1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

86 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 103,64 KB

Nội dung

trực diện giữa người kể và người nghe sẽ làm cho câu chuyệnđang được đề cập tiếp diễn hoặc chuyển sang câu chuyệnkhác và cũng có thể kết thúc cuộc kể chuyện.Các hình thức tác động gián t

Trang 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Trang 2

Cơ sở lí luận

Kể chuyện một hình thức giao tiếp đặc biệt

Khái niệm kể chuyện

Kể chuyện không chỉ là một phương thức của sinh hoạt đờisống mà từ lâu nó đã trở thành một phương thức của hoạt độngnghệ thuật, đặc biệt là văn học

Kể là một động từ biểu thị hành động nói Theo từ điểntiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải thích, kể là nói rõ đầuđuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích Khi ở vị trí một thuậtngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:

Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loạihình trữ tình, loại hình kịch) - còn gọi là truyện hoặc tiểuthuyết

Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng

Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làmvăn

Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trườngTiểu học

Trang 3

Ở phạm trù ngữ nghĩa a) Văn kể chuyện là văn trongtruyện hoặc trong tiểu thuyết Do đó, đặc điểm của văn kểchuyện cũng là đặc điểm của truyện Đặc trưng cơ bản củatruyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễnbiến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng

Ở phạm trù ngữ nghĩa b) Kể chuyện là một phương pháptrực quan sinh động bằng lời nói Khi cần thay đổi hình thứcdiễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người tacũng xen kẽ phương pháp kể chuyện Với các môn khoa học

tự nhiên, kể chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu

sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng chế, quá trìnhphản ứng hóa học

Ở phạm trù ngữ nghĩa c) Văn kể chuyện là một loại văn

mà HS phải được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc bằngviết thành bài theo những quy tắc nhất định Vì tính chất phổbiến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thànhloại hình cần được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hìnhvăn miêu tả, văn nghị luận

Ở phạm trù ngữ nghĩa d) Kể chuyện là một môn họccủa các lớp Tiểu học trường Phổ thông Có người hiểu đơn

Trang 4

giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân gian, kể chuyện cổ tích.Thực ra không hẳn như vậy, kể chuyện ở đây bao gồm việc

kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và truyệnhiện đại, nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năngnhiều mặt của một con người

Sở dĩ có thể xác định “kể chuyện” là một thuật ngữ vì

nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa(còn gọi là khái niệm) nhất định Lâu nay, thuật ngữ “kểchuyện” vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyệnbằng lời, kể cả câu chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được intrên sách báo

(Xem Chu Huy, Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học,NXB Giáo dục, 2000, trang 11-12)

Đặc điểm của thể loại truyện và môn Kể chuyện

Đặc điểm thể loại truyện bao gồm cốt truyện, nhânvật và lời kể

Kể chuyện đòi hỏi phải có chuyện (cốt truyện) Cốttruyện là một sự việc có mở đầu có diễn biến có kết cục và nóphải mang một ý nghĩa nào đó với đời sống Về mặt ý

Trang 5

nghĩa xã hội, những việc trong cốt truyện là những sự việcbao giờ cũng liên quan đến một người, một giai đoạn haymột mối quan hệ nào đó nhưng nó lại có ý nghĩa cho mọingười, cho xã hội Do đó mỗi câu chuyện để lại một lờikhuyên Lời khuyên đó là những kinh nghiệm sống, nhữngbài học đúng đắn giáo dục học sinh làm theo hoặc đó lànhững lời khuyên những bài học giáo dục học sinh không nênlàm theo Cốt truyện thường được phân ra từng đoạn Ở mỗiđoạn có kể, có tả, có đối thoại và có bàn luận, tức là đượcthể hiện bằng những phương thức biểu đạt khác nhau.Người đọc truyện phải nhận ra các phương thức biểu đạt củađoạn Để thể hiện nội dung của đoạn có các chi tiết: chi tiết

về thời gian, không gian màu sắc âm thanh, về thiên nhiên,

về con người (lời nói của con người, hành động của conngười, tình cảm của con người) Kể chuyện hay, hấp dẫn,phải nhớ các chi tiết, từ các chi tiết ấy cho ta biết điều gìdiễn ra trong đời sống và từ đó, rút ra ý nghĩa, bài học nhânsinh

Yếu tố thứ hai phải kể đến đó là nhân vật Nhân vật làlinh hồn của truyện nên khi đặt tên truyện có thể lấy tên nhânvật như truyện Thạch Sanh, truyện Tấm Cám, truyện Thánh

Trang 6

Gióng Nhân vật của truyện có thể là người, là con vật, loàivật, đồ vật được nhân hóa Trong truyện ngụ ngôn, nhân vậtthường là loài vật, đồ vật nhưng cũng như con người, làngười nhưng mang lốt loài vật Nhân vật có thể có tên hoặckhông có tên Nhân vật trong truyện thường được phân theocác tuyến nhân vật Trong truyện cổ tích thường có tuyếnnhân vật thiện - ác, tốt - xấu Những câu chuyện hiện đạicũng có thể chia theo các tuyến nhưng không phải tuyếnnhân vật này với nhân vật kia mà là cái đúng cái sai, cái tốtcái xấu trong mỗi con người, là mâu thuẫn trong một conngười Nhân vật thường được miêu tả đầy đủ về ngoạihình bên ngoài lẫn tính cách bên trong, thể hiện qua lờinói, ý nghĩ, hành động, qua việc cư xử các mối quan hệtrong những ý nghĩa cảm xúc, tình cảm, tâm trạng Nhânvật trong truyện còn được phân loại thành nhân vật chứcnăng, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Nhân vật trongtruyện cổ tích thường là nhân vật chức năng.

