2.7 Mức độ thực hiện quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo 38viên2.8 Mức độ quản lý giờ dạy lên lớp và vận dụng các phương pháp, phương 40tiện dạy học của giáo viên 2.9 Mứ
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TUẤN KHANH
QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI
CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI LAN
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghitrong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhậnđược sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy giáo,
cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện luận văn
- Lãnh đạo Khoa Tâm lí – Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội (thuộc ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Quý Thầy cô giáo đã dạy học lớp Cao họcQuản lý giáo dục đợt 2 - K6 năm 2015, các phòng chuyên môn của Học viện đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
- Ban lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Ba Đình ; lãnh đạo và giáoviên các em học sinh tại các trung tâm ngoại ngữ đã nhiệt tình cộng tác, cung cấpthông tin, số liệu, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứuthực tế để hoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏinhững thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thànhcủa Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn này
Trang 4MỤC LỤC
1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH.8 TẠI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ 8 1.1.
Dạy học môn Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ 81.2 Quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ 13
1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý dạy học môn Tiếng anh tại các Trung tâm ngoại ngữ 23Tiểu kết chương 1 24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI 26
2.1 Khái quát chung về các trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình , Hà Nội 272.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 292.3 Thực trạng dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình,
Hà Nội 322.4 Thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ quận
Ba Đình, Hà Nội 342.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anhtại các Trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội 472.6 Đánh giá chung về quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội 48Tiểu kết chương 2 52
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH 54 TẠI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ QUẬN BA ĐÌNH,
HÀ NỘI 54 3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biệnpháp 54
3.2 Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội 553.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
3 72 KẾT LUẬN 73
Trang 52.7 Mức độ thực hiện quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo 38viên
2.8 Mức độ quản lý giờ dạy lên lớp và vận dụng các phương pháp, phương 40tiện dạy học của giáo viên
2.9 Mức độ quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn 41tiếng Anh của giáo viên
2.10 Mức độ quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học 43sinh
2.11 Mức độ quản lý học tập môn tiếng Anh của học sinh 442.12 Mức độ thực hiện nội dung quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ 46dạy học tại các trung tâm ngoại ngữ
2.13 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tới quản lý 47dạy học môn tiếng Anh
2.14 Mức độ thực hiện nội dung quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các 48trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội
3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 703.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 71
Trang 6Cơ sở vật chấtGiáo dục phổ thôngGiáo dục và Đào tạoHoạt động dạy họcHội đồng nhân dânNhà xuất bảnPhương pháp dạy họcPhương tiện dạy họcQuyết định quản lýQuản lý giáo dụcTrung bìnhThiết bị dạy họcThiết bị trường họcTiểu học
Trung tâmTrung tâm tiếng Anh
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 [13,
tr.25] “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định: “…Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học…” Từ những tư tưởng chủ đạo này, chúng ta tiếptục nghiên cứu quản lý dạy học trong các Trung tâm ngoại ngữ hiện nay ở nước ta
Vì thế, một trong những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng talà: giáo dục – đào tạo phải phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, cả về số lượng lẫn chấtlượng, trọng tâm phải dần dần nâng cao chất lượng để học sinh đạt tới các chuẩnmực quốc tế về kiến thức và kỹ năng, có trình độ ngoại ngữ đủ để giao tiếp trongcuộc sống, giao dịch trong hoạt động nghề nghiệp Giáo dục - đào tạo phải góp phầnchuẩn bị con người cho nước ta hội nhập thành công
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng tới việc đưa mônngoại ngữ vào giảng dạy tại tất cả các cấp học, đã rất chú trọng tới việc nâng caohiệu quả hoạt động dạy học môn học này Từ việc xây dựng chương trình, nộidung, hình thức dạy học Vì vậy, bước đầu hiệu quả dạy và học môn ngoại ngữcho học sinh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, do số lượng giờdạy tiếng Anh tại nhà trường không được nhiều, điều kiện về giáo viên, cơ sở vậtchất phục vụ dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường chưa thật sự đáp ứng đượcnhu cầu học tập môn ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt là môn tiếng Anh Vì vậy,nhiều học sinh, sinh viên đã khắc phục tình trạng này bằng cách học môn ngoạingữ nói chung và môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài nhàtrường Các trung tâm ngoại ngữ ngày nay đã góp phần tích cực cùng với hệ
Trang 81
Trang 9lập và Dân lập trong việc bổ trợ kiến thức ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nóiriêng Do đó việc quản lý dạy học môn tiếng Anh có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nền giáo dục Việt Nam nói chung vàtrong các trung tâm ngoại ngữ nói riêng Quản lý tốt hoạt động dạy học môn tiếngAnh sẽ giúp học sinh và cả giáo viên dạy học có những bước đi đúng đắn trongtừng khâu của quá trình dạy học nhằm đạt được các yêu cầu do mục tiêu giáo dục
đề ra của ngành giáo dục Tuy nhiên, việc dạy học môn tiếng Anh tại cácTrung tâm ngoại ngữ thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập, một trong những bấtcập này liên quan đến công tác quản lý dạy học Do đó, việc quản lý hoạt độngdạy học môn tiếng Anh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chấtlượng đào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ này Vì vậy, việc nghiên cứu và chỉ rõthực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ quận BaĐình, Hà Nội có ý nghĩa thực tiễn rất tốt Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ (Tiếng Anh) nói riêng Điều này khẳng định tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn củavấn đề nghiên cứu này
