1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC dạy học TRUYỆN, kí lớp 6 THEO CHỦ đề “vẻ đẹp đất nước, CON NGƯỜI VIỆT NAM”

66 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 70,87 KB

Nội dung

Theo Chương trình dạy học của Intel khóa học khởiđầu phiên bản 1.0 của đơn vị Intel Education 2007, dạy học theo chủ đề là một phương pháp dạy học trong đó có sựtích hợp liên môn làm cho

Trang 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN, KÍ LỚP 6 THEO CHỦ ĐỀ “VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC,

CON NGƯỜI VIỆT NAM”

Trang 2

Dạy học theo chủ đề

Quan niệm về dạy học theo chủ đề

Quan điểm của một số tác giả nước ngoài về dạy học theo chủ đề

Khái niệm dạy học theo chủ đề bắt đầu được đề cậpđến trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ từ năm 1960 với tên

gọi Theme based instructrion (được hiểu là Dạy học theo chủ

đề hoặc Hướng dẫn theo chủ đề) Sau đó, cũng có nhiều tàiliệu nhắc đến khái niệm Dạy học theo chủ đề với cách gọi

khác là Theme based teaching.

Cách định nghĩa về Dạy học theo chủ đề của mỗi tác giảcũng có sự khác nhau, trong đó khái niệm của TimothyShanahan và Mumford, D đưa ra được nhắc đến phổ biến hơn

cả Tác giả Timothy Shanahan đã mô tả Dạy học theo chủ đề(Theme based instructrion) là một phương pháp tổ chức dạyhọc xung quanh các chủ đề hoặc kết hợp các vấn đề lại đểgiảng dạy qua các lĩnh vực cốt lõi như đọc, viết, toán, lịch sử,khoa học và nghệ thuật Các đơn vị chủ đề được thiết kế đểkhuyến khích học sinh tìm hiểu sâu về nó nhằm phát triển cả

Trang 3

nhận thức lẫn hiểu biết về các mối liên hệ hiện có thông qua

các ý tưởng (Theo Tạp chí The Reading Teacher, Số tháng 5

năm 1995, Tập 48, số 8)

Còn theo Mumford, D trong Planning a theme based

unit (2000) Dạy học theo chủ đề (Theme based teaching) có

thể hiểu là một phương pháp để giảng dạy một loạt các kĩnăng và nội dung bằng cách tích hợp các khu vực chươngtrình giảng dạy xung quanh một đề tài Phương pháp giảngdạy này liên kết các chuỗi chương trình giảng dạy và tận dụnglợi ích mà học sinh đã đạt được thông qua dạy học theo chủ

đề để tạo ra ý thức về mục đích và cộng đồng ngay trong lớphọc Như vậy, Mumford không chỉ đưa ra khái niệm cụ thểhơn Timothy Shanahan mà còn thúc đẩy dạy học chủ đề tiếnlên xa hơn khi nhấn mạnh: với việc (chủ đề được) xây dựngdựa trên lợi ích (mà HS có thể đạt được khi theo học chủ đề)

và kinh nghiệm cuộc sống của HS, thái độ của các em cũngnhư kĩ năng và kiến thức sẽ được phát triển có ý nghĩa Từ đótác giả khẳng định, đối với HS trong quá trình dạy học theochủ đề, sự hỏi đáp và sự kết nối sẽ được kích hoạt bởi lòngmong muốn được biết nhiều hơn, kết quả là các em sẽ nhiệttình tham gia vào quá trình học tập

Trang 4

Theo Chương trình dạy học của Intel khóa học khởi

đầu (phiên bản 1.0) của đơn vị Intel Education (2007), dạy

học theo chủ đề là một phương pháp dạy học trong đó có sựtích hợp liên môn làm cho nội dung học có ý nghĩa lớn hơn,thực tế hơn và HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm rakiến thức mới và vận dụng vào thực tiễn.[32]

Quan điểm của các tác giả Việt Nam về dạy học theo chủ đề

Theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ

GD&ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2014, Hướng dẫn về việc xây

dựng chủ đề dạy học thì dạy học thay cho việc dạy học đang

được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa nhưhiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình

và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựngcác chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương phápdạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường Trên

cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chươngtrình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức chohọc sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định cácnăng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trongmỗi chuyên đề đã xây dựng

Trang 5

Theo t ác giả Trịnh Văn Lịch (2015), dạy học chuyên

đề là mô hình dạy học tích cực định hướng cho HS nhận thứcnhững kiến thức trong các bài dạy (đã được cấu trúc thànhmột chuyên đề) bằng những câu hỏi định hướng với hệ thốngkiến thức chặt chẽ, sát thực và thiết thực, trong quá trình họctập HS luôn được thoải mái, tạo điều kiện, cơ hội cho việc đạtmục đích học tập và phát triển bản thân