Đã là truyện thì phải có lời kể Lời kể là hình thức đểcon người truyền cho nhau những kinh nghiệm nhữngthông tin bằng vốn sống của mình, cùng xúc động hòa hợpvới nhau trong tình cảm chung trong một câu chuyện Lời

Trang 7

kể trong truyện rất quan trọng, lời kể một mặt là phươngtiện để phản ánh Mặt khác cũng lại là phương tiện để biểu

lộ thái độ tình cảm sự đánh giá của tác giả đối với cuộcsống Gắn liền với người kể thường có hai vị trí: kể theongôi thứ ba hoặc kể theo ngôi thứ nhất Kể theo ngôi thứ ba

là người viết câu chuyện hoặc người chứng kiến câuchuyện kể lại Kể theo ngôi thứ nhất tức là một nhân vậtcủa câu chuyện tự kể Lời kể về mặt kết cấu được chiathành ba phần mở đầu, diễn biến, kết thúc Câu chuyện hayhay không hay phụ thuộc nhiều vào cốt chuyện hay lời kểđặc biệt là lời kể

Đặc điểm của phân môn Kể chuyện

Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ,trước hết vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệttrong hoạt động giao tiếp Kể chuyện vận dụng một cách tổnghợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để HS rèn luyệnmột cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nóitrong hoạt động giao tiếp

Khi nghe thầy giáo kể chuyện, HS đã tiếp nhận tác phẩmvăn học ở dạng lời nói có âm thanh Khi HS kể chuyện là các

Trang 8

em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ởdạng lời nói.

Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện cóđược cả sức mạnh của văn học

Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Sự hiểubiết về cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các

em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu không có môn học Kểchuyện trong trường học

Vì vai trò của hành động kể và sản phẩm truyện, phânmôn Kể chuyện có vị trí rất quan trọng trong dạy học TiếngViệt

Phân môn Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầuđược nghe kể chuyện ở trẻ em, phát triển ngôn ngữ, đặc biệt

là kĩ năng nghe - nói, đồng thời phát triển tư duy và bồi dưỡngtâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho HS Phânmôn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho HS Giờ kể chuyệnrèn cho HS kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoạithành đoạn bài theo phong cách nghệ thuật Đồng thời vớinói, các kĩ năng nghe, đọc, kĩ năng ghi chép cũng được phát

Trang 9

triển trong quá trình kể lại truyện đã nghe, kể lại truyện đãđọc.

Phân biệt đọc truyện, kể chuyện

- Người đọc sử dụng

mọi sắc thái giọng của mình

và các phương diện đọc biểu

chữ trong văn bản, không

được thêm cũng như bớt một

từ nào trong văn bản đọc

về mặt biểu cảm, bởi khi kểchuyện người kể không cầnphải kể đúng từng từ từngchữ trong văn bản Điềuquan trọng, người kể làm saothể hiện được hết nội dungcâu chuyện đó bằng ngữđiệu, giọng điệu kể làm chongười nghe hiểu được hếtnội dung văn bản

Trang 10

Đọc truyện Kể chuyện

- Đọc truyện phải đọc

nguyên văn, phải trung

thành, không có điều kiện

sáng tạo như kể chuyện

Chuyện là sự việc được

kể lại bằng lời nói miệng

Kể là nói có đầu đuôitheo trình tự diễn biến sựviệc để cho người khác biết

Vậy kể chuyện là nói

có đầu có đuôi sự việc chongười khác biết bằng lời nóimiệng

Đặc điểm giao tiếp trong kể chuyện

Như phần trên đã trình bày, kể chuyện là một cuộc giaotiếp đặc biệt giữa người viết và người đọc Kể chuyện theoquan điểm giao tiếp có những đặc điểm riêng về các nhân tốgiao tiếp so với các hình thức giao tiếp khác Phần này, luậnvăn cố gắng đi sâu để làm rõ các đặc điểm đó

a Mối quan hệ giao tiếp giữa người kể và người nghe,người đọc, người xem trong kể chuyện

Trang 11

*) Đặc điểm giao tiếp của kể chuyện xác định từ phía người kể:

Kể chuyện là thực hiện sự giao tiếp giữa người kể vớingười nghe, người đọc, người xem Trong đó, người kể,người nghe, người đọc, người xem đóng vai trò là nhữngnhân vật tham gia giao tiếp Người kể có mục đích và dụng

ý khi kể câu chuyện, cũng như xác định đối tượng mà mìnhhướng đến Người kể phải biết xây dựng nội dung phù hợpvới mục tiêu, sử dụng ngôn ngữ làm sao đạt được hiệu quảcao nhất Thông qua câu chuyện, dù ít hay nhiều người kểlẫn người đọc, người xem cũng bày tỏ thái độ của mình vớicâu chuyện Qua đó mà đích tác động của cuộc giao tiếp sẽđược xác định có hiệu quả hay không

Sự tác động chủ động của người kể đối với người nghe,người xem: Trong cuộc giao tiếp giữa người kể và ngườinghe, người xem thì người kể giữ vai trò chủ động về nhiềumặt Cụ thể:

Chủ động xác định lớp độc giả cho mình: tức là chủđộng xác định đối tượng mà mình giao tiếp Sự chủ độngnày tạo cho người kể quyền lựa chọn nội dung, xây dựng

Trang 12

nhân vật sao cho phù hợp với đối tượng của mình Người kểcũng cần xác định độc giả là người thưởng thức câu chuyệnbằng lời hay bằng văn tự Nếu bằng lời, người kể cần phảilưu ý nhiều đến các yếu tố phi ngôn ngữ: cử chỉ, giọng điệu,nét mặt, trang phục, để làm tăng thêm hiệu quả của mụcđích kể chuyện Nếu kể bằng văn tự, người kể luôn chú ýđến việc sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ sao cho đạt hiệuquả cao nhất Ngoài ra, kể chuyện là một hình thức giao tiếpđặc biệt nên người kể cũng không nên chủ quan cho rằng,chỉ đối tượng mà mình hướng đến mới đọc, xem truyện củamình Trong thực tế, đối tượng thưởng thức truyện khôngthể nói chính xác, một câu chuyện hay, hấp dẫn viết chothiếu nhi thì đôi khi người lớn cũng say mê đọc

