1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học môn ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở vân hà

155 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Các yếu tố tác động đến việc quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dụcnếp sống thanh lịch, văn minh trong trường trung học cơ sở...32 Tiểu kết chương 1...33 Chương 2: THỰC TRẠNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

HÀ NỘI – 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trọng Hoàn

Trang 3

HÀ NỘI - 2016

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để đạt thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầygiáo, cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉbảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Trang 5

Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Trọng Hoàn đã tậntâm, tận lực, hết lòng hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên tổ Khoa học

Xã hội trường THCS Vân Hà đã tích cực ủng hộ, tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp

đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đãluôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhluận văn

Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng trong luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu xót hạn chế Tôi mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, các cô giáo,các nhà khoa học giáo dục, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Vân Hà, ngày 21 tháng 11 năm 2016

Tác giả

Hoàng Thị Thanh Hà DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lýCNTT : Công nghệ thông tinCSVC : Cơ sở vật chất

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục chữ viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục các sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản về quản lý 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục 9

1.2.3 Quản lý trường học 12

1.2.4 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học 16

1.3 Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 18

1.3.1 Khái niệm tích hợp 18

1.3.2 Dạy học tích hợp 19

1.3.3 Một số vấn đề lý luận liên quan đến dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 20

1.4 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của ngành Giáo dục đào tạo Hà Nội 24

1.4.1 Nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của ngành Giáo dục đào tạo Hà Nội 24

1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sở 26 1.5 Quản lý hoạt động dạy và học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch,

Trang 8

1.5.3 Các yếu tố tác động đến việc quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục

nếp sống thanh lịch, văn minh trong trường trung học cơ sở 32

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI 34

2.1 Vài nét khái quát về trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của trường 34

2.1.3 Quy mô trường lớp 35

2.1.4 Cơ sở vật chất của trường 36

2.1.5 Hoạt động dạy và nghiên cứu của giáo viên, hoạt động học của học sinh trong những năm gần đây 36

2.2 Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội 39

2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên 40

2.2.2 Thực trạng hoạt động học của học sinh 50

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của giáo viên và học sinh trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội 57

2.3.1 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên 58

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh 65

2.4 Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện dạy học .67

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI 70

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 70

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 70

3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc và đồng bộ 70

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 70

Trang 9

3.2 Cỏc biện phỏp quản lý dạy học mụn Ngữ văn tớch hợp với giỏo dục nếp sống thanh

lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Võn Hà 71

3.2.1 Nhúm cỏc biện phỏp quản lý hoạt động xõy dựng và thực hiện kế hoạch 71

3.2.2 Nhúm cỏc biện phỏp quản lý hoạt động giảng dạy tớch hợp giỏo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của giỏo viờn 74

3.2.3 Nhúm cỏc biện phỏp quản lý hoạt động học của học sinh 84

3.2.4 Nhúm cỏc biện phỏp quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 89

3.2.5 Nhúm cỏc biện phỏp quản lý hoạt động thực tiễn của học sinh 93

3.3 Mối quan hệ giữa cỏc biện phỏp quản lý hoạt động dạy học mụn Ngữ văn tớch hợp với giỏo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Võn Hà, Đụng Anh, Hà Nội 94

3.4 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mụn Ngữ văn tớch hợp với giỏo dục nếp sống thanh lịch, văn minh 95

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Khuyến nghị 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 107

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô trường lớp trường trung học cơ sở Vân Hà 35Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của giáo viên trường trung học cơ sở Vân Hà

37Bảng 2.3: Giáo viên tự đánh giá về trình độ chuyên môn 37Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của trường trung học cơ sở Vân Hà

38Bảng 2.5: Kết quả tốt nghiệp và thi vào trung học phổ thông của trường 38

và của Huyện Đông Anh 38Bảng 2.6 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện việc soạn bài và chuẩn bị bài khi

lên lớp của giáo viên 42Bảng 2.7 Kết quả đánh giá của học sinh mức độ sử dụng phương pháp dạy

học Ngữ văn của trường trung học cơ sở Vân Hà 46Bảng 2.8 Kết quả khảo sát học sinh về mục đích động học tập Ngữ văn 51Bảng 2.9 Kết quả khảo sát học sinh về mục đích, động học tập Ngữ văn 53Bảng 2.10 Kết quả khảo sát học sinh về nguyên nhân chưa học tốt môn

Ngữ văn 53Bảng 2.11 Kết quả khảo sát học sinh về thực hiện các hoạt động học tập môn

Ngữ văn 55Bảng 2.12 Kết quả khảo sát giáo viên và học sinh về kỹ năng học Ngữ văn

của học sinh 56Bảng 2.13 Mức độ quan tâm của nhà quản lý về xây dựng kế hoạch và thực

hiện kế hoạch công tác 58Bảng 2.14 Mức độ thực hiện của nhà quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên

lớp của giáo viên 59Bảng 2.15 Mức độ thực hiện của nhà quản lý về việc cải tiến nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy 61Bảng 2.16 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của học sinh 64

Trang 11

Bảng 2.17 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về hồ

sơ chuyên môn 65Bảng 2.18 Mức độ quan tâm công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

66Bảng 2.19 Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất,

phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy và học 67Bảng 3.1 Kết quả khảo cứu về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếpsống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sở Vân Hà 96

Trang 12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các chức năng quản lý 12

Sơ đồ 1.2 Mười thành tố cấu thành nhà trường 14Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức trường trung học cơ sở Vân Hà

35

Biểu đồ 2.1 Mức độ đầy đủ và hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu dạy học 41Biểu đồ 2.2 Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp

dạy học 44Biểu đồ 2.3 Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương tiện

dạy học 49Biểu đồ 2.4 Mức độ hiệu quả về thái độ, tình cảm của học sinh đối với môn

Ngữ văn 52Biểu đồ 2.5 Mức độ thường xuyên và hiệu quả về thực hiện các hoạt động

học tập môn Ngữ văn của học sinh 55Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất 100

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đãcoi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp phát triển củađất nước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến annguy, thịnh, suy của dân tộc Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “Quốc kếdân sinh” phải lấy giáo dục làm đầu Sự giàu mạnh của đất nước không tách rờikhỏi giáo dục Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người lànhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ ChiMinh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thìphải trồng người”

Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng vànhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sáchhàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Hội nghị lầnthứ tám của ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ranghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế Vì vậy những năm gần đây, thực sự giáo dục Việt Nam

đã không ngừng phát triển Nhiều hình thức tổ chức, phương pháp dạy học hiện đạiđược phục vụ trong giảng dạy, những hình thức trong lớp đa dạng Tất cả sự thayđổi ấy đáp ứng yêu cầu với yêu cầu của xã hội

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học Trung học cơ sở là cầu nối giữabậc học Tiểu học và bậc học Trung học phổ thông, là nơi vận dụng các hoạt độnggiáo dục theo định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước Bậc học Trunghọc cơ sở có một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diệngiáo dục để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Và môn Ngữ văn có

Trang 14

Môn Ngữ văn là một môn học có một vai trò to lớn trong việc hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh Vẻ đẹp thiên nhiên, truyền thống lịch sử, vănhóa cùng với tài hoa của con người Việt Nam đã được ghi lại trong văn học Vănchương giúp ta cảm nhận được tâm hồn Việt Nam: yêu nước, cần cù, sáng tạo,thanh lịch, tài hoa, tế nhị, hiếu học, trọng lễ nghĩa Văn học tự nhiên đi sâu vào đờisống tinh thần của con người Ngay từ lúc còn thơ bé, trẻ em đã được tắm trongdòng văn học dân gian qua những lời ru, qua những câu chuyện của bà, của mẹ.Cùng với năm tháng, nhận thức của học sinh cũng lớn lên, văn học lại giúp họcsinh hiểu được giá trị và những vẻ đẹp của cuộc sống Từ đó, tình yêu quê hươngđất nước, yêu con người Việt Nam, yêu cuộc sống được hình thành trong tâm hồncác em

Hơn nữa, hiện nay học sinh đang sống trong xã hội phát triển cần phải đượctrang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầuhóa Đối với học sinh trung học cơ sở (THCS) cần phải được giáo dục một số giá trịsống, rèn luyện kỹ năng sống Giáo dục một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sốngcàng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em là chủ nhân tương lai của đấtnước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu

mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song lại thiếu hiểu biết sâu sắc về xãhội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống,nếp sống thanh lịch, văn minh (TLVM) cho thế hệ trẻ là cần thiết - nhất là học sinhthuộc địa bàn thủ đô Hà Nội, cần phải tích hợp ở tất cả các phân môn, đặc biệt trongmôn Ngữ văn

Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường Trung học cơ sở, tôi xin chọn

đề tài “Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường Trung học cơ sở Vân Hà” Tôi cho rằng đây là một đề tài có

ý nghĩa thiết thực không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tạitrường THCS nói chung, trong đó có Trường THCS Vân Hà nói riêng mà còn rènluyện được những chủ nhân tương lai của đất nước có kỹ năng sống, thanh lịch vàvăn minh - nhất là học sinh tại địa bàn Hà Nội

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 15

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạyhọc môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường THCSVân Hà, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn, góp phần nângcao chất lượng dạy học môn Ngữ văn của trường THCS Vân Hà bằng việc áp dụngmột số biện pháp quản lí phù hợp, hiệu quả.

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, vănminh tại trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

- Không gian: Tại trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến 2015 (khảo sát thực trạng ba nămhọc trở lại đây)

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Vai trò của công tác quản lý các hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáodục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường THCS như thế nào?

- Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của nhữnghoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ởtrường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội?

6 Giả thuyết khoa học

- Hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, vănminh ở trường THCS Vân Hà còn có một số vấn đề bất cập và hạn chế, trong đó cónguyên nhân từ công tác quản lý

- Nếu quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sốngthanh lịch, văn minh được áp dụng một cách tích cực, phù hợp sẽ nâng cao chất

Trang 16

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý quá trình dạy học và quản lýnâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch,văn minh trong trường THCS.

- Khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và việc quản lý quá trìnhdạy học ở trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học mônNgữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường THCS Vân Hà,Đông Anh, Hà Nội, khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của các biệnpháp

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nghiên cứu lý thuyết

- Tìm hiểu các lý luận liên quan đến đề tài qua các thao tác phân tích cácnguồn, tổng hợp và làm nổi bật những vấn đề quan trọng liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, của ngành giáo dục (GD)

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu các tác phẩm, tập san, bài giảng, giáo trình liên quan đến côngtác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếpsống thanh lịch, văn minh

8.2 Nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9.1 Ý nghĩa lý luận

Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợpgiáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh hiện nay ở các trường THCS Vân Hà, ĐôngAnh, Hà Nội, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học đểxây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này phï hîp víi bèic¶nh hiÖn nay cña trêng THCS V©n Hµ, §«ng Anh, Hµ Néi

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 17

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở các trường THCStrong huyện Đông Anh

-10 Cấu trúc của luận văn

Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích

hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp

với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà,Đông Anh, Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý đối với hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích

hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà,Đông Anh, Hà Nội

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG

THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, đánh dấu sự khácbiệt giữa thời đại này với thời đại khác Có rất nhiều yếu tố, nhưng một trongnhững yếu tố không thể thiếu được là sự khác nhau về hình thức quản lý (QL) Hìnhthức QL mới thay thế hình thức QL cũ đã lỗi thời, đáp ứng nhu cầu phát triển củalực lượng sản xuất xã hội không ngừng phát triển Chính hình thức QL mới mởđường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hơn nữa, năng suất hiệu quả hơn.Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xãhội Đặc biệt thời đại ngày nay – thời đại của nền kinh tế tri thức vai trò của GD đốivới sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đòi hỏi phải có sự QL tương xứng,phù hợp với sự phát triển GD&ĐT mà xã hội yêu cầu Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về quản lý giáo dục (QLGD) trong và ngoài nước

Song song với những công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan về QLGDnói chung thì các công trình nghiên cứu về nhà trường, QL nhà trường có ý nghĩathiết thực GD thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội Trong QL nhàtrường thì QL quá trình DH là bộ phân cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống QLquá trình GD&ĐT Các nhà nghiên cứu về QLGD Xô Viết trước đây cho rằng kếtquả hoạt động của toàn bộ nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào những việc tổ chứcđúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ GV