Từ dạy học chuyên đề, người ta xây dựng mô hình dạyhọc theo chủ đề Dạy học theo chủ đề được cho là có mức độtích hợp nội dung chặt chẽ và quy mô hơn, hướng tới mục tiêucao hơn với những yêu cầu đòi hỏi khắt khe hơn so với dạyhọc theo chuyên đề

Trong luận văn Vận dụng phương pháp dạy học theo

chủ đề của Australia vào phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn) của

mình (2014), tác giả Bùi Thị Liên đã định nghĩa khái niệmDạy học theo chủ đề (Theme based Learning) là sự kết hợpgiữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viênkhông chỉ dạy bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức màchủ yếu hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sửdụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực

Trang 6

tiễn Từ đó, tác giả cho rằng dạy học theo chủ đề là mô hìnhxây dựng một nội dung dạy học thành một kết cấu chặt chẽ,logic theo một hệ thống chứ không phải là những bài học rờirạc đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi kiến thức thực tế liên quanđến nội dung học và vận dụng kiến thức vào giải quyết cácnhiệm vụ học tập.

Còn theo tác giả Nguyễn Uy Đức (2009) lại cho rằng,dạy học theo chủ đề là “sự kết hợp giữa mô hình dạy họctruyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ dạy học bằngcách truyền thụ kiến thức chủ yếu là hướng dẫn HS tìm kiếmthông tin, sử dụng kiến thức được chọn vào giải quyết cácnhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn [22,18] Tác giả Lê Văn Vân(2016), dạy học theo chủ đề là một mô hình hoạt động lớp họcchú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát liên quanđến nhiều lĩnh vực, tích hợp với những vấn đề gắn liền vớithực tiễn và các hoạt động lớp học do học sinh giữ vai tròtrung tâm Tác giả Nguyễn Văn Ý (2014) đã bổ sung một nộidung quan trọng trong khái niệm dạy học theo chủ đề, đó là

“mô hình dạy học mà nội dung học được xây dựng thành cácchủ đề có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện mối liên hệ liên môn,liên lĩnh vực để HS phát triển các ý tưởng một cách toàn diện

Trang 7

Dạy học theo chủ đề không chỉ đặt mục tiêu lĩnh hội nhữngkiến thức trong khuôn khổ chương trình học như quan niệmtruyền thống mà là mục tiêu phát triển hiểu biết khoa học.Điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản của chiến lược dạy họctheo quan niệm truyền thống [23,181] Trong khóa luận(2017), tác giả Hoàng Thị Mai Linh quan niệm dạy học theochủ đề “là mô hình dạy học dựa trên việc cấu trúc nội dungdạy học thành các đơn vị chủ đề (các đơn vị nội dung có tínhchất bao quát, xâu chuỗi liên quan đến nhiều bài học khácnhau) Các đơn vị chủ đề được xây dựng trên hai yếu tố: thứnhất là việc liên kết một cách logic, khoa học, thống nhất cácnội dung dạy học có mối quan hệ gắn bó với nhau trên mộthoặc một số phương diện nhất định, thứ hai là nhu cầu về lợiích của học sinh mong muốn đạt được khi học theo chủ đềđó”.[36,22]

Từ những giới thuyết trên có thể xác định một quan niệm

về dạy học chủ đề như sau: Dạy học theo chủ đề là định hướng

thay đổi nội dung và phương pháp dạy học, có nhiều ưu điểm góp phần phát triển năng lực người học Dạy học chủ đề có liên quan mật thiết với dạy học tích hợp, dạy học phát triển năng lực

và là một mô hình mới cho hoạt động lớp học, thay thế cho lớp

Trang 8

học truyền thống Các chủ đề được xây dựng trên cơ sở cấu trúc lại các đơn vị nội dung có tính chất xâu chuỗi, liên quan đến nhiều bài học khác nhau, gắn với nhu cầu về lợi ích của người học Ở đó học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Mục đích của dạy học theo chủ đề là hình thành và phát triển tốt nhất các năng lực cho người học.

So sánh đặc điểm của dạy học thông thường và dạy học theo chủ đề

Tác giả Nguyễn Uy Đức trong công trình nghiên cứu củamình đã có sự so sánh rất cụ thể giữa dạy học truyền thống vàdạy học theo chủ đề như sau [22,14]

Điểm tương đồng:

Dạy học theo chủ đề và dạy học truyền thống vẫn coitrọng việc lĩnh hội một nội dung kiến thức nền tảng, vì thế dạyhọc theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thựctiễn hiện nay dễ dàng hơn các mô hình khác

Để vận dụng dạy học theo chủ đề cần phải tổ chức lạimột số bài học thành một chủ đề có ý nghĩa thực tiễn