Chủ động xác định đích giao tiếp: Người kể xác địnhcâu chuyện của mình nhằm mục đích tác động đến tình cảm,thái độ, hành vi của người đọc, người xem Đích tác độngnày có thể có tác dụng ngay tức thì nhưng cũng có thể mộtthời gian sau mới có tác dụng

Hệ thống các biện pháp người kể dùng để tác độngđến người nghe, người đọc, người xem

Trang 13

Lựa chọn đề tài và chủ đề phù hợp đối tượng; xây dựngmột cốt truyện hợp lí, hấp dẫn đúng với đề tài, chủ đề và thểhiện được mục đích của câu chuyện; xây dựng nhân vật cónhững đặc điểm tiêu biểu chuyển tải được thông điệp màcâu chuyện muốn gửi gắm Tuỳ vào mục đích của người viếttruyện mà cốt truyện có thể được xây dựng từ đề tài, chủ đềhay nhân vật

Lựa chọn các cách mở đầu, kết thúc và dẫn dắt câuchuyện: Tuỳ thuộc vào phong cách và dụng ý của người kể

mà câu chuyện sẽ được mở đầu, kết thúc và phát triển nhưthế nào nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Có nhiều cách mởbài và kết bài sao cho thu hút được người nghe, người đọc,người xem ngay từ đầu và khi kết thúc thì đọng lại nơingười nghe, người đọc, người xem những băn khoăn, suynghĩ để từ đó họ thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi

Lựa chọn ngôn ngữ: Người kể thường viết câu chuyệnbằng ngôn ngữ mà mình thông hiểu nhằm đạt được hiệu quảtốt nhất Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng câu chuyện hướngđến mà người kể sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp đặcbiệt là từ ngữ, cách diễn đạt,

Trang 14

*) Đặc điểm giao tiếp của kể chuyện xác định từ phía người nghe, người xem:

Vai trò chủ quan của người nghe, người xem trongcuộc giao tiếp với người kể trong kể chuyện theo quan điểmgiao tiếp Người nghe, người đọc, người xem đóng vai trò làđối tượng mà người kể hướng đến Vì vậy, người kể cầnhiểu rõ người nghe, người đọc, người xem cần gì, muốn gì,thích gì, để xây dựng câu chuyện cho phù hợp Ngườinghe, người đọc, người xem cũng cần có một trình độ nhấtđịnh để hiểu được người kể kể gì Ngoài ra, người thưởngthức câu chuyện bằng lời chịu sự tác động trực tiếp từ nộidung đến nghệ thuật kể, bị lợi thế phi văn tự chi phối Ngườiđọc, người xem có thể đọc đi đọc lại câu chuyện nhiều lần

Vì vậy, ngoài việc đánh giá câu chuyện ở khía cạnh ý nghĩa,cốt truyện, tình tiết, người đọc, người xem còn có thể đánhgiá tác phẩm ở kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, bút pháp củangười kể

Tác động trở lại của người nghe, người đọc, người xemvới người kể trong kể chuyện theo quan điểm giao tiếp

Trang 15

Khi cuộc giao tiếp diễn ra, người nhận thường có phảnứng với nội dung mà người phát đề cập đến Sự phản ứng này

có tác động trực tiếp đối với người phát và họ hoặc là thay đổicách nói, đề tài hoặc là kết thúc nội dung để cuộc giao tiếp cóthể tiếp tục Cuộc giao tiếp diễn tiến theo chiều hướng xấuhay tốt là tuỳ thuộc vào sự điều chỉnh của người phát Tuynhiên, có khi người nhận không phản ứng tức thì hay phảnứng trực tiếp với người phát Người nhận phản ứng sau khidiễn ra giao tiếp một thời gian bằng nhiều cách khác nhau:bằng lời, bằng hành động, bằng thái độ, những sự phản ứngnày có tác động gián tiếp đến người nhận và người nhận cần

có sự tinh tế để nhận ra Trong kể chuyện theo quan điểm giaotiếp, sự giao tiếp giữa người kể và người nghe, người xemđồng thời diễn ra Vì vậy mà trong kể chuyện theo quan điểmgiao tiếp chủ yếu là sự tác động trực tiếp của người nghe đốivới người kể

Ngược lại, người nghe có sự tác động trực tiếp đối vớingười kể: thái độ thích thú, hào hứng hay thờ ơ, tỏ ra chánchường không muốn nghe hoặc thậm chí không đồng tình vớicâu chuyện đang được kể của người nghe có ảnh hưởng đến

cử chỉ, giọng điệu, tâm lí của người kể Vì vậy, sự giao tiếp

Trang 16

trực diện giữa người kể và người nghe sẽ làm cho câu chuyệnđang được đề cập tiếp diễn hoặc chuyển sang câu chuyệnkhác và cũng có thể kết thúc cuộc kể chuyện.

Các hình thức tác động gián tiếp của người đọc, ngườinghe, người xem với người kể trong kể chuyện theo quanđiểm giao tiếp:

Từ phía dư luận đã đọc trước đó hoặc đã biết qua nộidung mà người đọc quyết định mua hay không mua, đọc haykhông đọc, xem hay không xem tác phẩm của người kể.Như vậy, người kể cần phải biết những thông tin này từ phíangười nghe, người xem để có sự nhận định khách quan về chínhtác phẩm của mình

Người đọc, người xem có thể lên tiếng phê phán hay cangợi sau khi đọc câu chuyện Dù phê phán hay ca ngợi thì đócũng là những quan điểm cá nhân Người kể cần nhận ra nhữnggóp ý hợp lí và nếu có điều chỉnh thì cũng không làm mất nétriêng, dấu ấn cá nhân của mình trong tác phẩm

b

Mối quan hệ giao tiếp giữa các nhân vật trong câuchuyện:

Trang 17

Kể chuyện theo quan điểm giao tiếp, xét về phương diệngiao tiếp, là hệ thống các tình huống giao tiếp giữa các nhân vậthướng tới mục đích của câu chuyện Chuyện là sự việc có diễn

biến nhằm nói lên một điều gì đó và sự việc này bao gồm nhiều tình tiết khác nhau Tình tiết là các sự kiện, các biến cố, các

quan hệ thúc đẩy sự phát triển của nhân vật và cốt truyện.

