1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel.doc

59 724 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 633,5 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, tôi có sự hộtrợ của Giáo viên hướng dẫn là TS Bùi Huy Nhượng Các nội dung nghiên cứuvà kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồnkhác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước Hội đồng, cũng như kết quả chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cáccô bác, anh chị em cũng như toàn thể nhân viên của Chi Nhánh Viettel Em xinchân thành cảm ơn mọi người đã giúp em thực hiện tốt nhiêm vụ trong suốt quátrình thực tập Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Huy Nhượng Cảm ơnthầy đã cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệpnày Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên chuyên đề không thểtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từcác thầy cô và các bạn để tiếp tục hoàn thiện hơn bản chuyên đề tốt nghiệp!

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1:Doanh thu của công ty theo lĩnh vực hoạt động: 30

Bảng 2: Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường: 31

Bảng 3: Số lượng và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009 32

Bảng 4: Tỷ trọng theo phương thức nhập khẩu năm 2009 33

Bảng 5: Kết quả kinh doanh qua các năm 34

Bảng 6: Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu hàng hoá 35

Bảng 7: Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 36

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu 36

Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn từ hình thức thanh toán chậm năm 2009 37

Bảng 10: Kết quả lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 38

Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuận theo các chỉ tiêu 38

Bảng 12: Tỷ suất ngoại tệ năm 2009 39

Trang 4

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO 3

HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG 3

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1.TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3

1.1.1.Khái quát về nhập khẩu 3

1.1.2 Vai trò của nhập khẩu 4

1.1.3 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu 6

1.2.HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 8

1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 8

1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 10

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhập khẩu: 12

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA .171.3.1 Các nhân tố vĩ mô 17

1.3.2 Các nhân tố vi mô 20

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL 23

2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY 23

2.1.1 Giới thiệu chung về tổng công ty 23

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 26

Trang 5

2.2.TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP

KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL 29 2 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty: 30 2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 36

2.3.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY 39

2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 392.3.2 Những nhược điểm và tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty 402.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế đó 41CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP 44NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 44

3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 443.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 44

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm tăng doanh thu cho Tổng công ty 44

3.2.2 Nhóm giải pháp giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu 473.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CẤP TRÊN 49KẾT LUẬN 50TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nhìn lại hơn 24 năm đổi mới, nước Việt Nam ta đã có nhiều thay đổi đángkể đó là đời sống nhân dân đã được cải thiện một cách đáng kể, các doanhnghiệp trong nước đã và đang thích nghi được với nền kinh tế thị trường có sựquản lý điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tếcũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ.

Với xu hướng toàn cầu hóa,hợp tác hóa các quốc gia đang dần xích lại gầnnhau.Để có được một hướng đi đúng đắn,việc phát triển thương mại quốc tế làmột trong những lĩnh vực hoạt động có vai trò mũi nhọn quan trọng trong việchội nhập vào nền kinh tế thế giới.Trong hoạt động thương mại quốc tế thì nhậpkhẩu đóng vai trò hết sức quan trọng.Bất kể một quốc gia nào cũng không thểcung cấp đầy đủ các mặt hàng mà nhu cầu trong nước đặt ra,vì vậy việc nhậpkhẩu giúp con người thực hiện được các sản phẩm đa dạng và phong phú từ cácquốc gia,giúp kinh tế các nước phát huy được lợi thế so sánh,tiềm lực tiềm năngsẵn có của các quốc gia.

Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel tham gia vào thị trường thươngmại quốc tế cũng đã góp một phần lớn vào việc thúc đẩy kinh doanh XNK củaViệt Nam.Viettel kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực,và trong các lĩnh vực kinhdoanh ấy thì lĩnh vực nhập khẩu là một lĩnh vực mang lại rất nhiều lợi nhuậncho công ty.Đã nói kinh doanh thì phải có lãi,và việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh là một điều tất yếu.Chính vì thế trong phát triển nhập khẩu thì công ty rấtquan tâm đến nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa.Trong lĩnh vực nhập khẩuthì tổng công ty chủ yếu là nhập khẩu điện thoại di động,vật tư thiết bị cho cácdự án di động,PSTN,mạng truyền dẫn.Tổng công ty được đánh giá là có nhiềutriển vọng và đang hoạt động kinh doanh rất tốt.Đây cũng là nguyên nhân màem chọn tổng công ty làm nơi thực tập để học hỏi kinh nghiệm cũng như nhữngkiến thức chuyên môn.

Trang 7

Từ thực tế trên,sau thời gian thực tập tại tổng công ty Viettel,với mongmuốn đóng góp những ý kiến giúp công ty hoàn thiện và nâng cao hơn tronglĩnh vực kinh doanh nhập khẩu cũng như các hoạt động kinh doanh khác của

công ty trong thời gian tới,em mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu

quả nhập khẩu điện thoại di động của tổng công ty Viettel” làm báo cáo thực

tập tốt nghiệp của mình.