Trang 9

tạo, cá tính tự do khi không

đồng quan điểm với phân

tích, quan điểm của người dạy

về tác phẩm

Phù hợp với nhiều đốitượng HS vì mỗi HS cómột phương pháp học tậpriêng phù hợp

Chủ yếu đặt ra mục tiêu kiến Hướng đến các mục tiêu;

Trang 10

Dạy học truyền thống Dạy học theo chủ đề

thức mới thông qua hoạt động

bồi dưỡng các phương pháp

tư duy khoa học và phương

và áp dụng thực tiễnDạy học theo từng bài riêng rẽ

trong một thời lượng cố định

dành cho từng bài

Day học theo chủ đề thốngnhất được tổ chức lại từmột phần chương trình họcKiến thức thu được rời rạc

hoặc liên hệ một chiều

Kiến thức thu được lànhững khái niệm liên hệmạng lưới với nhau

Trình độ nhận thức có thể đạt:

biết, hiểu, vận dụng (giải bài

tập)

Trình độ nhận thức có thểđạt: phân tích, tổng hợp,đánh giá

Kết thúc một chương: không có

một tổng thể kiến thức mới mà

Kết thúc chủ đề: HS cómột tổng thể kiến thức

Trang 11

Dạy học truyền thống Dạy học theo chủ đề

có kiến thức từng phần riêng

biệt hoặc hệ thống kiến thức

liên hệ một chiều theo trật tự

Kiến thức gần với thực tiễn

do sự cập nhật thông tin đầy

đủ và liên tụcKiến thức thu được sau khi

học chỉ giới hạn trong nội

dung học

Sau khi kết thúc chủ đề,hiểu biết của HS vượt rangoài khuôn khổ nội dungcần học

Không thể hướng tới bồi

dưỡng các kỹ năng: giao tiếp,

hợp tác, quản lí, điều hành, ra

quyết định

Có thể hướng tới bồidưỡng các kỹ năng: giaotiếp, hợp tác, quản lí, điềuhành, ra quyết định

Từ sự đối sánh trên, dạy học theo chủ đề đã cho thấy rõ

Trang 12

đây là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm so sánh với phươngpháp dạy học truyền thống và hoàn toàn phù hợp với đổi mớiphương pháp theo hướng tích hiện nay Cụ thể:

Dạy học theo chủ đề giống như các mô hình dạy họctích cực khác ở chỗ không thể coi HS là đối tượng chưa biết

gì mà ngược lại, cần tận dụng những kinh nghiệm sống thựctiễn của HS để giải quyết vấn đề

Dạy học theo chủ đề cần đặt sự quan tâm chủ yếu tớiviệc sử dụng kiến thức có tính tích hợp cao, tinh giản và tínhcông cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tíchcực khác

Trong dạy học theo chủ đề, kiến thức mới được HSlĩnh hội cùng lúc với việc giải quyết nhiệm vụ học tập, đó làkiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác kiến thức đượctrình bày trong các nguồn tài liệu tham khảo

-Vai trò của GV và HS thay đổi cơ bản từ việc lấy GVlàm trung tâm sang lấy HS làm trung tâm Các nhiệm vụ họctập được giao, HS quyết định chiến lược học tập cùng sự hỗtrợ, hợp tác của GV Với mô hình này, HS có nhiều cơ hộilàm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có

Trang 13

hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau Các emthu nhập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức Việc học của HSthực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện đượcnhiều kỹ năng hoạt động và kỹ năng sống HS cũng được tạođiều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánhgiá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào Vớicách tiếp cận này vai trò của GV chỉ là người hướng dẫn, chỉbảo thay vì quản lí trực tiếp HS làm việc.

Hướng tới mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung có kiến thứckhoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kỹnăng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữliệu, xử lí (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ thông tin); suyluận, áp dụng thực tiễn

Dạy theo một một chủ đề thống nhất được tổ chức lạitheo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học nênkiến thức HS thu được là các khái niệm trong một mối liên hệmạng lưới với nhau Đó là những kiến thức gần gũi với thựctiễn mà HS đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khithực hiện chủ đề

- Các đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề

Trang 14

- Mục tiêu của dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề có điểm tương đồng với các môhình dạy học tích cực khác ở chỗ đều nhằm đáp ứng nhữngyêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và qua đó thực hiệnđầy đủ các mục tiêu giáo dục của bộ môn trong giai đoạn hiệnnay

Bên cạnh đó, dạy học theo chủ đề đặt mối quan tâmnhiều hơn đến sự phát triển của HS với các phong cách họctập khác nhau và quan tâm đến việc trang bị cho HS những kỹnăng để giải quyết vấn đề mà thực tiễn không ngừng đặt ra.Bởi vậy, dạy học theo chủ đề hướng đến các mục tiêu tích cựckhác với dạy học truyền thống:

Phát triển hiểu biết về tiến trình khoa học và rèn luyệncác kỹ năng của một tiến trình khoa học

