Điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn (Trang 48)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật

Nhà lý luận Jonathan Culler cho rằng: “Bất cứ trần thuật nào đều phải có người trần thuật, bất kể người trần thuật ấy có được xác nhận rõ ràng hay không. Bởi vì vấn

đề trung tâm của chủ thể mỗi câu chuyện đều là vấn đề về mối quan hệ giữa người trần thuật hàm ẩn và câu chuyện mà nó kể ra”. Trần thuật của văn xuôi hiện đại đã đặt vai trò của nhân vật và vai trò người kể chuyện ngang hàng, bình đẳng với nhau. Điều này có nghĩa tác giảđã trao cho nhân vật quyền phát ngôn và những phát ngôn ấy hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật. Khi đó chúng ta nhận ra mối tương tác giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật. Hai điểm nhìn này có lúc song song tồn tại, có lúc hòa nhập vào nhau tùy theo chủ ý của người sáng tạo.

Trong những sáng tác của mình nói chung và Thập tam bộnói riêng, Mạc Ngôn luôn để cho người trần thuật có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, đểđiều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hành động, ông lại để cho nhân vật có điểm nhìn riêng, chọn một điểm xuất phát rồi từ đó theo hướng thuận hay hướng nghịch để triển khai hoặc rút ngắn các sự kiện. Cách đặt điểm nhìn trần thuật nơi nhân vật và cách kể chuyện theo quan điểm nhân vật – người kể chuyện xưng “tôi” đã thật sự nhuần nhuyễn và có những cách tân đáng kể.

Với sự thâm nhập của chủ thể trần thuật vào trong các nhân vật của mình, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật bị xóa nhòa, điểm nhìn của cả hai phía trùng

khít. Thập tam bộ có sự luôn chuyển nhịp nhàng giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật. Điểm nhìn di chuyển liên tục từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác, từ người kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật sang người kể chuyện, từ bên ngoài vào bên trong và ngược lại nhiều lần trong một trang viết.

Trung tâm của Thập tam bộ là người kể chuyện trong chuồng sắt – “anh”. Trong câu chuyện của “anh”, Phương Phú Quý, Trương Xích Cầu, Đồ Tiểu Anh, Lý Ngọc Thiền… là những người được kể. Rồi họ lại tiếp nối “anh” để kể về mình. Khi kể lại cuộc trò chuyện, những đối thoại giữa chúng tôi và người trong chuồng sắt, điểm nhìn được đặt vào người kể chuyện. “Quả thực chúng tôi không kham nổi trước những lời nói hồ đồ của anh. Anh không thấy là chúng tôi đứng ngáp liên tục ngoài chuồng sắt

đó sao?” [18, tr.10]. Trong quá trình nghe người trong chuồng sắt thao thao bất tuyệt thì “chúng tôi” đặt ra nhiều câu hỏi, cũng là những thắc mắc mà người đọc muốn biết,

“Cuối cùng, anh là người hay là thú vật? Là người, sao anh lại ở trong chuồng? Là thú vật, tại sao anh lại biết nói tiếng người? Là người, tại sao anh lại ăn phấn?” [18, tr.14]. Để giải đáp thì người kể chuyện tiến hành kể những gì “anh” biết về các nhân vật.

Thầy giáo Vật lý Phương Phú Quý đang giảng dạy ở trường Trung học số 8, “Anh ta là người tốt, tất cả mọi người trong trường đều công nhận điều này. Vợ anh

ấy cũng là người cực tốt, đang hợp đồng với xưởng thịt thỏđóng hộp của trường, làm công việc chặt đầu lột da thỏ. Anh ta có hai đứa con, một trai một gái, trai tên Phương Long gái tên Phương Hổ” [18, tr.11]. Tiếp đó người kể chuyện kể về những biến cố trong cuộc đời Phương Phú Quý: chết trên bục giảng, chạy trốn từ Thế giới mỹ lệ về nhà đồng nghiệp, cả việc thay đổi dung mạo để trở thành Trương Xích Cầu, những khó khăn mà anh gặp phải sau khi mang khuôn mặt của người khác để dẫn đến kết cục là anh ta tự treo cổ trong phòng học.