2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý hoạt động dạy học nói chung vàquản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ (Tiếng Anh) nói riêng đã được quan tâmnghiên cứu Trong đó, các tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này đã tập trung vàoviệc nghiên cứu lí luận, phân tích thực trạng và nói về tầm quan trọng của đội ngũgiáo viên trong bối cảnh giáo dục đi vào thế kỷ XXI, Raya Roy Singh (2010), nhàgiáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm ở UNESCO khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương có công trình nghiên cứu: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong giáo dục và đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục ” Trong nghiên
cứu tác giả đã chỉ ra được vai trò của người giáo viên trong việc định hướng giáodục trong việc dạy học tại các Trung tâm tiếng Anh , các nhân tố tạo nên người giáoviên giỏi trong quản lý và dạy học học [42, tr.28]
Trang 10Bàn về việc dạy học tiếng Anh trong trường học, Jeremy Harmer (2011)-chuyên gia dạy học tiếng Anh hàng đầu thế giới đã đi sâu nghiên
cứu:”Phương pháp dạy học tiếng Anh và đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh” tại các
trường đại học thuộc Mỹ Công trình nghiên cứu của tác giả đã cho thấy ngườigiáo viên dạy tiếng Anh cho dù được đào tạo bài bản vẫn phải luôn học hỏi và sắpxếp tham gia những khóa đào tạo giáo viên phù hợp với năng lực, sở trường củamình để đáp ứng tốt hơn cho việc dạy học [47, tr.425]
Tác giả Penny Ur đã có công trình nghiên cứu:“Phương pháp và kinh nghiệm trong việc dạy học ngôn ngữ” tại các trường trung học chuyên nghiệp Kết
quả nghiên cứu cho thấy được: Giáo viên khi tốt nghiệp trường sư phạm chỉ là một
sự khởi điểm, chỉ mới đạt được điều kiện cần ban đầu để dạy học Thâm niên dạyhọc không quyết định hiệu quả và sự tiến bộ trong nghề nghiệp Để đạt được kinhnghiệm và sự chuyên nghiệp, người giáo viên thành công phải không ngừng họchỏi và trang bị thêm cho mình kiến thức bổ sung trong suốt quãng đời dạy học [56,tr.317]
Những công trình ở nước ngoài về lĩnh vực này có thể kể đến: Hanold Koontn,
N.I Saxerđôlốp (2007) trong công trình nghiên cứu “Những vấn đề quản lý trường học”, tại Nga và V.A Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”, hai công trình nghiên cứu đã chỉ ra được những vấn đề
mà nhà quản lý cần quan tâm trong việc quản lý dạy học tại các trường học vànhững kinh nghiệm trong quản lý của các hiệu trưởng, các yếu tố tạo ra sự thànhcông trong hoạt động quản lý dạy học trong các trường phổ thông [19,tr.11]
Năm 1979, Jaxapob đã nghiên cứu "Tổ chức lao động của hiệu trưởng" và đề
ra một số yêu cầu quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông trong việc phân côngnhiệm vụ giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Jaxapob đưa ra nhận định:
“Hiệu trưởng chính là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý nhà trường, đặc biệt với công tác quản lý hoạt động dạy học” [29,tr.16].
Đặc biệt tác giả Susan Haliwell đã giới thiệu những phương pháp hiệu quả để
dạy học tiếng Anh cho học sinh tiểu học trong tác phẩm :”Teaching English in the Primary Classroom” Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc quản lý dạy học cũng
như phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến sự phát triển và tồn tại của cáclớp học ngoài công lập [57]
Trang 113
Trang 122.2 Nghiên cứu trong nước
Trần Kiểm(2001), đã có bài viết trình bày một cách khái quát các giải phápkhoa học để quản lý chất lượng giáo dục dạy và học tiếng Anh trong thời kỳ hội
nhập và phát triển kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam,số 126, [32,tr 11 – 13 ].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: “Dạy học và GD trong sự thốngnhất là hoạt động trung tâm của trường”, “Quản lý trường học thực chất là QL quátrình lao động sư phạm của thầy…” [39, tr 8].Tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hảikhẳng định: “QL các trường và QL các cơ quan trong hệ thống GD có vai trò rấtquan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp GD” [22,tr.14]
Nguyễn Thị Hải (2011), “Sự cần thiết của quản lý dạy học môn tiếng Anh hiện nay” Nhà xuất bản Hà Nội,tác giả đã đưa ra lập luận về sự cần thiết của việc
phải nâng cao chất lượng đào tạo của các trung tâm ngoại ngữ hiện nay với việcđánh giá, phân tích và tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện việc yếukém của công tác dạy và học ngoại ngữ tại các trung tâm trên địa bàn thành phố HàNội [20]
Nguyễn Thị Hoa (2013),” Nâng cao chất lượng quản lý đào tạo tại các trung tâm tin học ngoại ngữ”, tác giả đã nghiên cứu tình hình thực tiễn kết hợp với lý luận
khoa học để đưa ra các lý luận và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
đào tạo của các trung tâm ngoại ngữ Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội
[27, tr.45]
Hoàng Văn Thái (2011), “Quản lý công tác dạy học ngoại ngữ tại các trung tâm”, tác giả đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của sự không hiệu quả của các trung tâm đào tạo ngoại ngữ hiện nay Thời báo giáo dục thời đại, [43,
đề đổi mới đòi hỏi các nhà quản lý từ Bộ Giáo dục đến cơ sở cần nghiên cứu, tìm
Trang 134
Trang 14hiểu để tìm ra cách quản lý hiệu quả nhất Các công trình nghiên cứu nêu trêntiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, các công trình này chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu về: Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh tạicác trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội và từ đó đề xuất một số biện phápquản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hà Nộiđạt hiệu quả cao hơn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn tiếng anh tại các trung tâmngoại ngữ
2) Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý dạy học môn tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này
3) Đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoạingữ quận Ba Đình, Hà Nội và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biệnpháp đề xuất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý dạy học môn tiếng Anh
tại 5 trung tâm tiếng Anh thuộc địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội Cụ thể như sau:
1 Trung tâm Trí Tuệ Việt
2 Trung tâm ngoại ngữ GPA
3 Trung tâm giáo dục đào tạo Con Đường
4 Trung tâm anh ngữ Sunrise
5 Trung tâm ngoại ngữ Cây Sồi
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng anh tại các
trung tâm ngoại ngữ ở quận Ba Đình , Hà Nội trong 3 năm trở lại đây
Trang 155
Trang 165 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống:
Hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ là một hệ thống,bao gồm các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra,đánh giá kết quả hoạt động dạy học, Quản lí dạy học môn tiếng Anh tại 5 trungtâm tiếng Anh phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồngthời đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong trung tâm, đảm bảo tínhchỉnh thể, toàn vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của
hệ thống
- Tiếp cận hoạt động:
Hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ là hoạt động tựgiác của học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên về phương pháp, hình thức học tậpnhằm đạt được mục tiêu của hoạt động dạy học môn học này Quản lí dạy học môntiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ đòi hỏi các chủ thể quản lý phải chủ động nắmbắt các đặc trưng cơ bản của dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ trongmối quan hệ biện chứng của các thành tố hoạt động và mối quan hệ với các hoạtđộng giáo dục khác; từ đó, có những giải pháp quản lí nhằm thay đổi nhận thức vàcách làm cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giákết quả dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ
- Tiếp cận chức năng quản lí:
Mục tiêu quản lí dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ được hiệnthực hóa thông qua các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểmtra và đánh giá hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ Trongluận văn , chúng tôi vận dụng cách tiếp cận này để xác định khung lí thuyết và đềxuất các biện pháp quản lí dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
6
Trang 17- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý dạy họcmôn tiếng Anh ở các Trung tâm ngoại ngữ Trong đó gồm có các khái niệm(Quản lý, hoạt động dạy học môn tiếng Anh, trung tâm ngoại ngữ, quản lý hoạtđộng dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ), Chỉ ra được nộidung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ vàcác yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này Kết quả nghiên cứu lý luận củaluận văn góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dạyhọc môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ trong khoa học quản lý giáo dục
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra được thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại cácTrung tâm ngoại ngữ quận Ba Đình, Hà Nội chỉ ra được điểm mạnh, hạn chế vànguyên nhân dẫn tới hạn chế của quản lý hoạt động này Từ kết quả nghiên cứu
lý luận và thực tiễn luận văn đã nêu ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đề xuấtcác biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữquận Ba Đình, Hà Nội Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn sẽ là cơ sởkhoa học, có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho chủ thể quản lý ở các Trungtâm ngoại ngữ, giáo viên dạy học bậc tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động giáo dục tại các Trung tâm ngoại ngữ hiện nay
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luậnvăn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoạingữ quận Ba Đình, Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoạingữ quận Ba Đình, Hà Nội
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
TẠI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
1.1 Dạy học môn Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
1.1.1 Dạy học môn tiếng Anh
1.1.1.1.Khái niệm dạy học
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dạy và học Người nghiên cứu nhận thấykhái niệm dạy học trong các giáo trình tâm lý học sư phạm, giáo dục học đều đề cậpđến như những khái niệm xuất phát của tâm lý học sư phạm và giáo dục của nhàtrường Nhiều quan niệm cho rằng học là một quá trình thu nhận kiến thức của nhânloại và mục đích của việc học là để “khai trí tiến đức” như cố nhân đã dạy
[37,tr.32] Quan niệm học đó sẽ tương ứng với khái niệm “dạy là truyền thụ kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được” Ngoài ra còn rất nhiều các quan niệm khác về
dạy học
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2000) đã viết “học là quá trình tự giác, tíchcực, tự lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sưphạm của giáo viên” Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trong đó họcsinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh Cũng theo NguyễnNgọc Quang: “ Dạy là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình học sinh chiếm lĩnh nộidung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực vàphẩm chất)” [39, tr.32] Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ
Từ khái niệm dạy và học trên sẽ đưa tới khái niệm dạy học Dạy học là hai mặtcủa một quá trình luôn luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quyết định lẫn nhauthông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho học sinh khả năng phát triển trí tuệ, góp
phần hoàn thiện nhân cách “Là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và học sinh, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể” [21, tr.39], trong đó:
8
Trang 19Vai trò cùa nhà sư phạm là định hướng tổ chức, thực hiện việc truyền thụ trithức Kĩ năng và kĩ xảo đến học sinh một cách hợp lí, khoa học - do đó luôn luôn cóvai trò và tác động chủ đạo.
Học sinh ý thức, tổ chức quá trình tiếp thu một cách độc lập, sáng tạo các hệthống kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn, tạo ra động
lực cho việc học với tư cách là chủ thể sáng tạo, hình thành nhân cách của bản thân
Tác giả Dương Trần Bình (2016) đưa ra khái niệm: Hoạt động dạy học là quá trình giáo viên tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và học sinh bằng hoạt động của bản thân, từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kĩ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các yêu cầu thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi học sinh [5].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm dạy học theo quan điểmcủa tác giả Dương Trần Bình nêu trên, và sử dụng khái niệm này làm khái niệmcông cụ nghiên cứu đề tài này
1.1.1.2 Khái niệm dạy học môn tiếng Anh
-Khái niệm môn tiếng Anh:
Môn tiếng Anh là một môn học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, tiếng Anh là ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong ngữ hệẤn-Âu Đây là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất thế giới Môn tiếng Anh được hệthống giáo dục của Việt Nam đưa vào làm ngôn ngữ dạy học chính trong các trườngđào tạo công lập và cả dân lập
-Khái niệm dạy học môn tiếng Anh:
Dạy học môn tiếng Anh gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đikèm biện chứng với nhau Hoạt động dạy: “là hoạt động của giáo viên nhằm tạo ra,
tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của học sinh, nhờ đó mà ảnh hưởng đến sựphát triển nhân cách của học sinh” [46, tr.112] Hoạt động học: “ là một hoạt độngcủa học sinh nhằm chiếm lĩnh giá trị tri thức văn hóa của nhân loại, nhờ đó mà hìnhthành và phát triển những năng lực và nhu cầu của mỗi người” [46, tr.113] hay theotác giả Nguyễn Văn Tuấn (2009) thì hoạt động học “ là một hoạt động nhận thức
Trang 209
Trang 21độc đáo của học sinh, thông qua đó học sinh chủ yếu thay đổi chính bản thân mình
và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiệnthực khách quan”
Trong nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khái niệm dạy học môn tiếng Anh như
sau: Dạy học môn tiếng Anh là quá trình giáo viên tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và học sinh bằng hoạt động của bản thân, từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các kiến thức, các kĩ năng trong chương trình môn tiếng Anh đáp ứng mục tiêu dạy học môn tiếng Anh
1.1.2 Nội dung, hình thức dạy học môn tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ
1.1.2.1.Trung tâm ngoại ngữ
-Khái niệm Trung tâm ngoại ngữ:
Theo quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Tổ chức và hoạt động của trungtâm ngoại ngữ - tin học [6] Trung tâm ngoại ngữ - tin học là loại hình trung tâmgiáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của hệthống giáo dục quốc dân Trung tâm ngoại ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, cócon dấu, có tài khoản riêng
- Chức năng của Trung tâm ngoại ngữ:
Trung tâm ngoại ngữ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thực hành
và tin học ứng dụng theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có huớng dẫn
- Hình thức học tập của Trung tâm ngoại ngữ:
Hình thức học tập của trung tâm ngoại ngữ rất đa dạng, linh hoạt, mang tính
xã hội hóa cao, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình
độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học cho mọi tầng lớp nhân dân, đápứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
- Nhiệm vụ của Trung tâm ngoại ngữ:
Điều tra nhu cầu học ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thôngtrên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên kế hoạch mở lớpđào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu của người học
Trang 22Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: Chương trình ngoại ngữ trình
độ A, B, C; Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khác đáp ứng nhu cầucủa người học; Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tinhọc, công nghệ thông tin - truyền thông cho giáo viên của trung tâm và các cơ sởgiáo dục khác trên địa bàn khi có nhu cầu; Thực hiện các công việc khác có liênquan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch hoặc liên quan đến tin học như lậptrình, cài đặt phần mềm; Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên củatrung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Liên kết với các trung tâm, các cơ sở ngoại ngữ - tin học khác tổ chức đào tạo, bồidưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tintruyền thông; Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt độngcủa trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học,công nghệ thông tin - truyền thông
1.1.2.2 Dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
-Nội dung dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ:
Môn Tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ được dạy học theo SGK hoặc theo các giáo trình chuẩn của các trung tâm đã được bộ giáo dục đào tạo thông qua vàphân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
Nôi dung chương trình được biên soạn theo các chủ điểm (theme) lặp lại, mởrộng từ lớp 1 đến lớp 12 Dưới hệ thống các chủ điểm là chủ đề (topic) Hệ thốngchủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ Cáckhả năng ngôn ngữ được hình thành và phát triển song song với việc cung cấp kiếnthức ngôn ngữ: ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp:
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh Kỹ năng giao tiếp là mục tiêucủa quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và pháttriển các kỹ năng giao tiếp
+ Cung cấp những tri thức về văn hóa
+ Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức
-Hình thức dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ:
Hình thức dạy học ở các Trung tâm tiếng anh theo hướng phát triển năng lực
11
Trang 23của học sinh, tổ chức theo các hình thức sau đây:
+ Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoạikhóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vàtruyền thông trong dạy và học
+ Hình thức dạy học khai thác các điều kiện bên ngoài Trung tâm ngoại ngữnhư tham quan thực tế cơ sở nghiên cứu; di tích lịch sử, di sản văn hóa; vườn Trungtâm, các nguồn lực trên máy tính và Internet như thí nghiệm ảo, bài giảng điện tử,Elearning
+ Các hình thức dạy học thực hiện theo tiêu chí đánh giá dựa vào năng lựcđầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụngtrong các tình huống thưc tiễn
Các hình thức dạy học ở Trung tâm ngoại ngữ bên cạnh sử dụng PPDH truyềnthống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, giáo viên cần áp dụng các cáchkhác như: dạy học giải quyết vấn đề; dạy theo tình huống; định hướng hành động thông thường sử dụng các hình thức dạy học với 9 phương pháp dạy học mới như:Cải tiến PPDH truyền thống; kết hợp đa dạng PPDH; vận dụng dạy học giảiquyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống; vận dụng dạy học định hướnghành động; tăng cường sử dụng CNTT hỗ trợ dạy học; sử dụng kỹ thuật dạy họcphát huy tính tích cực và sáng tạo; chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn; bồidưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Hình thức dạy học tập trung bằng việc giáo viên của trung tâm trực tiếp dạyhọc các kỹ năng, các nội dung, các phương pháp cho học sinh kết hợp với hình thứcdạy học trực tuyến thông qua việc giao bài tập về nhà và hỗ trợ dạy học qua Internet
để kết nối trực tuyến giữa giáo viên và học sinh trong việc luyện tập các kỹ năng
- Phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ
+ Phương pháp "Active Learning" (Học tập chủ động): Phương pháp học tậpchủ động là một phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và chủđộng của học sinh Với phương pháp học tập chủ động này, giáo viên sẽ là ngườitích cực hóa hoạt động nhận thức của các học sinh Giáo viên giữ vai trò là ngườihướng dẫn, còn các em là trung tâm của lớp học Phương pháp học tập chủ động
Trang 24này nếu áp dụng từ bậc học mầm non sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng kỹnăng tự học và làm việc theo nhóm từ bé.