(Giáo trình lí luận văn học - Lê Tiến Dũng) Về phương diệngiao tiếp, mỗi tình tiết có thể là một tình huống giao tiếp Quacác tình huống giao tiếp mà tính cách, số phận của nhân vậtđược bộc lộ và cốt truyện được hình thành Các tình huống giaotiếp tạo nên sự vận động của câu chuyện qua sự kết nối, tácđộng lẫn nhau Thông qua các tình huống giao tiếp mà người kểdần dần thể hiện mục đích của câu chuyện Ở mỗi tình huốnggiao tiếp rời rạc có thể mục đích câu chuyện chưa được bộc lộnhưng nếu liên kết các tình huống lại thì các tình huống đều làhướng đến mục đích của câu chuyện

Xây dựng (thể hiện) các tình huống giao tiếp trong câuchuyện

Tình huống giao tiếp phải phù hợp với bối cảnh của câuchuyện và cần diễn ra theo trình tự logic nội tại của tác phẩm đểcùng hướng đến mục đích của câu chuyện

Trang 18

Các tình huống giao tiếp phải là những tình huốngngẫu nhiên để tạo được sự mới lạ, hấp dẫn Trong đó, cácnhân vật đối thoại với nhau tự nhiên để bộc lộ tính cách,thân phận của mình

Đặc điểm nhận thức của học sinh đầu tiểu học

Sự phát triển của quá trình nhận thức cảm tính

Các cơ quan cảm giác như thị giác, khứu giác, thínhgiác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trìnhhoàn thiện

Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chitiết và cũng không mang tính ổn định Khi mới vào lớp 1, trigiác thường gắn với hành động trựa quan, thích quan sát các

sự vật, hiện tượng có màu sắc, hấp dẫn

Chính vì vậy, giờ học kể chuyện, GV nên sử dụng nhữngtranh ảnh có màu sắc bắt mắt, sử dụng các dụng cụ trực quan

để thu hút sự chú ý của trẻ

Sự phát triển của nhận thức lí tính

Tư duy

Trang 19

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thếtrong tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duychuyển dần từ cụ thể ở những năm đầu tiểu học sang tư duytrừu tượng khái quát ở những năm cuối của bậc tiểu học

Dựa trên đặc điểm này, trong giờ học Kể chuyện, người

GV nên sử dụng tranh ảnh có nội dung đơn giản, mạch lạc, sửdụng ngôn ngữ tường minh để giúp HS tiếp nhận câu chuyệnmột cách dễ dàng nhất

Tưởng tượng

Tưởng tượng của HS tiểu học vẫn mang đặc điểm nổibật sau: hình ảnh tưởng tượng đơn giản, chưa bền vững vànhanh thay đổi

Chính vì vậy, trong các giờ học Kể chuyện, GV nên kíchthích sự phát triển tư duy và tưởng tượng của HS bằng cáchđặt cho các em những câu hỏi nhỏ mang tính gợi mở để khaithác câu chuyện, khai thác hình ảnh và để thu hút HS tham giavào hoạt động trong giờ học

Đặc điểm ngôn ngữ

Hầu hết HS giai đoạn đầu tiểu học đã nói thành thạo

Trang 20

Khi trẻ vào lớp 1, bắt đầu làm quen với ngôn ngữ viết Ngônngữ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhậnthức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảmgiác, tri giác, tư duy, tưởng tượng phát triển dễ dàng và đượcbiểu hiện cụ thể qua ngôn ngữ nói và viết của các em Mặtkhác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ, ta có thể đánh giáđược sự phát triển trí tuệ của các em.

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nênngười GV phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạnnày, đặc biệt là trong giờ Kể chuyện, khi hoạt động nói đượcluyện tập nhiều nhất Ngoài giờ, GV có thể sử dụng thêm cácloại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học,truyện cổ tích, truyện tranh, báo nhi đồng,…để kích thíchhứng thú của HS, đồng thời cũng có thể kể cho các em nghehoặc tổ chức các cuộc thi kể chuyện, đọc thơ

Đặc điểm chú ý

Ở đầu tuổi tiểu học, chú ý có chủ định của HS còn yếu,khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Chú ý củatrẻ chú ý hướng đến những môn học, giờ học có sử dụng đồdùng trực quan sinh động, có nhiều tranh ảnh, trò chơi, hấp

Trang 21

dẫn hay có cô giáo dịu dàng, giảng bài truyền cảm, gây hứngthú Ở giai đoạn lớp 1, chú ý không chủ định chiếm ưu thếhơn chú ý có chủ định Sự tập trung chú ý của các em cònyếu, thiếu tính bền vững, ít tập trung lâu dài , dễ bị phân tántrong giờ học.

Biết được điều này, trong giờ học Kể chuyện GV nênchuẩn bị kĩ lưỡng những đồ dùng dạy học bắt mắt, đồ dùngtrực quan sinh động, hình ảnh có màu sắc hấp dẫn gây chú ý

và hứng thú cho HS Giáo viên không nên cho các em ngồiyên tại chỗ quá lâu để lắng nghe những lần kể mẫu của côgiáo, nên tổ chức thêm các hoạt động khác, tránh làm HS cảmthấy chán nản dẫn đến mất tập trung

Đặc điểm trí nhớ

Giai đoạn lớp 1- 2, ghi nhớ máy móc phát triển hơn sovới ghi nhớ có ý nghĩa Trí nhớ thông qua trực quan hìnhtượng sẽ chiếm ưu thế hơn so với trí nhờ từ ngữ, logic Các

em chưa biết dựa vào đặc điểm để ghi nhớ Trong giờ học Kểchuyện, GV cần giúp HS ghi nhớ được các chi tiết quan trọngcủa câu chuyện bằng cách đặt các câu hỏi gợi ý, nhấn mạnhthông qua cách kể, dùng từ ngữ đơn giản,dễ hiểu, sử dụng

Trang 22

tranh ảnh minh họa để các em dễ ghi nhớ.