Phát triển tư duy bậc cao, nhằm phát triển khả năng suyluận, tổ chức kiến thức và tiếp nhận thông tin một cách chọnlọc, có phê phán

Rèn luyện các kỹ năng sống và làm việc của con ngườitrong thời đại ngày nay: giao tiếp, hợp tác, quản lí, tự quyết định,

Trang 15

tự đánh giá, tự điều chỉnh,…

Chú trọng mục tiêu phát triển nhân cách đa dạng của cánhân hơn là việc đạt tới các mục tiêu chung, cứng nhắc, bắtbuộc, khuôn mẫu, áp đặt

- Vai trò của GV

Vai trò của GV là dạy cho mọi người biết cách tự học,

tự nghiên cứu, tự đào tạo Trong dạy học theo chủ đề, GV làngười tổ chức và hướng dẫn quá trình dạy - tự học GV khôngcòn là nơi độc quyền cung cấp kiến thức cho người học màluôn phải tạo ra cơ hội cho phép người học được tự do theođuổi những tư tưởng, khái niệm, kỹ năng dưới sự tư vấn của

GV và chính GV cần phải có thái độ tin cậy và tôn trọng HS,dạy HS cách tìm ra chân lí

Vai trò dạy của GV không có nghĩa là truyền đạt toàn

bộ nội dung trên lớp mà phải là cố gắng khai thác tối đa kiếnthức kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của HS, giúp HS tự mìnhlĩnh hội kiến thức Ngoài ra, GV trong chiến lược dạy họcnày không phải là người quyết định toàn bộ chiến lược họctập của HS, vì nhiều nhiệm vụ học tập được giao cho HS mà

HS phải tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ đó

Trang 16

Trong dạy học theo chủ đề, HS giữ vị trí trung tâm,nhưng không vì thế mà vai trò của GV bị giảm sút, nó chỉthay đổi ý nghĩa: GV trở thành người cộng tác, tổ chức,hướng dẫn HS, là người trọng tài sáng suốt giúp HS xác địnhđược chân lý, phát triển nhân cách và biết mình phải làm gì và

tự giải quyết những vấn đề trong cuộc sống

- Vai trò của HS

Vai trò cả HS là tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo Bởingười học là một chủ thể tích cực, chủ động tự mình tìm rakiến thức bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình

và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy, học mọi người.Trong dạy học theo chủ đề như các chiến lược dạy học tíchcực khác, quan niệm “lấy người học làm trung tâm” không chỉđơn giản là HS được quan tâm, giúp đỡ, được tạo mội điềukiện thuận lợi cho việc học tập, phát triển mà còn thể hiện ởchỗ HS được quyết định một phần (hay toàn bộ) chiến lượchọc tập, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm một phần với kếtquả học tập của mình (trách nhiệm với sự phát triển hiểu biết,phát triển của chính mình)

Trang 17

- Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học

Phương pháp dạy học

Dạy học theo chủ đề và nhiều mô hình dạy học tích cựckhác đều đặt trọng tâm phát triển tư duy cho HS Chính vì thếdạy học phải chú trọng đến các phương pháp tạo cơ hội, tạođiều kiện cho người học tích cực, chủ động, đặc biệt là quanđiểm kiến tạo trong dạy học, còn quá trình học là quá trìnhgiải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ sở kiến thức được học(Học thuyết kiến tạo cho rằng: mọi người, không phân biệtlứa tuổi, học tốt nhất bằng cách: thu thập thông tin mới, suynghĩ về nó, và làm việc theo nhiều các khác nhau Nhữnghướng dẫn trực tiếp được giảm tối thiểu, thay vào đó là tạo cơhội cho người học thăm dò, thí nghiệm, chia sẻ ý kiến Tạo cơhội và cung cấp các tài liệu khác nhau để HS xây dựng hiểubiết của mình)

Trong mô hình dạy học này và nhiều mô hình dạy họctích cực khác, người ta không dành nhiều thời gian cho việccung cấp kiến thức mà thời gian học chủ yếu dành cho việcgiải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ học tập của các

Trang 18

nhóm HS Kiến thức mới có thể được cung cấp một cách đúnglúc trong quá trình HS giải quyết vấn đề thực tiễn được giao,hoặc được giới thiệu trong một khoảng thời gian ngắn thíchhợp theo cách dạy truyền thống trước khi HS giải quyết vấn

đề, hoặc thông qua tài liệu hỗ trợ do GV cung cấp, chỉ dẫn.Nói cách khác, các mô hình dạy học tích cực phổ biến hiệnnay thường ưu tiên việc sử dụng kiến thức vào giải quyết vấn

đề thực tiễn đặt ra, HS học được tiến trình khoa học và kỹnăng tiến trình khoa học từ việc giải quyết vấn đề chứ khôngphải từ việc tham gia xây dựng kiến thức như quan niệm dạyhọc truyền thống quen thuộc