Nhân vật được người kể chuyện chú ý tiếp theo là Trương Xích Cầu, cũng là một thầy giáo Vật lý tại trường Trung học số 8. Vợ anh ta là chuyên gia chỉnh dung Lý Ngọc Thiền. Anh có hai con là Tiểu Cầu và Đại Cầu, “đây là hai đứa con cực ngoan, học hành giỏi giang, bố mẹ chúng không cần phải lo lắng gì, là niềm tự hào của thầy giáo vật lý” [18, tr.29]. Trương Xích Cầu nghiện thuốc lá nặng nhưng anh ta “không có tiền, cũng chẳng có quyền lực gì. Tiền và quyền lực đều nằm trong tay vợ anh” [18, tr.27]. Vì vậy mà anh chưa bao giờđược thỏa mãn cơn thèm thuốc của mình. Trương

Xích Cầu cũng phải rất khó khăn khi quyết định đi buôn, nhường vị trí đi dạy cho thầy Phương. Sau đó là hàng loạt những rắc rối, tai nạn: bị bắt giam, bị đánh đập, bị cướp bóc liên tục xảy ra khiến anh cũng không còn nhận ra bản thân mình nữa. “Anh ta

đang mặc một chiếc áo của những đồ tể vừa to vừa dày loang lổ vết máu, đầu tóc bạc trắng và bù xù, mặt mày trắng bệch…” [18, tr.525], mọi người gọi anh là bố của Trương Xích Cầu. Từ đây anh không còn con đường nào khác, phải chấp nhận làm một “động vật người” sống trong chuồng sắt và ăn phấn.

Tiếp đó, người kể chuyện cũng kể về Lý Ngọc Thiền. Cô ta làm việc ở Thế giới mỹ lệ, chuyên trang điểm cho người chết. “Lý Ngọc Thiền sống tằn tiện, tiết kiệm, là người đàn bà có đầu óc thực dụng, kinh tế” [18, tr.31]. Trước đây Lý Ngọc Thiền từng là tình nhân của phó cục trưởng Vương, cũng đã cùng với lão già nuôi thú dữ làm cuộc trao đổi: lấy thịt, mỡ của người chết đem đổi lấy thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn. Cô ta cũng là người trực tiếp chỉnh sửa khuôn mặt của Phương Phú Quý thành Trương Xích Cầu, ủng hộ hai người nên cố gắng kiếm tiền để thay đổi vận mệnh. Nhưng sau khi Trương Xích Cầu giả chết, Trương Xích Cầu thật thì biệt tăm, “cô ta ngồi đó, ngây ngây dại dại, chẳng nói chẳng rằng!” [18, tr.544].

Đồ Tiểu Anh, vợ của Phương Phú Quý làm việc trong xưởng đồ hộp ở trường Trung học số 8 “quê gốc ở Cáp Nhĩ Tân, máu trong huyết quản của cô ta có một nửa là dòng máu Nga” [18, tr.280]. Sau khi chồng chết, “vinh dự lại khiến cô ta không giống như các phụ nữ chết chồng khác để cho dung nhan tiều tụy, mà phải đặt mình trên cương vị là vợ một chiến sĩ anh hùng hi sinh trên trận địa vinh quang: Bên trong thì đau khổ nhưng bên ngoài thì phải bình tĩnh; giọng nói phải nhẹ nhàng lưu loát; phong thái phải cao thượng – không cần phải có những lời động viên yêu cầu nào từ

tổ chức mà phải tự mình khắc phục, lý tưởng phải kiên định” [18, tr.287]. Sau cái chết của chồng cùng những thành công trong công việc lột da thỏ, cô được mọi người khen ngợi, được kết nạp vào Đảng cộng sản, cô ta cũng kết hôn với một tay thư kí nhưng sau đó không lâu người ta phát hiện cô nhảy sông tự tử, xác dạt vào bờ sông ở ngoại thành.

Điểm nhìn được đặt vào các nhân vật Trương Xích Cầu, Phương Phú Quý, Đồ Tiểu Anh, Lý Ngọc Thiền khi viết về những độc thoại, hồi tưởng và chiêm nghiệm của họ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là cái nhìn của Phương Phú Quý sau khi tiến hành chỉnh dung một thời gian, bị vợ con xa lánh, xua đuổi, không ai thừa nhận sự

tồn tại của anh. Cuối cùng, sau bao nhiêu biến cố anh cũng nhận ra một điều “mình đã là người chết. Người chết cần quay về với vị trí của người chết, không được can thiệp vào thế giới của người sống” [18, tr.541], sống tiếp chỉ khiến anh thêm mỏi mệt, bế tắc, do vậy anh đã chọn một cái chết thật tàn khốc để chấm dứt cuộc đời đau khổ của mình.

