1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc

58 502 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 602,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô

Trang 1

MỞ ĐẦU

Cùng với sự chuyển đổi kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lýcủa nhà nước, theo định hướng XHCN là mở cửa nền kinh tế, chấp nhận sự cạnh tranhcủa các doanh nghiệp trong nước cũng như trên trường quốc tế Trong lĩnh vực XDCBcũng vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng ngày càng trở nên gay gắtkhông chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa các doanh nghiệptrong nước với các công ty nước ngoài Khác với các ngành khác, sự cạnh tranh giữacác doanh nghiệp xây dựng lại được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu

do chủ đầu tư tổ chức Vì vậy, đấu thầu là một hình thức cạnh tranh của các doanhnghiệp xây dựng

Là một nước đang phát triển nhu cầu đầu tư xây dựng ở nước ta rất lớn bao gồmđầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện lực, xây dựng công nghiệp, dândụng…với tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho lĩnh vực này chiếm tỷ lệ không nhỏtrong GDP Bên cạnh đó, sự tăng lên của đầu tư nước ngoài (bằng nguồn vốn của WB

và ADB…) đã tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp xây dựng Đểthực hiện các dự án đầu tư XDCB một cách hiệu quả, hệ thống cần thiết phải tạo ramột môi trường cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp xây dựng Trên thực tế, dấu thầu

là hình thức cạnh tranh tạo ra môi trường tốt nhất

Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động đấu thầu chỉ mới xuất hiện vào những năm gầnđây và trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế xã hội Hiện nay, sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp xây dựng đã trở nên ngày càng gay gắt thông qua hìnhthức đấu thầu Đấu thầu xây lắp là hình tổ chức kinh doanh có hiệu qủa nhất đối với cảchủ đầu tư cũng như đối với các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đồng thời đấu thầucũng mang lại lợi ích lớn cho xã hội

Để dành thắng lợi trong đấu thầu xây lắp, đặc biệt là đấu thầu xây lắp quốc tế đòihỏi các doanh nghiệp xây dựng phải ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh, chứngminh sự vượt trội của mình so với các nhà thầu khác dưới con mắt của chủ đầu tư Qua quá trình thực tập ở Công ty xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng, tôi nhậnthấy giành thắng lợi trong đấu thầu xây lắp quốc tế là một vấn đề quan trọng bậc nhấttrong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Do đó, đề tài: "Một số biện phápchủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của Công

ty xây dựng Lũng Lô" được chọn để nghiên cứu

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đấu thầu xây lắp quốc tế và sức cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế về xây lắp.

Nội dung của phần này làm rõ các vấn đề cơ bản trong đấu thầu, đồng thời xácđịnh một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thắng thầu của công tác đấu thầu xây dựng

Chương II: Thực trạng dự thầu và thắng thầu xây lắp quốc tế ở Công ty xây dựng Lũng Lô

Phần này phân tích và đánh giá tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong sản xuấtkinh doanh và việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu xây lắp quốc tế ở Công ty xâydựng Lũng Lô

Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế ở Công ty xây dựng Lũng Lô.

Qua nghiên cứu lý luận ở Chương I và phân tích đánh giá thực trạng ở Chương

II, phần này đề ra một số biện pháp để khắc phục một số hạn chế nhằm tăng khả năngthắng thầu của Công ty

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Hường đã hướngdẫn tôi hoàn thành Chuyên đề này và các thầy cô Khoa QTKDQT đã cho tôi hệ thốngkiến thức giúp tôi nghiên cứu Chuyên đề

Do thời gian và trình độ có hạn nên Chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót.Tôi kính mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, cùng các bạn đọc để Chuyên

đề được hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP

QUỐC TẾ VÀ SỨC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ VỀ XÂY LẮP

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ

1 Những khái niệm cơ bản về đấu thầu

1.1 Khái niệm và thực chất của đấu thầu

a Khái niệm đấu thầu: Theo nghị định 83 /NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chínhphủ thì “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầutrên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”

Như vậy đấu thầu là phương thức mà bên mời thầu sử dụng để tổ chức cạnhtranh giữa các nhà thầu nhằm lựa chọn một nhà thầu có khả năng thực hiện tốt nhất cácyêu cầu của dự án đầu tư Các yêu cầu đó thường là các yêu cầu về mặt kinh tế tàichính, kĩ thuật, chính trị – xã hội

Về thực chất, đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh tế trongviệc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện Phương pháp này đòi hỏi sự so sánhcác phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kĩ thuật hay tài chính) hay sựhài hoà giữa các phương diện để chọn lấy một nhà thầu có đủ khả năng Kết quả cuốicùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất

Đấu thầu cũng là một hoạt động mua bán nhưng nó khác những vụ mua bánthông thường ở chỗ hàng hoá để mua bán là “công việc” Ở đây, người mua là chủ đầu

tư và người bán là các nhà thầu

b Khái niêm đấu thầu xây lắp quốc tế : Đấu thầu quốc tế về xây lắp, thực chất làđấu thầu song có sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có đủ tư cáchpháp nhân

Điều kiện đấu thầu quốc tế:

Cũng theo nghị định 83/ NĐ- CP, ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì Chủ đầu tưchỉ được đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau:

- Các gói thầu không chỉ có hoặc chỉ có một nhà thầu trong nước đáp ứng yêucầu của dự án

Trang 4

- Các dự án sử dụng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài

có quy định trong hiệp định phải đấu thầu quốc tế

1 1.2 Các khái niệm liên quan khác

Dự án: là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc,mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tínhchất đầu tư

Dự án đầu tư: là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộnghay cải tiến những đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng trưởng về số lượng, cảitiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thờigian xác định

Chủ đầu tư: là cá nhân hay tổ chức pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếpquản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật

Tổng mức đầu tư : là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng côngtrình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật

Tổng dự toán công trình bao gồm những khoản chi phí có liên quan đến khảosát, thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù giảitoả mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng

Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp được thực hiện trongquá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí theođúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn,định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của nhànước có liên quan

Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp củachủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu

Nhà thầu: là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu Trongtrường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, nhà thầu là nhàxây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, lànhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đốitác đầu tư, nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạtđộng hợp pháp tại Việt Nam

Gói thầu: là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chiatheo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảotính đồng bộ của dự án

Trang 5

Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu chomột gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Hồ sơ dự thầu: là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

Mở thầu: là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơmời thầu

Xét thầu: là quá trình phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét chọn bên trúngthầu

Giá gói thầu: là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của

dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt

Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảmgiá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu

Giá đề nghị trúng thầu: là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu củanhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch theo yêucầu của hồ sơ mời thầu

Giá trúng thầu : là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phêduyệt kết quả đầu thầu để làm căn cứ cho bên mời thầu thương thảo, hoàn thiện và kýhợp đồng với nhà thầu trúng thầu Giá trúng thầu không lớn hơn giá gói thầu trong kếhoạch đấu thầu được duyệt

Giá ký hợp đồng: là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận saukhi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu

2 Trình tự thực hiện đấu thầu xây lắp

2.1 Chuẩn bị đấu thầu

Để tổ chức tốt một cuộc đấu thầu chủ đầu tư phải chuẩn bị các công việc cần thiết:

- Lập kế hoạch đấu thầu về phân chia gói thầu, phương thức thực hiện hợp đồng,

kế hoạch về thời gian, kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền đầu tư phêduyệt

- Chuẩn bị nhân sự: gồm những người có thẩm quyền quyết định đầu tư của bênmời thầu (chủ đầu tư hoặc đại diện) và chỉ định tổ chuyên gia hoặc tư vấn giúp việc

- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu : hồ sơ mời thầu bao gồm:

+ Thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

+ Mẫu đơn dự thầu

+ Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Trang 6

+ Hồ sơ thiết kế kĩ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật.