*Đối tượng nghiên cứu:

Hiệu quả hoạt động nhập khẩu điện thoại di động của tổng công ty Viettel

*Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích so sánh,đi từ lý luận đến thực tiễn,phương pháp duy vật biệnchứng và lịch sử

*Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài báo cáo gồm có 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu

của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công

ty Viettel

Chương 3: Phương hướng,mục tiêu và một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả nhập khẩu của công ty trong thời gian tới

Do thời gian thực tập không dài,thời gian viết báo cáo ngắn cũng như kiến thứclý luận và thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập này của em sẽ không thểtránh khỏi những thiếu sót.Kính mong thầy xem xét,chỉ báo để bài báo cáo củaem được hoàn thiện hơn.Em xin cảm ơn!

Trang 8

1.1.1.1.Khái niệm về nhập khẩu

Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinhdoanh thương mại buôn bán ở phạm vi quốc tế Đó không phải là những hành viđộc lập riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong phạm vi mộtnền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnhsản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định vàtừng bước nâng cao thu nhập cũng như đời sống của nhân dân Do đó, xuất nhậpkhẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh tế đem lại những hiệuquả đột biến rất cao nhưng nó cũng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầuvới một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham giaxuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, không có một quốc gia nào trên thế giớiphủ nhận vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế của quốc gia mình.Mỗi quốcgia sẽ sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế vì như thế sẽ giảm chi phí trênmỗi đơn vị sản phẩm và bán những mặt hàng đó cho những nước không có lợithế.Còn những mặt hàng không có lợi thế ở nước ta thì sẽ tiến hành nhập khẩu.

1.1.1.2.Chức năng của nhập khẩu.

Trang 9

Cũng giống như Xuất khẩu,hoạt động Nhập khẩu có chức năng rất quantrọng trong nền kinh tế quốc dân của một nước

- Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu làm cho quá trình liên kết kinh tế giữa

nước ta với các nước khác trên thế giới thêm vững chắc, đồng thời hoạt độngnhập khẩu không chỉ tạo nên sự ổn định về kinh tế mà còn tạo nên sự ổn định vềchính trị của một nước.

- Thứ hai, hoạt động nhập khẩu làm thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng của

tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất vànâng cao thu nhập cũng như mức sống của nhân dân Đồng thời hoạt động nhậpkhẩu góp phần làm cho nền kinh tế của một nước phát triển một cách nhịpnhàng và cân đối.

- Thứ ba, hoạt động nhập khẩu góp phần làm tăng hiệu quả nền kinh tế

quốc dân nhờ việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng triệt đểnhững khả năng và lợi thế của một nước, từ đó nâng cao năng suất lao động, cảitiến chất lượng sản phẩm, khai thác được các năng lực của nền kinh tế thế giới.

- Thứ tư, hoạt động nhập khẩu khai thác mọi năng lực và thế mạnh về

hàng hoá, công nghệ, trình độ quản lý, vốn…của các nước và các khu vực trênthế giới sao cho phù hợp với hoàn cảnh trong nước trên cơ sở đó thúc đẩy quátrình tái sản xuất, tiêu dùng trong nước Không những thế,nền sản xuẩt trongnước cũng sẽ tiếp thu được những tiến bộ về kinh tế và công nghệ của thế giới,sử dụng được những hàng hoá và dịch vụ tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất, tiêu dùng.

- Thứ năm, hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động xuất

khẩu phát triển do đó sẽ đảm bảo cân đối hoạt động xuất nhập khẩu.

- Thứ sáu, hoạt động nhập khẩu thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại

như: Du lịch quốc tế, Tín dụng quốc tế, hợp tác đầu tư quốc tế …

1.1.2 Vai trò của nhập khẩu.

1.1.2.1.Đối với nền kinh tế quốc dân:

Trang 10

Nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, thúc đẩy hàng hóa trong nước phát triển, ổn định và từng bước nângcao đời sống của nhân dân Ngoài ra nhập khẩu còn tăng cường cơ sở vật chất kỹthuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng mà hànghoá trong nước chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu cầu của người tiêu dùng.Trongđiều kiện đất nước ta hiện nay, hoạt động nhập khẩu có vai trò như sau:

+ Thứ nhất: Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng nội địa, cho phép

người tiêu dùng trong nước có thể chọn lựa hàng hoá phong phú và đa dạng hơn.

+ Thứ hai: Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá,hiện đại hoá đất nước.

+ Thứ ba: Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước,

tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân.

+ Thứ tư: Nhập khẩu là cầu nối quan trọng thúc đẩy xuất khẩu do trong

quá trình nhập khẩu các thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng vào quátrình sản xuất từ đó nâng cao năng suất, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm dođó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa.

+ Thứ năm: Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong

và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốctế, phát huy được các lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.

1.1.2.2.Vai trò của nhập khẩu đối với công ty :

Cũng như đối với nền kinh tế, kinh doanh nhập khẩu đóng một vai tròquan trọng đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, vì đây là một nghiệpvụ đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh của các công ty, là chìa khoámở ra các hoạt động kinh doanh quốc tế của họ đồng thời là một nguồn thu lớnđóng góp vào lợi nhuận chung cho toàn công ty và đảm bảo công ăn việc làmcho cán bộ công nhân viên của công ty.

Tóm lại, nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tếnhưng nhập khẩu làm sao phải đảm bảo vừa phù hợp với lợi ích của xã hội đồng

Trang 11

thời có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty Tránh tình trạng nhập khẩu một cách ồạt các thiết bị cũ kỹ hoặc nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước đã sản xuấtđược như vậy sẽ bóp chết nền sản xuất trong nước gây thiệt hại đến lợi ích củaquốc gia.