Truyện tranh và truyện tranh không chữ đối với trẻ em lớp 1

Một số khái niệm được sử dụng

Truyện tranh

Truyện tranh được định nghĩa là câu chuyện được thểhiện bằng tranh vẽ có kèm lời thoại của nhân vật đã được giảithích là “dãy tranh liên hoàn” kèm theo lời thuật lại một hànhđộng (action) mà diễn biến truyện được trình bày theo trình

tự số thứ tự từ hình ảnh này sang hình ảnh khác đảm bảotính liên tục của câu chuyện cùng sự hiện diện của nhân vậttrong truyện

Theo Wikipedia: Truyện tranh là truyện được tưởngtượng ra được thể hiện qua những bức tranh có hoặc khôngkèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện hay nhữngcâu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thìtruyện tranh: là truyện kể bằng tranh minh họa và có thêm lờithường dùng cho thiếu nhi

Trang 23

Theo nhà xuất bản Nhã Nam, truyện tranh (comics) ,hiểu đơn giản là hình thức kể chuyện bằng hình ảnh, có hình

vẽ và lời thoại xuất hiện cùng một lúc, một trang truyệnthường được chia thành nhiều khung nhỏ

Truyện tranh còn được gọi là “văn học bằng tranh” hay

là sự kết hợp giữa văn học và nghệ thuật tạo hình Có khi là

sự nối tiếp của những loạt tranh mà không cần lời chú thích

mà người xem hiểu hành động của nhân vật và diễn biến củacâu chuyện Truyện tranh không chỉ mang tính giải trí, nó cóthể truyền đạt những khái niệm trừu tượng mà không thể diễn

tả hết bằng lời

Trong truyện tranh, tranh minh họa luôn đóng vai tròquan trọng, nó là một bộ phận không thể tách rời của cả cuốnsách [Freeman, 1967] Theo [Glazer -1986] cho rằng: “nhữngcuốn sách dựa trên sự kết hợp hình ảnh và chuyện kể, đó làhai bộ phận không thể thiếu để làm nên một cuốn sách hoànchỉnh” Nhờ hình minh họa làm cho từ ngữ trở nên hiện thực

Sách tranh

Theo nhà xuất bản Nhã Nam, sách tranh (picture book):

là loại sách có nội dung văn học, được minh họa bằng tranh

Trang 24

vẽ có nội dụng, hay là các tác phẩm hội họa thực thụ (tácphẩm văn học đi kèm hội họa).

Truyện có tranh minh họa

Truyện được minh họa thường là những câu chuyện cóđoạn văn dài và xen lẫn một số trang tranh Tranh ở đây đóngvai trò đơn thuần minh họa lại những nội dung trong lời văn.Không thể đơn thuần dựa theo tranh để kể lại toàn bộ câuchuyện

Truyện tranh không chữ

Truyện tranh không chữ là một dạng của truyện tranh.Theo Mary RenckJalongo, Natalie K Crad và Ann Zhang,Denise Dragich trong cuốn sách có tên: “ Sử dụng truyệntranh không chữ để hỗ trợ việc làm quen với văn học” xuấtbản năm 2002, truyện tranh không chữ được dựa hoàn toànvào hình vẽ để kể chuyện Đây là thể loại truyện cung cấp mộtcâu chuyện bằng hình ảnh, hệ thống cốt truyện rõ ràng màkhông cần sử dụng đến văn bản

Ví dụ: Truyện “Con quạ thông minh”.

Tác dụng của truyện tranh đối với trẻ em lớp 1

Trang 25

Theo họa sĩ Tạ Huy Long (NXB Kim Đồng): Khi trẻchưa biết chữ thì mỹ thuật là cái ấn tượng đầu tiên khi các emtiếp cận một cuốn sách Khi không đọc được chữ thì kênhhình chính là kênh khiến trẻ tò mò nhất.

Khi xem truyện tranh là một biện pháp sẽ giúp trẻ pháttriển và hoàn thiện về nhân cách, đặc biệt còn làm phong phúngôn ngữ nói Những hình tượng nghệ thuật trong tranh vẽ,truyện tranh hỗ trợ phát triển khả năng tưởng tượng, nó đưa đếncho trẻ những hình tượng đẹp của ngôn ngữ văn học nghệ thuật.Truyện tranh còn mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội,

tự nhiên, làm phong phú những xúc cảm, thế giới tình cảm vàcác mối quan hệ giữa con người và con người

Từ truyện tranh các em sẽ học được những bài học vềtình yêu thương, lòng dũng cảm, vượt khó vươn lên, tính kiêntrì nhẫn nại của các nhân vật trong truyện được chuyển tải tớicác em một cách tự nhiên Nhờ đó nhiều bài học giáo dục đạođức được chuyển thể tài tình như mạch nước ngầm sẽ ngấmdần vào tâm hồn trẻ về cách sống, cách cư xử trong mối quan

hệ phức tạp của cuộc sống và các em học được những điềuhay lẽ phải Qua truyện tranh, các em có thể làm phong phútrí tưởng tượng, kiểm chứng lại kinh nghiệm của bản thân,

Trang 26

tích lũy kinh nghiệm thông qua sự tiếp xúc với sách, truyệngiúp phát triển ở trẻ khả năng quan sát - chú ý, phát triển khảnăng tư duy - tưởng tượng, bồi dưỡng trí nhớ và vun đắp tínhcách tốt đẹp, bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, hình thànhthói quen tự học.