+ Tiến độ thi công

+ Các điều kiện tài chính, thương mại, tỷ giá ngoại tệ, phương thức thanh toán.+ Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

+ Mẫu bảo lãnh dự thầu

+ Mẫu thoả thuận hợp đồng

+ Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Công việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu là khâu chuẩn bị hết sức quan trọng đối vớibên mời thầu vì nó có vai trò quyết định đối với kết quả đấu thầu và chất lượng côngtrình sau này

2.2 Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Hình thức sơ tuyển chỉ áp dụng cho những dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao nhằmchọn ra những nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và kinh nghiệm để tiếptục vào đấu thầu ở giai đoạn sau

Gửi thư mời thầu: hình thức này được áp dụng trong thể loại đấu thầu hạn chế.Bên mời thầu phải gửi thư mời thầu trực tiếp đến từng nhà thầu trong danh sách đãđược duyệt, nội dung thư mời thầu tuỳ vào từng lĩnh vực cụ thể

2.4 Nộp hồ sơ dự thầu

Sau khi đã hoàn tất hồ sơ dự thầu, các nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu cho bênmời thầu ở trong tình trạng niêm phong trước thời hạn quy định, bên mời thầu có tráchnhiệm bảo quản các hồ sơ dự thầu theo hình thức bảo mật cho đến thời điểm mở thầu

Hồ sơ dự thầu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, theo các biểu mẫu của hồ sơ mờithầu Thông thường, hồ sơ dự thầu thường được dịch ra hai thứ tiếng, tiếng Việt vàtiếng Anh Một số dự án đặc biệt có thể phải dịch sang ba thứ tiếng, ngoài tiếng Việt,

Trang 7

tiếng Anh còn thêm tiếng Pháp hoặc tiếng Nga hoặc tiếng Nhật Song, sẽ có một thứtiếng là tiếng chủ đạo, thường là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

2.5 Mở thầu

Những hồ sơ dự thầu của các nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của bên mờithầu sẽ được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý trong các điều kiện đảm bảo bí mật.Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai theo ngày giờ và địa điểm ghi trong hồ sơmời thầu Đại diện của bên mời thầu và của các nhà thầu sẽ tham gia mở thầu và kívào biên bản mở thầu

2.6 Đánh giá xếp hạng nhà thầu

Giai đoạn này được tiến hành thông qua 3 bước:

a, Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu: bên mời thầu xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự

thầu, nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu Đối với các gói thầu đãqua sơ tuyển thì xem xét tính hợp lệ về khả năng đáp ứng năng lực tổ chức và kỹ thuật,còn đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển thì kiểm tra tư cách và năng lực nhàthầu

b, Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Việc đánh giá tiến hành dựa trên cơ sở yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được quyđịnh trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được người có thẩm quyềnphê duyệt trước thời điểm mở thầu Các nhà thầu đạt số điểm từ 70% tổng số điểm về

kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn

Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại

Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trêncùng một mặt bằng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt nhằm xác định giá đánh giábao gồm các nội dung sau:

- Sửa lỗi

- Hiệu chỉnh các sai lệch

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung

- Đưa về một mặt bằng so sánh

- Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu

c, Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn và xếp hạng nhà thầu

Dựa vào kết quả đánh giá chi tiết ở phần trên và căn cứ vào thang điểm đã đượclập (phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt) bên mời thầu sẽ rút

ra đánh giá tổng hợp và cho điểm các hồ sơ dự thầu từ đó xếp hạng thứ tự nhà thầu để

Trang 8

có căn cứ trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư và phê duyệt nhà thầu trúngthầu.

Qua đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn theo hệ thống thang điểm thì các nhà thầuđược xếp hạng theo một thứ tự từ cao đến thấp để làm căn cứ trình người có thẩmquyền quyết định đầu tư xem xét và phê duyệt kết quả đấu thầu

2.7 Trình duyệt kết quả đấu thầu

Trách nhiệm phê duyệt trong quá trình đầu tư được thực hiện theo nguyên tắcsau:

- Người có thẩm quyền phê duyệt dự án có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm phêduyệt kế hoạch đấu thầu của dự án và kết quả đấu thầu các gói thầu có giá trị lớn

- Phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu

có giá trị nhỏ

- Cơ quan thẩm định và cá nhân tham gia thẩm định chịu trách nhiệm về các ýkiến thẩm định của mình

2.8 Công bố kết quả trúng thầu và ký kết hợp đồng

Nguyên tắc chung: Bên mời thầu chỉ được phép công bố kết quả đấu thầu, tiếnhành đàm phán ký kết hợp đồng sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quảđấu thầu

- Thông báo trúng thầu:

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, bênmời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản qua đường bưu điện tới nhàtrúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng có lưu ý những điều kiện cần thiết phải bổ sung(nếu có) để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu Đồng thời bên mời thầu phải gửi kèmlịch biểu nêu rõ thời gian, địa điểm thương thảo ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thựchiện hợp đồng

- Thương thảo ký kết hợp đồng:

Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu thưchấp nhận hoặc từ chối thương thảo trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngàythông báo nếu không nhận được thư chấp nhận hoặc từ chối của nhà thầu, bên mờithầu không hoàn trả bảo lãnh dự thầu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh

Sau khi đã thống nhất về thời gian, địa điểm, hai bên sẽ tiến hành thương thảohoàn thiện hợp đồng và tiến tới ký kết hợp đồng chính thức

Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện tổ chức đấu thầu.

Trang 9

Chủ đầu tư chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu và tổ chức triển khai thực hiện hợpđồng khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trong thời gian khôngquá 30 ngày kể từ ngày kí kết hợp đồng.