1.1.3 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu

Trong thực tế, do các tác động của điều kiện kinh doanh trong thời buổikinh tế thị trường đã taọ ra nhiều hình thức nhập khẩu phong phú,đa dạng khácnhau theo các chỉ tiêu khác nhau Dưới đây là một vài hình thức thông dụngđang được áp dụng trong các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay là:

Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động kinh doanh mà các nhà độc quyền sảnxuất công nghiệp trực tiếp mua hàng của nhà sản xuất phải tự mình tổ chức cáckhâu của quá trình nhập khẩu không qua trung gian

Hình thức này tiết kiệm được chi phi trung gian nhưng mức độ rủi ro caonếu không tìm hiểu kĩ về mặt hàng và không có quan hệ tốt với các đối tác

Nhập khẩu uỷ thác:

Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động kinh mà các doanh nghiệp muốn nhậpkhẩu một mặt hàng nào đó nhưng không có quyền tham gia hoặc không có khảnăng tham gia khi đó sẽ uỷ nhiệm cho một doanh nghiệp khác giao dịch trực tiếptiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình

Hình thức này có đặc điểm sau:

+ Doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu (Bên nhận uỷ thác) không phải bỏvốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêuthụ do không phải tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, mà chỉ đứng ra làm đại diện chbên uỷ thác giao dịch với bên nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhậpkhẩu hàng hóa, cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại bồi thường vớibên nước ngoài khi có tổn thất.

+ Các doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim ngạchnhập khẩu chứ không được tính doanh số, doanh thu, bên cạnh đó các doanh

Trang 12

nghiệp nhập khẩu phải lập hai hợp đồng Một hợp đồng mua bán hàng hóa vớinước ngoài (giữa bên uỷ thác nhập khẩu với bên xuất khẩu), một hợp đồng uỷthác (giữa bên uỷ thác và bên nhân uỷ thác).

Nhập khẩu tái xuất:

Là nhập khẩu từ nước ngoài mà hàng trước đó đã xuất khẩu, nay nhập lạihàng đó không qua chế biến Về nguyên lý nghiệp vụ tái xuất không tính vàohàng nhập khẩu mặc dù trải qua thủ tục hải quan.

Nhiều nơi tái xuất thực hiện ở các khu vực tự do thương mại, khu nàynằm ngoài vòng kiểm soát của hải quan Hàng nhập vào khu này không nộp thuếhải quan kể cả hàng nhập để tái xuất đi nước khác Nhưng nếu hàng này từ khutự do thương mại lại chuyển vàp các vùng khác của nước đó(nước chủ nhà khutự do thương mại) thì phải nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ chung của hải quan.Hình thức nhập khẩu này có những đặc trưng riêng khác với hình thức nhậpkhẩu khác, đó là:

+ Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính toán chi phí gép nốibạn hàng nhập khẩu và bạn hàng xuất khẩu, bảo đảm sao cho có thể thu được sốtiền lớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động này.

+ Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch xuất khẩu,doanh số tính trên giá trị hàng nhập khẩu đó vẫn phải chịu thuế doanh thu.

+ Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng xuấtkhẩu và một bản hợp đồng nhập khẩu và không chịu thuế nhập khẩu về hìnhthức kinh doanh.

+ Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường dùng thư tín dụnggiáp lưng (L/C).

Ngoài ra hàng hóa không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà cóthể chuyển thẳng tới nước thứ 3, nhưng tiền trả phải do người tái xuất từ ngườinhập khẩu, trả cho người xuất khẩu, nhiều khi người xuất còn thu lợi nhuận từdo thu được nhanh và trả tiền chậm

Trang 13

Nhập khẩu hàng đổi hàng:

Là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu đó là hình thức nhậpkhẩu đi đôi với xuất khẩu Phương tiện thanh toán không phai là dùng tiền màdùng hàng đổi lấy hàng Ưu điểm chủ yếu của hình thức này là vừa bán đượchàng lại vừa mua được hàng tiết kiệm được chi phí nhưng hình thức này chỉ ápdụng đối với những trường hợp có nhu cầu buôn bán đối lưu đối với hai nước vàhàng hoá xuất nhập khẩu phải có giá trị tương đương đảm bảo cân bằng về mặtgiá trị

Đặc điểm của hình thức này là:

+ Hoạt động nhập khẩu này mang lại cho các bên liên quan bởi cùng mộthợp đồng có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động nhập khẩu và hoạt độngxuất khẩu do vậy có thể thu lời từ hại hoạt động này.

+ Doanh nghiệp được tính trực tiếp cả kim ngạch xuất khẩu Doanh sốtiêu thụ được tính trên cả hai mặt hàng là xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu cũng là bạn hàng trong hoạt độngxuất khẩu Để bảo đảm thực nhiện hợp đồng các bên có thể dùng biện pháp sau.

+ Dùng thư tín đối ứng (L/C) đây là một loại thư tín dụng mà trong nộidung của nó có các điều khoản chung L/C chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợimở một thư tín dụng L/C khác có kim ngạch tương đương.