Điểm nhìn đặt vào Lý Ngọc Thiền khi cô hồi tưởng lại quá khứ, những chiêm nghiệm trong công việc chỉnh dung của mình. “Trên chiếc giường này của tôi không có sự phân biệt thân phận, quý hèn, hiền ngu đều giống nhau” [18, tr.72], từđó cô rút ra một chân lý “cho dù là khi sống, mỗi người có mỗi vị trí hoàn toàn không giống nhau, nhưng sau khi chết, mùi vị của các xác chết đều giống nhau” [18, tr.298]. Nhiều lúc cô hay “ngồi chiêm nghiệm về những cái chết vinh dự. Khi lần đầu tiên giơ con dao lên và rạch vào cái thân hình tuy đã chết nhưng vẫn là con người ấy, tâm lý cô bị

kích động dữ dội, mặt mũi cô đỏ nhừ, mạch máu như ngừng lưu thông. Bây giờ ngoại trừ những trường hợp đặc biệt (chẳng hạn như rạch da cắt thịt tình nhân), khi giơ dao lên, cô giống như một tay đồ tể lành nghề trước bàn mổ, cho dù con lợn đang kêu thảm thiết nhưng đồ tể làm gì có sự xúc động, cứ chiếu theo trình tự công việc mà làm, xơ cứng, lãnh đạm, tinh tường, chuẩn xác đưa con dao vào dưới cổ, ấn mạnh” [18, tr.155]. Cũng có lúc hồi ức của cô quay về với quá khứ, khi mẹ cô hãy còn trẻ còn cô chỉ là một cô bé quàng khăn đỏ, thời gian ấy sao mà đẹp và huy hoàng với cô. Cô cũng nhớ lại khoảnh khắc năm trước khi cô tiến hành cuộc trao đổi với lão già nuôi thú dữ, đó là một đêm mùa thu mát mẻ, cô đã bị lời nói của lão ta dọa cho phát khiếp đến mức đêm về nằm mơ còn đái ra cả quần. Cô cũng bị ám ảnh bởi hình ảnh của phó cục trưởng Vương nằm trong lò thiêu bị “nghìn vạn ngọn lửa xanh thè lưỡi liếm vào cái xác, và hình như gương mặt vốn thản nhiên như ngủ của ông ta đột nhiên co rúm lại và thân thể ông ta cong lên”, “Cảnh tượng cuối cùng đập vào mắt khiến cả quảng đời còn lại của mình, cô chuyên gia cũng không thể nào xua đuổi nó ra khỏi ký ức” [18, tr.533].

Khi kể về những dòng tâm sự, băn khoăn của Đồ Tiểu Anh thì điểm nhìn lại được soi chiếu từ chính cô. Trong quá trình làm việc, cũng như Lý Ngọc Thiền, “cô ngộ ra một chân lý: Bất kỳ thỏ mang màu gì, đều có kết cục của số phận giống nhau”

[18, tr.297]. Cô đau khổ khi đột ngột mất chồng, cô cũng thành thực kể về những trăn trở của mình khi đêm đêm nghe tiếng Phương Phú Quý bên kia bức tường, tất cả dáng

vẻ, giọng nói là của Phương Phú Quý nhưng khuôn mặt thì lại là chồng của cô chuyên gia chỉnh dung, điều đó ám ảnh, dày vò cô và mãi đến tận khi chết cô cũng không thể lí giải được. Cô cũng đã giận mình, oán trách mình tại sao lại thất tiết, lại bị những lời cám dỗ của Trương Xích Cầu mà đảo điên thần trí, bị những câu chuyện cổ xưa ám ảnh, quấy nhiễu. Đó là những mẫu chuyện được lưu truyền ở phương Bắc mà trong khi nhớ chồng, Đồ Tiểu Anh bỗng nghĩ tới. Câu chuyện thứ nhất kể về người phụ nữ có sắc đẹp mặn mà đang ngồi khóc chồng vừa mới chết, bên ngoài thì mặc áo tang nhưng bên trong lại mặc bộ quần áo màu đỏ, hỏi ra mới biết là cô ta đã thông dâm cùng người khác đầu độc chồng, “việc cô ta mặc áo tang bên ngoài chỉ là để che mắt thiên hạ”

[18, tr.274]. Chuyện thứ hai kể về người phụ nữ cũng có chồng vừa mới chết đang ngồi vừa khóc vừa quạt cho ngôi mộ. Thì ra trước khi chết hai người đã hẹn ước là khi nào đất trên mồ khô và cỏ lên xanh thì cô ta được tái giá, nhưng đã ba ngày rồi mà đất trên mồ chưa khô nên cô ta nóng ruột muốn quạt cho mau khô hơn. Một người đắc đạo nghe xong liền kể cho vợ của ông ta nghe, vợ chửi người đàn bà đó thậm tệ và còn nói nếu chồng mình chết sẽ thủ tiết không tái giá nữa. Tối hôm đó, người đàn ông không bệnh mà mất, vợ đau khổ không thiết sống nữa nhưng gượng tổ chức tẩm liệm cho chồng, còn mời sư tăng về tụng kinh mong chồng được siêu độ lên tiên. Nhưng khi nhìn thấy chú tiểu “mày thanh mắt sáng, dễ làm say đắm lòng người” thì cô ta đã ngã vào lòng chú tiểu, thất tiết ngay trước linh sàng của chồng. Chưa hết khi chú tiểu kêu đau đầu, cô vợ này còn cầm rìu định bổ óc chồng mình cho chú tiểu ăn. “Như hai con rắn, hai câu chuyện này đang bò ngang bò dọc trong trí óc Đồ Tiểu Anh, tâm thần cô