Theo Richard Alleyne, đọc truyện tranh là một phiên bảnđơn giản, đọc mà không kèm theo sự dày đặc của các từ màthiếu đi các hình ảnh Ông cho rằng truyện tranh là mộtphương tiện đọc kích thích nhu cầu đọc và phát triển nhậnthức, ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ Việc đọc bất cứ một loạihình truyện nào cũng đòi hỏi một quá trình tiếp nhận và xử lýthông tin một cách tích cực qua đó việc tập đọc, hiểu đượccác tình tiết truyện và có vốn từ phong phú hơn khi đọc Sựhấp dẫn từ hình ảnh, sự chắt lọc từ ngữ sẽ giúp HS khám phámối quan hệ giữa hình ảnh, từ ngữ và thế giới mà các em trảinghiệm hàng ngày Khi HS hứng thú sẽ chủ động tiếp thu kiếnthức của cuộc sống thông qua truyện tranh một cách sáng tạochứ không phải là những lời dạy bảo khô khan cứng nhắc

Lí thuyết giao tiếp và những ứng dụng vào việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 CDG qua giờ học kể chuyện

Trang 27

Khái việm về giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động quan trọng để phát triển xã hộicủa loài người Trong giao tiếp có nhiều phương tiện để giaotiếp nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện quan quan trọng nhất

và cơ bản nhất

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “ Giao tiếp là một hoạt độngxảy ra khi có một chủ thể phát tin, sử dụng một tín hiệu đểtruyền đến cho chủ thể nhận tin một nội dung nào đó Giaotiếp là hoạt động có đích Nội dung đưuọc truyền đạt nhằmcung cấp những thông tin cho người nghe hoặc bày tỏ thái độtình cảm của người nói cho người nghe chia sẻ hoặc tạo lập,duy trì quan hệ giữa người nói người nghe” [2.tr32]

Cùng với quan điểm trên tác giả Lê A, Đỗ Xuân Thảocũng cho rằng “Khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏvới nhau điều gì đấy như nỗi buồn, vui, ý muốn, hành động,hay nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh thì giữa họ diễn ramột hoạt động giao tiếp ( gọi tắt là giao tiếp)” [20.tr27]

Theo tác giả Lê Phương Nga trích (theo Đỗ Kim Liên

GT ngữ dụng học NXB ĐHQG Hà Nội ) trong GT PPDHTV

ở Tiểu học “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động

Trang 28

sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp Hoạt động giao tiếp là sựtruyền đạt thông tin từ a đến b và theo chiều ngược lại trongmột ngữ cảnh nhất định nhằm một mục đích nhất định vàbằng một phương tiện ngôn ngữ nhất định( gọi tắt là giaotiếp)”[tr157].

Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc của mọi người trong xãhội với nhau và sử dụng chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.Khi giao tiếp tối thiểu phải có hai người và dùng cùng mộtngôn ngữ nhất định

Giao tiếp tồn tại dưới hai dạng: giao tiếp bằng lời ( giaotiếp miệng ) và giao tiếp bằng văn tự ( giao tiếp viết)

Vậy tại sao con người lại phải giao tiếp với nhau? Mụcđích và chức năng của giao tiếp chính là đáp án Giao tiếp 4chức năng chính:

Chức năng thông tin (thông báo) : trong khi giao tiếp

con người trao đổi thông tin với nhàu (về tin tức, khoa học,thông tin giải trí, tri thức,… dưới dạng nhận thức, người giaotiếp đang thực hiện chức năng thông báo của giao tiếp nhằmđáp ứng nhu cầu nhận thức của con người Chức năng thôngbáo diễn ra trong giao tiếp

Trang 29

Chức năng tạo lập quan hệ: ngoài trao đổi thông tin thì

trong quá trình giao tiếp để nhằm xây dựng và duy trì các mốiquan hệ của con người với nhau Đôi khi, mục đích chính củagiao tiếp là tạo lập quan hệ Chức năng này thể hiện cả chứcnăng ngược là phá vỡ mối quan hệ

Chức năng giải trí: Hoạt động giao tiếp còn thể hiện qua

các câu chuyện vui, những lời nói đùa vui mang lại niềm vui,

ý nghĩa và hứng thú hơn cho cuộc sống con người giúp giảitỏa những căng thẳng trong công việc, học tập , … Hiện nay,chức năng này ngay càng quan trọng trong cuộc sống

Chức năng tự biểu hiện: con người thường bộ lộ tình

cảm, trạng thái sức khỏe, sở thích, năng khiếu, nguyện vọngcủa mình qua giao tiếp Những sự vật, hiện tượng hay vấn đề

mà người ta quan tâm được biểu hiện trong giao tiếp Tuynhiên, con người tự biểu hiện mình một cách có ý thức hoặckhông có ý thức về nhiều mặt trong quá trình giao tiếp

Những chức năng ấy là cơ sở để thực hiện giao tiếpthành công Đối với giảng dạy thì qua những chức năng này

GV sẽ đánh giá kết quả những ngôn bản nói và viết mà HSsản sinh trong quá trình học tập và giao tiếp một cách đầy đủ

Trang 30

và chính xác, toàn diện hơn.

Các nhân tố giao tiếp

Những yếu tố cùng có mặt, tham gia đồng thời vào mộthoạt động giao tiếp nào đó, để lại những dấu ấn và ảnh hưởngtrực tiếp trong hoạt động giao tiếp gọi là nhân tố giao tiếp Nóthường được nhắc đến như sau

Nhân vật giao tiếp

Những người tham gia vào cuộc giao tiếp gọi là nhân vậtgiao tiếp và bao gồm hai loại nhân vật, theo lý thuyết thôngtin được gọi là người phát ( bao gồm người nói và người viết)

và người nhận ( người đọc và người nghe) Các nhân tố như :trình độ, nghệ thuật nói của người nói, mức độ quan hệ củagiữa người nói với người nghe sẽ ảnh hưởng đến kết quả củacuộc giao tiếp

Hoạt động giao tiếp diễn ra từ hai phía của nhân vật giaotiếp khi có nhu cầu, ý thức hợp tác trong quá trình giao tiếp.Nếu nhân vật giao tiếp không có nhu cầu giao tiếp thì kết quảcủa cuộc giao tiếp sẽ không được như mong muốn

Hiện thực được nói tới

Trang 31

Hiện thực nói tới là những sự vật, hiện tượng, sự kiện,

… xảy ra trong đời sống xã hội và thế giới tự nhiên của conngười Chính hiện thực sẽ cấu thành lên nội dung, đề tài, chủ

đề của các cuộc giao tiếp Tùy nội dung của đề tài, chủ đề mànhân vật giao tiếp sẽ lựa chọn nội dung, chi tiết và phươngtiên ngôn ngữ để giao tiếp