+ Phương pháp "Critical thinking" (Tư duy độc lập): Phương pháp này sẽ giúpcác học sinh chủ động tìm cách giải quyết những tình huống và vấn đề phức tạp dựatrên những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân mình Thông qua hình thức đặt câuhỏi và tự khám phá, tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, suy nghĩ, niềm tin vàquan điểm của các em sẽ trở nên hợp lí và chính xác hơn Việc định hướng các em
tư duy và phát triển suy nghĩ độc lập sẽ giúp quá trình dạy và học trở thành "quátrình trao đổi chất" hai chiều đầy thú vị bên cạnh đó còn rút ngắn khoảng cách giữagiáo viên và học sinh, tạo điều kiện để các học sinh cởi mở và năng động hơn
+ Phương pháp "Integrated Curriculum Approach" (Phối hợp đồng thời giữacác môn học): Sự phối hợp giữa các môn học là cực kì cần thiết để giúp các em cócái nhìn trực diện và chính xác hơn về những kiến thức mình đã tích lũy được.Thông qua phối hợp đồng thời các môn học, các em sẽ được rèn từ bé cách thức ápdụng những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này để nghiên cứu, học tập cácmôn học khác: chẳng hạn như làm các bài tập được thiết kế gắn kết giữa các mônToán-Tiếng Việt, Toán-Tiếng Anh, Tiếng Anh-Hội họa… Với phương pháp dạy học này, các bé sẽ rèn luyện được tính chủ động và khả năng tư duy, chứ khôngtheo lối mòn tách riêng từng môn học một cách khô khan
+ Phương pháp "Learning by teaching" (Học sinh làm giáo viên): Với niềm tin
“Mỗi học sinh là một nhà lãnh đạo”, thông qua phương pháp dạy học “Học sinhlàm giáo viên”, các bé sẽ có cơ hội phát huy khả năng trình bày và tự tin thể hiệnbản thân Qua đó, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giúp phát huytinh thần đoàn kết, tính chia sẻ và khả năng sáng tạo
1.2 Quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
1.2.1 Khái niệm quản lý
Đã có rất nhiều tác giả khác nhau đưa ra khái niệm quản lý Dưới đây chúngtôi sẽ nêu dẫn một số khái niệm cụ thể
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lí) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [9, tr 1]
13
Trang 25Tác giả Trần Kiểm: Quản lý là những tác động hoạch định của chủ thể quản
lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực ) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [32, tr.74].
Theo tác giả Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích,
có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [10, tr.47]
Các định nghĩa của các tác giả dù đứng ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều
có điểm chung là: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Như vậy, quản lý bao gồm hai yếu tố cơ bản là : chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có thể là một cá nhân, một tổ chức, một tậpthể Giữa chủ thể quản lý và đối tượng quan lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,ảnh hưởng qua lại với nhau, tương tác nhau thông qua những công cụ, phương pháp
để cùng hướng tới đạt mục tiêu quản lý
1.2.2 Khái niệm quản lý dạy học môn tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ
Từ việc phân tích một số khái niệm như: quản lý, hoạt động dạy học môn tiếng Anh, Trung tâm ngoại ngữ, tác giả cho rằng, khái niệm quản lý dạy học môn tiếng
Anh tại trung tâm ngoại ngữ được trình bày như sau: “Quản lý HĐDH môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ là những tác động hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đảm bảo HĐDH môn tiếng Anh được diễn ra đúng
hướng, thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn học này”.
1.2.3 Nội dung quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
1.2.3.1.Nội dung thứ nhất: Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng Anh nhằm đảm bảo mục tiêu dạy họcđược xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn Mục tiêu dạy học môn tiếng Anhphải phản ánh một cách cô đọng, đầy đủ, thực tiễn và khả thi Quản lý mục tiêu dạyhọc phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời Cán bộ quản lýphải xây dựng kế hoạch định kỳ nhằm so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt
Trang 26được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đào tạo, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu,
có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng Anh ở các trung tâm Tiếng Anh nhằmhình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết giúp cho học sinh nghềtrình độ trung cấp phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏicủa thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế Cán bộ quản lý thực hiệnquản lý mục tiêu dạy học phải đảm bảo học sinh sau khi học môn học tiếng Anhphải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau:
- Khả năng nói và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thôngthường và trong môi trường làm việc
- Khả năng nghe và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thôngthường và trong môi trường làm việc
- Khả năng đọc và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môitrường làm việc
- Khả năng viết và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường vàtrong môi trường làm việc
- Các khả năng chủ yếu nói trên tương ứng với từng cấp độ sử dụng tiếngAnh dựa trên thang điểm của kỳ thi tiếng Anh dùng trong giao tiếp (Test ofEnglish for International Communication-TOEIC ), IELTS (InternationalEnglish Language Testing System),TOEFL (Test of English as a Foreignlanguage ) được quy định chi tiết trong nội dung chương trình
Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng Anh nhằm đảm bảo nội dung, chươngtrình dạy học môn tiếng Anh ở các Trung tâm ngoại ngữ quy định hệ thống nhữngtri thức cơ bản, cở sở và chuyên ngành; quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảotương ứng gắn liền với nghề nghiệp tương lai của học sinh Trong quá trình đào tạo
ở các Trung tâm ngoại ngữ, nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạtđộng dạy học của giáo viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của học sinh Nó tạonên nội dung cơ bản cho quá trình đào tạo ở các Trung tâm ngoại ngữ Nội dungdạy học bị chi phối bởi mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đồng thời quy định việc lựachọn phương pháp, phương tiện dạy học
Nội dung, chương trình môn tiếng Anh đòi hỏi các CBQL ở các Trung tâmngoại ngữ phải tổ chức xây dựng chương trình dạy học cho các ngành và chuyên
15
Trang 27ngành của trung tâm ngoại ngữ trên cơ sở nội dung dạy học và chương trìnhkhung do Bộ LĐTBXH ban hành Chương trình dạy học phản ánh mục tiêu dạyhọc cụ thể của trung tâm ngoại ngữ, đồng thời hướng đến đáp ứng các nhu cầu vềchất lượng nguồn nhân lực của xã hội Chương trình dạy học phải đảm bảo tínhmềm dẻo, được cập nhật thường xuyên.
