Hướng phát triển trong tương lai và quan điểm bản thân

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học Công nghệ nhà máy điện Geothermal Power – Địa nhiệt điện (Trang 38)

xanh”, tuy nhiên cũng có một vài tác động môi trường phải xem xét và thường được giảm nhẹ: phát thải các khí độc hại , ô nhiễm tiếng ồn , việc sử dụng và chất lượng của nước , sử dụng đất và sự tác động tới hiện tượng tự nhiên , động vật hoang dã và thực vật .

Ưu điểm :

• Đây là nguồn năng lượng sạch , thân thiện với môi trường . • Hoạt động liên tục suốt ngày đêm .

• Không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển...

• Nguồn năng lượng địa nhiệt ttrong lòng đất vô cùng vô tận , nhà máy điện địa nhiệt hoạt động bền vững lâu dài .

• Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt tốn rất ít diện tích .

Nhược điểm :

• Chi phí xây dựng nhà máy điện khá cao.

• Việc phát triển nguồn năng lượng địa nhiệt lại gặp một thách thức lớn là đòi hỏi phải có những công nghệ hiện đại cùng với nguồn vốn đầu tư là rất lớn. Do phải khoan rất sâu vào lòng đất nên gây ra những rủi ro tài chính rất cao, ước tính có thể lên tới 2,5 triệu euro cho 1MW công suất theo thiết kế. Bên cạnh đó còn có những rủi ro khác về môi trường như đưa khí độc, chất độc lên mặt đất, tạo biến dạng địa chất. Đặc biệt, kỹ thuật xử lý địa chất cũng rất là phức tạp vì phải tìm kiếm đúng vùng tập trung địa nhiệt thì việc khai thác địa nhiệt mới hiệu quả .

• Những kĩ thuật địa chất phưc tạp để tìm kiếm nhiệt lượng.

5.6 Hướng phát triển trong tương lai và quan điểm bản thân về triển vọng ngành năng lượng địa nhiệt . năng lượng địa nhiệt .

Mục tiêu để ra cho việc phát triển địa nhiệt ở Việt Nam:

Đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng kinh tế và tăng dân số trong những thập niên tới, hạn chế khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu toàn cầu là một thách thức lớn của các quốc gia trên thế giới. Do đó vấn đề tìm kiếm nguồn năng lượng sạch tái tạo là nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, biogas, địa nhiệt, thủy triều,… đã và đang được tích cực triển khai. Nguồn năng lượng địa nhiệt có ưu việt là chiếm ít diện tích, ít khí thải nhất, hiệu suất (80 -90%) và tuổi thọ hoạt động cao nhất. Khó khăn chính trong phát triển nguồn năng lượng này là sự phân bố nguồn (bồn) địa nhiệt ẩn sâu dưới lòng đất, tương tự mỏ dầu khí, nên đầu tư ban đầu cho tìm kiếm thăm dò cao, đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, khó khăn hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo khác.

 Với tiềm năng vô cùng dồi dào về năng lượng địa nhiệt. Việt Nam nên chú trọng nghiên cứu và đưa vào sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt. Giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng như hiện nay.

 Việc đưa vào sử dụng nguồn năng lương địa nhiệt sẽ giải quyết được vấn đề về điện lưới ở các vùng nông thôn, hẻo lánh.

 Đồng thời cung giải quyết được các vấn đề về môi trường do khí thải hay cá biến động về môi trường của các nguồn năng lượng.

 Các nhà khoa học đang kiến nghị Nhà nước ta cần đầu tư nhiều hơn cho việc điều tra tài nguyên địa nhiệt và việc sản xuất, lắp đặt các mô hình điều hòa không khí bằng địa nhiệt (HĐKĐ) bên cạnh việc kêu gọi các công ty nước ngoài xây dựng cá nhà máy điện địa nhiệt với các điều kiện ưu tiên về giá bán đi.

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học Công nghệ nhà máy điện Geothermal Power – Địa nhiệt điện (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w