lý Ngọc Thiền thì tỏ vẻ độ lượng hơn trong lời nói của mình. “Ôi chao! Đáng thương quá! Các thợ giảng của các anh đáng thương quá! Nhưng mà trong tất cả chúng ta, có ai không đáng thương nào?” [18, tr.201]. Sư phạm là một ngành cao quý, nghề giáo muôn đời được mọi người nể trọng, ấy thế mà Phương Phú Quý lại nói “đậu vào sư phạm, tôi mới biết vận may của mình đã dứt, lúc ấy rơi có khi là may” [18, tr.24]. Con trai của Trương Xích Cầu cũng nói “lẽ nào bố không muốn chúng con thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng, bố muốn chúng con phải thi vào cái học viện sư phạm chết tiệt kia để trở thành một giáo viên nghèo kiết xác như bố sao?” [18, tr.30]. Ngay cả hai anh em sinh đôi từng là học trò tâm đắc nhất của Phương Phú Quý cũng phải vào học viện sư phạm vì không còn con đường nào khác. Như vậy, với hai anh em này, học sư phạm là con đường cùng, là lựa chọn cuối cùng vì thời điểm ấy nền giáo dục đã bộc lộ những tiêu cực của mình. Đỉnh điểm nhất là lời phát biểu của Tiểu Quách (đồng nghiệp của Phương Phú Quý): “tất cả chúng ta đều không triệt để, tôi cũng thế, biết rõ ràng dạy Trung học là một nghề chẳng ra gì nhất mà chúng ta vẫn cứ bám lấy, miệng thì chửi cái nghề chết tiệt nhưng chẳng ai dám bỏ, chẳng ai dám thay đổi. Chúng ta đều biết cho dù đi nhặt đồ phế thải kiếm ăn vẫn tốt hơn làm thầy giáo, nhưng chúng ta không ai dám đi nhặt rác, chẳng ai dám bỏ mỗi tháng chín mươi đồng năm hào tiền lương!”

[18, tr.549]. Lời phát biểu này đánh trúng vào tâm lý của các thầy giáo, nói lên thực trạng của ngành giáo dục ung nhọt mà chưa có ai dám lên tiếng. Người ta chán ghét và thấy nghề giáo đã rơi vào tình trạng bế tắc không thể cứu chữa. Một đứa trẻ cũng nhận ra sự suy sụp của nền giáo dục nhưng tại sao những bậc lãnh đạo lại không nhìn thấy, không tìm cách cứu chữa? Thông qua điểm nhìn của các nhân vật trên, tác giả đã để cho nhân vật và người đọc tự cảm nhận, khám phá ra hiện thực xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kỷ XX mục rỗng và ung nhọt, đến một lúc nào đó sẽ phải vỡ òa, bị phá nát nếu không tìm cách thay đổi.

Trong công viên nhân dân vừa có một con hổ bị giết chết, sau khi tờQuần chúng nhật báođưa tin đã làm dấy lên sựđau xót và phẫn nộ của nhân dân thành phố. Quanh vụ án con hổ này, tác giả cũng trần thuật bằng nhiều điểm nhìn khác nhau thông qua những lời nhận xét của các nhân vật trong chuyện. Học sinh tiểu học – những mầm non tương lai thực sựđau khổ, buồn rầu trước cái chết của con hổĐông Bắc: “tin tức về cái chết của con hổĐông Bắc đã khiến cho rất nhiều em khóc òa lên”, “Một bé gái

có đôi mắt thật to và gương mặt bầu bĩnh vừa mở miệng đã khóc, chưa nói được lấy một tiếng…Em bé nghẹn ngào nói: chú phóng viên ơi! Cháu thương Nguyên Nguyên và Phương Phương quá…Mẹ của chúng đã chết rồi!” [18, tr.405, 406]. Cũng bởi là một học sinh tiểu học nên cách nghĩ của các em rất trong sáng, thơ ngây, em đã thắc mắc “Tại sao lại không mời cảnh sát trưởng Mèo Đen. Nếu cảnh sát trưởng Mèo Đen mà ra tay, chỉ cần một phút là phá án” [18, tr.407]. Phát huy tất cả những gì học được, quan sát được trong cuộc sống, một cậu bé đưa ra giải pháp khi bắt được thủ phạm là