Chương trình môn tiếng Anh hướng đến mục tiêu đảm bảo chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trung tâm Khi xây dựng chương trình môn tiếng Anh phải có
sự tham gia của các giáo viên BM, CBQL, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định Chương trình dạy học phải
có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của đào tạo từng trình độ và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực cho xã hội Chương trình dạy học môn tiếng Anh phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng lao động, người tốtnghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhânlực cho địa phương hoặc cả nước.Quản lý nội dung, chương trình môn tiếng Anh bao gồm quản lý kế hoạch dạy học, chương trình dạy học và nội dung giáo trình dạyhọc môn tiếng Anh
Chương trình dạy học và giáo trình dạy môn tiếng Anh: Chương trình tiếngAnh cho học sinhTiểu học tại các trung tâm có yếu tố trong nước gồm:
- Lớp 3 : Family and friends3 /Sách học sinh 3 / Let’s go 1 / Get set go 1
- Lớp 4 : Family and friends 4 / sách học sinh 4 / Let’s go 2 / Get set go 2
- Lớp 5 : Family and friends 5 / sách học sinh 5 / Let’s go 3 / Get set go 3
- Mỗi trung tâm tự lựa chọn một trong những giáo trình trên ,hoàn tất mỗi giáotrình sau 100 giờ học
Có tổ chức các bài kiểm tra tháng , giữa kì , cuối kì , thi 4 kĩ năng :NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT; sau khóa học đạt từ 5 điểm cho mỗi kĩ năng thìnhận chứng chỉ hoàn thành khoá học của trung tâm ngoại ngữ
Tại các trung tâm có yếu tố nước ngoài
- Stater hoặc Our world dành cho học sinh từ 7 tuổi hoàn tất sau 100 giờ học - Movers hoặc Our world dành cho học sinh 7-11 tuổi hoàn tất sau 175
Trang 2816
Trang 29Chương trình dạy học qui định phương pháp, hình thức dạy học và thời gian quiđịnh cho việc dạy học Do đó, để đảm bảo hiệu quả QL nội dung, chương trìnhmôn tiếng Anh, các CBQL phải:
- Nắm vững nội dung chương trình dạy học
- Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của BộLĐTBXH, Bộ GD - ĐT
-Cụ thể hóa thời lượng phân phối chương trình trên thời khóa biểu của đơn vị mì
nh - Phân công, phân nhiệm và lên kế hoạch triển khai thực hiện chương
vị trí môn tiếng Anh trong kế hoạch dạy học; mục đích yêu cầu của môn tiếng Anh;nội dung dạy học môn tiếng Anh; kế hoạch chi tiết dạy học môn tiếng Anh; giảithích chương trình và hướng dẫn thực hiện dạy học môn tiếng anh
Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học môn tiếng Anh chủ thể quản lý cầnphải yêu cầu thực hiện theo đúng mục tiêu đào tạo của Trung tâm Chủ thể quản lýgiáo dục có trách nhiệm quản lý đội ngũ giáo viên thực hiện đúng yêu cầu củachương trình dạy học môn tiếng anh
Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anhcủa giáo viên, chủ thể quản lý giáo dục cần phải kết hợp với các Phó Giám Đốcphụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn trong việc triển khai nội dung chỉ đạochương trình dạy học tiếng Anh theo các khoá học trong năm học Kết hợp và giaonhiệm vụ cho các Phó Giám Đốc phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên mônnhững nội dung sau:
Trang 3017
Trang 31- Dự kiến trước những vấn đề này sinh trong việc thực hiện chương trình dạyhọc môn tiếng Anh và những giải pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất kỹthuật cần cung cấp để việc thực hiện chương trình không bị trở ngại.
- Xây dựng các công cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạyhọc môn tiếng Anh của giáo viên thông qua các loại hồ sơ giáo viên Theo dõi giáoviên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học
kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thựchiện tiến độ chương trình
- Chỉ đạo việc hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến nhữngyêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từngthể loại bài của môn tiếng Anh
- Phân công giáo vụ theo dõi ngày công, việc dạy thay, dạy của giáo viên
b) Quản lý việc soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lênlớp Cần quan tâm một số yêu cầu đối với giáo viên trong thực hiện đổi mới Soạnbài lên lớp là: Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học; cải tiến các PPDHtruyền thống; kết hợp đa dạng các PPDH; lựa chọn và sử dụng hợp lý PTDH vàCNTT trong dạy học; sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sángtạo của học sinh; lựa chọn và sử dụng các PPDH phù hợp đặc thù bộ môn; chú trọngbồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả họctập của học sinh
Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học của giáo viên
Để nâng cao chất lượng dự giờ, phân tích sư phạm bài học, cần thường xuyên
tổ chức các chuyên đề về dự giờ lên lớp, trao đổi nội dung và phương pháp dạy học,xây dựng dạy mẫu, tổ chức dạy thử, tổ chức học tập, thao giảng nhằm giúp giáoviên nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, về các bước dựgiờ và phân tích bài dạy Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên vàđây cũng chính là hoạt động đặc trưng cho nghề nghiệp của giáo viên Do đó, trongquản lý phải tạo điều kiện và kích thích khả năng của giáo viên để phát huy hết tiềmnăng trong mỗi giáo viên
c) Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên
Chủ thể quản lý quan tâm tới chất lượng của giờ lên lớp và chất lượng quá trình
Trang 32dạy học môn tiếng Anh trước tiên cần phải quản lý tốt chất lượng việc chuẩn bị giờlên lớp của giáo viên Sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì kết quả dạy họccàng ít sai sót Đây là một hoạt động quản lý hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quảcủa việc dạy và học môn tiếng anh, chủ thể quản lý cần chỉ đạo quản lý việc soạnbài ở nhà của giáo viên, chuẩn bị đồ dùng dạy học, các loại sổ sách chuyên môn.Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định chất lượng củahoạt động dạy học môn tiếng Anh trong Trung tâm ngoại ngữ Trước hết, giờ họcmang tính bắt buộc đối với giáo viên và học sinh Giờ học trên lớp chiếm phần lớnthời gian của chương trình dạy học môn tiếng Anh Giờ dạy trên lớp của giáo viênphản ánh toàn bộ những gì đã tích lũy được, thể hiện năng lực dạy học của họ vàtrách nhiệm của một người giáo viên Do vậy, chủ thể quản lý giáo dục phải làm thếnào để quản lý tốt giờ lên lớp của giáo viên.
