Trần thuật ngôi thứ hai

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn (Trang 33)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Trần thuật ngôi thứ hai

Trường hợp kể ở ngôi thứ hai (kể về người nghe) là rất hiếm gặp trong văn chương nhân loại. Theo Manfred Jahn, đây là một dạng trần thuật trong đó vai chính được hướng tới ở ngôi thứ hai: “you”. Về chức năng “you” có thể là “bản thân trải nghiệm của người kể”, có thể là “một vài nhân vật trong thế giới trần thuật ở ngôi thứ nhất” hoặc là “một nhân vật trong thế giới trần thuật từ ngôi thứ ba” [16, tr.48].

Tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn đã sử dụng hình thức kể chuyện từ ngôi thứ hai như một nét độc đáo của phương thức trần thuật. Đứng ở vị trí của người kể chuyện ngôi thứ nhất, dùng điểm nhìn toàn tri để kể về người được gọi là “em” hoặc “anh” là đặc trưng của tiểu thuyết này. Thoạt nhìn, người kể chuyện và người được kể như hai chủ thể tách biệt nhưng thực tế, cả hai đối tượng này là một thực thể. “Em”, “anh” là những bản ngã khác của “tôi”. “Tôi” đang kể về tôi nhưng lại tách mình ra, xem mình là người khác để đối thoại gay gắt, phán xét nghiệt ngã và cảm thông sâu sắc với chính mình bằng một giọng điệu vừa lạnh lùng vừa thân thiết.

Quý – người chết hai lần, một là Trương Xích Cầu, còn sống và ngồi trong chuồng sắt. Người kể chuyện đã hai lần phủ nhận mình không phải là Trương Xích Cầu, cũng không phải Phương Phú Quý mà là “bạn chí cốt” của hai người. “Tôi đã từng là bạn chí cốt của Phương Phú Quý, cũng đã từng là bạn chí cốt của Trương Xích Cầu. Tôi cũng đã từng là bạn của tất cả thầy cô giáo của trường Trung học số 8” [18, tr.18]. Khi “chúng tôi” hỏi có phải là “anh” đã từng dạy Vật lý ở trường Trung học số 8 không? “anh” đã “giận điên người”, “chửi ầm lên”. Vậy mà khi kể về hai nhân vật Phương Phú Quý và Trương Xích Cầu, “anh” thường gọi chung một cụm từ là thầy giáo Vật lý”, mà với thầy giáo Vật lý nào “anh” cũng nhỡ mồm xưng “tôi” khi đang kể về“anh ta”.

“Thầy giáo Vật lý Phương Phú Quý …chậm chạp nhướng mi mắt lên… anh ta nhận ra sự thay đổi cực kì tinh tế… anh cảm thấy da mặt mình rất mỏng… một luồng sáng từ thân thể cô chuyên gia đập vào mắt tôi” [18, tr.232, 233]. Như vậy người kể chuyện tự thừa nhận mình là Phương Phú Quý. Người kể chuyện lại phân thân mình ra, tự gọi mình là “anh” trong chính câu chuyện của mình. “Không có niềm hạnh phúc nào là trọn vẹn và vĩnh cửu. Nhục thể của anh có một tật xấu đáng ghét là không bao giờ cảm thấy đầy đủ. Lúc quá mỏi mệt thì anh tràn ứ khát vọng được nghỉ ngơi, sau khi nghỉ ngơi thì anh lại muốn vận động. Lúc ăn không no thì anh mơ ước cao lương mỹ vị, được ăn no thì anh lại mơ ước có người khác giới…” [18, tr.124]. Phương Phú Quý nhớ lại tuổi thơ của chính mình - một hồi ức đau khổ về thời chiến tranh loạn lạc, và trong câu chuyện của mình anh ta cũng gọi mình là “anh” như đang kể về một người xa lạ nào đó vậy. “Anh nhìn thấy chính anh thời ấy, một thằng bé gầy gò ôm một con nhạn chết đứng trên đám cỏ khô ngoác mồm khóc gọi mẹ. Trên đầu anh, đạn gầm rít, chung quanh là lửa khói ngút trời. Một giải phóng quân trẻ măng dắt anh chạy vào rừng. Buổi tối, quanh đống lửa, anh và họ đã xẻ thịt con nhạn nướng ăn”