Chuẩn bị đấu thầu

Sơ tuyển nhà thầu (Nếu có)

Chuẩn bị hồ sơ mời

Công bố kết quả đấu

thầu

Thương thảo và ký hợp đồng thực hiện

Trang 10

3 Các điều kiện của DNXD khi tham gia đấu thầu

3.1 Có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký ngành nghề

Đây là các giấy tờ có tính chất pháp lý của nhà thầu được các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền chứng nhận cho nhà thầu được quyền hoạt động trên thị trường vềnhững ngành nghề kinh doanh mà nhà thầu đăng ký trong thời gian nhất định được ghitrong 2 loại giấy tờ trên

Khi xin giấy phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh hành nghề thì các cơ quannhà nước cử đoàn thanh tra đi kiểm tra Nếu đảm bảo đúng quy cách, tiêu chuẩn, nănglực thì nhà thầu đủ tư cách pháp lý để tham gia đấu thầu những ngành nghề mình đăngký

3.2 Đủ năng lực kỹ thuật, tài chính đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu

Đây là điều kiện có tính chất cụ thể, thực tế hơn, điều kiện bao gồm:

- Đủ năng lực kỹ thuật: Doanh nghiệp phải có đủ máy móc, thiết bị, công nghệ đểthi công công trình, điều này được nêu trong hồ sơ mời thầu Về năng lực máy mócthiết bị và công nghệ được thể hiện trong bảng kiểm kê máy móc thiết bị hàng năm vàtrong những công trình mà doanh nghiệp đã thi công

- Đủ năng lực tài chính: Năng lực tài chính được thể hiện ở báo cáo tài chínhhàng năm của doanh nghiệp

3.3 Hồ sơ dự thầu hợp lệ

Điều này có nghĩa là hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải đủ giấy tờ hợp pháp đượccác cấp thẩm quyền xác nhận mà bên mời thầu yêu cầu (đầy đủ con dấu và con dấuhợp lệ) Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong cẩn thận và nộp cho bên mời thầu theothời gian quy định trong hồ sơ mời thầu

Mỗi nhà thầu chỉ được tham gia và nộp một đơn dự thầu trong một gói thầu dùđơn phương hay liên doanh dự thầu

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu

4.1 Pháp luật của nhà nước

Đây là nhân tố ảnh hưởng bao trùm nhất tới việc đấu thầu của các doanh nghiệpxây dựng Nó sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt của đấu thầu: hình thức và phương thứcđấu thầu, cá nhân tổ chức trong nước hay nước ngoài nào có đủ tư cách tham gia đấuthầu, người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Trang 11

Nhân tố ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu thầu, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

- Đối với việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư: Pháp luật và quy chế quy địnhcác dự án nào phải tổ chức đấu thầu, những hình thức lựa chọn nhà thầu, các phươngthức áp dụng trong đấu thầu nhận hồ sơ dự thầu như thế nào, mở thầu và xét thầu rasao

- Đối với việc dự thầu của các nhà thầu, Pháp luật và quy chế quy định nhữngdoanh nghiệp xây dựng nào được phép tham gia dự thầu, điều kiện và nguyên tắc thamgia dự thầu, quyền lợi và nghĩa vụ của nhà thầu

Ở nước ta, hiện nay có 2 văn bản chính điều chỉnh hoạt động đấu thầu xây dựng

là Nghị định số 52/1999/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 08/07/1999 về quy chếquản lý đầu tư xây dựng, Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày01/09/1999 về quy chế đấu thầu

4.2 Hình thức lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư

Theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/09/1999 vềquy chế đấu thầu, có 3 hình thức lựa chọn nhà thầu Với mỗi hình thức nó sẽ ảnhhưởng rất lớn tới việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư cũng như việc dự thầu của cácnhà thầu:

Đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầutham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đạichúng (nếu rõ điều kiện thời gian dự thầu) tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ

sơ mời thầu Đối với gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ kĩ thuật thì bên mời thầuphải tiến hành sơ tuyển để chọn nhà thầu có đủ năng lực tham gia dự thầu Trong hìnhthức này mỗi nhà thầu phải cạnh tranh với nhiều nhà thầu khác Đấu thầu rộng rãi làhình thức áp dụng chủ yếu trong đấu thầu

Đấu thầu hạn chế: Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một sốnhà thầu có đủ năng lực tham dự (tối thiểu là 5) Đây thường là các công trình có quy

mô lớn, công nghệ kỹ thuật phức tạp Với hình thức này thì bên mời thầu có thể tiếtkiệm chi phí và thời gian tổ chức đấu thầu Danh sách nhà thầu tham dự phải đượcngười có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền quyết định

Chỉ định thầu: Đây là trường hợp đặc biệt, là hình thức chọn trực tiếp nhà thầuđáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng Quyền chỉ định thầu thuộcngười có thẩm quyền quyết định đầu tư Hình thức này chỉ áp dụng trong các trườnghợp đặc biệt:

- Trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch hoạ, được phép chỉ định ngay đơn

vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời Sau đó phải báo cáo ngay thủ tướngChính phủ để xem xét phê duyệt

- Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninhquốc phòng do thủ tướng Chính phủ quyết định

Trang 12

- Các gói thầu đặc biệt do thủ tướng Chính phủ quyết định khác.

4.3 Các phương thức đấu thầu

Cũng theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP thì ở nước ta hiện nay áp dụng 3phương thức đấu thầu:

Đấu thầu 1 túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong 1 túi

hồ sơ, cả hồ sơ tài chính và hồ sơ kĩ thuật Như vậy nhà thầu phải có biện pháp lập hồ

sơ dự thầu thích hợp vì hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ thuật sẽ được đánh giá cùng mộtlúc Phương thức này áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp

Đấu thầu 2 túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuấttài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ kỹ thuật sẽ đượcxem xét đánh giá trước Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở nên sẽ được mởtiếp túi hồ sơ tài chính để đánh giá Với phương thức này các nhà thầu phải kết hợp hàihoà giữa kỹ thuật và tài chính khi lập hồ sơ

Đấu thầu 2 giai đoạn: phương thức này áp dụng cho những dự án lớn phức tạp vềcông nghệ kỹ thuật, hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay

- Giai đoạn 1: các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính (chưa

có giá trị) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thốngnhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầuchính thức

- Giai đoạn 2: bên mời thầu các nhà thầu tham gia trong giai đoạn 1 nộp hồ sơ

dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặtbằng kỹ thuât và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiệnđiều kiện hợp đồng, giá dự thầu

5 Kinh nghiệm quốc tế về đấu thầu xây lắp

Trong quá trình công tác, qua tiếp xúc, trao đổi làm việc với các đối tác liên danhnước ngoài cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nhà thầu khác, có một số kinhnghiệm để thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế tại Việt Nam được tôi đúc rútnhư sau:

Trước hết, khi tham gia vào đấu thầu quốc tế tức là nhà thầu sẽ tham gia vào mộtthị trường rất mới, có sự cạnh tranh gay gắt và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro Vì vậy,

để đạt được thành công, các nhà thầu nước ngoài nên tìm ít nhất một đối tác tại ViệtNam liên danh, liên kết Đối tác này sẽ đóng vai trò tìm hiểu thị trường và các yếu tốliên quan trực tiếp đến đấu thầu

Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà thầu nước ngoài nàocũng cần phải quan tâm trước khi muốn thâm nhập vào thị trường mới Hãy chứng tỏ

Trang 13

mình là một nhà thầu có đầy đủ tư cách pháp nhân, có uy tín và thực sự muốn hợp tác,làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Các nhà thầu Việt Nam thường hiểu rõ thị trường xây dựng trong nước hơn,nhưng trái lại, năng lực tài chính, thiết bị và nhân sự thường thua kém các nhà thầunước ngoài Do đó, trong quá trình đấu thầu, hãy chú ý tận dụng, bổ sung cho nhau cácmặt mạnh này

Phải tìm hiểu kỹ các thông tin về gói thầu trước khi quyết định tham gia đấuthầu: liệu gói thầu đó có phù hợp với khả năng của mình không, giá trị gói thầu là baonhiêu, lợi nhuận thu được ước tính là bao nhiêu, phải đóng những loại thuế gì