-.Hoàn cảnh giao tiếp

Các cuộc giao tiếp đều diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể vàđược chia làm hai loại là hoàn cảnh giao tiếp hẹp và giao tiếprộng

Hoàn cảnh giao tiếp rộng là tổng thể những đặc điểm vềđiều kiện tự nhiên, xã hội, sự kiện, lịch sử,… Những yếu tố ấy

sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng nội dung giao tiếp

và nó thể hiện trong tư duy, hiểu biết trong khi giao tiếp củanhân vật

Hoàn cảnh giao tiếp hẹp chính là tình huống giao tiếp,gồm các yếu tố địa điểm, thời gian, tình trạng sức khỏe, hìnhthức giao tiếp tồn tại trong quá tình giao tiếp Tình huống giaotiếp đưa ra quy định về cách ứng xử, cách thức nói của mỗithành viên khi tham gia giao tiếp trong hoàn cảnh đó đều tuân

Trang 32

theo qua những yếu tố ngôn ngữ, phi ngôn ngữ Hoàn cảnhgiao tiếp hẹp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của mỗicuộc giao tiếp.

-Ngôn ngữ được sử dụng

Công cụ sử dụng trong giao tiếp chính là ngôn ngữ Đểcuộc giao tiếp tiến hành thuận lợi và tốt khi cả hai bên đềudùng chung một thứ tiếng Năng lực sử dụng ngôn ngữ hayvốn ngôn ngữ của mỗi người trong quá trình sử dụng ngônngữ có ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp Nếu vốn từ khôngphong phú hay không nắm được quy tắc sử dụng ngôn từ thìngười viết, nói sẽ khó diễn đạt được đầy đủ và chính xác ýđịnh hay nội dung mà mình muốn truyền đạt, còn người nhận

sẽ không đủ năng lực để phân tích, nhần nhận, giải mã nhữngthông tin mà mình nhận được khi giao tiếp Từ đó đẫn đếntình trạng người phát, người nhận hiểu sai, hiểu lầm ý củanhau Ngược lại, khi nắm chắc được biến thể của ngôn ngữ thìkhả năng cảm nhận được cái đẹp, cái hay của ngôn từ dẫn đếnhiệu quả giao tiếp tốt hơn Khi áp dụng điều này vào giảngdạy GV sẽ giúp được HS nắm chắc các quy tắc sử dụng ngônngữ và mở rộng vốn từ tối đa cho HS, hoạt động thực hànhgiao tiếp cần được tổ chức thường xuyên qua giờ kể chuyện

Trang 33

sẽ giúp HS phát triển kĩ năng nói.

Chuỗi các yếu tố được ngôn ngữ thể hiện bằng âm thanh,lời nói miệng khi giao tiếp là ngôn bản nói Chuỗi các yếu tốngôn ngữ được thể hiện bằng con chữ trong các tác phẩm viếtgọi là ngôn bản viết

Phân biệt ngôn bản nói và ngôn bản viết là các yêu tốcấu thành lên lời nói khi giao tiếp ( âm thanh và chữ viết) Sựkhác nhau của chúng là ở đối tượng tiếp nhận ngôn bản Ngônbản viết không có sự hiện diện của người nghe, ngôn bản nóikhông có sự hiện diện của người đọc

*Các thành phần của ngôn bản

Trang 34

Về cấu trúc thì bất kỳ ngôn bản bản cũng có hai thànhphần là nội dung và hình thức.

Ngôn bản có sự sắp xếp ngôn ngữ kết hợp cùng các yếu

tố phi ngôn ngữ kèm theo( điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) để thểhiện nội dung thì đó là hình thức của ngôn bản

Nội dung của ngôn bản là thành phần thực tế, phản ánhthái độ, tình cảm, sự đánh giá hiện thực được nói tới, cònphản ánh sự tác động tới hành động của người tiếp nhận ngônbản trong khi giao tiếp

Nội dung ngôn bản gồm hai phần: nội dung sự vật ( nộidung miêu tả) và nội dung liên cá nhân( nội dung biểu cảm).Trong đó, quan trọng nhất là nội dung sự vật là hiện thựcđược nói tới trong ngôn bản và nó là thành phần chủ yếuquyết định đích nhận thức trong khi giao tiếp Nội dung liên

cá nhân là những gì thuộc về thái độ, tình cảm, đánh giá nhậnxét của người sản sinh ngôn bản đối với nội dung sự vật hayvới người tiếp nhận ngôn bản Sự biểu cảm chủ là sự thuyếtphục về tình cảm và hành động khi giao tiếp

Nội dung và hình thức trong một ngôn bản phải có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Từ nội dung sẽ lựa chọn hình thức

Trang 35

của ngôn bản, ngược lại hình thức làm rõ nội dung của ngônbản Tuy nhiên, mối quan hệ này không mang tính chất đốingẫu vì một nội dung nhất định thì chỉ có một hình thức thểhiện duy nhất phù hợp Ngược lại, một hình thức thể hiện chỉphù hợp duy nhất với một nội dung nhất định

Vậy, trong một ngôn bản các yếu tố cấu thành ngôn bản

có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau

*Quá trình sản sinh ngôn bản

Quá trình mã hóa ngôn ngữ để sản sinh ra một ngôn bảntrải qua 4 giai đoạn: định hướng, lập trình biểu đạt, hiện thựchóa chương trình biểu đạt, kiểm tra kết quả

Vận dụng lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ trong việc dạy

kể chuyện cho học sinh lớp 1 CDG

Mục tiêu của phân môn Tiếng Việt rất coi trọng việc rèncho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ ( nghe, nói, đọc, viết), quantâm nhất là kĩ năng nói( gồm độc thoại và hội thoại) mà trongsách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục, HS ít có cơ hộiđược phát triển kĩ năng nói như vậy