*Hình thức tổ chức dạy học

Dạy học theo chủ đề vẫn là sự kết hợp cách tổ chứchọc theo lớp truyền thống với học theo nhóm hợp tác, nhưngchủ yếu là dạy học dự án Dạy học dự án là một hình thức dạyhọc, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lựcgiải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp khôngchỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua

đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bốđược Nội dung dạy học theo dự án được xây dựng dựa trênnhững câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn

Trang 19

nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế Bàihọc thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy họckhác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinhkhông phụ thuộc vào cách học của các em Các phương tiện

kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học Trong quátrình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giákhác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chấtlượng Với đặc trưng là HS hợp tác, cùng nhau “khám phá”lại tri thức của nhân loại, HS có cơ hội chia sẻ những suy nghĩcủa mình với bạn học; với phương thức học thầy, học bạn sẽphát huy tính năng động, tư duy sáng tạo của HS, đồng thờikhắc phục được hoạt động độc diễn của thầy trong lớp đôngHS

Thời gian học một chủ đề không nhất thiết trong một,hai tiết học mà có thể kéo dài trong một, vài tuần tùy ý nghĩa,mức độ quan trọng và khó khăn của chủ đề

*Phương tiên dạy học

Sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học như: phấn,bảng, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, máy vi tính, máy chiếu,băng hình, các phần mềm hỗ trợ dạy học,…hay những vật

Trang 20

dụng trong cuộc sống hằng ngày đáp ứng được yêu cầu vềmặt dạy học.

Tích cực sử dụng công nghệ vào dạy và học, các nguồnthông tin và phương tiện hỗ trợ khai thác, xử lý, lưu giữ,chuyển tải thông tin được coi là phương tiện dạy và học đặcbiệt là quan trọng của các mô hình dạy học hiện đại (đây cũng

là những kĩ năng cơ bản, cần thiết cho sự thành công của tất

cả mọi người sống và làm việc trong thế kỷ XXI mà HS cầnđược rèn luyện ngay trong nhà trường phổ thông)

- Kiểm tra đánh giá

Để đánh giá hiệu quả dạy học theo chủ đề, GV tiếnhành:

Kết hợp giữa hình thức đánh giá tổng kết định kì (trongdạy học truyền thống) với hình thức đánh giá quá trình (đánhgiá chất lượng và hiệu quả công việc của HS trong quá trìnhlàm việc theo nhóm qua các phiếu học tập thông qua đó đánhgiá quá trình phát triển của HS)

Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS

Vận dụng ý tưởng thiết kế hệ thống câu hỏi/bài tập cho

Trang 21

dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực

Thiết kế hệ thống câu hỏi/bài tập định hướng cho việcdạy và học một chủ đề là ý tưởng vận dụng sáng tạo chiếnlược dạy học dựa trên dự án vào kiểu dạy học này Đối với

GV và HS, mục tiêu của việc dạy và học sẽ trở nên cụ thể, dễhiểu, dễ thực hiện hơn nếu ta biết được rằng việc dạy học cầngiúp HS trả lời những câu hỏi khó đến mức độ nào, trong mộtchủ đề cụ thể phải làm được những công việc gì cụ thể Do

đó, một bộ câu hỏi định hướng cho một chủ đề cụ thể giúp ta

có cơ sở đối chiếu với mục tiêu để biết rằng việc dạy có bámsát mục tiêu đặt ra hay không, việc học có đạt đến mục tiêuhay không Chiến lược dạy học dự án đưa ra khái niệm bộ câuhỏi định hướng là một ý tưởng hết sức sáng tạo mà các chiếnlược dạy học khác có thể vận dụng Vì thế, thiết kế bộ câu hỏiđịnh hướng là một nhiệm vụ quan trọng của dạy học theo chủ

đề, các câu hỏi này sẽ là kim chỉ dẫn dắt nội dung và phươngpháp làm việc cho toàn bộ chủ đề học tập

Điểm mấu chốt của dạy học theo chủ đề là xây dựngbài dạy trên những câu hỏi để nâng cao kiến thức về nội dungchứ không phải đơn giản chỉ dạy những câu trả lời có sẵntrong SGK Thiếu những câu hỏi như thế này trong bài dạy sẽ

Trang 22

làm GV dễ rơi vào tình trạng dạy học một cách hời hợt, nôngcạn và không có mục đích Xây dựng bộ câu hỏi định hướngcho chủ đề học thực chất là sự cụ thể hóa những mục tiêu cầnđạt được Khi đó, việc học tập của HS được định hình bởinhững yêu cầu cụ thể và việc giải quyết tốt các yêu cầu đócũng có nghĩa là thực hiện được mục tiêu của quá trình dạyhọc.