đang bất định, đứng ngồi không yên. Chồng chết là một cách để thử thách đàn bà. Nếu lúc này có một chú tiểu xuất hiện, liệu tôi có thể chế ngự được lòng ham muốn của mình? ... Đồ Tiểu Anh cho rằng mình đã bị hai câu chuyện tầm thường, thô thiển dung tục theo quan niệm phong kiến cổ hủ ấy quấy nhiễu và uy hiếp” [18, tr.277]. Và rõ ràng là Đồ Tiểu Anh đã bị hai câu chuyện đó ám ảnh, cô không thể cản được hình bóng chiếc quạt và chú tiểu, “cô ấy đã vứt bỏ sự nỗ lực ngăn cản những dục vọng để

chìm vào cái đầu tóc xanh xanh của chú tiểu và cái thân thể ngoài thì mặc áo trắng, trong thì mặc quần áo đỏ của người đàn bà. Mười mấy ngày nay cảm giác ấy luôn luôn thường trực” [18, tr.277, 278]. Cô cũng giống như hai người đàn bà trong câu

chuyện cổ xưa, cũng vội vàng thất tiết, vội vàng tái giá sau khi chồng chết chưa được bao lâu cho dù thâm tâm vẫn luôn nhớ thương người chồng xấu số.

Với Trương Xích Cầu, anh đau khổ nhận ra rằng, “ngôi nhà đã làm cho tôi gặp quá nhiều phiền não song tôi không thể nào từ bỏ…Ngôi nhà chất chứa nhiều đau khổ

nhưng cũng nhiều tình yêu. Mất nó tôi sẽ trở thành kẻ lưu linh lạc địa, có nó tôi sẽ trở

thành kẻ đau khổ” [18, tr.358]. Anh cũng kể lại quá trình mình nhận ra lỗi lầm lớn nhất là để cho kẻ khác mang khuôn mặt mình, mạo danh mình để chiếm vị trí đáng ra phải là của mình. Từ lúc khởi hành đi buôn, Trương Xích Cầu đã gặp vô vàn tai nạn. Anh đã cố gắng vượt qua chỉ để mong về nhà nhưng bất hạnh thay chỉ mấy ngày trôi qua mà trông anh tiều tụy, xơ xác. Trương Xích Cầu giả lại thắt cổ chết, anh không còn chốn để quay về nữa. Nếu anh làm theo cách của phương Phú Quý anh cũng sẽ lặp lại bi kịch mà cả hai người vừa trải qua. Chính vì thế mà “có một người đang ngồi trong lồng sắt và đang ăn phấn” [18, tr.551].

Từ những lời kể, những chiêm nghiệm của nhân vật kết hợp lời của người kể chuyện đã chuyển tải một bức tranh cuộc sống sinh động: có đau thương, mất mát; có vui vẻ, buồn rầu; có tiếc nuối, dằn vặt; có biết ơn và ban ơn; có sung sướng, khổ đau; có may mắn và bất hạnh… tất cả đúng như những gì mà nó vốn có. Tác giả không thêm hay tước bỏđiều gì khiến câu chuyện được kể thật đến không ngờ.

Người kể chuyện và điểm nhìn thay đổi đến chóng mặt cho phép ngòi bút tác giả lách sâu đến mọi ngóc ngách của sự kiện, đẩy sự kiện đến độ căng nhất, cuốn hút nhất. Đây là một điểm nhấn trong nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn, do vậy đọc tác phẩm của ông, độc giả như bị thuyết phục bởi những ám ảnh hiện thực khó rời, những xúc cảm sâu sắc và cách kể chuyện đầy sáng tạo.

Chương 3

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT 3.1. Giọng điệu trần thuật

Theo Từđiển thuật ngữ văn học, “Giọng điêu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [7, tr.134].

Có thể nói giọng điệu chính là một phạm trù thẩm mỹ, là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng riêng cho phong cách của nhà văn. Giọng điệu của tác phẩm, ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được miêu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)