Ngân hàng chính sách (NHCS):

Một phần của tài liệu báo cáo luật ngân hàng (Trang 31)

5. GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (TCTD):

5.1.1.2 Ngân hàng chính sách (NHCS):

NHCS là Ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà phục vụ chủ yếu cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. Mục tiêu an sinh xã hội.32

Đặc điểm:

Dự trữ bắt buộc bằng không.

Không tham gia bảo hiểm, không đóng thuế cho nhà nước.

Theo Luật TCTD 1997 Ngân hàng phát triển cho vay đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo Luật TCTD 2010 Ngân hàng phát triển đổi thành NHCS phục vụ chính sách cho vay đối với sinh viên, người nghèo và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

33NHCS phát triển tạo ra nhiều cơ hội để cải thiện đời sống người nghèo, phụ nữ bất hạnh, ví dụ như sau khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 3/2003), dư nợ bàn giao từ NHNo&PTNT chuyển sang cho NHCSXH chưa đầy 200 tỷ đồng, trong khi Lào Cai là một tỉnh đặc biệt khó khăn với hơn 50.000 hộ nghèo (thời điểm lúc bấy giờ), chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số hộ toàn

32http://tailieu.vn/tag/tailieu/Ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20Ch %C3%ADnh%20s%C3%A1ch%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i.html 33 http://www.vbsp.org.vn/viewbaibantin.php?id_bai=764&nam=2010

tỉnh. Rất nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ qua kênh ngân hàng người nghèo trước đây vì cho vay hộ nghèo chỉ là việc làm kiêm nhiệm của các NHTM. Sau khi Chính phủ cho thành lập NHCSXH ở các địa phương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh coi đây là cơ hội tốt để những hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ phát triển sản xuất, học tập, tạo việc làm tăng thu nhập và giao nhiệm vụ cho NHCSXH phục vụ các đối tượng vì mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, bộ máy tác nghiệp của NHCSXH tỉnh Lào Cai đã sớm ổn định tổ chức, thành lập mạng lưới hoạt động từ Hội sở tỉnh đến 9 Phòng giao dịch cấp huyện, thực hiện tiếp nhận nguồn vốn và giải ngân theo các “kênh” tín dụng quy định dành cho các đối tượng hộ nghèo, hộ diện chính sách dưới sự trực tiếp chỉ đạo, điều hành Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan làm thành viên theo đúng quy định của Trung Ương.

34Trước đây khi chưa có NHCSXH, người nghèo vay vốn rất khó khăn và cũng không biết vay vốn làm gì, thì bây giờ thông qua các tổ chức hội, đoàn thể làm tín chấp, thông qua việc lồng ghép các chương trình, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, đã tạo ra một sự chuyển biến mới về nhận thức và hành động, hộ nghèo đã đi lên bằng chính mình, không còn trông chờ, ỷ lại vào xã hội. Nhiều mô hình dự án vay vốn phát triển kinh tế đã được bà con các dân tộc áp dụng có hiệu quả.

Ví dụ:

Sau 5 năm hoạt động từ chỗ chỉ cho vay 2 chương trình là hộ nghèo và GQVL, đến nay chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đã đảm nhận cho vay 12 chương trình, dự án35. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, năm nào chi nhánh cũng hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao, được đánh giá là một trong những đơn vị có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao trong toàn hệ thống, với hơn 38.000 lượt hộ vay vốn, doanh số cho vay năm 2009 đạt 635.700 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 319.800 triệu đồng; đạt mức dư nợ 1.167 tỷ 500 triệu đồng, tăng 315.800 triệu (tăng trưởng 37%) so với 2008. Trong đó, dư nợ cụ thể 12 chương trình như sau:

Cho vay hộ nghèo: 534 tỷ đồng, với 43.300 hộ dư nợ, bình quân dư nợ hộ nghèo 12,34 triệu đồng/hộ, tăng 3 triệu đồng/hộ so với 2008; cho vay hộ gia đình SXKDVKK (chương trình mới được Chính phủ giao, từ giữa năm 2007 trở lại đây) doanh số cho vay được 230 tỷ đồng, với 398,7 tỷ đồng dư nợ; cho vay HSSV 96,6 tỷ đồng với 9.600 hộ gia đình và HSSV vay; cho vay NS&VSMTNT 38,5 tỷ đồng với 6.628 hộ còn dư nợ; cho vay GQVL 43,2 tỷ đồng với 2.700 hộ vay vốn GQVL cho 1.250 lao động mới; 11,5 tỷ đồng cho 2.300 hộ đồng bào DTTS ĐBKK vay; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 đạt 34,466 tỷ đồng với 4.309 hộ (riêng 3 huyện nghèo đã cho vay 13,230 tỷ đồng với 1.654 hộ vay vốn, đạt kế hoạch của Ban chỉ đạo xoá nhà tạm của tỉnh). Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại VKK đạt 7,060 tỷ đồng với 238 hộ vay vốn.

 Việc khai trương hoạt động NHCSXH vào mùa xuân 2003 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân Hàng không chỉ đánh 35http://www.baolaocai.vn/Index.asp?

dấu sự ra đời của một định chế tài chính đặc thù của nền kinh tế với vai trò thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, mà còn đánh dấu mốc lễ xuất quân của một binh chủng mới trên mặt trận chống đói nghèo ngay từ đầu thế kỷ này. Kể từ đây, từ mùa xuân 2003, một trọng trách hết sức nặng nề nhưng cũng đầy vinh hạnh được đặt lên đôi vai đội ngũ cán bộ nhân viên NHCSXH. Bằng chính lương tâm trách nhiệm của một tập thể được Đảng, Nhà nước giao phó và có sự hỗ trợ nhiệt thành của các cấp, các ngành, NHCSXH đã trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành. 5 mùa xuân qua, vị thế của ngân hàng được khẳng định trong lòng dân ở mọi miền đất nước.

 Đây chính là một ngân hàng của dân, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ vì mục tiêu cao cả cho sự nghiệp giảm nghèo xây dựng xã hội dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu báo cáo luật ngân hàng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w