Giá thầu là yếu tố quan trọng nhất, hầu như là quyết định sự thành công hay thấtbại của quá trình đấu thầu Các nhà thầu hãy xác định giá thầu thật hợp lý, nên tậndụng những nguồn NVL, nhân công địa phương (nếu có thể) Biện pháp kỹ thuật thicông cũng nên bám sát với tình hình văn hoá, chính trị, xã hội và môi trường hiện tạicủa Việt Nam

II VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ

1 Vai trò của đấu thầu xây lắp quốc tế đối với nền kinh tế

1.1 Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế

Đấu thầu góp xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước

về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ các tình trạng như thất thoát lãng phí vốnđầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ bản

Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngànhxây dựng cơ bản ở nước ta

Đấu thầu xây lắp là động lực điều kiện để cho các doanh nghiệp xây dựng trong

và ngoài nước cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển củangành công nghiệp xây dựng

1.2 Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất

Thông qua đấu thầu xây lắp, chủ đầu tư sẽ tìm được các nhà thầu hợp lý nhất và

có khả năng đáp ứng yêu cầu tốt nhất của dự án

Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả hoạt động giao nhận thầu chủ đầu tư sẽtăng cường dược quản lý vốn đầu tư tránh tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở tất cả cáckhâu của quá trình thi công xây lắp

Đấu thấu sẽ giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào nhà thầu duynhất

Trang 14

Đấu thầu tạo cơ hội nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹthuật của bản thân chủ đầu tư, tiếp cận được công nghệ tiên tiến của nước ngoài và họchỏi kinh nghiệm, phong cách làm việc mới, hiệu quả.

1.3 Đấu thầu tạo môi trường lành mạnh giúp các nhà thầu nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tạo sự công bằng và hiệu qủa cao trong xây dựng

Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu, các doanh nghiệp xâydựng phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu và ký kếthợp đồng (nếu trúng thầu), tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sảnxuất kinh doanh

Để thắng thầu, mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các mặt kỹ thuật,công nghệ lao động Từ đó, sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp không chỉ trongmột lần tham gia đấu thầu mà còn từng bước góp phần phát triển mở rộng quy môdoanh nghiệp

Để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về mặt tổ chức, tổ chứcquản lý nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộtrong việc lập hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp

Thông qua đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng, sẽ tự nâng cao hiệu quả côngtác quản trị tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

2 Vai trò của đấu thầu xây lắp quốc tế đối với doanh nghiệp xây dựng

Ngày nay, đã hết thời kỳ mà doanh nghiệp xây dựng có các công trình xây dựng

do cấp trên giao cho Muốn sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nghiệp khác,doanh nghiệp xây dựng phải tham gia vào thị trường xây dựng có sự tham gia của cácyếu tố nước ngoài để tìm kiếm tranh giành lấy các dự án Vậy, có thể nói đấu thầu làtiền đề, cơ sở và nền móng của qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sảnxuất trong cơ chế thị trường

- Khi tham gia đấu thầu nhiều DNXD ngày càng được hoàn thiện về mặt tổ chứcquản lý đội ngũ CBCNV được nâng cao về trình độ, kinh nghiệm, đặc biệt là phongcách làm việc công nghiệp từ phía nước ngoài

- Khi tham gia đấu thầu nhiều và thắng thầu thì doanh nghiệp tạo được quan hệ tốtvới chủ đầu tư, với cơ quan trong và ngoài nước, với các bạn hàng khác Điều này cónghĩa doanh nghiệp đang đứng vững trên thị trường xây dựng và có xu hướng đi lên

Trang 15

- Khi thắng thầu nhiều, doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm nhiều choCBCNV, ngày càng gắn chặt người lao động với doanh nghiệp

III CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA DNXD

1 Khái niệm về cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp

- Theo nghĩa hẹp: cạnh tranh trong đấu thầu là quá trình các DNXD đưa ra cácgiải pháp kỹ thuật, tài chính, tiến độ và giá bỏ thầu thoả mãn một cách tối ưu nhất yêucầu của bên mời thầu nhằm đảm bảo thắng thầu

Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đấu thầu chính

là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích chiến thắng Sự ganh đua nàyđược thực hiện bằng những biện pháp khác nhau nhằm thoả mãn những yêu cầu củachủ đầu tư về kỹ thuật, tài chính và tiến độ thi công cùng các điều kiện khác

Tuy nhiên, khái niệm này chỉ bó hẹp sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùngtham gia một cuộc thầu mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong suốt quá trình sản xuất kinh doanh

- Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu và sự đấu tranh gay gắt giữa cácDNXD kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp tham gia dự thầuđảm bảo thắng thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trìnhbàn giao cho chủ đầu tư

Theo cách tiếp cận này thì cạnh tranh trong đấu thầu là sự cạnh tranh theo cả mộtquá trình, có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu.

2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thắng thầu của DNXD

Tìm kiếm thông tin Tham gia đấu thầu

Tổ chức ký kết hợp

đồng Hoàn thành bàn

giao

Trang 16

% 100

x GTtt

GTdn

Một DNXD khi tham gia đấu thầu luôn muốn biết khả năng thắng thầu của mình

là bao nhiêu Nhưng có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia đấu thầu nên điều nàykhông thể định lượng chính xác Nhưng để đánh giá khả năng này có một số chỉ tiêusau:

+ Số nhà thầu tham gia: Với n là số nhà thầu tham gia đấu thầu thì xác suất trúngthầu trung bình của một nhà thầu là 1/n *100% Như vậy số nhà thầu tham gia càng ítthì xác suất trúng thầu càng cao

+ Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây dựng:

- Tính theo số công trình tham gia đấu thầu thì thị phần của doanh nghiệp là n/

m x 100% Trong đó:

n: số công trình trúng thầu của doanh nghiệp

m: số các cuộc đấu thầu có trên thị trường xây dựng

- Tính theo giá trị của các cuộc thầu thì thị phần của doanh nghiệp là :

Trong đó:

GTdn: tổng giá trị các công trình thắng thầu của doanh nghiệp

GTtt: Tổng giá trị các cuộc thầu có trên thị trường

Với chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể tính cho một khu vực thị trường nào đó vàtrong một khoảng thời gian xác định Nếu thị phần của doanh nghiệp càng cao thì khảnăng thắng thầu của doanh nghiệp này càng lớn và ngược lại

+ Uy tín của doanh nghiệp : uy tín của DNXD là một lợi thế cạnh tranh rất mạnh

để các nhà thầu tham gia cạnh tranh Đây là một chỉ tiêu khó có thể định hướng được

mà nó chỉ thể hiện qua số thư mời thầu doanh nghiệp nhận được

+ Năng lực hiện có của doanh nghiệp : Năng lực của DNXD là năng lực tài chính,máy móc, thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm… Việc tính toán chỉ tiêu này dựa trên cơ

sở những báo cáo tài chính, bảng kê máy móc thiết bị, bảng kê tình hình nhân sự, hồ

sơ kinh nghiệm…

Năng lực của doanh nghiệp lớn mạnh thì khả năng thắng thầu của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại

Trang 17

Như vậy, trong Chương I này, chúng ta đã đề cập đến khái niệm, nội dung và cáchình thức của đấu thầu XLQT cũng như những vấn đề liên quan khác đến đấu thầuquốc tế về xây lắp Qua đây, chúng ta hiểu được trình tự thực hiện hoàn chỉnh mộtcuộc đấu thầu, biết được các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu Hơn nữa, chúng ta càngthấy được vai trò quan trọng của đấu thầu XLQT đối với một quốc gia nói chung vàđối với các DNXD nói riêng, từ đó càng khẳng định được rằng, ở Việt Nam, một đấtnước đang CNH-HĐH, xây dựng đang là một yêu cầu cần thiết trong việc phát triểnđất nước Vì vậy, các DNXD cần phải làm gì để góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển

đó Qua các điều kiện để tham gia đấu thầu và các chỉ tiêu đánh giá khả năng thắngthầu, các DNXD hãy tự xem xét, đánh giá khả năng của mình để phát huy những mặtmạnh, khắc phục những mặt yếu và phải tự hoàn thiện mình bằng việc nâng cao nănglực tài chính, máy móc thiết bị và đặc biệt là trình độ của người lao động

Công ty XD Lũng Lô là một DNXD khá lớn trên thị trường xây dựng Việt Nam.Trong những năm qua, Công ty đã tham gia đấu thầu một số gói thầu XLQT Thựctrạng dự thầu XLQT và thắng thầu của Công ty ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ởChương II tiếp theo

Trang 18

hầm hào chiến đấu thì nay chuyển sang làm công tác kinh tế Nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh của Công ty lúc bấy giờ là nhận thầu quy hoạch, khảo sát thiết kế, thi công cáccông trình ngầm trong công nghiệp dân dụng, giao thông thuỷ lợi Ngày 18/7/1990, BộQuốc phòng có Quyết định số 196 / QĐ-QP về việc chuyển Công ty XD công trìnhngầm Lũng Lô thành Công ty Khảo sát thiết kế XD Lũng Lô Nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh, cơ cấu ngành nghề của Công ty là nhận thầu quy hoạch, khảo sát thiết kế, xâydựng thi công các công trình ngầm, xử lý ứng dụng vật liệu nổ công nghiệp, làm dịch

vụ đầu tư xây dựng Ngày 26/8/1993, Bộ Quốc phòng có Quyết định số 577/ QĐ-QPđổi tên Công ty thành Công ty XD Lũng Lô với vốn pháp định 2.232,4 triệu đồng Lúcnày, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty không thay đổi nhưng cơ cấu tổ chứcthì không còn như cũ

Ngày 17/4/1996, Bộ Quốc phòng có Quyết định 466/QĐ - QP thành lập Công tyxây dựng Lũng Lô mới trên cơ sở sát nhập ba doanh nghiệp :

- Công ty XD Lũng Lô (cũ)

- Công ty XD 25-3

- Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng

Công ty có trụ sở tại 256 Thuỵ Khê - Hà Nội, với vốn pháp định là 3.625 triệuđồng Đến tháng 7/1999, Công ty chuyển trụ sở về 162 Trường Chinh - Đống Đa - HàNội Ngoài các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như trên, Công ty còn tham gia xâydựng các công trình điện hạ thế, kinh doanh bất động sản, được cấp giấy phép hànhnghề và đăng ký kinh doanh :

- Đăng ký kinh doanh số 110753 do Uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày26/6/1990

- Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 455BXD/CSXD do Bộ Xây dựng cấp ngày20/10/1997

- Giấy phép hành nghề xây dựng giao thông số 2417/CGĐ do Bộ Giao thông Vậntải cấp ngày 21/8/1996

- Giấy phép hành nghề xây dựng thuỷ lợi số 62-GP/NN do Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn cấp ngày 20/8/1996

- Giấy phép hành nghề khảo sát, dò tìm, rà phá bom mìn, vật nổ số 1614/QP do

Bộ Quốc phòng cấp ngày 12/8/1996

2 Quá trình phát triển

Trang 19

2.1 Giai đoạn chưa sát nhập (1989 – 1996)

Ban đầu Công ty XD công trình ngầm Lũng Lô (1989) có cơ cấu tổ chức gọnnhẹ, phương thức hạch toán đơn giản, Công ty chưa có giấy phép hành nghề và chỉhoạt động chủ yếu ở phía Bắc TSCĐ của Công ty chưa được theo dõi vì phần lớn lànhững thiết bị từ quân đội chuyển sang Đến tháng 7/1990, Công ty khảo sát thiết kế

XD Lũng Lô bao gồm 8 xí nghiệp trực thuộc, 1 chi nhánh ở phía Nam, 1 liên doanhvới Nga có tên VUTRAX Lúc này, Công ty đã được Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xâydựng, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hành nghề, hình thành tư cách pháp nhân, đượcphép ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi cả nước Phương pháp hạch toán củaCông ty là các xí nghiệp tự hạch toán, lập báo cáo rồi nộp cho Công ty, các xí nghiệp

tự tìm việc, Công ty ký duyệt hoặc uỷ quyền cho xí nghiệp ký, sau đó các xí nghiệpnộp lợi nhuận cho Công ty theo tỷ lệ quy định trước

2.2 Giai đoạn sau khi sát nhập (1996 – nay)

Công ty xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp xây dựng hạch toán kinh tế độc lập,

có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư lệnh Công binh

Trụ sở chính của Công ty đặt tại:162 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

Hiện tại, Công ty có 3 chi nhánh, tại 3 miền Bắc, Trung, Nam:

-Văn phòng đại diện tại miền Bắc : Cảng Vật Cách-Hải phòng

-Văn phòng đại diện tại miền Trung : 21 Phan Bội Châu-Vinh-Nghệ An-Văn phòng đại diện tại miền Nam : 28C-Đường 3/2-Quận 10-Thành phố

Hồ Chí Minh

2 liên doanh:

- Liên doanh Lữ Xá Hồ Tây

- Liên doanh VUTRAX

và 8 xí nghiệp thành viên, đó là:

- Xí nghiêp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng

- Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm

- Xí nghiệp xây lắp phía Bắc

- Xí nghiệp xây dựng dân dụng

Trang 20

- Xí nghiệp xử lý môi trường và ứng dụng vật liệu nổ

- Xí nghiệp xây dựng số 2

- Xí xây dựng 25-3

- Xí nghiệp xây lắp phía Nam

Tuy là doanh nghiệp mới thành lập, nhưng Công ty XD Lũng Lô đã tạo cho mìnhmột uy tín uy tín lớn mà không phải doanh nghiệp xây dựng nào cũng có được Gần 10năm qua, với trang thiết bị cơ giới hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ nhiều kinhnghiệm, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty đã không ngừng lớn mạnh

và tự khẳng định mình về mọi mặt, đã tham gia xây dựng hoàn thành và bàn giaonhiều công trình có nguồn vốn trong và ngoài nước được chủ đầu tư đánh giá đạt chấtlượng tốt và thi công đúng tiến độ

Có được những bước tiến như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể Ban giámđốc, các Phòng ban và của từng CBCNV trong Công ty Phương châm quản lý củaCông ty trước hết là quản lý con người, bộ máy quản lý được sắp xếp bố trí một cáchlogic và khoa học với những người có trình độ đại học trở lên và có kinh nghiệm,nhiều mà không thừa, ít mà không thiếu Thực vậy, các xí nghiệp thành viên và các chinhánh trực thuộc Công ty có bộ máy quản lý riêng biệt độc lập, tự chủ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh nhưng chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ Độc lập mà không táchrời, giữa các xí nghiệp trực thuộc có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quan hệ làm