+ Dùng người thứ 3 khống chế chứng từ sở hữu uỷ thác, người này chỉgiao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này nhận lại một chứng từ sởhữu một loại hàng hóa nào đó có giá trị tương đương.

+ Phạt về việc giao thiếu hay giao chậm hàng.

1.2.HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANHNGHIỆP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mối quan tâmhàng đầu của nền sản xuất xã hội nói chung và của doanh nghiệp kinh doanhnhập khẩu nói riêng Thị trường chính là nơi chỉ ra kinh doanh có hiệu quả hay

Trang 14

không Vậy hiệu quả kinh doanh là gì và những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh.Vì vậy cần phải làm rõ bản chất của hiệu quả kinh doanh nóichung và hiẹu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng Điều này có ý nghĩa cảvề lý luân và thực tiễn vì có hiểu đúng đắn bản chất mới có cơ sở để xác địnhcác tiêu chuẩn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh để từ đó xác định yêu cầuđối với việc đề ra các mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả là thuật ngữ dùng chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện mụctiêu và các chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong một điều kiện nhất định.

Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội tronglĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinhtế kỹ thuật được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quảđạt được về mặt kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn lựcđã được huy động vào lĩnh vực kinh doanh.

Từ cách hiểu trên ta thấy rằng hiệu quả nhập khẩu hàng hoá là một đạilượng so sánh giữa kết quả thu được từ kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phíbỏ ra để đạt được kết quả đó.

H: Hiệu quả đạt được từ hoạt động nhập khẩu

K: Kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

C: Chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Đảm bảo không nhừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mốiquan tâm hàng đầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu bởi vì:

Nâng cao hiệu quả là một nhân tố quyết định nhất để tham gia phân cônglao động quốc tế thâm nhập thị trường nước ngoài là yêu cầu tất yếu để thựchiện quy luật tiết kiệm.

Trang 15

Hiệu quả chủ yếu được thẩm định bởi thị trường là tiêu chuẩn cơ bản đểxác định phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu Tuy vậy hiệu quả làgì? Làm thế nào là có hiệu quả? không phải là vấn đề được giải quyết triệt để.Thật khó mà đánh giá mức độ đạt được hiệu quả kinh tế của hoạt động nhậpkhẩu khi mà bản thân phạm trù này chưa được xác định rõ bản chất và nhữngbiểu hiện của nó.

Chúng ta biết rằng thông qua nhập khẩu có thể làm đa dạng hoá tăng giá trịsử dụng cho nền kinh tế quốc dân tạo thêm phần tích luỹ cho việc mở rộng táisản xuất và cải thiện đời sống trong nước.

Nhập khẩu chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoạithương khi tiến hành hoạt động nhập khẩu các quốc gia phải bỏ ra những chiphí nhất định Các mặt hàng nhập khẩu sẽ được lưu thông trong nước hoặc bánra nước ngoài để thu lợi nhuận Do những đặc điểm nói trên khi xem xét hiệuquả nhập khẩu trước hết phải đứng trên lợi ích quốc gia và mặt khác phải coi lợiích nước bạn hàng và doanh nghiệp tham gia buôn bán.

Xét về mặt lý luận nội dung cơ bản hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu góp phầnđắc lực thúc đẩy nhanh năng xuất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân qua đótạo thêm nguồn tích luỹ cho sản xuất và nâng cao mức sống trong nước Nhưng cầnthấy rằng trên thực tế hiện nay chúng ta chưa thể xác định một cách chính xác hiệuquả kinh doanh nhập khẩu vì tấc động của nó thường phải thông qua nhiều khu vực,nhiều công đoạn, nhiều tổ chức thực hiện khác nhau và chịu ảnh hưởng không ít củanhiều yếu tố sản xuất và phi sản xuất đan chéo nhau Nhưng yêu cầu của công tácquản lý và hoạch toán đòi hỏi phải xác định hiệu quả kinh tế nhập khẩu.

1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗidạng thể hiện những đặc trưng riêng ý nghĩa riêng Việc phân loại hiệu quả kinhdoanh theo các tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và mức hiệu quả, xác định những biệnpháp nâng hiệu quả kinh doanh.

Trang 16

 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiêu quả kinh tế- xã hội của nền kinh tế quốc dân:-Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động ngoạithương của từng doanh nghiệp nhập khẩu Biểu hiện của chúng là doanh lợi màmỗi doanh nghiệp đạt được.

-Hiệu quả kinh tế -xã hội mà nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế quốc dân làsự đóng góp vào sự phát triển của sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năngxuất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việclàm, cải thiện đời sống nhân dân vv

Trong quản lý kinh doanh nhập khẩu không những cần tính toán và đạt hiệuquả trong hoạt động của từng người, từng doanh nghiệp, mà còn phải tính toánvà quan trọng hơn là phải đạt hiệu quả kinh tế-xã hội đối với nền kinh tế quốcdân.Hiệu quả kinh tế- xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển.Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế-xã hội có mối quan hệ nhânquả và tác động qua lại với nhau Hiệu quả kinh doanh quốc dân chỉ có thể đạtđược trên cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu và xuất khẩu đạt hiệu quả Tuyvậy trong một số trường hợp số trường hợp không ảnh hưởng đến hiệu quả nềnkinh tế Tuy vậy các doanh nghiệp vẫn phải quan tâm đến hiệu quả nhập khẩu vìnó là tiền đề cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp:

Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường và thịtrường của nó Doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấnđề then chốt: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai,và với chi phibao nhiêu.