Tiết học kể chuyện tạo cho HS nhiều cơ hội để rèn và

Trang 36

hình thành kĩ năng nói Nhu cầu kể và nghe kể chuyện của HStiểu học rất cao cho dù những truyện đó các em đã được nghe

kẻ hoặc đã biết Vậy dạy kể chuyện không thể thiếu cho tâm

lý lứa tuổi học sinh lớp 1

Dạy kể chuyện thực chất là dạy các em thực hành ngônbản nói để phục vụ nhu cầu hoạt động xã hội và giao tiếp.Trước một bài tập kể chuyện hay một tình huống giao tiếp các

em cần có kĩ năng xác định nhân vật giao tiếp ( nhân vật giao

tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, hiện thực giao tiếp, ngôn ngữ sử dụng giao tiếp và ngôn bản) Học sinh cần xác đinh được:

truyện thông báo nội dung gì, hướng nội dung đó đến ai.Chính điều này đã quyết định việc quyết định việc lựa chọnhình ảnh, từ ngữ, chi tiết, phong cách , giọng điệu, để thựchiện ngôn bản nói

Trong khi tiến hành dạy học kể chuyện áp dụng lý thuyếtgiao tiếp giúp GV định hướng về phương pháp dạy học nhằmđạt được mục tiêu dạy học đã đề ra Giáo viên vận dụng linhhoạt sẽ tạo môi trường giao tiếp, nội dung giao tiếp và hướngđến hoạt động giao tiếp đúng đắn cho HS Giáo viên cầnchuyển những bài tập kể chuyện thành những môi trường giaotiếp gần gũi với HS để các em vận dụng kinh nghiệm của bản

Trang 37

thân mình để thực hành giao tiếp và phát triển kĩ năng nóitheo cách tự nhiên nhất.

Ví dụ: Câu chuyện “Thánh Gióng”

Bài tập : Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện

Nếu chỉ thực hiện dựa vào tranh kể lại câu chuyện thìchưa khơi gợi được sự sáng tạo trong lời kể của HS Để kểđúng và kể hay câu chuyện, GV cần chú ý vận dụng lý thuyếtgiao tiếp và hướng dẫn HS kể chuyện

Ví dụ:

GV đặt câu hỏi để HS xác định nội dung, đối tượng nghe

kể chuyện, mục đích và hoàn cảnh kể chuyện để các em có định hướng ( Em kể chuyện gì? Kể cho ai nghe? Kể trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?)

Từ nhân tố đã xác định HS lựa chọn ngôn từ, lời kể saocho phù hợp, các em cần tìm hiểu hoàn cảnh diễn ra câuchuyện, tìm hiểu về nhân vật chính( Thánh Gióng) Vì đây làtruyền thuyết kể về truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoạixâm của trẻ nước Nam

Ví dụ : Câu chuyện kể về ai( Thánh Gióng), câu chuyện

Trang 38

diễn ra ở đâu?( Cậu bé sinh ra ở làng Phù Đổng - huyện Gia Lâm - Hà Nội), trong hoàn cảnh nào?(thời Vua Hùng giữ nước, khi có giặc Ân tràn vào nước ta)

Lúc này GV là người tổ chức lớp một cách linh hoạt để

HS hiểu được truyện, tạo cơ hội cho HS được thực hành trongmọi trường giao tiếp để tự kể câu chuyện một cách tự nhiên,hào hứng theo lời của mình mà không bị gò ép theo khuânmẫu của phần luyện đọc Khi đã hiểu nội dung truyện và nhânvật trong truyện, HS sẽ dễ tạo lập ngôn bản mới cho mình

ta

Cách 2: Dựa vào tranh kể lại truyện bằng lời của nhân vật.

Trang 39

Ta đã trở thành tràng trai cao lớn,khỏe mạnh Ta đội nón sắt, áo giáp sắt, cầm gậy sắt, cưỡi ngựa sắt của Vua ban.

Ta và ngựa phi đến đâu, quân giặc chết như rạ, khiếp sợ trốn chạy tan tác trước dũng khí chiến đấu của đội quân nước Việt

ta

Như vậy sau khi GV giúp HS xác định các nhân tố giaotiếp, các em có cơ hội hiểu thêm được nhân vật tỏng truyện,nội dung câu chuyện , diễn biến của truyện, hoàn cảnh câuchuyện… từ đó HS có điều kiện phát huy khả năng nói củamình một cách tự nhiên nhất

Lí thuyết hội thoại và việc vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy kể chuyện học sinh lớp 1 CDG nhằm rèn kĩ năng nói

Khái niệm hội thoại và các kiểu hội thoại

“ Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyênphổ biến của hành chức ngôn ngữ” [3.tr27]

Có thể hiểu, hoạt động giao tiếp bằng lời nói miệng củanhân vật tham dự giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng,tình cảm… theo mục đích đặt ra từ trước gọi là hội thoại Lời

Trang 40

nói khi hội thoại được gọi chung là lời thoại.

Các kiểu hội thoại

Các kiểu hội thoại dựa vào những nhân tố giao tiếp đểlấy làm cơ sở phân chia, cụ thể như sau:

-Dựa vào nhân vật giao tiếp chia được chia thành haikiểu là : đơn thoại, đa thoại

+ Đơn thoại: hội thoại chỉ có người chủ động nói cònnhững người khác là người nghe Có khi, người nói lại nói chochính mình nghe ( độc thoại)

+ Đa thoại: hội thoại từ hai người cùng tham gia hoạtđộng nói với nhau Người ta chia ra thành: song thoại (haingười), tam thoại( gồm ba người), tứ thoại ( gồm bốn người)

… và đa thoại ( nhiều người cùng tham gia hội thoại) dựa vào

số lượng người tham gia giao tiếp mà thành Lời nói trong đathoại là lời đối thoại, là nói lần lượt nối tiếp nhau của nhiềungười Mỗi lời nói sẽ khớp cùng vào mạch chung của nộidung truyện thì cuộc hội thoại đạt kết quả tốt Những ngườitham gia hội thoại cần có sự thỏa thuận về nội dung và phảikết hợp với nhau làm tốt quy tắc hội thoại như: trao lời, tiếp

Ngày đăng: 23/03/2020, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w