[18, tr.126, 127]. “Anh đang ôm xác con nhạn đứng kêu mẹ. Một thanh niên đứng vụt dậy. Đầu ông ta trọc, mặc chiếc áo rách nát – chính là bố anh. Một mảnh đạn như sao xẹt vút tới gần như cắt thân hình ông ấy ra làm hai nửa, máu vung ra và hình như có tiếng gió vi vu. Anh tận mắt trông thấy bố anh giống như một cây gỗ mục bị chặt ngang sườn gục xuống. Chú Tiểu Vương cõng anh chạy vào rừng cây. Nằm gọn trên lưng anh ta, anh cứ ngỡ đấy là người bố trẻ thứ hai của mình” [18, tr.131]. Anh ta cũng kể lại quá trình trở về từ cõi chết của mình với những khám phá, cảm nhận mới

mẻ khi ở trong chiếc tủ lạnh dùng đểđựng xác người chết. Và tất nhiên anh ta cũng tự gọi mình là “anh” trong câu chuyện ấy: “Anh đã từng tưởng tượng cái tủ lạnh to đùng này là địa ngục. Anh tự an ủi mình: - Địa ngục mà có ánh sáng, lại mát mẻ như thế này, được ở đây vĩnh viễn cũng là một hạnh phúc quá lớn của con người sau khi chết. Lúc này, khí lạnh đã làm cho anh tỉnh táo lại. Cái cảm giác nhớ vợ - Đồ Tiểu Anh – khi còn đang sống chưa hề thử nghiệm qua, lúc này lại được khí lạnh khơi nguồn”

[18, tr.128]. Sau khi rùng mình vì nhìn thấy da, xương của người chết trong tủ lạnh, anh đã tìm cách để thoát ra ngoài vì quá sợ hãi. “Anh dùng đầu húc mạnh một cái, cửa tủ lạnh bật mở. Theo đà quán tính, anh văng ra ngoài, ngồi trên nền đá cách chiếc tủ lạnh khoảng năm mét. Không khí ấm áp của chốn nhân gian bao trùm lấy anh. Những hạt tuyết đọng trên tóc, trên mi biến thành những giọt sương, mấy giọt nhẹ nhàng rơi trên mu bàn tay… Anh nghĩ đến những bài học thời đại học, những quyển sách đã từng đọc. Với đôi gọng kính dày cộp, anh cắm cúi đi, vừa đi vừa đọc và đầu anh đã đụng vào một vật gì đó thật mềm. Sao lại có một vật thể mang thuộc tính vật lý mềm, ấm và thơm đến như thế? Đó là khuôn ngực của cô sinh viên Nga văn Đồ Tiểu Anh! Có tiếng nổ lốp bốp trong đầu anh, não anh trướng to lên” [18, tr.128]. Chính dòng suy nghĩ miên man này đã giúp Phương Phú Quý mạnh dạn hơn trong việc quyết định trở về với cuộc sống, muốn được sống. Anh ta lại tiếp tục kể quá trình từ Thế giới mỹ lệ về nhà cũng gặp không ít rào cản: “Bỗng nhiên anh thấy ớn lạnh. Trong thời khắc vũ trụ u ám nhất trước bình minh, anh chạy như bay khỏi rừng bạch dương, chạy trên đại lộ Bát Nhất, xuyên qua quảng trường Ngũ Nhất, đi vào đường Ái Dân, vượt qua ngõ Quần Chúng. Bên cạnh trụ sở ủy ban hành chính thành phố, anh nhìn thấy một vật lạ đang nằm lăn lóc trên đất – mìn định hướng của công binh. Anh hoảng sợ, quay lưng bỏ chạy khỏi công trình xây dựng dở dang, chân đạp lên gạch vỡ. Anh rơi xuống một chiếc hố, sâu lắm, dễ đến ngàn thước. Đây là đỉnh điểm của tai nạn rồi! Anh thoáng nghĩ. Dốc hết sức lực, anh bò lên đến được mặt đất, bò qua một bức tường lở cỏ mọc um tùm, bò thêm lát nữa. Đến rồi! Một tấm bảng gỗ ghi: Khu cư xá giáo viên trường Trung học số 8. Anh bò vào trong gõ cửa” [18, tr.138, 139]. Cứ ngỡ anh sẽ được đoàn tụ với gia đình khi đã tìm về tận đây nhưng khi trông thấy toàn thân anh trắng toát vì rơi xuống hố vôi, vợ anh gọi anh là ma. Anh đã không còn chốn quay về nữa nên đành cầu cứu nhà người đồng nghiệp là Trương Xích Cầu ở sát bên. Trong suốt quá trình kể chuyện của mình, Phương Phú Quý đều gọi mình là “anh” như thể

