LOẠI HÌNH TỔ CHỨC:

Một phần của tài liệu báo cáo luật ngân hàng (Trang 25)

Luật các TCTD 2010 được xây dựng theo hướng điều chỉnh cụ thể, rõ ràng, chi tiết hơn cả về mặt tổ chức, quản lý và hoạt động của các loại hình TCTD so với Luật Tổ chức Tín dụng năm 1997, trong đó các quy định chung áp dụng cho tất cả các TCTD và các quy định cụ thể áp dụng cho từng loại hình TCTD. Các quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát được phân loại theo hình thức pháp lý của TCTD (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã); trong khi các quy định về hoạt động của Luật được phân loại theo loại hình hoạt động của TCTD (ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân). Kết cấu Luật TCTD mới giảm bớt được các quy định trùng lặp, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, logic.

Các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở các

quy định của Luật doanh nghiệp đối với loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đồng thời kế thừa các quy định pháp luật hiện hành từ các Nghị định của Chính phủ, văn bản của Ngân hàng Nhà nước còn phù hợp và tham khảo các thông lệ quốc tế. Các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành đối với TCTD là hợp tác xã về cơ bản được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật hợp tác xã và trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành. Mặc dù, các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành đối với các TCTD được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã nhưng có rất nhiều điểm khác biệt so với các Luật này để phù hợp với đặc thù trong hoạt động của các TCTD, trên nguyên tắc là đưa ra các yêu cầu cao hơn về tổ chức, quản trị, điều hành TCTD so với các doanh nghiệp thông thường.

 Do đó, các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế (nguyên tắc số 3 và 7 của 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel, Luật ngân hàng Singapore, Luật ngân hàng Canada…).25

Những nội dung có thể áp dụng được Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã không được quy định lại trong Luật các TCTD năm 2010 để tránh trùng lắp và bảo đảm để những quy định chung vẫn có thể được áp dụng khi có thay đổi trong Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã.

Tổ chức, quản trị, điều hành TCTD khác với tổ chức, quản trị, điều hành các doanh nghiệp thông thường, vì hoạt động của TCTD có liên quan đến quyền lợi của công chúng gửi tiền và liên quan đến sự ổn định, phát triển của nền kinh tế. 25http://www.sbv.gov.vn/wps/wcm/connect/a4c34a0043636a09a148e9ad7097747 d/30E42B67d01.pdf?

Nói chung các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành TCTD tại Luật các TCTD được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật doanh nghiệp nhưng trên nguyên tắc là đưa ra các yêu cầu, điều kiện cao hơn so với tổ chức, quản trị, điều hành các doanh nghiệp thông thường để phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.

Cũng tại Hội nghị phổ biến Luật Ngân hàng nhà Nước và Luật các Tổ chức Tín dụng , Đ/c Dương Quốc Anh – Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình bày “Luật TCTD năm 2010 cũng đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật các TCTD và các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp tác xã, Luật Phá sản…”26 Nguyên tắc áp dụng Luật cũng được xác định theo hướng quy định cụ thể các đặc thù trong việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của TCTD trong Luật các TCTD; khi có các quy định khác nhau giữa Luật các TCTD và luật khác thì Luật các TCTD sẽ được ưu tiên áp dụng; tùy theo hình thức pháp lý của TCTD, các nội dung không được quy định trong Luật sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Luật các TCTD quy định TCTD được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã) nhằm mục tiêu "...phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước27. Cụ thể như sau:

26 http://cafef.vn/20110301031922292CA34/luat-cac-to-chuc-tin-dung moi-va- cu.chn

 Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần(trừ ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. (Nước ta chỉ có một Ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước là công ty TNHH MTV: NHNN đã ban hành Quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu).

 TCTD phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

 TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

 Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

 Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

27Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX:

http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=b%C3%A1o%20c%C3%A1o %20c%E1%BB%A7a%20ban%20ch%E1%BA%A5p%20h%C3%A0nh %20trung%20%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BA%A3ng%20kh %C3%B3a%20ix&source=web&cd=1&sqi=2&ved=0CBkQFjAA&url=http %3A%2F%2Fdangbo.most.gov.vn%2Fjs%2Fuploads %2Fvk101.doc&ei=rMKfTue1KtShiQek97DCBg&usg=AFQjCNEIz_Oyi1Mu5 a0iVdtTg0yKoNJJAg&cad=rja

Một phần của tài liệu báo cáo luật ngân hàng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w