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Người Việt Nam xưa rất coi trọng GD Cuối thế kỉ XX, QLGD thực sự đượccoi là một ngành khoa học Bước sang thế kỉ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế,

GD và QLGD được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần phát triển đấtnước Các công trình nghiên cứu về QL và QLGD ngày càng phong phú, đa dạng.Tiêu biểu là các công trình: Phạm Minh Hạc “Một số vấn đề về quản lý giáo dục vềkhoa học giáo dục”; Nguyễn Ngọc Quang “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản

Trang 19

lý giáo dục”; Đặng Xuân Hải “Quản lý sự thay đổi vận dụng cho quản lý giáo dục

và nhà trường”;…

Nghiên cứu về vấn đề QL HĐDH môn Ngữ văn hiện nay có một số luận vănThạc sĩ tiêu biểu như: Luận văn của tác giả Đỗ Văn Tuấn về “Những biện phápquản lý dạy – học môn Văn ở trường trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn – TPHải Phòng”; Hoàng Thị Kim Hoạt với “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônNgữ văn ở trường trung học phổ thông Đình Lập tỉnh Lạng Sơn”

Bên cạnh đó, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang đượcquan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trênthế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây Nghiên cứu về vấn đề này, đã cónhiều nhà khoa học nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống, tiêu biểu như: Đề tàicủa tác giả Trần Bá Hoành “Dạy học tích hợp”; tác giả Nguyễn Văn Đường “Tíchhợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS”;tác giả Cao Thị Thặng “Vận dụng quanđiểm tích hợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau2015”

Qua đó ta thấy nghiên cứu về QL DHTH đã trở thành mối quan tâm củanhiều nhà giáo dục Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về biện pháp QL hoạt động dạyhọc Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM ở trường THCS thì lại chưa cómột công trình nghiên cứu cụ thể nào Vì vậy, tác giả đặt vấn đề nghiên cứu pháp

QL hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM ở trườngTHCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội Từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt độngdạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường

Trang 20

1.2 Một số khái niệm cơ bản về quản lý

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người xét trênnhiều phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia hoặc nhóm quốc gia Hoạt động quản lý(QL) xuất hiện khi loài người hình thành hoạt động nhóm Qua lao động, để duytrì sự sống, đòi hỏi sự phối hợp hoạt động giữa cá nhân con người Hoạt động QL

là một hiện tượng tất yếu phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài ngườinhằm đoàn kết lại tạo nên sức mạnh tập thể, thống nhất thực hiện một mục đíchchung Từ thời thượng cổ, trung cổ đến thời hiện đại, trải qua hàng nghìn năm lịch

sử phát triển hoạt động QL đã có những phát triển và trở thành bộ môn khoa họcquản lý

C.Mac đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh

từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của các khí quan độc lập với nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [10, tr 180]

C.Mác đã nói lên được bản chất của quản lý là hoạt động lao động để điềukhiển quá trình lao động, một hoạt động tất yếu của loài người

Tác giả F.W.Taylor - người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng

bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gianlao động, sử dụng hợp nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng năng

suất lao động - cho rằng cốt lõi trong QL là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ”, “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” 24, tr 1 Còn H Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [18, tr 327]

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tác giả đưa ra những khái niệm về quản lý

Trang 21

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý là: “Quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đhóa và kiểm tra” [11, tr 9]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung

là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [32, tr 25]

Trong quản lý có hai bộ phận khăng khít, đó là chủ thể quản lý và khách thểquản lý Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay một nhóm người có chức năng quản

lý hay điều khiển tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt tới mục tiêu Khách thểquản lý bao gồm những người thừa hành nhiệm vụ trong tổ chức, chịu sự tác động,chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung

Như vậy, có thể nói QL là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội, và được hiểu dưới những góc độ, quan điểm khác nhau Nhưng dù

ở lĩnh vực hay góc độ nào đi nữa thì, theo chúng tôi, QL cũng là sự tác động có địnhhướng, mang tính hệ thống, được thực hiện có ý thức, có tổ chức của chủ thể QL lênđối tượng QL, bằng cách vạch ra mục tiêu của tổ chức, đồng thời tìm kiếm các biệnpháp, cách thức tác động vào tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra Nhưng sự tác độngcủa quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởiđem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho

cả xã hội

1.2.2 Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục

1.2.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt

và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, từ thế hệ trước chothế hệ sau, thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm xã hội đó và ngoài ra còn sáng tạo

ra những kinh nghiệm mới làm giàu và phong phú thêm, bổ sung thêm cho kho tàngkiến thức của nhân loại, thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát triển Như

Trang 22

Quản lý giáo dục là một chuyên ngành được phát triển trên nền tảng của khoahọc quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm QLGD cũng cónhiều cách tiếp cận khác nhau Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm QLGD trongphạm vi quản lý một hệ thống GD nói chung mà hạt nhân của hệ thống QLGD.

Trong cuốn “Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục”, M.I.Kôndakov

viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh thì chúng ta không hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng chủ thể quản lý trên cơ sở các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối

ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên.” 23, tr 94

Theo tác giả Bush T (trong tác phẩm Theories of Education Management, PCP, London, 1995): “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra”.