Yêu cầu của kiểu dạy học theo chủ đề là HS trong quátrình học phải tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập, giảiquyết các vấn đề GV sẽ hướng dẫn HS giải quyết các vấn đềbằng cách thiết kế bộ câu hỏi theo nhiều mức độ từ dễ đế khódựa vào mức độ tư duy của HS từ thấp đến cao theo cáchphân loại của Bloom Những câu hỏi đó là những câu hỏi cóthể chỉ đạo bài dạy và thu hút HS khai thác các ý trọng tâmcủa chủ đề

Hệ thống câu hỏi/bài tập cho từng nội dung trong chủ

đề bao gồm: các câu hỏi nhận biết, câu hỏi thông hiểu, câu hỏivận dụng và câu hỏi vận dụng ở mức độ cao

Câu hỏi nhận biết: Đó là loại câu hỏi có tính chất nhớ

và nhắc lại được các thông tin cơ bản (là các kiến thức đã học,

Trang 23

có thể tái hiện, nêu ra hoặc nhận diện khi được yêu cầu) Đểtrả lời câu hỏi nhận biết, người học nhận dạng, đối chiếu, chỉ

ra, tái hiện… Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu: nêulên, trình bày, chỉ ra, liêt kê, xác định, …[30,132]

Câu hỏi thông hiểu: đánh giá khả năng hiểu được

thông tin, khái niệm cơ bản, có thể thuyết minh, giải thích cáckiến thức đã lĩnh hội bằng ngôn ngữ của chính mình Hoạtđộng tương ứng của người học là phân tích, so sánh, tổng kết,

kể lại, viết lại Câu hỏi thông hiểu thường đưa ra yêu cầu: tómtắt, giải thích, mô tả, đối chiếu, trình bày, hình dung, …[30,133]

Câu hỏi vận dụng: Là các câu hỏi mà học sinh tạo ra sự

liên kết logic giữa các thông tin, khái niệm cơ bản để tổ chứclại các thông tin đã được trình bày theo cách thức thể hiệngiống như bài giảng của GV hoặc bài học SGK Hoạt độngtương ứng của người học là sắm vai, xây dựng mô hình Câu hỏi vận dụng thường đưa ra yêu cầu: liên hệ thực tế, đóngvai, kết nối, chứng minh …[30,133]

Câu hỏi vận dụng ở mức độ cao: Là các câu hỏi yêu

cầu học sinh sử dụng thông tin, khái niệm, kiến thức,… đã

Trang 24

tiếp nhận để phát hiện và giải quyết các vấn đề mới, khônghoàn toàn với những điều đã học hoặc được trình bày trongSGK nhưng phù hợp với kiến thức, kĩ năng đã đạt được từmức độ nhận thức trước Vận dụng ở mức độ cao là tổng hòacủa ba cấp độ nhận thức: phân tích, tổng hợp, đánh giá trongthang Bloom Hoạt động tương ứng của người học là tạo rasản phẩm mới, rút ra kết luận, khám phá, sang tác Câu hỏivận dụng cao thường đưa ra yêu cầu: viết, trình bày quanđiểm, phân tích (áp dụng vào đối tượng mới), … [30,134]

Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề trong dạy học Ngữ văn

Vai trò của dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học tích cực, khắcphục được những hạn chế của mô hình dạy học truyền thốnghướng đến giải quyết những vấn đề cấp thiết sau của nền giáodục nước ta Thứ nhất là đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện về giáo dục, đặc biệt là chú trọng đổi mới phươngpháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tínhtích cực, chủ động của học sinh Thứ hai là khắc phục tínhgiới hạn về định lượng nội dung trong sách giáo khoa và phù

Trang 25

hợp với nhu cầu mở rộng phạm vi tìm hiểu và đào sâu nghiêncứu vấn đề của người học, đặc biệt đáp ứng nhu cầu cập nhậtkiến thức vô hạn trong bối cảnh bùng nổ thông tin, tri thứchiện nay Thứ ba là hiện thực hóa được các mục tiêu dạy họctích cực mà cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện cókhông đủ khả năng thực hiện như: tăng cường tích hợp cácvấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vậndụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyếtcác vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho ngườihọc Thứ tư là ngoài việc quá trình dạy học hướng tới địnhhướng nội dung học thì công cuộc đổi mới dạy học hiện naycòn có tham vọng tiến xa hơn, đó là định hướng hình thànhnăng lực cho học sinh Theo đó, chúng ta kỳ vọng vào quátrình dạy học, kiểm tra đánh giá, chú trọng tăng cường tínhvận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn củangười học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hìnhthành Như vậy, dạy học theo chủ đề sẽ có rất nhiều lợi thế sovới dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó cóthể giải quyết được bốn yêu cầu đã nêu trên, chính là bướcchuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sáchgiáo khoa trong thời gian tới.

