Về việc chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành

Một phần của tài liệu báo cáo luật ngân hàng (Trang 70)

6. NHỮNG THAY ĐỔI PHẢI ĐƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHẤP THUẬN:

6.2 Về việc chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành

làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD:

Danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm các chức danh này. Những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.75

Tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước danh sách những người được bầu, bổ nhiệm các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bầu, bổ nhiệm.76

Ví dụ: Ngày 11/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 2031/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB).

Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc MDB bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Lau Boon Tuan. Thống đốc NHNN cũng yêu cầu, NHNN chi nhánh tỉnh An Giang có trách nhiệm giám sát và kiểm tra việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc MDB đối với ông Lau Boon Tuan.77

75 Khoản 1 điều 51 Luật Các TCTD năm 2010 76 Khoản 3 điều 51 Luật Các TCTD năm 2010

Xoay quanh những ý kiến về chấp thuận người quản lý, người điều hành của TCTD (Điều 51 Dự thảo Luật Các TCTD)78

Ý kiến của Bộ Tài chính: Để tránh việc cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào các vấn đề của doanh nghiệp, đề nghị cân nhắc không nên quy định việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến của các chức danh trên. Thay vào đó, có thể quy định Ngân hàng Nhà nước ban hành tiêu chí, điều kiện đối với các chức danh này để làm căn cứ giám sát việc bầu, bổ nhiệm cán bộ tại tổ chức tín dụng. Trường hợp người được bầu, bổ nhiệm không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện thì sẽ bị xử lý theo quy định.

Ý kiến giải trình của NHNN: Cơ chế chấp thuận danh sách dự kiến theo

quy định tại Dự thảo là một bước cải cách căn bản so với quy định hiện hành theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính (từ việc thực hiện đồng thời hai thủ tục "chấp thuận trước" và "chuẩn y sau" như quy định hiện hành sang chỉ còn một thủ tục "chấp thuận trước" như dự thảo Luật; và giảm bớt một số nội dung cần chấp thuận, chuẩn y như Điều lệ, thay đổi 77http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwN_Uw9TA09 _cxPDUE9_w2B3Q_2CbEdFAGrbyl8!/?

WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.news/ vn.sbv.news.vn/02e61f00461e9809abfcffddb86ad03c

78 Trích từ Bản tổng hợp, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm định của Bộ tư pháp về dự án Luật các TCTD vào ngày 09 tháng 9 năm 2009

http://duthaoonline.quochoi.vn/du-thao-luat/du-thao-luat-cac-to-chuc-tin-dung- sua-111oi

cổ đông...), đồng thời vẫn đảm bảo quyền giám sát của NHNN trên nguyên tắc thận trọng theo khuyến nghị của Ủy ban Basel.

Góp ý của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Trừng - TP Hồ Chí Minh

Về việc chấp thuận danh sách dự kiến những người được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, giám đốc của tổ chức tín dụng Điều 51 của dự án luật. Khoản 1, Điều 51 của dự án luật quy định những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, giám đốc của tổ chức tín dụng phải thuộc danh sách đã được ngân hàng Nhà nước chấp thuận. “Tôi cho rằng Nhà nước quy định như thế cho thấy ngân hàng Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào nhân sự của tổ chức tín dụng, không đảm bảo sự dân chủ trong việc bầu nhân sự, lãnh đạo của các tổ chức tín dụng. Tôi đề nghị chỉ nên quy định tổ chức tín dụng gửi danh sách nhân sự ứng cử đến ngân hàng Nhà nước để phê chuẩn danh sách nhân sự này trước khi bầu. Nhân việc phê chuẩn danh sách nhân sự trên chỉ có tính chất định hướng còn việc bầu ai phải do đại hội cổ đông quyết định theo đúng tiêu chuẩn được quy định ở Điều 50 của dự Luật.”79

Theo Luật Các TCTD năm 1997, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD sau khi được bầu, bổ nhiệm phải được NHNN chuẩn y. Khi thực hiện quy định này đã có những vướng mắc như việc can thiệp sâu vào quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông (hoặc Hội đồng quản trị) của TCTD, hơn nữa trong thời gian các chức danh 79 http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2830

trên đã được bầu, bổ nhiệm nhưng chưa được NHNN chuẩn y thì việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh này như thế nào? Để giải quyết những vướng mắc trên, Luật các TCTD năm 2010 quy định: NHNN chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD. Những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD phải thuộc danh sách đã được NHNN chấp thuận.

Tại sao những thay đổi cần có sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước?

Điều gì sẽ xảy ra đối với sự sụp đổ của một ngân hàng. Đây chính là một vết đen lớn trong hoạt động ngân hàng nó không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc cấp tín dụng. Và tất nhiên việc khôi phục lại hệ thống ngân hàng không phải là việc thực hiện trong một sớm một chiều. Chính vì vậy mà Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN là cơ quan quản lý điều tiết hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng bằng pháp luật nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng.80

Giải trình của NHNN: Thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD cho thấy, TCTD là những đối tượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước, và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ 80 Trang 98, sách Tiền tệ Ngân hàng của TS. Lê Thị Tuyết Hoa, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung – Trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM, NXB Thống Kê năm 2007.

nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một tổ chức tín dụng thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống TCTD... Do đó, một số các quy định về tổ chức quản lý đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế (xem thêm nguyên tắc số 3 và 7 của 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel). Thực tiễn ở các nước trên thế giới, Luật ngân hàng đều có quy định về tổ chức, quản lý và điều hành của ngân hàng, cụ thể: Luật ngân hàng Canada, Singapore…81

Tôi đồng ý với quan điểm Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng thông qua việc Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.82

Tuy nhiên, NHNN không nên can thiệp quá sâu vào các vấn đề của doanh

nghiệp nhất là việc chấp thuận danh sách dự kiến của các chức danh trên. Thay 81 http://duthaoonline.quochoi.vn/du-thao-luat/du-thao-luat-cac-to-chuc-tin-dung- sua-111oi

vì Ngân hàng Nhà nước quy định rõ ràng và cụ thể những tiêu chuẩn để các TCTD căn cứ bổ nhiệm, sau đó có văn bản thông báo đến NHNN. Trách nhiệm NHNN kiểm tra lại nếu có vi phạm sẽ xử phạt nặng. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình xin chờ sự chấp thuận.

Tóm lại, những thay đổi cần sự chấp thuận của NHNN theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 đã có nhiều thay đổi cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập của những quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu báo cáo luật ngân hàng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w