Ở Việt Nam, QLGD cũng là lĩnh vực được nhiều nhà quan tâm nghiên cứu

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo thì: “Quản

lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra” [20, tr 114-115]

Theo Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư: Quản lý nhà nước về giáo dục là:

“Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan có trách nhiệm về quản lý giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo , duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước” [19, tr 6]

Trang 23

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [32, tr 31]

Những khái niệm trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhaunhưng tựu chung lại có thể hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợpvới quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằmđưa hoạt động GD của từng cơ sở và toàn bộ hệ thống GD đạt tới mục tiêu

Tóm lại, QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dụcnhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xãhội Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD, trong đó đội ngũ

GV và HS là đối tượng QL quan trọng nhất nhưng đồng thời là chủ thể trực tiếp QLquá trình giáo dục

1.2.2.2 Chức năng quản lý giáo dục.

Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủthể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý, là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau màchủ thể QL phải tiến hành trong quá trình QL Thông qua các chức năng QL, người taxác định các khối lượng công việc cơ bản và trình tự tiến hành các công việc của quátrình QL Trong mọi quá trình QL, người QL phải thực hiện một dãy chức năng kế tiếpnhau một cách lôgic, bắt buộc, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ QL đếnkhi kiểm tra các kết quả đạt được

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế của công tác QL nói chung ta có thể hiểuchức năng quản lý là một nội dung cơ bản của quá trình quản lý, là việc làm không thểthiếu được của chủ thể quản lý Về số lượng các chức năng quản lý, hầu hết các tác

Trang 24

- Chức năng kế hoạch hóa: Là hoạch định các công việc cần thực hiện một

cách chủ động và khoa học Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, quan trọng nhấtcủa việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọngnhất Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xácđịnh từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhấtđịnh của hệ thống QL và bị QL trong nhà trường Đây được coi là chức năng chỉ lốilàm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch Trong quản lý đây là căn cứ mang tínhpháp lý quy định hành động của cả tổ chức

- Chức năng tổ chức: Là hoạt động QL nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí

cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp vớinhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức Người quản lýphải hình thành bộ máy tổ chức là cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc,

có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năngnhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa chúng Nhờ tổ chức mà kỷ cương, nề nếp,tác phong làm việc khoa học, sự đoàn kết nhất trí trong tổ chức được đảm bảo; nănglực, sở trường của mỗi người và mỗi bộ phận được phát huy

- Chức năng chỉ đạo: Là việc đưa ra những quyết định QL nhằm trước hết

duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận, các hoạt động làm cho toàn bộ hệ thống vậnhành nhịp nhàng; tiếp đến là giám sát các các hoạt động, các trạng thái vận hành của

hệ thống qua đó điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn các tác nhân cần thiết có liên quan,đảm bảo sự vận hành đúng hướng, duy trì và giữ vững mục tiêu của toàn hệ thống.Bản chất của chức năng chỉ đạo xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậynhững tiềm năng của con người trong hệ thống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệgiữa con người với con người và quá trình đó giải quyết những mối quan hệ đó để

họ tự nguyện, tự giác và hăng hái phấn đấu trong công việc

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình QL, là

nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định QL Có thể nói rằng “không có kiểmtra là không có QL” Chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu

đề ra, điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn Chuẩn phải xuất phát từ mụctiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức Đồng thời kịp thời pháthiện những sai sót hay lệch lạc trong quá trình hệ thống vận hành để từ đó đề ra các

Trang 25

Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thông tin

đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để nhà quản lý điều hành bộ máycủa mình

Các chức năng quản lý có sự đan xen kết hợp hỗ trợ và thúc đẩy nhau đểcùng thực hiện mục tiêu của quá trình quản lý Có thể mô tả vị trí của các chức năngtrong một quá trình quản lý như sau:

Sơ đồ 1.1 Các chức năng quản lý

1.2.3 Quản lý trường học

1.2.3.1 Nhà trường

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quyhoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Trường học là một bộ phận của hệ thống xã hội, ở đó tiến hành quá trình giáodục và đào tạo, gọi chung là “cơ sở giáo dục” Có nhiều khái niệm khác nhau vềnhà trường:

Theo M.I Kondacov: “Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội, thực hiện chức năng tạo nguồn cho các yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân tương lai” [25]

Theo giáo trình “Giáo dục học” tập 1: “Nhà trường là một thiết chế nhà nước

Kế hoạch hóa

Chỉ đạoThông tin quản lý

Trang 26

Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể hiểu: Nhà trường là một thiết chế

xã hội, là đơn vị cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó việc dạy học, giáodục được tiến hành có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm đào tạo con ngườiđáp ứng những yêu cầu cho một xã hội nhất định [18]

1.2.3.2 Nhà trường trung học cơ sở

“Trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp giữa bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông (THPT) trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam” [9]

Mục tiêu của giáo dục THCS được quy định tại Điều 27, khoản 3, Chương II,

Luật Giáo dục 2005 [9], cụ thể như sau: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho HS củng

cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình

độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để tiếp tục học THPT, trung cấp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” Nhà trường THCS có tư cách pháp nhân

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được ghi tại Điều 3 - Điều lệTrường Trung học năm 2007 [6], bao gồm 9 nhiệm vụ

1.2.3.3 Quản lý nhà trường.

Nhà trường là một đơn vị cơ bản cấu thành nên hệ thống giáo dục quốc dân.Việc quản lý nhà trường là việc làm vô cùng quan trọng Suy cho cùng, chấtlượng giáo dục phụ thuộc vào việc quản lý giáo dục ở phạm vi nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở quy mô nhà trường, là quá trình tácđộng có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trường tới các đối tượngnhà trường quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu của nhà trường

Có nhiều tác giả quan niệm về nhà trường khác nhau

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [22, tr 242]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [32, tr 34]

Trang 27

Tác giả M.I Kônđacôp đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất

cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [25, tr 373]

Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng vớicông tác quản lý trường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác độngqua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường Chúng ta cóthể phân tích quá trình GD của nhà trường như một hệ thống các thành tố và đượcbiểu diễn bằng sơ đồ sau:

Chú thích: NT- nhà trường; Th - thầy; Tr - trò; M - mục tiêu; Đ - điều kiện

đào tạo; H - hình thức tổ chức đào tạo; Qi - Quy chế đào tạo; N - Nội dung đào tạo; P - phương pháp dạy học; Bô - Bộ máy đào tạo; Mô - môi trường đào tạo.

Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý gồm có: chủ thể bên trong, chủthể bên trên và chủ thể bên ngoài Chủ thể quản lý bên trong trường là Ban Giám hiệu(Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn); và các Tổ trưởng chuyên môn Đối tượng quản

lý gồm có 3 nhóm: nhóm nhân tố cơ bản cấu thành trí thức bao gồm: mục tiêu GD, nộidung GD, phương pháp GD; nhóm nhân tố động lực bao gồm Thầy và Trò, Thầy là lựclượng đào tạo, Trò là đối tượng đào tạo; và nhóm nhân tố gắn kết: gồm hình thức đàotạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộ máy đào tạo, quy chế đào tạo

NT

P N

Trang 28

Quản lý đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường bao gồm nhữngviệc sau: Bố trí và sử dụng CBQL, GV, nhân viên; bồi dưỡng và đào tạo đội ngũCBQL, GV, nhân viên; có kế hoạch phát triển đội ngũ

Quản lý tài chính và các cơ sở vật chất trường học: Quản lý tài chính trongnhà trường (quản lý ngân sách, quản lý thu chi); quản lý vốn ngoài ngân sách; quản

lý cơ sở vật chất (CSVC), TBDH

- Quản lý HĐDH, giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường:

Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý việc thực hiện chương trình; quản lý hoạtđộng dạy học của GV; quản lý hoạt động học tập của HS; quản lý CSVC phục vụ dạy học;quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn; quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV

Quản lý các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách choHS: Hoạt động giáo dục đạo đức; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục thể chất; giáo dục môitrường; giáo dục sức khoẻ sinh sản; giáo dục lao động và hướng nghiệp

Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường: Phổ cập giáo dục, huy độngcộng đồng tham gia xây dựng phát triển nhà trường và thực hiện quản lý các nhiệm

vụ cụ thể theo từng giai đoạn phát triển

Quản lý việc đổi mới phương pháp giáo dục

- Kiểm tra nội bộ trong nhà trường

Kiểm tra nội bộ trong trường học là kiểm tra của người Hiệu trưởng đối vớicác hoạt động trong đơn vị mình nhằm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, pháthiện, khuyến khích cái tốt, phát hiện kịp thời những sai trái để đưa ra những điềuchỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra Kiểm tra nội bộ trường học nhằmgóp phần xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương trong nhà trường, tạo điều kiện chonhà giáo và các bộ phận trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đạt mục tiêu đề

ra Hiệu trưởng là chủ thể chính trong việc tổ chức kiểm tra nội bộ nhà trường Đốitượng của kiểm tra là toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục nhà trường

- Quản lý chất lượng giáo dục

Chất lượng là một phạm trù phản ánh tổng thể những tính chất, những thuộctính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác Chất lượng củamột sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm ấy với mục tiêu mà nhà sản xuất đề ra vàphù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Chất lượng giáo dục là sự phù hợp của trình

độ, của người được giáo dục với các mục tiêu của quá trình giáo dục ở nhà trường

Trang 29

Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kếhoạch của chủ thế quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động củanhà trường theo nguyên lý GD nhằm đạt mục tiêu GD Do vậy, công tác quản lý GDnói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý hoạt động trong nhàtrường và quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

1.2.4 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

1.2.4.1 Hoạt động dạy học

Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiệntheo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức GV thực hiện nhằmgiúp HS nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ nănghoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội Học tập là cơhội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt trong xã hội

Tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục: “Dạy học - một trong các bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn - là quá trình tác động qua lại giữa

GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục” 28, tr 22 ]

Như vậy, hoạt động dạy học là một quá trình bộ phận, một phương tiện traođổi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất nhân cách thông qua sự tácđộng qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có

hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng nhận thức và thực hành Nói cáchkhác, hoạt động dạy học là quá trình vận động kết hợp giữa hoạt động dạy và họcnhằm đạt được nhiệm vụ của dạy học

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản:mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người

Trang 30

Như vậy, hoạt động dạy học là quá trình trong đó dưới sự tổ chức, điềukhiển, lãnh đạo của người GV làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổchức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện nhữngnhiệm vụ dạy học.

Bản chất của hoạt động dạy học thể hiện tính thống nhất của hoạt động dạy

và hoạt động học, sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động dạyhọc trong quá trình triển khai hoạt động học

V.I Lênin đã khái quát quá trình nhận thức loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.

Dạy và học là hệ thống hoạt động thống nhất biện chứng còn bởi quy địnhlẫn nhau của các hoạt động này cả về nội dung lẫn hình thức

Dạy học là một quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò, chủ thể hoạtđộng là GV, chủ thể hoạt động học là HS Quá trình vận động tích sáng tạo của chủthể này làm cho họ phát triển, hoàn thiện mình hơn về cả về phẩm chất lẫn năng lực.trong đó hoạt động dạy và học của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng phát huy tối đakhả năng sáng tạo của HS giúp họ trưởng thành hơn trong hoạt động đó

1.2.4.2 Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có

kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL tới khách thể QL trong quá trình dạy họcnhằm đạt được mục tiêu đề ra

Trong trường học, mọi hoạt động đều hướng vào phục vụ hoạt động dạy học

và QL trường học trọng tâm là QL HĐDH

Quản lý dạy học là QL một hoạt động với tư cách là một hệ thống toàn vẹn,bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạtđộng dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp và các phương tiện dạy học, cáchình thức tổ chức dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học

Theo tác giả Đỗ Bích Ngọc: “Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn thể hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo trong trường học Quá trình thực hiện các chức năng tổng hợp, phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” 27, tr 41

Trang 31

Như vậy QL HĐDH là QL hoạt động sư phạm của người thầy và hoạt độnghọc tập rèn luyện của trò để hình thành và phát triển nhân cách HS.

1.3 Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn

1.3.1 Khái niệm tích hợp

Tích hợp (integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh Integration với nghĩa xáclập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ Tíchhợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp Nội hàm khoa học khái niệmtích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hóa đưa tớimột đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của cácthành phần đối tượng chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tínhcủa các thành phần ấy Hiểu như vậy tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mậtthiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn Tính liên kết tạothành một thực thể toàn vẹn không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp.Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết chứ không phải

sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức

kỹ năng chỉ được thụ đắc tác động một cách riêng rẽ không có sự liên kết phối hợpvới nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề tình huống

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa

là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

1.3.2 Dạy học tích hợp

Trang 32

Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lưu sư phạm

hiện đại Tháng 9 năm 1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học”

đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari),với sự bảo trợ của UNESCO Hội nghị nêu ra hai vấn đề là vì sao phải DHTH vàtích hợp các khoa học là gì Theo đó, DHTH được UNESCO định nghĩa như sau:

“Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” Định nghĩa của UNESCO cho thấy

DHTH xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập hình thành ở HS những năng lực

ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội Quá trình DHTH bao gồm những hoạtđộng tích hợp giúp HS biết cách phối hợp các kiến thức, kỹ năng và thao tác mộtcách có hệ thống Như vậy, có thể hiểu tích hợp bao hàm cả nội dung và hoạt động

Tại cuộc hội thảo quốc tế “Đón chào thế kỉ XXI” diễn ra vào tháng 12 năm

2000 tại Manila (Philipines), một trong những nội dung chính được bàn luận đó lànhững con đường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người đọc trongthời đại thông tin Muốn đáp ứng nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thếgiới học tập, tư duy liên hội phải được thiết kế ngay trong nội dung, phương tiệnnghiên cứu và phương pháp giảng dạy Tư duy liên hội này được gọi là tư duy tíchhợp, đang thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong trong quá trình phát triển cácchương trình giáo dục

Trên thế giới, theo thống kê của UNESCO từ năm 1960 đến năm 1974 đã có

208 chương chương trình môn khoa học thể hiện những quan điểm tích hợp ởnhững mức độ khác nhau từ liên môn kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề

Trang 33

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâmnghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và

ở Việt Nam trong những năm gần đây Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy họcnhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thựctiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến

thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua

đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực.Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tìnhhuống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt sẽ có ý nghĩa đối với họcsinh Với cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình,phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học

Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cánhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình,người công dân, người lao động tương lai

1.3.3 Một số vấn đề lý luận liên quan đến dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

1.3.3.1 Một số nét đặc thù của môn Ngữ văn

Theo M.Gorki “Văn học là nhân học” Văn là người Học văn là để học làmngười Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghétchê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống.Học văn là học cách cảm, cách nghĩ Văn học là bộ môn quan trọng trong nhàtrường phổ thông Bởi vận mệnh của tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vậnmệnh dân tộc Văn học chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng về văn hóa,

sự sống, tinh thần, tư tưởng, tâm, hồn của dân tộc Nó là sự kết hợp hài hòa giữatính khoa học và nghệ thuật Văn học không chỉ giúp các em cảm nhận về vẻ đẹpcủa ngôn ngữ mà còn cho các em hiểu về cuộc sống, tính cách của con người Vì

Trang 34

Theo Phạm Khắc Cương “Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là cội nguồn đời sống và sự phản ánh chân thực chính nghệ thuật đời sống ấy, đồng thời là một hình thái quan niệm nhân sinh về xã hội Tính đặc thù của văn học chính

là ở chỗ nó là một hình thái phản ánh thẩm mỹ và bao giờ cũng cần tưởng tượng Tính chất tưởng tượng hư cấu đem lại cho văn học những khả năng to lớn” [13, tr 9].

Trong trường học, môn Ngữ Văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học

xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó, vì là môn học góp phần giáo dục quanđiểm, tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh Môn Ngữ văn giúp conngười nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống; có bản lĩnh, cósuy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩmvăn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh

Văn học mang tính hình tượng, tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đanghĩa, tính cá thể hóa cao trong giảng dạy và tiếp nhận mà không một môn học nào

có được Tác phẩm văn học trở thành tín hiệu thẩm mỹ không chỉ mang đến thông tin

mà còn bao hàm trong nó nhiều tầng nghĩa: tầng nghĩa trực tiếp, tầng nghĩa do hìnhdung tưởng tượng và tầng ý được tạo ra từ hai tầng nghĩa trên kết hợp với vốn sốngriêng của mỗi cá nhân Do đó, người học được coi là người đồng sáng tạo lên tácphẩm, “thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng khác gì một tiếng kêu vô vọngvang lên giữa cánh đồng hoang và mọc đầy cỏ dại.”(N.I Kuduasep) Mục đích của dạyhọc văn là “kích thích để một cái đẹp trong văn học nghệ thuật được phát triển và sinhsôi nảy nở trong tâm hồn HS ở mỗi thời đại, để đi đến “sự nổ vỡ lặng im” trong tâmlinh các em theo xu hướng của một nền GD” [12, tr 16 là “khêu gợi tư tưởng, tìnhcảm, niềm tin cho con người, là vũ khí tinh thần sắc bén, nhuần nhị giúp con ngườihình thành nhân cách toàn vẹn, nâng đỡ nhân cách con người phát triển” [37, tr 216]

Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ Vị trí đó nói lên mối quan hệgiữa Ngữ văn và các môn khác Học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến cácmôn học khác và các môn khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn Vịtrí đó tự môn học cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết,gắn với đời sống Môn Ngữ văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinhhọc tốt các môn học khác

Trang 35

Mục tiêu của môn văn nằm trong mục tiêu chung của bậc THCS là hìnhthành và phát triển con người toàn diện ở HS, đồng thời cũng mang đặc trưng riêng

là đề cao GD lý tưởng và đạo đức, từng bước giúp HS cập nhật những vấn đề toàncầu mà không quay lưng lại với truyền thống dân tộc, vừa giữ gìn bản sắc vừa hòanhập xu thế phát triển chung của thế giới

Các mục tiêu được xác định hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sống cho HS, bồidưỡng cho HS có thái độ tích cực và tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, qua đóbiết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có thói quen vàniềm vui đọc sách; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả nănghội nhập quốc tếnhưng luôn có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc ViệtNam Mục tiêu cuối cùng của việc dạy học Ngữ văn trong suốt bậc học phổ thông làgiúp cho học sinh ra đời có những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học, có khảnăng cảm thụ và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật Có khả năng hiểu mình, hiểungười, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau để chung sống, chung làm trong cộng đồng.Học sinh được hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đúng đến hay, biếtmạnh dạn giao tiếp có hiệu quả trước công chúng, biết soạn thảo các loại văn bảncần thiết trong cuộc sống và trong công việc Nói chung, việc dạy học môn Ngữ vănphải hướng tới mục tiêu chung của giáo dục thế giới mà tổ chức UNESCO đề

xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Nội dung chương trình môn Ngữ văn ở THCS cũng cần đạt đến việc cungcấp kiến thức, hình thành kỹ năng cho HS như các môn học khác đồng thời cũng

mang đặc trưng riêng của môn văn: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho HS là làm cho HS có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học” [21, tr 9] Khác với các môn khoa học tự nhiên,

môn Ngữ văn qua nội dung chương trình của mình còn phải đạt đến việc hình thành,

phát triển thái độ, tình cảm của HS: “Học xong chương trình THCS sẽ giúp cho HS

Trang 36

1.3.3.2 Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Theo GS Nguyễn Thanh Hùng: “Có thể hiểu tích hợp là một phương pháp phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học cũng như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một môn như Ngữ văn” [21, tr 16] TS Nguyễn Văn Đường cũng nhấn mạnh thêm: “Đặc biệt ba phân môn đều tập trung khai thác chung một văn bản trong phần Văn” 14, tr 7

Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạtđộng phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kỹ năng, năng lực liên môn để giải quyết nộidung gắn với thực tiễn Tích hợp trong môn Ngữ Văn được hiểu là sự kết nối trithức và kỹ năng giữa ba phần: Văn - Tiếng Việt - Làm văn và trong từng phân môn,trong từng vấn đề cụ thể Đó chính là “Hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thácgiá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một (hoặc một số)văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn.”

Dạy Ngữ văn theo tinh thần tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức và

kỹ năng thể hiện đặc trưng của từng phân môn Vấn đề là phải phối hợp các tri thức

và kỹ năng riêng của từng phân môn một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chungcủa môn Ngữ văn: Kết hợp tốt việc hình thành bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viếtvới năng lực cảm thụ văn học Đồng thời tích cực hóa hoạt động học tập của HStrong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tựhọc, năng lực sáng tạo của HS.  Đó cũng là cái đích cuối cùng của việc đổi mớiphương pháp dạy học

Việc dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn có nhiều hình thức:

Tích hợp ngang (Intergration horizontale): Được hiểu là tích hợp liên môn,

liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm Đây là hướng tiếp cậnkiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên

cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn Nói cụ thể hơn,

đó là sự khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa các phần văn bản tiếng Việt làm văn trong từng đơn vị bài học (cũng có khi là giữa các đơn vị bài học với nhau)

Trang 37

-Tích hợp dọc (Intergration Vertical): Được hiểu là tích hợp đồng tâm, tích

hợp theo từng vấn đề, trong từng phân môn, cụ thể đó là hướng tích hợp theo mốiliên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa các vấn đề trong cùng một phân môn, giữa cácbài học với nhau trong cùng một lớp, giữa lớp trước và lớp sau, thậm chí giữa cấphọc này với cấp học khác

Tích hợp mở rộng: Được hiểu là sự tích hợp mở rộng giữa các kiến thức

trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn khoa học tự nhiên, khoahọc xã hội, các ngành khoa học nghệ thuật khác và với kiến thức đời sống mà họcsinh tích luỹ được từ đời sống cộng đồng Qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết vàphát triển nhân cách cho học sinh Thực tế dạy học cho thấy, áp dụng hình thức dạyhọc này học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung dạy học, vốn kiến thức tổng hợpcủa học sinh được bổ sung một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả Mặtkhác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh

có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản

1.4 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của ngành Giáo dục đào tạo Hà Nội

1.4.1 Nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của ngành Giáo dục đào tạo Hà Nội

Nhắc đến người Hà Nội là nhắc đến những nét văn minh - thanh lịch, từ cửchỉ, lời ăn tiếng nói, phong cách ứng xử Tuy nhiên, trước những tác động củađời sống kinh tế hiện nay, nhiều nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội đang maimột dần, nhất là trong lớp trẻ Vì vậy, xây dựng tài liệu, giáo dục nếp sống vănminh - thanh lịch cho học sinh là việc làm có ý nghĩa quan trọng của ngành giáodục và đào tạo

Trang 38

Trong khi kiến thức các môn học đã được xây dựng thành chương trình hoànchỉnh, thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vẫn còn những khoảngtrống nhất định Chính vì vậy, từ năm học 2010-2011, bộ tài liệu “Giáo dục nếp sốngthanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” được đưa vào giảng dạy trong các trườnghọc của thành phố Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội,

bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” đưa vào giảng dạy trong cáctrường phổ thông ở Hà Nội nhằm khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh đồngthời kế thừa truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội

Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”được biên soạn cho học sinh của ba cấp học phổ thông Tiểu học, THCS, THPT.Cùng một nội dung nhưng mỗi nhà trường đã tự tìm tòi phương pháp giảng dạy phùhợp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, lồng ghép, tích hợp các môn học khácnhau, các hoạt động, các phong trào với việc giáo dục nếp sống thanh lịch, vănminh của người Hà Nội

Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”được Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2010

Bộ tài liệu nhằm hướng dẫn kỹ năng sống có văn hóa cho HS phổ thông; địnhhướng và chỉ dẫn hành vi cá nhân trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử thanh lịch, vănminh cho HS Nội dung tập trung vào 5 vấn đề cơ bản:

- Khái niệm TLVM

- Phong cách TLVM

- Giao tiếp TLVM

- Ứng xử TLVM nơi công cộng

- Ứng xử TLVM với thiên nhiên môi trường

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cấp độ và hành vi cũng khác nhau từ đơn giản đếnphức tạp Vì vậy, theo từng cấp học, các nội dung được đề cập ở từng cấp theo mức

độ cao hơn, rộng hơn và khái quát hơn

Tiểu học: Tập trung chỉ dẫn hành vi cá nhân cụ thể về ăn, mặc, nghe, nói, cửchỉ cơ bản; hướng dẫn về giao tiếp và ứng xử TLVM Các nội dung đề cập ở mức sơđẳng nhất

Trang 39

Trung học cơ sở: Tập trung hướng dẫn hành vi cá nhân về ăn, mặc, nghe, nói,

cử chỉ cơ bản; hướng dẫn về giao tiếp và ứng xử TLVM giữa người với người vớithiên nhiên môi trường… Đây là cấp được trang bị kiến thức một cách cơ bản nhất,hoàn chỉnh nhất