đang kể về câu chuyện mình được chứng kiến từ người khác vậy. Sau khi quyết định tiếp tục sống, và sống dưới gương mặt của Trương Xích Cầu anh ta cũng đã khám phá nhiều điều mới mẻ mà trước đó anh không có cơ hội. Khi được cô chuyên gia chỉnh dung chăm sóc, anh đã thích thú nhận ra cuộc sống này vẫn tươi đẹp và rất đáng sống

“Một mùi hương kì dị từ đầu tóc cô ta tỏa ra. Anh mê man trong cái mùi hương làm người ta mê hồn táng mật ấy, mỗi tế bào sống trong người anh đều quẫy động. Những lọn tóc của cô ta phủ lên đầu, lên cổ anh. Rất nhanh, cái da đầu của anh – vừa bị cạo trọc tóc – rất mẫn cảm dựa vào đầu tóc ấy. Anh cảm nhận được sự tồn tại vi diệu của đầu tóc cô ấy, so với sự cảm nhận về sự tồn tại của đầu tóc chính mình có lẽ còn thâm sâu hơn. Cái da đầu rất mẫn cảm và đa tình của anh bị mái tóc của cô ta trùm lên ve vuốt và phóng xạ tĩnh điện” [18, tr.223, 224]. Khi được phẫu thuật để mang khuôn mặt của Trương Xích Cầu, anh lại tiếp tục hưởng những niềm vui nho nhỏ trong những ngày chờ tháo băng trên mặt. Tiếp sau đó là chuỗi ngày Phương Phú Quý phải chịu dằn vặt, đau khổ khi mang khuôn mặt của người khác: “Anh trăn trở đau khổ trong tiếng kêu gào liên tục của mỹ nhân họ Lạp, bộ đồng phục biến thành lạnh căm căm như một bộ áo giáp bằng băng tuyết đang bó nghẹt cái thân dưới cơ thể được xem là Phương Phú Quý của anh. Điều làm cho anh trăn trở và lo lắng nhất là khuôn mặt của mình. Chủ nhân chính của nó đang đi lại ở ngoài gian bếp, vừa đi vừa than thở (Phương Phú Quý vẫn không biết là Trương Xích Cầu đã quên mất bản hiệp nghị đã viết, anh ta than thở là chuyện của bộ môn Vật lý ở trường Trung học số 8). Anh cho rằng chủ nhân của khuôn mặt đang hối hận vì đã đánh mất cái khuôn mặt gia truyền quý giá, do vậy mà anh muốn cắt khuôn mặt mình đang mang hoàn trả lại cho anh ta”