“Nhất định phải băm thịt hắn ra để trộn vào thức ăn hàng ngày cho Nguyên Nguyên và Phương Phương” [18, tr.407]. Là một học sinh tiểu học mà đã có những suy nghĩ tàn bạo như vậy không biết tương lai cậu ta sẽ có những hành vi như thế nào khi không có tình thương đồng loại. Cả một thế hệ bị nhiễm lối sống thực dụng, vô tình và thờơ trước số phận của nhau thì sự ích kỷ và lạnh lùng là không tránh khỏi. Có thể nói người đau khổ nhất trong vụ án này chính là ông già nuôi thú dữ - “Lão Khỉ”. Khi phát hiện xác con hổđã bị lột da, ông ta đã quỳ bên cạnh con hổ mà không nói nửa lời, chỉ sau khi xác con hổ bịđưa đi “đột nhiên ông ta khóc nấc lên, lăn lộn trên đất giống như

một đứa bé không bằng lòng chuyện gì đó nằm ăn vạ” [18, tr.409, 410]. Sau đó ông ta trở nên điên điên khùng khùng, kêu rống lên như có ai đang róc xương ông ta vậy. Cuối cùng vì quá đau đớn ông treo cổ trong chính cái chuồng của con hổ Đông Bắc. Chỉ vì một con hổ mà ông ta có thể treo cổ, ông ta thương yêu động vật hơn cả mạng sống của mình. Lúc trước khi kể về con khỉ to lớn ở ngoài đảo hoang bị người đàn ông phụ bạc cướp con, chặt mất cánh tay ông ta cũng đã khóc rất thương tâm. Ông đã treo cổ vì không thể chịu được nỗi đau quá lớn này, đáng tiếc là người ta lại quá vô tâm trước sự tồn tại của ông.

Về phía nhân dân, họ liên tục điện đến tòa soạn báo hỏi thăm tình hình chính là vì sự hiếu kỳ nhất thời của họ, đó là tâm lý đám đông, chỉ chú ý một thời gian sau đó câu chuyện này sẽ bị họ lãng quên. Điều khiến họ quan tâm cuối cùng vẫn là bộ xương hổ vì nghe nói xương hổ có thể chữa rất nhiều bệnh. Tờ Quần chúng nhật báo tham gia vào vụ án con hổĐông Bắc chính vì muốn tìm ra sự thật, thực hiện trọng trách của một cơ quan ngôn luận. Dưới con mắt của Quần chúng nhật báo thì mọi điểm đều đáng nghi nhưng rút cuộc họ cũng chẳng điều tra được gì “Bài viết đã kết thúc, song sự việc vẫn chưa kết thúc:

- Hổ cốt (có lẽđã trộn lẫn với khỉ cốt) mày ở nơi nào? - “Lão Khỉ”! Tên thật của ông là gì?” [18, tr.419]

Như vậy, thông qua thái độ của các nhân vật về vụ án con hổ Đông Bắc lại phản ánh một sự thật nữa trong xã hội là nạn tham ô, đút lót, hối lộ lẫn nhau giữa các quan chức cấp cao; thực trạng đổ lỗi cho nhau khi có sự cố xảy ra… Đằng sau đó sẽ còn nhiều hệ lụy nữa mà tác giảđể cho các nhân vật của mình tự phân tích, mổ xẻ, đưa ra ý kiến để tái hiện lại một bức tranh hiện thực phong phú.

Trần thuật đa điểm nhìn là một đóng góp đáng kể của Mạc Ngôn. Nhà văn lúc là người ngoài cuộc chứng kiến mọi việc, lúc là người nhập thân vào nhân vật, di chuyển điểm nhìn trần thuật từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ hành động bên ngoài đến tâm trạng bên trong. Điều đó đã tạo nên sự phức điệu của nhân vật, đem đến cho hình thức trần thuật truyền thống những bước tiến mới, dẫn dắt người đọc nhận thức một cách tự nhiên và sâu sắc những quy luật của cuộc sống, của con người.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn (Trang 44)