ăn, phụ trợ bổ sung và giúp đỡ nhau Còn Công ty là cấp lãnh đạo trực tiếp với tư cáchpháp nhân của mình đảm nhận mọi quan hệ đối ngoại với các ban ngành, cơ quan cấptrên, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY

1 Đặc điểm cơ cấu lao động

Với đội ngũ cán bộ KHKT không ngừng phát triển cả về số lượng chất lượng, Công ty thường xuyên có kế hoạch cử cán bộ tham gia các lớp học, khoá học đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ KHKT được thử thách qua thực tế thi công các dự án lớn hiện nay đã dủ năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao Đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy qua các trường lớp và

Trang 21

Công ty cũng thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo tại chỗ Bên cạnh đó, Công ty luôn khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được trình độ KHKT hiện đại Công ty luôn có xu hướng trẻ hoá đội ngũ lao động, hiện tại tỷ lệ cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng cao.

Tổng lực lượng lao động toàn Công ty đến tháng 30/06/2001 là 2.275 người (Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương), trong đó:

+ Quân số biên chế: 176

+ Hợp đồng lao động dài hạn: 281

+ Hợp đồng lao động ngắn hạn và thời vụ: 1818

Phân loại theo trình độ chuyên môn:

+ Trình độ đại học và trên đại học: 294 (có bảng chi tiết kèm theo)

+ Trình độ trung cấp và thợ có tay nghề cao: 129

+ Nhân viên chuyên môn kỹ thuật, vận hành xe máy: 308

+ Nhân viên chuyên môn kỹ thuật rà phá bom mìn: 187

+ Thợ có tay nghề bậc 2 đến 3 và lao động phổ thông: 1357

Bảng chi tiết số lượng cán bộ trình độ đại học và trên đại học:

 Xây dựng cầu đường: 32

 Xây dựng sân bay: 09

 Xây dựng cảng: 12

 Thuỷ lợi: 22

 Điện: 14

Trang 22

 Xe máy công trình: 19

 Kỹ sư trắc địa: 12 -Kỹ sư công trình ngầm: 40

-Kỹ sư cơ khí: 25

 Chế tạo máy: 18

 Thiết bị: 07 -Kỹ sư điện: 08

Nhìn chung, Công ty đã có một đội ngũ CBCNV có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tới.

Công ty đã quan tâm tới công tác tuyển chọn và quản lý sử dụng lao động, xác định lượng lao động là nhân tố quyết định sự phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài Bảo đảm công bằng giữa quyền lợi với năng lực thực sự của người lao động là phương châm thực hiện Quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ cho lực lượng lao động tại các công trường, ưu tiên vật chất cho người lao động làm việc tại môi trường độc hại, nguy hiểm để đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý

Công ty có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh

là thi công theo công trình, các địa bàn không tập trung, ở xa trung tâm Kết cấu củamỗi công trình lại khác nhau nên việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có những

Trang 23

đặc điểm riêng không giống với những ngành sản xuất khác Công ty có bộ máy tổchức quản lý theo 2 cấp:

Vai trò nhiệm vụ của các Phòng ban chức năng:

Ban Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm trước nhà nước và thay mặt nhà nướcquản lý sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh và đại diện cho tập thểCBCNV trong việc chủ sở hữu vốn của Công ty

Phòng Kế hoạch: Có chức năng xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinhdoanh tháng, quý, năm của toàn Công ty Giúp Ban Giám đốc dự thảo ban hành, sửađổi bổ sung quy chế; nghiên cứu tư vấn quản lý triển khai thực hiện công tác tuân thủtheo pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và đảm bảo hồ sơ pháp lýtrang thiết bị tài sản, kế hoạch đầu tư, điều động trang thiết bị, quản lý đất đai toànCông ty, quản lý các hợp đồng kinh tế và các hồ sơ có liên quan

Phòng Kinh tế - Dự án - Đối ngoại: Có chức năng khai thác các dự án, xây dựng

hồ sơ đấu thầu, lập hồ sơ và quản lý các dự án từ giai đoạn tiền khả thi đến kí hợpđồng xây dựng, định mức lao động, đơn giá tiền lương cho các xí nghiệp, công trườngtrực thuộc phù hợp với các quy định của nhà nước, giúp Ban Giám đốc làm việc vớicác tổ chức kinh tế nước ngoài, quản lý các hoạt động liên doanh liên kết trong vàngoài nước

Phòng Kỹ thuật - Thi công: Có chức năng xây dựng phương án kỹ thuật thi công

và kiểm tra chất lượng các công trình, kết hợp với phòng Kinh tế - Dự án - Đối ngoạilập hồ sơ kỹ thuật đấu thầu, các phương án kỹ thuật chi tiết cho các dự án lớn, chỉ đạothi công cho công trường của xí nghiệp, các công trường trực tiếp của Công ty, lập hồ

sơ kỹ thuật thực hiện đúng hợp đồng, nghiệm thu hoàn công, quản lý các hồ sơ liênquan như hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu

Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng xây dựng, theo dõi, kiểm soát, chỉ đạo

hệ thống tài chính kế toán của Công ty theo quy định của nhà nước, quân đội, tổ chứcthực hiện công tác thống kê kế toán chính xác, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch khaithác thị trường vốn có hiệu quả

Phòng Chính trị: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Đảng uỷ Ban Giám đốc xây dựng

kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn Công ty,xây dựng các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả, quan hệchặt chẽ với cấp đảng uỷ và chính quyền địa phương nơi đóng quân và các địa phươngtrên địa bàn làm nhiệm vụ, thẩm định chất lượng chính trị đối với toàn bộ nhân viêntoàn Công ty

Trang 24

Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương: Có chức năng thu nhận, xem xét hồ sơ,tuyển dụng và điều hành lực lượng CBCNV, người lao động của Công ty Bên cạnh

đó, Phòng còn có nhiệm vụ tính toán, lập bảng lương, làm các thủ tục đảm bảo cácchế độ BHXH, BHYT, thưởng cho toàn bộ CBCNV, người lao động tại Văn phòngCông ty và các công trường trực thuộc

Văn phòng Công ty: Có chức năng quản lý con dấu Công ty, lưu trữ thu phátcông văn tài liệu đúng nguyên tắc bảo mật, quản lý vật tư trang thiết bị phục vụ côngtác văn phòng, tổ chức thực hiện đón tiếp khách, tổ chức hội họp, tổ chức đánh máy in

ấn, gửi tài liệu theo yêu cầu, quản lý hoạt động đội xe văn phòng, tổ chức bảo vệ Công

ty và quản lý cán bộ nhân viên khu nội trú

Theo cơ cấu tổ chức của Công ty, các Phòng ban chức năng không trực tiếp chỉhuy quản lý xí nghiệp nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việcthực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất, các quy trình tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹthuật, các chế độ quản lý xí nghiệp Các xí nghiệp có bộ máy quản lý riêng theo hìnhthức trực tuyến, được thể hiện ở sơ đồ sau:

Trang 25

Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp

Mỗi Phòng ban đều có một nhiệm vụ chức năng riêng biệt, nhưng giữa chúng lại

có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty, tạonên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh.Vị trí vai tròcủa mỗi Phòng ban là khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn và pháttriển của Công ty

3 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ xây dựng

Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại, đáp ứngđược nhu cầu phát triển của Công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực tham gia các

dự án lớn, đặc biệt là các dự án đấu thầu quốc tế đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật,tiến độ thi công, Công ty luôn luôn chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại.Trong những năm qua, Công ty đã tập trung đầu tư hàng trăm tỷ đồng thiết bị phục vụcác công việc như thi công công trình ngầm, đường giao thông, bến cảng, xây dựngdân dụng Công ty luôn chú trọng tới việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệtđầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế đối với thiết bị đồng bộ chodây chuyền thi công theo công nghệ tiên tiến Những thiết bị mà Công ty mua sắmtrong thời gian qua đã được phát huy tối đa công suất và đáp ứng được yêu cầu kỹthuật các công trình đòi hỏi

Phòng Tàichính - Kếtoán

Ban GĐ xí nghiệp

Phòng Kinh tế

-Kế hoạch - Kỹ

thuật -Vật tư

Phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương

Trang 26

Năng lực trình độ công nghệ của Công ty XD Lũng Lô hiện tại là khá mạnh Máymóc thiết bị của Công ty có thể đảm bảo được yêu cầu thi công trên nhiều địa bàn cách

xa nhau và các công trình quy mô lớn yêu cầu kỹ thuật cao Chủng loại máy móc thiết

bị tương đối đầy đủ, số lượng lớn, phân bố nhiều nơi Thiết bị máy móc chủ yếu là loại

có công nghệ hiện đại, còn mới, giá trị còn lại xấp xỉ nhau, chủ yếu là từ 70-80% ( Do

đó, Công ty cần có kế hoạch tích luỹ vốn khấu hao để đầu tư đổi mới dần dần, nếukhông sẽ có lúc lâm vào tình trạng phải đổi mới trang thiết bị đồng loạt)

Công ty thành lập ra Hội đồng nghiên cứu đầu tư trang thiết bị vật tư xe máy.Công ty đã tập trung mua sắm trang thiết bị từng bước hoàn thiện cho ngành thi côngcảng biển, công trình ngầm, đường giao thông, đê đập, thuỷ điện lớn , đủ năng lựctham gia đấu thầu, thi công các công trình lớn có yêu cầu chất lượng cao

Tổng lực lượng trang bị của Công ty đến tháng 6/2001 gồm 934 đầu xe máy thicông với giá trị hơn 134 tỷ đồng Toàn bộ các trang thiết bị xe máy thi công đều đượcđăng ký theo dõi qua sổ sách thống kê Bộ máy quản lý trang thiết bị của Công ty được

tổ chức từ công trường đến xí nghiệp đảm bảo quản lý tốt, phục vụ cho sản xuất kinhdoanh cũng như liên quan đến việc thống kê, báo cáo thường kỳ với cơ quan chứcnăng

Các xí nghiệp cũng như chi nhánh trực thuộc được giao vốn cố định và vốn lưuđộng nhằm thực hiện hợp đồng xây lắp đã được ký kết Khi đã nhận vốn của Công ty,

xí nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Xí nghiệp chỉ được phép chothuê TSCĐ, phương tiện thi công trên cơ sở hợp đồng đã được duyệt, chỉ có Công tymới có quyền mua hoặc cho thuê TSCĐ và phương tiện thi công

Vốn lưu động của xí nghiệp được sử dụng vào việc mua sắm NVL, trả lương, tiềnthưởng, chi cho quá trình phục vụ sản xuất và quản lý xí nghiệp Nếu thiếu vốn lưuđộng thì xí nghiệp sẽ được cấp bổ sung theo kế hoạch trong từng tháng

Trang 27

Xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trực tiếp thanh toán các công trình của mìnhđang thi công Ngoài ra các xí nghiệp còn được uỷ quyền thu tiền mặt nộp vào tàikhoản theo phân cấp hoặc nộp lên cấp trên kèm theo chứng từ thanh toán.

Xét về vốn cố định, Công ty trực tiếp quản lý bất kể vốn đó được hình thành từnguồn nào Các đội được giao quản lý hiện vật có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả sốTSCĐ, thanh toán đầy đủ số tiền khấu hao TSCĐ đã trích theo chế độ hiện hành.Việcmua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều do Công ty Quyết định dựa trên cơ sở đềnghị của xí nghiệp, đội công trình

Việc huy động các nguồn vốn khác để tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty sẽ

có quy định cụ thể bằng văn bản Các đội công trình, xí nghiệp trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nếu khả năng về vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu thì cũng

có thể vay vốn để bù đắp khoản thiếu hụt Tuy nhiên, các đơn vị phải chấp hành đúngnhững nội dung đã quy định do Công ty đặt ra Trong một số trường hợp, Công ty cóthể đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị thực hiện quá trình vay vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh có sự thay đổi về giá cả của các loại TSCĐ,vật tư thì các đơn vị phải tiến hành đánh giá, kiểm tra và báo cáo về Công ty Xínghiệp có thể huy động vốn đầu tư liên doanh, liên kết cho các công trình dự án cụ thểtrong điều kiện các dự án này không liên quan tới an ninh quốc gia và phải được Bộ

Tư lệnh Công binh và Công ty phê duyệt Các xí nghiệp tự cân đối chi phí sản xuấtkinh doanh theo nhiệm vụ của đơn vị mình, ngoài ra phải thực hiện đầy đủ các nghĩa

vụ đối với nhà nước, Bộ Tư lệnh Công binh và Công ty Đối với các quỹ BHXH,BHYT xí nghiệp phải thực hiện đầy đủ cho CBCNV theo đúng chế độ của nhà nước,Công ty là chủ thể đại diện thu và nộp

Các xí nghiệp có toàn quyền sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại bằng cáchlập qũy phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng phúc lợi Các công trường trực thuộccũng phải hạch toán như các xí nghiệp, riêng lợi nhuận còn lại phải nộp chung vào quỹCông ty

Việc thanh toán giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc, giữa các đơn vị nội bộvới nhau đều được thực hiện theo hợp đồng đã ký kết Công ty là trung gian thanh toán

bù trừ cho các đơn vị nội bộ vì chúng không được thanh toán cho nhau

Trong những năm qua, do Công ty luôn giữ uy tín và quan hệ tài chính tốt với cácngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng góp phần tạo nên kết quả caotrong sản xuất kinh doanh

Trang 28

Tóm lại, năng lực về tài chính của Công ty được coi là mạnh và khả năng huyđộng vốn đầu tư tương đối dễ dàng Đây cũng là một thế mạnh của Công ty cần phảikhai thác triệt để để nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp nói chung và đấuthầu xây lắp quốc tế nói riêng Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong 4năm gần đây:

Bảng 1:Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng qua 4 năm 1998 – 1999 – 2000-2001

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỰ THẦU VÀ KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY XD LŨNG LÔ