Mỗi nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào tiềm lực của mình để đưa ra thịtrường những sản phẩm của mình với một chi phí cá biệt nhất định và người nàocũng muốn tiêu thụ được hàng hoá của mình với giá cao nhất.Nhưng khi người sảnxuất đưa mặt hàng của mình ra bán thì họ lại phải chấp nhận một mức giá chungcủa thị trường với những mặt hàng tương tự nhau bởi vì mức giá này được tínhtheo sự hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá.Suy cho đến

Trang 17

cùng chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội nhưng ở mỗi doanh nghiệp chúng tacần đánh giá hiệu quả lên chi phí lao động xã hội được thể hiện:

- Gía thành sản xuất - Chi phí ngoài sản xuất

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu không đánh giá hiệu quả tổng hợp các loại chiphí nhưng phải đánh giá hiệu quả từng loại chi phí một Hoạt động nhập khẩunhằm nhập những sản phẩm cần thiết mà việc tự sản xuất tốn kém hơn Vì vậychi phí trong nước đóng vai trò nền tảng của chi phí ngoại thương Như vậy hiệuquả kinh tế nhập khẩu tạo thành trên cơ sở các loại chi phí cấu thành.

 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh:

Trong công tác quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh việc xác định hiệuquả nhằm hai mụch đích

Một là thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Hai là để phân tích biện chứng về kinh tế các phương án khác nhau trong việcthực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để chọn ra những phương án có lợi nhất

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thểbằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra

Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quảtuyệt đối của các phương án khác nhau Nói cách khác hiệu quả so sánh là mứcchênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Mục đích chủ yếu của việctính toán này là so ánh mức độ hiệu quả của các phương án từ đó cho phép lựachọn một cách có hiệu quả nhất.

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so ánh có mối quan hệ chăt chẽ với nhau,song chúng lại có tính độc lập tương đôí trước hết, xác định hiệu quả tuyệt đối làcơ sở để xác định hiệu quả so sánh Nghĩa là trên cơ sở những chit tiêu hiệu quảso sánh được xác định không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối.

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhập khẩu:

1.2.3.1 Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế:

Trang 18

Hiệu quả kinh tế của bất kỳ hoạt động kinh tế nào được biểu hiện ở mốitương quan giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất và điều đó mới nói lên mặtlượng của hiệu quả kinh tế Cùng với sự xuất hiện về mặt lượng hiệu quả kinhtế còn có tính chất lượng Tính chất lượng của hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn củahiệu quả Tiêu chuẩn là căn cứ cơ bản và chủ yếu để nhận rõ thực tế khách quanđảm bảo tính chính xác của sự vật và hiện tượng nghiên cứu đúng hay sai.Tiêuchuẩn của hiệu quả kinh tế phải thể hiện một cách đúng đắn nhất và đầy đủ nhấthiệu quả kinh tế.

Trong nền kinh tế hiệu quả của nền kinh tế bắt nguồn từ năng xuất lao độngyêu cầu đặt ra khi tính hiệu quả kinh tế là phải tính hiệu quả của nền kinh tếquốc dân Trong đó chúng ta nghiên cứu đến khía cạnh hiệu quả ngoại thươngmà mấu chốt của nó là hiệu quả trong vấn đề xuất khẩu và nhập khầủ hàng hóa.Bất kể khi xác định hiệu quả của lĩnh vực nào ta cũng cần phải tính toán hiệuquả của tất cả chi phí lao động xã hội không phải chỉ từng khâu riêng biệt củasản xuất mà tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân có liên quan Không chỉtính những lợi ích về mặt kinh tế mà còn phải tính đến kết quả về phương diệnvề chính trị, xã hội

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nhập khẩu được biểu hiện gián tiếp thông quacác chỉ tiêu Nếu tiêu chuẩn về mặt chất lượng có hiệu qủa thì hệ thống chỉ tiêubiểu hiện đặc trưng số lượng hiệu quả ngoại thương.

1.2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu:

Chỉ tiêu tổng hợp

1.2.3.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu:

Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanhsau khi lấy doanh thu trừ chi phí

Công thức tính : P = R- CTrong đó :

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Trang 19

C: Chi phí kinh doanh nhập khẩu

1.2.3.2.2 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu:

Là chỉ tiêu số lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp thu được khi bỏ ra mộtđồng chi phí

Công thức tính :

T Hnk = C Trong đó:

Hnk: Tỷ xuất ngoại tệ nhập khẩu

T:Tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ (VNĐ)C: Tổng chi phí nhập khẩu hàng hoá tính bằng ngoại tệ

Nếu tỷ xuất ngoại tệ >Tỷ gía hối đoái thì nhập khẩu có hiệu quả

Nếu tỷ xuất ngoại tệ <Tỷ giá hối đoái thì nhập khẩu không có hiệu quả

1.2.3.2.3 Tỷ suất lợi nhuận:

* Tỷ suất lợi nhuận theo vốn

Là chỉ tiêu phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh nghĩa là số lãi trênmột đồng vốn

Công thức tính: P Mv = VTrong đó:

M:Tỷ suất lợi nhuận theo vốn

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu V: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận cho doanh nghiệp

P

Mc =

Trang 20

C Trong đó:

Mc:Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu C:Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lợi nhuận thu được từ một đồngdoanh thu trong kỳ

P Mt =

T Trong đó:

Mt:Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu P: Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu

T: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

1.2.3.2.4 Doanh lợi nhập khẩu:

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng Việt nam bỏ ra để kinh doanh nhậpkhẩu sẽ thu về được bao nhiêu

Công thức: R Dnk =

Cn Trong đó:

Dhk: Doanh lợi nhập khẩu

R: Doanh thu bán hàng nhập khẩu

Cn:Tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu đổi ra tiền Việt nam theo tỷ giá hốiđoái

1.2.3.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

* Hiệu suất sinh lợi của vốn

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu doanh thu

Trang 21

Công thức :

Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

* Số ngày thực hiện một vòng quay

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của vốn mất bao nhiêu ngày Công thức:

T V=

K Trong đó:

V: Số ngày thực hiện 1 vòng quay T: Số ngày trong kỳ

Trang 22

Công thức:

Cbq 1 M = =

D/S K

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hoá quốctế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanhthấy được những gì mà họ phải đối mặt trong hoạt động mua bán hàng hoá quốctế cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp mắc phải Từ đó biếtđược nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp và cũngnhờ thế mà để tìm ra những biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và hạnchế những mặt yếu kém để hoàn thiện hiệu quả của hoạt động nhập khẩu Dướiđây em xin đề cập một số nguyên nhân chính làm ảnh hưởng tới hoạt động nhậpkhẩu ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay.

1.3.1 Các nhân tố vĩ mô

1.3.1.1.Ảnh hưởng của các chế độ chính sách quốc gia và quốc tế

Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp đều phảinắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện chế độ chính sách của quốc gia mìnhvà của quốc tế vì nhân tố này thể hiện ý chí quyền lực của giai cấp lãnh đạo ởmỗi nước Sự thống nhất chung đó của quốc tế bảo vệ các lợi ích của mọi tầnglớp trong xã hội cũng như lợi ích của các quốc gia trên thị trường quốc tế Hoạtđộng nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá từ nước ngoài cho nên nó chịu sự tácđộng của các chính sách chế độ, luật pháp của mỗi quốc gia đó Đồng thời, nóphải tuân theo những quy định, luật pháp quốc tế chung Luật pháp quốc tế bắtbuộc các nước vì lợi ích chung của đất nước nên phải thực hiện đầy đủ tráchnhiệm và nghiã vụ của mình khi tham gia vào thương mại quốc tế.

1.3.1.2 Yếu tố văn hoá chính trị

Trang 23

Toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang là xu thế nổi bật của thời đại, bao trùmlên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Điều đócàng chứng tỏ rằng yếu tố văn hoá chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong việcmở rộng quan hệ ngoại giao không chỉ về mặt chính trị văn hoá mà còn cả vềlĩnh vực buôn bán với các nước trên thế giới Chẳng hạn như mối quan hệ ngoạigiao giữa các chính phủ sẽ dẫn tới việc ký kết các hiệp định, hiệp ước về quanhệ thương mại và hợp tác quốc tế Một quốc gia mà có nền chính trị bất ổn thìmột điều chắc chắn rằng các nước khác sẽ không muốn có quan hệ buôn bán vìcác chính sách của nước đó luôn luôn thay đổi, không thống nhất sẽ gây ra nhiềurủi ro trong quan hệ buôn bán.

Hiện nay nước ta đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trênthế giới Việt nam đã trở thành viên của khối liên minh kinh tế ASEAN và mởrộng quan hệ buôn bán với EU, ngày 3/2/1994 tổng thống Mỹ Bill Clinton đãtuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đó là một thuận lợi lớn choViệt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị thường Mỹ Tất cả những điềunày là điều kiện thúc đẩy kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam pháttriển mạnh trong thời gian tới.

Môi trường văn hoá ở đây cũng sẽ tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩucuả mỗi quốc gia Văn hoá thể hiện ở sở thích, nhu cầu, thị hiếu của mỗi dân tộc.Mỗi một quốc gia khác nhau có nền văn hoá khác nhau, có những loại hàng hoásản phẩm mà quốc gia này sử dụng được, quốc gia khác lại không dùng nó, cónhững loại hàng hoá được ưa thích ở nước này nhưng lại không được ưa thích ởquốc gia khác Đó là do sự khác biệt về văn hoá của mỗi quốc gia Sự khác biệtnày là rào cản sự giao tiếp và trao đổi giữa các quốc gia Vì vậy sự hiểu biết về

văn hoá trong kinh doanh thương mại quốc tế là hết sức quan trọng và cần thiết.