Trang 26

Thực tế cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thựctiễn (bao gồm cả vấn đề tự nhiên và xã hội), học sinh cần phảivận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều mônhọc Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp

đa chiều, liên môn, nghĩa là buộc người dạy phải xây dựngcác chủ đề để tiến hành dạy học Tất nhiên, việc xây dựng cácchủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyếtviệc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hìnhnày cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toànmới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường chogiáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướngkhác một cách chủ động Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu

“đầu vào” về kiến thức mà nó còn định hướng “đầu ra” (tứckhả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờvào việc xác định các năng lực cần phát triển song song vớinhững mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kỹ năng trongchương trình học

Ý nghĩa của việc dạy học theo chủ đề

Theo Lê Văn Vân (2016), dạy học theo chủ đề giúphọc sinh tăng cường khả năng hiểu bài, khả năng huy độngnhững kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện các kiến thức

Trang 27

cho học sinh Trên cơ sở đó, học sinh được ôn tập củng cốtổng hợp các kiến thức ở mức cao và biết vận dụng sáng tạotrong học tập [45, 32] Từ đó, có thể dễ dàng nhận thấy:

Học tập theo chủ đề hướng dẫn học sinh biết cách khơidậy những kiến thức, trải nghiệm của bản thên để hỗ trợ chohoạt động khám phá, nghiên cứu kiến thức mới, đồng thời vậndụng một cách hiệu quả kiến thức đã học vào giải quyết vấn

đề thực tiễn Bởi vì, trong dạy học theo chủ đề, mục tiêu đượcđặt ra gắn với vấn đề thực tiễn cần giải quyết nên quá trìnhhọc sinh lĩnh hội kiến thức mới diễn ra cùng lúc với việc giảiquyết nhiệm vụ học tập Từ đó, dạy học theo chủ đề giúp pháttriển các năng lực cốt lõi (năng lực giải quyết vấn đề, năng lựcsáng tạo…) cho học sinh

Dạy học theo chủ đề còn tiết kiệm được thời lượngtrong dạy học khi giáo viên không phải dạy lại những nộidung học sinh đã biết, lại tránh được sự trùng lặp nội dungkiến thức khiến cho học sinh nhàm chán Do mô hình dạy họctheo chủ đề chủ yếu quan tâm tới việc sử dụng kiến thức cótính tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao Các kiến thức

đó được tổ chức lại trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau

Trang 28

Dạy học theo chủ đề giúp tối đa hóa sự tham gia củangười học, hạn chế đến mức tối thiểu sự can thiệp, áp đặt củangười dạy trong quá trình học tập Cụ thể, mô hình dạy học đãthay đổi cơ bản từ việc lấy giáo viên làm trung tâm sang lấyhọc sinh làm trung tâm Học sinh nắm quyền chủ động, tíchcực trong các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh tham giacùng giáo viên quyết định chiến lược học tập, có nhiều cơ hộilàm việc theo nhóm và đưa ra những quan điểm, ý tưởng sángtạo của riêng mình Như vậy, dạy học theo chủ đề đã tạo hứngthú học tập của học sinh Thông qua việc sử dựng kiến thức đãlĩnh hội được để giải quyết vấn đề thực tiễn, bản thân học sinh

tự nhận thức được việc tham gia vào bài học chủ đề của mìnhthực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế rèn luyện được nhiều

kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống

Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ làngười hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinhlàm việc

Dạy học theo chủ đề có tính ứng dụng vào thực tiễnkhá cao và phạm vi sử dụng rộng rãi Bởi người học khi trảiqua tham gia lĩnh hội kiến thức theo chủ đề (vốn liên kết vớinhau theo một mạng lưới) một cách hệ thống lôgic sẽ rèn

Trang 29

luyện được các theo tác tư duy và bước đầu hình thành kĩnăng nghiên cứu khoa học như: quan sát, thu thập thông tin,

dữ liệu, xử lí (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ thông tin):suy luận, áp dụng thực tiễn Đó là lí do tại sao dạy học theochủ đề được vận dụng vào nhiều đề tài, sáng kiến kinhnghiệm về dạy học và được sử dụng gắn liền với dạy học tíchhợp, liên môn, khám phá, …

Thể loại truyện, kí hiện đại Việt Nam

Trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướngtích hợp” của NXB Giáo dục, năm 2002, tác giả Hoàng HữuBội đã chỉ ra những hiểu biết cần thiết về đặc trưng thể loại

và phương pháp để tiếp cận các văn bản truyện, kí hiện đạivới những nội dung sau:

Đặc điểm thi pháp của truyện hiện đại Việt Nam

Khái niệm “truyện”, “truyện hiện đại”

Truyện là loại tác phẩm văn học “tái hiện đời sống trong

toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm truyện phản ánh hiệnthực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, quacác sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người Trong