- Chủ thể quản lý tạo điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả;
- Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp;
- Tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên;
- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờdạy tốt, nhằm quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên
Muốn quản lý được quá trình dạy học môn tiếng Anh thông qua dự giờ thì chủ thểquản lý cần phải:
- Hiểu được bản chất cấu trúc – chức năng giờ lên lớp;
- Phải có kiến thức về phương pháp phân tích sư phạm và có kỹ năng sửdụng nó vào dự giờ
d) Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên
Trong nội dung quản lý dạy học môn tiếng Anh, chủ thể quản lý còn phải chútrọng vào việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môntiếng anh để đạt được chất lượng và hiệu quả Đây chính là nội dung quản lý dạyhọc môn tiếng anh vừa có tính lâu dài, vừa có tính thường xuyên của mỗi cơ sởgiáo dục hiện nay Quá trình thực hiện đổi mới này có thành công và thu đượckết quả như mong đợi hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác quản lý của chủthể quản lý Việc quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh
ở Trung tâm ngoại ngữ của giáo viên gồm có các nội dung sau:
19
Trang 33- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, trong đó chútrọng tới việc xem xét những nội dung đã đổi mới về phương pháp dạy học dượcthể hiện trong giáo án và sự chuẩn bị giờ lên lớp;
- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên Trong đó chú trọng đến việc chỉ đạo theodõi tình hình, chất lượng dạy học của giáo viên, dự giờ và góp ý giờ dạy một cách
cụ thể theo hướng đổi mới phương pháp dạy học;
- Quản lý giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướngđổi mới phương pháp;
- Quản lý công tác bồi dưỡng cho giáo viên các phương pháp dạy học môntiếng Anh hiện đại và hiệu quả;
- Muốn quản lý được quá trình dạy học môn tiếng Anh thông qua dự giờ thìchủ thể quản lý cần phải: Hiểu biết về lí luận của các phương pháp dạy học môntiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ; Thành thạo về quy trình thao tác (vận dụng) từngphương pháp môn tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ; Lựa chọn được các phươngpháp hoạt động phù hợp trong dạy học môn tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ : vớinội dung tri thức của môn học, từng phần học, từng chương, từng bài và từng tiếthọc, với tâm sinh lí người học và với điều kiện và phương tiện dạy học; Quán triệt
và thống nhất chung trong tổ bộ môn việc xác định phương pháp nào đối với tiếtgiảng nào là phương pháp chủ yếu; từ đó thống nhất được mục đích, yêu cầu vàphương pháp chủ yếu cho mỗi bài giảng đó
e) Quản lý việc giáo viên thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn tiếng Anh đối với học sinh
Kiểm tra đánh giá là khâu quan trong và không thể thiếu trong hoạt động dạyhọc Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lýthông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của người học, trên cơ
sở đó để ra những biện pháp phù hợp giúp họ học tập tiến bộ
Để quản lý việc giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chủthể quản lý cần thực hiện các biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năng
và các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với học sinh
- Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững quy định về kiểm tra, thi, ghiđiểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh
Trang 34- Tổ chức kiểm tra và thi đúng quy chế.
- Quy định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung chotoàn lớp.Có cung cấp thông tin (thang điểm , đáp án của bài thi)
- Quy định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa điểm trong sổ điểm,chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túccần quy trách nhiệm rõ ràng
1.2.3.3.Nội dung thứ ba: Quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh
Vấn đề quản lý học tập môn tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ của học sinhđặt ra với Giám Đốc và tổ trưởng chuyên môn không phải chỉ trên bình diện khoahọc giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhàquản lý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ Thể hiện qua một số công việcsau đây :
- Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập cho học sinh;
- Phát động phong trào thi đua học tập môn tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữcho học sinh;
- Giám Đốc, tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo công tác phối hợp giữa các tổchức trong Trung tâm để quản lý hoạt động học môn tiếng Anh ở Trung tâmngoại ngữ của học sinh
-Phối hợp giữa cán bộ quản lý lớp, giáo viên cố vấn học tập và các lực lượnggiáo dục khác trong hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập môn tiếng Anh ở Trung tâmngoại ngữ của học sinh Đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảotính thường xuyên có hệ thống và đảm bảo tính phát triển của học sinh, đápứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục và nhu cầu xã hội
- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắcphục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngàycàng cao
1.2.3.4.Nội dung thứ tư: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn tiếng Anh
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học là các công cụ mà giáo viên và học sinh
sử dụng trong quá trình dạy và học môn tiếng Anh, đó là các thiết bị dạy học vàgiáo dục: phòng dạy học, phòng nghe nhìn, bàn ghế, các phương tiện kỹ thuật,
… Tất cả những trang thiết bị này góp phần lớn đối với quá trình nhận thức củahọc
Trang 3521
Trang 36sinh, đối với việc rèn kỹ năng thực hành, làm tăng năng suất lao động của người dạyhọc và học sinh, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động.