1.3.1.3 Ảnh hưởng sự biến động thị trường trong và ngoài nước

Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước đểphục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước Do vậy có thể nói nhập khẩunhư chiếc cầu nối giữa hai thị trường là thị trường trong nước và thị trường nước

Trang 24

ngoài Nhập khẩu tạo ra sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lạicủa hai thị trường Các nhà nhập khẩu sẽ có các quyết định về việc nhập khẩu mặthàng nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng, giá cả như thế nào là phù hợp, trên cơsở đó phải lựa chọn nhập khẩu từ thị trường nào là tối ưu, lợi nhuận cao nhất chodoanh nghiệp mình Ví dụ như nhu cầu về mặt hàng nhập khẩu nào đó ở thịtrường trong nước giảm thì làm giảm ngay lượng hàng nhập khẩu đó Trong điềukiện mở cửa ngày càng rộng, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực vàthế giới, sự biến động của thị trường nước ngoài ngày càng tác động mạnh mẽ tớithị trường trong nước Cũng chính vì vậy thị trường ngoài nước quyết định tới sựthoả mãn các nhu cầu ở thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năngcung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng hoá hàng hoá và dịch vụ được phảnánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động vào thị trường trong nước

1.3.1.4.Ảnh hưởng của hệ thống giao thông liên lạc

Chúng ta biết rằng, hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa cácnước với nhau nên đặc trưng cơ bản của hoạt động này là phải giao dịch vớingười nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, hànghoá nhập khẩu phải vận chuyển qua nhiều nước và qua nhiều phương tiện vậntải khác nhau Vì thế hoạt động này luôn gắn liền với hệ thống giao thông vậntải và liên lạc Khi yêu cầu cung ứng hàng hoá kịp thời, chính xác sẽ là cơ sở tạoniềm tin uy tín cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình.

1.3.1.5 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thểhiện bằng một đơn vị tiền tệ của nước khác Do đó tỷ giá hối đoái ảnhhưởng trực tiếp tới giá cả trong nước và giá cả ở nước ngoài của hàng hoávà dịch vụ Tỷ giá quyết định đến việc xác định mặt hàng, bạn hàng,phương án kinh doanh, phương thức thanh toán Từ đó ảnh hưởng trựctiếp tới hoạt động nhập khẩu Nếu tỷ giá hối đoái tăng (tức là đồng nội tệ bịxuống giá) hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ rẻ đi tương đối với hàng hoánước ngoài, lúc đó nhập khẩu sẽ không có lợi Nếu tỷ giá hối đoái giảm

Trang 25

(tức là đồng nội tệ tăng) thì hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ đắt lên sovới hàng hoá nước ngoài, lúc đó nhập khẩu sẽ có lợi.

Chính vì tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu là tácđộng trực tiếp và mạnh mẽ nên việc lựa chọn áp dụng một mức tỷ giá là rất cầnthiết cho việc duy trì công việc kinh doanh ổn định, một nền kinh tế ổn định.

1.3.1.6 Ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì hệ thống ngânhàng có một vai trò rất quan trọng Vì ngân hàng là nơi quản lý, cung cấp vốn,đảm bảo trách nhiệm thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác Hoạt độngnhập khẩu sẽ gặp khó khăn nếu thiếu sự trợ giúp của ngân hàng Dựa trên cácmối quan hệ uy tín nghiệp vụ của mình, các ngân hàng đã đảm bảo về mặt lợiích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu Trong nhiều trườnghợp do có uy tín với ngân hàng, doanh nghiệp có thể được ngân hàng bảo lãnhhay cho vay với khối lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệpchớp lấy những cơ hội làm ăn hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp mình.

1.3.1.7 Yếu tố cạnh tranh

Cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì cạnh tranh cũngđã xuất hiện trong hoạt động nhập khẩu, chính điều đó ảnh hưởng tới hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp Đồng thời, khi có nhiều nhà nhập khẩu cùngquan tâm tới một loại hàng hoá, gía cả của việc nhập khẩu cũng tăng lên làmtăng chi phí và giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng mộtlĩnh vực sản xuất kinh doanh.

1.3.2 Các nhân tố vi mô

1.3.2.1 Cơ sở vật chất và uy tín của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp mình Cơ sở vật chất của doanh nghiệp chính

Trang 26

là các công trình, nhà cửa, kho tàng…để dùng làm nơi bán hàng, bảo quản đónggói, giữ gìn giá trị sử dụng của hàng hoá, trang thiết bị phục vụ cho hoạt độngkinh doanh và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhằm nắm bắt được sự biếnđộng của thị trường trong và ngoài nước để tìm ra những cơ hội làm ăn lớn.

Nếu công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càngtạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thốngkho tàng hiện đại giúp cho việc giữ gìn, bảo quản hàng hoá được thị trường tốthơn, phương tiện vận chuyển hiện đại giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chiphí trong quá trình vận chuyển Hệ thống kho bãi, cửa hàng hiện đại sẽ nâng caođược chất lượng phục vụ và thu hút được nhiều khách hàng, do đó làm nâng caodoanh số bán cho Công ty.

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay uy tín có vai trò quan trọng đối vớimỗi doanh nghiệp, kể cả là doanh nghiệp sản xuất trong nước hay doanh nghiệptham gia xuất nhập khẩu Uy tín được đặt lên hàng đầu, do vậy nó ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động nhập khẩu Để có một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì doanh nghiệp cần phải có chữtín đối với các đối tác Xác định được điều này, Công ty chú trọng đến chữ tíntrong kinh doanh bằng cách là ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng một cáchnghiêm chỉnh Các điều khoản về thanh toán, giao nhận hàng hoá đúng hẹn.