Trang 30

tác phẩm tự sự nhà văn cũng thâm nhập sâu sắc vào sự kiện vàhành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dườngnhư không có sự phân biệt nào cả Nhà văn tả lại, kể lại những

gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằnghiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hìnhxác định, đang tự phát triển bên ngoài nhà văn, không phụthuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn” [42, 264]

Truyện hiện đại có khả năng phản ánh cuộc sống một

cách bao quát, rộng lớn Truyện hiện đại phản ánh toàn bộ thếgiới, không chỉ thế giới tồn tại vật chất với các việc làm, hànhđộng của con người, mà còn cả thế giới bên trong của conngười với những tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ…

Đặc trưng của truyện hiện đại

Truyện hiện đại thể hiện rõ quan hệ con người với hoàncảnh Nhân vật tưởng như hoạt động tự do theo ý muốn của

nó, nhưng thật ra mọi hoạt động của nó đều tác động của hoàncảnh và môi trường xung quanh Chính vì vậy mà trong tácphẩm truyện hiện đại, môi trường, hoàn cảnh là một đối tượngđược miêu tả rất cụ thể, chi tiết.[12, 133]

Khi tìm hiểu tác phẩm truyện hiện đại cần chú ý đến

Trang 31

một số yếu tố sau:

Sự kiện là những mối liện hệ của thế giới nên trong

truyện hiện đại không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.Truyện hiện đại có thể đưa ta đến những vùng đất khác nhaucủa đất nước này hay đất nước khác, lại có thể đưa ta lùi về dĩvãng hay đắm chìm trong hiện tại Hệ thống sự kiện này tạo

thành cốt truyện Trong truyện hiện đại có thể có những cốt

truyện đơn giản, lại có những cốt truyện phức tạp, li kỳ

Nhân vật trong truyện hiện đại thường được khắc họa

nhiều mặt đầy đặn Nó có thể được miêu tả kỹ lưỡng bênngoài lẫn bên trong, cả ý nghĩ lẫn cái nhìn, cả tình cảm, cảmxúc, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai Tácgiả có thể đứng ở mọi góc nhìn, miêu tả mọi phương diện củanhân vật nếu thấy cần thiết cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởngcủa tác phẩm

Gắn với nhân vật là một hệ thống chi tiết nghệ thuật

phong phú, đa dạng và mang nhiều ý nghĩa

Truyện hiện đại nào cũng có hình tượng người trần

thuật Tác giả xuất hiện dưới hình thức người trần thuật để

phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận làm sáng tỏ mọi

Trang 32

quan hệ phức tạp giữa nhân vật và hoàn cảnh Người trầnthuật trong truyện hiện đại nhiều khi tỏ ra khách quan, không

để lộ mối thiện cảm, ác cảm Nhưng bao giờ người đọc cũngcảm thấy được linh hồn của người trần thuật Người đọc nhận

ra hình tượng người trần thuật qua cái nhìn, qua cách cảm thụ,qua phương thức tư duy và chất tình cảm của anh ta ẩn náuchìm sau lời trần thuật, vì lời trần thuật trong truyện hiện đạichẳng những mang tính tạo hình mà còn giàu sức biểu hiện.Tuy nhiên không nên đồng nhất người trần thuật với bản thântác giả ở ngoài đời

Về lời văn: Trong truyện hiện đại, lời văn gồm nhiều

thành phần: trần thuật, miêu tả, kể truyện, thuyết minh, lời

nhân vật… Thành phần miêu tả và thuyết minh có chức năng

tái hiện và phân tích các sự vật, hiện tượng Đây là thành phầngiàu chất tạo hình, cung cấp những bức tranh sinh động vềhiện thực Lời nhân vật trong truyện hiện đại có thể đượcmiêu tả hoặc được hóa thân vào lời trần thuật.[12,133,134]

Phương pháp tiếp cận truyện hiện đại

Với truyện hiện đại, bước đầu tiên là đọc văn bản, tiếp

xúc tự nhiên với tác phẩm để có được một ấn tượng ban đầu

Trang 33

về bức tranh cuộc sống và hình ảnh người trần thuật trongtruyện và có được cảm nghĩ trực tiếp của bản thân trong lầnđầu tiếp xúc.

Tiếp đến là bước thâm nhập vào bức tranh cuộc sống

được miêu tả trong tác phẩm:

Phạm vi cuộc sống được phản ánh: thời gian, khônggian, sự kiện, sự vật, con người

Cốt truyện và ý nghĩa nghệ thuật của cốt truyện

Kế đến là phân tích nhân vật:

Nhân vật chính, nhân vật phụ

Đặt nhân vật trong mối quan hệ với môi trường tựnhiên và xã hội để phân tích, lý giải, đánh giá về nhân vật ởcác mặt:

Ngày đăng: 23/03/2020, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w