[18, tr.244]. “Chiếc đĩa nặng khiến tay anh tê buốt, cục nghẹn vẫn chẹn ngang cổ, anh im lặng theo Phương Hổ vào nhà. Gót chân anh khoan khoái đạp lên từng viên gạch quen thuộc. Anh hít thở cái mùi ẩm mốc thân thiết trong nhà. Mái đầu sáng loáng của Phương Hổ hấp dẫn đôi môi anh, nhưng nó đã cách anh quá xa” [18, tr.258]. Mọi nỗ lực, cố gắng để được gần gũi vợ con của Phương Phú Quý đều tan biến vì càng ngày vợ con càng lánh xa, xua đuổi. Bất lực trước dòng đời đưa đẩy, anh đã tìm đến cái chết thật sựđể giải thoát cho chính mình.

Có khi người trong chuồng sắt lại thừa nhận mình là Trương Xích Cầu. “Thầy giáo Vật lý Trương Xích Cầu ngây ngô gật đầu…mùi hương đưa anh ta quay trở về với mớ kí ức lộn xộn…lúc này cuộc đời lại đột nhiên thêm một hương vị mới. Cái

hương vị này không biết sẽ đưa đẩy tôi đến đâu” [18, tr.346, 347]. Với nhân vật này, người kể chuyện cũng phân thân mình ra, tự mổ xẻ, cắt nghĩa những suy nghĩ bên trong của bản thân để phô bày một cuộc đời cũng chẳng ra gì của mình. “Dưới mặt bàn có mấy cái ngăn kéo khóa kín. Ở trong ấy có tiền. Anh nghĩ, chỉ cần lấy được tiền, anh sẽ rời khỏi nhà đi về phía đông, nhảy qua con mương đầy ruồi muỗi và đang bốc mùi xú uế nồng nặc, không thể phân biệt đó là mùi gì, nhưng hai bên bờ lại rợn ngợp cỏ xanh và hoa đỏ. Anh sẽ lùi lại mấy bước trước khi nhảy để lấy đà. Anh nghĩ, chẳng thà nhảy qua con mương còn hơn phải giẫm chân lên chiếc cầu gỗ đã mục nát” [18, tr.18, 19]. Vì cuộc sống quá nghèo và túng thiếu, mọi chi tiêu đều phải tiết kiệm nên mặc dù nghiện thuốc lá, anh ta chỉ còn cách ngồi tưởng tượng cảnh được hút một điếu thuốc thật sự. “Anh muốn ôm tút thuốc lá Đại Trùng Cửu chạy vội về nhà, đốt vội một điếu, tinh thần sẽ trở nên mẫn tiệp và sức lực cuồn cuộn dội về, giống như một cây ray cần được tưới chất dinh dưỡng trực tiếp. Anh sẽ phủ phục người trên bàn, phê phê chấm chấm mấy bài tập của học sinh… Nhưng rốt cuộc anh không có thuốc lá…” [18, tr.27]. Cuộc sống thực tại của Trương Xích Cầu bây giờ chỉ còn biết nghĩ về quá khứ, nhớ lại những năm tháng còn là một chàng trai trẻ tuổi để tìm lại niềm vui và để an ủi bản thân, kể lại chuyện của mình mà như kể về một chàng trai xa lạ nào đó vậy: “Lòng anh cảm thấy ấm áp lại. Số 99! Anh đang cố nhớ lại lần đầu tiên ngửi thấy cái mùi nồng ấm của cây bạch dương hòa vào không khí đang mùa xuân năm ấy, lòng anh cảm thấy xốn xang. Anh thấy một khát vọng về tình yêu dâng trào mạnh mẽ choán hết tâm trí anh, môi anh ngứa ngáy, run run” [18, tr.36]. Sau khi nhường vị trí của mình lại cho Phương Phú Quý, anh ta đi buôn nhưng cũng chẳng may mắn gì, bị người ta lừa gạt, đánh đập, dọa nạt khiến thân anh tàn tạ, mệt mỏi rã rời: “Anh đứng dậy, lưng mỏi chân đau, xiêu xiêu vẹo vẹo, chân đạp loạn xạ khiến những cây ngô xô vào nhau kêu xào xạc như đau đớn lắm. Không thể đứng vững được, anh lại ngã xuống. Mặt anh đập xuống mặt đất mềm mềm, mũi anh ngửi thấy mùi đất nồng nàn. Anh nghĩ, mặt mình còn lạnh hơn mặt đất ẩm ướt này” [18, tr.472, 473]. “Đến lúc này, những bước chân của anh dường như là một sự vận động mang tính cơ giới, không hề có ý thức. Trước mắt anh không hề có con đường nào cả, bước chân của anh chẳng có mục đích nào hết. Anh chỉ là một hồn ma đang giãy giụa trong vòng xoáy tàn bạo của đất trời!”