Việc Công ty tạo ra được uy tín cao trong kinh doanh sẽ làm tăng khảnăng thâm nhập thị trường trong và ngoài nước Có được như vậy Công ty sẽ córất nhiều thuận lợi và ưu đãi trong quan hệ mua bán với bạn hàng, tạo ra sứcmạnh cho Công ty trên thương trường.

1.3.2.2 Mặt hàng kinh doanh và khả năng tài chính của Công ty.

Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường nhà kinh doanh lựa chọn cho mìnhmặt hàng dự định kinh doanh là mặt hàng gì, quy cách, phẩm chất, nhãn hiệubao bì đóng gói hàng hoá đó như thế nào là điều hết sức quan trọng Nếu doanhnghiệp nhập khẩu mặt hàng mà trong nước nhu cầu về mặt hàng đó ít thì sẽ rấtbất lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh hàng nhập

Trang 27

khẩu của mình Ngươc lại nếu doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng mà họ cầnnhưng trong nước lại không có thì rất có lợi cho việc kinh doanh mặt hàng nhậpkhẩu của doanh nghiệp Vì vậy tuỳ theo vào tình hình thị trường, nhu cầu của thịhiếu tiêu dùng của khách hàng để lựa chọn mặt hàng nhập khẩu phù hợp nhấtvới doanh nghiệp mình nhất đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất lượng,mẫu mã, phẩm chất, tính năng của người tiêu dùng

Vốn là một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanhnói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng đều phải quan tâm Nếu Công tycó số vốn ít thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá.Ngược lại nếu công ty có nhiều vốn sẽ rất thuận lợi trong nhập khẩu, chẳng hạnnhư sẽ tự chủ trong việc nhập khẩu hàng hoá hoặc có thể nhập khẩu hàng hoá cótrị giá lớn, số lượng nhiều trong một lần nhập Hạn chế về vốn tất yếu ảnhhưởng đến tính chủ động trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

1.3.2.3.Nhân tố con người.

Đội ngũ cán bộ là một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối vớisự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nóichung và trong hoạt động nhập khẩu nói riêng Nếu công ty có đội ngũ cấn bộcông nhân viên giỏi, tinh thông nghiệp vụ nhập khẩu thì sẽ rất thuận lợi trongquá trình nhập khẩu và ngược lại công ty không có cán bộ chuyên môn giỏingiệp vụ nhập khẩu thì sẽ làm giảm hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp.

Trang 28

Địa chỉ: Số 158/2A Hoàng Hoa Thám P12 Q.Tân Bình- TPHCM

Điện thoại: (84)-8-2911111 Fax: (84)-2935430

Website: http://www.viettel.com.vn- Tên cơ quan sáng lập: Bộ quốc phòng

- Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội là một doanh nghiệp nhà nướchoạt động trong lĩnh vực Bưu chính- Viễn thông,được thành lập ngày01/06/1989 Tiền than là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tư Lệnh Thôngtin liên lạc với tên gọi Tổng công ty điện tử và thiết bị thông tin,tên giao dịch làSAGELCO Đến tháng 6/1996 Công ty điện tử viễn thông quân đội được thànhlập theo quyết định số 522/QĐ-QP trên cơ sở sáp nhập 3 doanh nghiệp: Công tyđiện tử viễn thông Quân đội, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1, Công ty

Trang 29

điện tử và thiết bị thông tin 2 Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển,Viettelđã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty

1991: Ngày 21/3/1991,theo quyết định 11093/QĐ-QP của Bộ quốc phòngvề thành lập Công ty điện tử thiết bị thông tin và Tổng hợp phía Nam trên cơ sởCông ty điện tử Hỗn hợp II ( là một trong ba đơn vị được thành lập theo Quyếtđịnh 189/QĐ-QP ngày 20/06/1989).Ngày 27/7/1991,theo quyết định số 336/QĐ-QP của Bộ quốc phòng về thành lập lại DNNN,đổi tên thành Công ty điện tửthiết bị thông tin,tên giao dịch SEGELCO

1995: Ngày 13/6/1995,Thủ tướng chính phủ ra thông báo số Ttg cho phép thành lập Công ty điện tử viễn thông Quân đội.Căn cứ vàothông báo này, ngày 14/7/1995, Bộ quốc phòng ra quyết định 615/QĐ-QPđổi tên Công ty điên tử thiết bị thông tin thành Công ty điện tử viễn thôngquân đội,tên giao dịch Viettel

3179/TB-2003: Đổi lại tên thành Công ty viễn thông quân đội Viettel

2005: Thực hiện QĐ số 43/2005/QĐ-TTg,ngày 2/3/2005 của TTCP và QĐsố 45/2005/QĐ-BQP ngày 6/4/2005 của Bộ trưởng bộ quốc phòng về thành lậpTổng công ty Viễn thông quân đội trên cơ sở tổ chức lại Công ty viễn thôngquân đội ( Viettel)

2.1.2.2 Quá trình phát triển

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường: - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel.doc
Bảng 2 Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường: (Trang 35)
Bảng 5: Kết quả kinhdoanh qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel.doc
Bảng 5 Kết quả kinhdoanh qua các năm (Trang 38)
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh nhập khẩu - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel.doc
Bảng 8 Hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh nhập khẩu (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w