1. Phân tích tình hình thắng thầu XLQT của Công ty XD Lũng Lô

Sau khi được thành lập vào đầu năm 1996, Công ty XD Lũng Lô vẫn chỉ duy trìcác hoạt động cũ, tham gia đấu thầu các gói thầu trong nước Vào đầu năm 1997, đượcphép của cơ quan lãnh đạo cấp trên là Bộ Tư lệnh Công binh, Công ty bắt đầu thamgia vào đấu thầu XLQT bằng gói thầu “ Xây dựng đường và hầm Nhà máy Thuỷ điệnHàm Thuận - Đa Mi” do Tổng công ty điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư Kết quả đãthành công, Công ty đã vượt qua 6 nhà thầu khác, trúng thầu công trình với tổng giá trị

là 385 tỷ đồng Phải nói rằng, đó là kết quả hết sức bất ngờ đối với một công ty vừamới chập chững bước vào một thị trường xây lắp mới, có sự cạnh tranh của cả các nhàthầu trong và ngoài nước Việc trúng thầu đã tạo một bước ngoặt mới cho chiến lược

Trang 29

phát triển lâu dài của Công ty Đó là một nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho lập thểđội ngũ lãnh đạo và CBCNV trong toàn Công ty Và tiếp theo, Công ty đã mạnh dạntham gia đấu thầu tiếp gói thầu “ Dự án xây dựng đường hầm đèo Hải Vân” do Banquản lý các dự án Quốc lộ 1 (PMU1) làm Chủ đầu tư Và một lần nữa, Công ty lạitrúng thầu với giá bỏ thầu là 256 tỷ đồng Như vậy, năm mở đầu của Công ty tronglĩnh vực đấu thầu XLQT có thể coi là rất thành công với hai lần tham gia đã trúng thầu

cả hai (Xem chi tiết ở Bảng 2- Phụ lụcI)

Những kết quả đạt được trong năm 1997 đã tạo cho các lãnh đạo Công ty một sựtin tưởng vào đội ngũ kỹ thuật làm hồ sơ dự thầu Năm 1998, theo sự chỉ đạo của BanGiám đốc, Công ty tiếp tục tham gia đấu thầu 3 gói thầu XLQT khác nhưng kết quảchỉ trúng mỗi gói thầu “ Dự án khai thác mỏ than Núi Béo – Quảng Ninh” do Tổngcông ty than Việt Nam làm Chủ đầu tư với tổng giá trị là 146 tỷ đồng Hai gói thầu còn

lại bị trượt là (chi tiết về các gói thầu Công ty trượt thầu xem Phụ lục II kèm theo):

- Dự án mở mỏ đá Trại Sơn A – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng với giá mời thầu

110 tỷ đồng (giá Công ty bỏ thầu 100 tỷ đồng)

- Dự án cải tạo và nâng cấp đường xuyên Á, đoạn Hồ Chí Minh – Phnompenh với giá mời thầu 285 tỷ (giá Công ty bỏ thầu 250 tỷ đồng)

Năm 1999 là một năm không mấy thành công đối với Công ty, trong hai lần dựthầu Công ty trúng một gói và trượt một gói:

- Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Biểu Nghi – Bãi Cháy, giá trúngthầu 99 tỷ đồng

- Dự án xây dựng Cảng cá Trần Đề – Sóc Trăng, giá mời thầu 43 tỷ đồng( Công ty trượt thầu với giá bỏ 40 tỷ đồng)

Năm 2000, Công ty tham gia đấu thầu 2 gói cũng trúng 1 gói và trượt 1 gói:

- Dự án xây dựng Đê chắn sóng Dung Quất , một hạng mục quan trọng trongtổng thể Khu công nghiệp hoá dầu Dung Quất và là đê biển lớn nhất khuvực Đông Nam Á Công ty trúng thầu với giá bỏ thầu 641 tỷ đồng

- Dự án xây dựng đường hầm phía Đông đèo Hải Vân, giá mời thầu 435 tỷ,( Công ty trượt thầu với giá bỏ thầu là 400 tỷ đồng)

Ngày đăng: 27/10/2012, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị định số 52/1999/NĐ- CP về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Khác
3. Nghị định 88/1999/NĐ- CP về Quy chế đấu thầu Khác
4. PGS PTS Bùi Văn Yêm - Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng - NXB Xây dựng 1997 : Trang 6, 40, 119 Khác
5. Hệ thống các quy định pháp luật về XDCB - NXB Chính trị quốc gia 1995: Trang 14-23, 104 – 107, 602 – 606 Khác
6. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý dầu tư và xây dựng – NXB Xây dựng 2000: Trang 10 11, 12, 13, 189, 192 Khác
7. Các văn bản pháp quy mới về quản lý dầu tư và xây dựng - NXB Xây dựng 1997: Trang 88 –100, 110 –116 Khác
8. Hệ thống các văn bản pháp quy về quy hoạch xây dựng nhà ở và đất đai - NXB Thống kê: Trang 399-407 Khác
9. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam, Tập VII – Quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu– NXB Xây dựng 1997: Trang 196, 197 Khác
10. GVC .TS Nguyễn Thị Hường – Quản trị dự án có vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ– NXB Thống kê 2000: Trang 11, 83-90 Khác
11. Các hướng dẫn về mua sắm của chính phủ- Hướng dẫn No.1- Viện Nghiên cứu Thương mại 1996: Trang 28 – 30 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu. - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Sơ đồ 2 Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu (Trang 15)
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Sơ đồ 3 Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp (Trang 25)
Bảng 1:Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng qua 4 năm 1998 – 1999 – 2000-2001 - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Bảng 1 Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng qua 4 năm 1998 – 1999 – 2000-2001 (Trang 28)
Bảng 1:Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng qua 4 năm 1998 – 1999 – 2000-2001 - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Bảng 1 Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng qua 4 năm 1998 – 1999 – 2000-2001 (Trang 28)
Sơ đồ 4: Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Sơ đồ 4 Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu (Trang 32)
Sơ đồ 4: Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Sơ đồ 4 Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu (Trang 32)
Sơ đồ 5: Sơ đồ nhân quả tìm nguyên nhân của vấn đề chất lượng - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Sơ đồ 5 Sơ đồ nhân quả tìm nguyên nhân của vấn đề chất lượng (Trang 50)
Bảng 1: Danh mục các công trình đấu thầu xây lắp trong nước có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên được Công ty thực hiện trong vòng 10 năm qua - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Bảng 1 Danh mục các công trình đấu thầu xây lắp trong nước có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên được Công ty thực hiện trong vòng 10 năm qua (Trang 55)
Bảng 1 : Danh mục các công trình đấu thầu xây lắp trong nước có giá trị từ 10 tỷ - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Bảng 1 Danh mục các công trình đấu thầu xây lắp trong nước có giá trị từ 10 tỷ (Trang 55)
Bảng 2: Các công trình ĐTQT Công ty đã trúng thầu, đã và đang thi công trong vòng 5 năm qua. - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Bảng 2 Các công trình ĐTQT Công ty đã trúng thầu, đã và đang thi công trong vòng 5 năm qua (Trang 57)
Bảng 2: Các công trình ĐTQT Công ty đã trúng thầu, đã và đang thi công trong vòng - Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc
Bảng 2 Các công trình ĐTQT Công ty đã trúng thầu, đã và đang thi công trong vòng (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w