[18, tr.474, 475]. Khi kể lại câu chuyện của mình, các nhân vật của chúng ta thường không xưng “tôi” trong câu chuyện ấy mà gọi chính mình là “anh”. Dĩ nhiên những

chuyện mà họ kể là đúng sự thật, đã xảy ra với họ nhưng phải chăng vì những chuyện đó quá đau buồn nên họ tránh né, họ không giám thừa nhận một cách thẳng thắn, họ cũng không muốn nhớ lại khoảng thời gian đã gây nhiều ưu tư cho họ. Nói cách khác, có thể họ không giám nhìn thẳng vào sự thật nữa, muốn quên đi, xóa đi cái kí ức đau khổ. Giờ đây vì cần phải kể lại nên họ cố tình tránh né giúp giảm bớt nỗi đau mà họ phải gánh chịu.

Phương Phú Quý có thói quen ăn phấn, giờ anh ta đã chết. Trương Xích Cầu ngồi trong chuồng sắt kể chuyện, anh ta lại phải ăn phấn liên tục mới kể được. Vậy nên từ việc ăn phấn này chúng ta có thể khẳng định người kể chuyện “tôi” chính là Phương Phú Quý cũng là Trương Xích Cầu. Nói cách khác tôi đã phân thân làm hai, một là Phương Phú Quý, một là Trương Xích Cầu. Gọi người được kể là “anh”, người kể chuyện phân thân đã tách mình ra, tạo nên sự gián cách với chính mình, nhìn lại, mổ xẻ đến cùng tâm lý, hành động của mình, tự giày vò mình, chì chiết mình khiến hình thức trần thuật từ ngôi thứ hai này giống một hình thức tự thú. Chuyện của thầy giáo vật lý chính là chuyện của tất cả mọi người, là thực trạng ngành giáo dục Trung Quốc cuối thế kỉ XX: “Tất cả đều chạy đua theo thành tích … Học sinh mệt mỏi đến nỗi phải nhảy sông, thầy giáo mệt mỏi đến nỗi chết trên bục giảng” [18, tr.249].

Trường hợp người được kể không phải là “tôi”, như Lý Ngọc Thiền và Đồ Tiểu Anh được kể ở ngôi thứ hai: “cô”. Đây là hình thức trần thuật dễ thuyết phục người đọc nhất, buộc họ phải thừa nhận, không thể chối cãi những thông tin đã được kể ra. Như việc Lý Ngọc Thiền xẻ thịt thi thể phó cục trưởng Vương diễn ra trong nhà tang lễ lạnh lẽo và chỉ có một mình cô ở đó. Vậy mà cách dùng ngôi thứ hai để kể khiến người đọc có cảm giác hành vi của cô ta đang bị theo dõi bởi một người thứ ba: “trước khi ra tay, cô đứng lặng ba phút, cúi đầu trước xác chết…cô vội vàng cởi quần áo, khoác chiếc áo choàng trắng vào người rồi rất từ tốn…cô đưa con dao vạch ngang dọc trên mặt người chết…cô chỉ việc loại bỏ bớt lượng mỡ và thịt trên thân thể…sau đó căn cứ vào kí ức…khôi phục lại khuôn mặt thời thanh niên của ông ta… kí ức về

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)