Trung học phổ thông: Đề cập đến khái niệm và giao tiếp TLVM; ứng xửTLVM nơi công cộng và với thiên nhiên môi trường; TLVM trong giao lưu và hộinhập quốc tế Cách trình bày có tính tích hợp, vì chủ thể của giao tiếp ứng xử làngười trưởng thành với tư cách công dân ở ngoài xã hội, với người nước ngoàitrong thời kỳ hội nhập

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ÐT) Vũ Ðình Chuẩn, bộtài liệu là cách làm rất sáng tạo của Sở GD&ÐT Hà Nội với thành quả là bộ tài liệukhông chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn gắn với yêu cầu của thực tiễn dạy học

Ðó là khơi dậy sự chủ động, tạo điều kiện để giáo viên sáng tạo, khích lệ việc đổimới phương pháp trong mỗi bài giảng khi tìm tòi, đưa thêm những tình huống, câuchuyện để tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá Với việc không làm quá tải chươngtrình, không trùng lặp với nội dung đã có trong sách giáo khoa, tài liệu còn khắcphục được nhược điểm phổ biến hiện nay là hạn chế yếu tố lý luận, hàn lâm Kiếnthức truyền đạt cho HS được thể hiện một cách có hệ thống theo nguyên tắc đồngtâm - tiệm tiến, phù hợp lứa tuổi HS từ Tiểu học, THCS đến THPT Hình thức nàycòn gợi ra cho giáo viên cách thức kiểm tra, đánh giá HS không chỉ dựa vào kiếnthức thu nhận qua một bài học cụ thể, mà còn kiểm tra được cả quá trình nỗ lực của

HS khi chuyển từ nhận thức đến hành vi

1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sở

Quản lý GD nếp sống TLVM là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổchức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối

đa các nguồn lực xã hội để nâng cao nếp sống TLVM của HS trong nhà trường

Trang 40

Quản lý GD nếp sống TLVM chính là những công việc của nhà trường màngười cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức,thực hiện công tác GD nếp sống TLVM Đó chính là những hoạt động có ý thức, có

kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GD nếpsống TLVM trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêuđiểm là quá trình giáo dục và dạy nếp sống TLVM cho học sinh

Từ đó có thể nói QL GD nếp sống TLVM trong nhà trường được hiểu như làmột hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lýđến tập thể GV, HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động vàphối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GD nếp sống TLVM của nhàtrường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục vàrèn luyện nếp sống TLVM cho HS

Nội dung giáo dục nếp sống TLVM ở trường THCS được giảng dạy trong 6tuần của cả năm học QL về nội dung chương trình GD nếp sống TLVM là QL GVthực hiện nội dung chương trình theo kế hoạch của Sở GD&ĐT QL về mục tiêu,nội dung, phương pháp, hình thức GD nếp sống TLVM Nghiên cứu phân tích thựctrạng thực hiện chuyên đề GD nếp sống TLVM của những năm trước với những ưuđiểm, nhược điểm, từ đó xếp hạng ưu tiên các vấn đề cần Đồng thời nghiên cứu,phân tích kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành GD để định hướng QL thực hiệnchuyên đề của nhà trường Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nếp sốngthanh lịch văn minh cho học sinh, nhất là các em học sinh THCS là lứa tuổi chưaphát triển hoàn thiện nhân cách nên các em nhiều khi chưa phân biệt được đúng sai

mà làm theo cảm tính, theo số đông và dẫn đến có những biểu hiện lệch lạc trongứng xử, vì vậy, để đạt được sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của họcsinh, nhà trường luôn luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để khơi dậy sựhứng thú học tập cho các em Giáo viên ở tất cả các bộ môn của trường đều có thểlấy tư liệu ở bộ tài liệu tích hợp vào bộ môn giảng dạy của mình Cách giáo dục nhưvậy nhẹ nhàng, ngấm dần vào các em, giúp các em tự điều chỉnh hành vi của mìnhcho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt cácphương pháp trong các tiết dạy như: phương pháp đàm thoại; nêu vấn đề; phươngpháp kể chuyện bằng kênh hình, kênh chữ, âm thanh; phương pháp thuyết trình…

Ngày đăng: 18/03/2020, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban thường vụ thành uỷ Hà Nội (2011), Về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015, Chỉ thị của Ban thường vụ thành uỷ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ề nâng cao chất lượng giáo dục phổthông giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Ban thường vụ thành uỷ Hà Nội
Năm: 2011
3. Đặng Quốc Bảo (2009), Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2009
4. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số góc nhìn về phát triển và quảnlý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa Ngữ văn, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn, Sách giáo viên Ngữvăn lớp 6, 7, 8, 9
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học2013 - 2014
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
10. C.Mác-Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác-Ph.Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
16. Hoàng Thị Thanh Hà (2016), “Phương hướng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn Khoa học xã hội ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (Số đặc biệt), tr.163-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng quản lý hoạt động dạy học tíchhợp các môn Khoa học xã hội ở trường phổ thông”, "Tạp chí Giáo dục vàxã hội
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Hà
Năm: 2016
17. Hoàng Thị Thanh Hà (2016), “Dạy học tích hợp nội dung thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, tại trang www.tapchicongsan.org.vn, [đăng ngày 17/10/2016] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích hợp nội dung thanh lịch, văn minhcho học sinh Hà Nội”, "tại trang www.tapchicongsan.org.vn
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Hà
Năm: 2016
18. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý sự thay đổi, Tài liệu giảng dạy Cao học quản lý giáo dục, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sự thay đổi
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2012
19. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, quản lý nhàtrường trong bối cảnh thay đổi
Tác giả: Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
20. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2011), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
21. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn ởtrung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm. Hà Nội
Năm: 2007
22. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm
Năm: 2010
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lýluận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2002), Lý luận quản lý nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí
Năm: 2002
25. M.I. Koonđacov (1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Bản tiếng Việt - Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: M.I. Koonđacov
Năm: 1984
26. Hồ Chí Minh (1989), Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và học sinh.Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và học sinh
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1989
27. Đỗ Bích Ngọc (1992), Quản lý quá trình giáo dục trong trường phổ thông dân tộc nội trú, Bài giảng tại trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý quá trình giáo dục trong trường phổ thông dân tộcnội trú
Tác giả: Đỗ Bích Ngọc
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w