- Có kế hoạch xây dựng thêm phòng học và áp dụng quy trình quản lý phònghọc, trang thiết bị phù hợp “Trung tâm phải có trang thiết bị phục vụ cho việc dạyhọc tiếng Anh như âm li, cassette, máy đèn chiếu, băng hình, và các giáo cụ trựcquan như vật thật, tranh ảnh hình cắt từ tạp chí, bưu thiếp, các tấm bìa hình, bản đồ,bảng biểu, phiếu khai…”[3, tr 12]
- Phát động thi đua sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, kết hợp với các phươngpháp dạy học tiên tiến hiện đại, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học và có khen thưởngcho người đạt giải cao
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng hệthống cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ cho giáo viên qua nhiều hình thức
- Xây dựng những quy trình sử dụng hệ thống cơ sở vật chất Trung tâm ngoạingữ và yêu cầu mọi người phải thực hiện
- Cần đưa ra quy chế sử dụng hệ thống cơ sở vật chất Trung tâm ngoại ngữ
và cần phải xử phạt những ai không theo đúng quy định
- Trực tiếp kiểm tra hệ thống cơ sở vật chất Trung tâm ngoại ngữ thường xuyên và giám sát việc kiểm kê tài sản định kì CBQL phải chỉ đạo bộ phận có tráchnhiệm thường xuyên nắm vững tình hình số lượng tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị
mà trung tâm ngoại ngữ có Trung tâm phải có mục lục tài sản từng khoản cụ thể vàmục lục này phải được ghi đầy đủ, kịp thời và thường xuyên cập nhật mỗi khi có sựthêm bớt Hệ thống cơ sở vật chất Trung tâm ngoại ngữ cần phải được thườngxuyên đổi mới và hoàn thiện trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, cần phải có ý thức sử dụng tích cực hệ thống cơ sở vật chất Trung tâmngoại ngữ vào quá trình giáo dục học sinh
- Hàng năm, CBQL cần tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữathay thế những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết Trong đó định rõ những thứ xinmua sắm, bổ sung, dự trù xin ngân sách, hoặc dựa vào nhân dân, hội cha mẹ họcsinh cùng đóng góp
22
Trang 371.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý dạy học môn Tiếng anh tại các Trung tâm ngoại ngữ
1.3.1 Các đặc điểm văn hóa xã hội của từng địa phương
Điều kiện địa lí có ảnh hưởng đến đến chất lượng đội ngũ giáo viên Ví dụnhư: vùng có địa lí thuận lợi cho việc giao thông, thông thương, trình độ năng lựccủa giáo viên cao hơn những vùng có hoàn cảnh địa lí tự nhiên khó khăn Điều kiệnkinh tế xã hội cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao, liên quan đến chỉ số pháttriên con người Bên cạnh đó, các quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, phongtục tập quán, truyền thống văn hóa địa phương, sự quan tâm của xã hội, trình độ họcvấn của cộng đồng dân cư cũng là những yếu tố có tác động lớn đến việc phát triểnnăng lực của giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên dạy tại các Trung tâm ngoạingữ dành cho học sinh bậc tiểu học nói riêng
1.3.2 Đặc điểm học sinh của các trường tiểu học theo học tại các trung tâm ngoại ngữ
Lứa tuổi học sinh tiểu học (06 – 11 tuổi), lứa tuổi nhỏ lần đầu tiên gia nhậpvào cuộc sống nhà trường, bắt đầu trở thành “học sinh” với biết bao bỡ ngỡ Vì thế,một trong những nội dung đạt chuẩn của giáo viên là phải có những hiểu biết vềđặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh cóhoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục vàgiảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh tại các Trung tâm ngoại ngữ với các lớpbậc tiểu học Ngoài ra, nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi sẽ giúp giáo viên
sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạmtrong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học nói chung và các học sinh lớp 3,4,5 tạicác Trung tâm ngoại ngữ nói riêng
1.3.3 Năng lực sư phạm và điều kiện hoạt động của giáo viên
Năng lực này được quy định tại Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểuhọc, ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT số ngày 04 tháng 5 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Có một số nhân tố ảnh hưởng đến việc đáp ứngcác chuẩn này: trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính của GV…
Trước hết là trình độ đào tạo: trình độ đào tạo, đạt chuẩn hay trên chuẩn, đàotạo theo hình thức chính quy hay không chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sởgiáo dục đào tạo nói chung và Trung tâm ngoại ngữ nói riêng Bên cạnh đó, độ tuổi
Trang 38của giáo viên, thâm niên làm việc trong Trung tâm ngoại ngữ cũng tác động khôngnhỏ đến trình độ, năng lực của giáo viên.
Hơn nữa, quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên Đặc điểm lao động
sư phạm của giáo viên đòi hỏi rất cao ở tính sáng tạo và linh hoạt
Cuối cùng là phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực tự học của giáoviên để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của xã hội nói chung và sự phát triển củacác Trung tâm ngoại ngữ nói riêng
1.3.4 Năng lực và trình độ quản lí của người giám đốc trung tâm
Phải biết phấn đấu cho lợi ích chung, đi đầu trong mọi lĩnh vực, quản lí Trungtâm ngoại ngữ bằng năng lực, uy tín của bản thân, nắm vững đường lối, chủ trươngchính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu giáo dục củacấp học
Phải có trình độ nghiệp vụ quản lý chắc chắn, vững vàng, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm, nắm vững nguyên lí giáo dục của Đảng, năng động sáng tạo.Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ; Phải hiểu rõ Chuẩn nghề nghiệp,
ý nghĩa của Chuẩn, sự khác biệt giữa đánh giá GV theo Chuẩn và các kênh đánh giákhác đang được sử dụng trongtrung tâm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có kếhoạch chỉ đạo công tác đánh giá chuẩn một cách linh hoạt, cùng tháo gỡ khó khăn,vướng mắc của GV trong quá trình đánh giá để dảm bảo tính chính xác, độ tin cậycủa việc đánh giá
đã xác định được nội dung cụ thể của quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ đó là:
Trang 3924
Trang 401) Quản lý mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh
2) Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên
3) Quản lý hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh
4) Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn Tiếng Anh
Tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu và phân tích lí luận về các yếu tố ảnhhưởng tới quản lý hoạt động này Cụ thể là các yếu tố như: Sự quan tâm củaTrung tâm; Tổ chức quản lý của Trung tâm đối với bộ môn tiếng Anh; Người dạy;Người học Những cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ là những tri thức tiền đề, là điểm tựa,
công cụ
để đề tài triển khai điều tra, phân tích thực trạng Quản lý dạy học môn Tiếng Anh tạicác Trung tâm ngoại ngữ và đề xuất những biện pháp Quản lý dạy học môn TiếngAnh tại các Trung tâm ngoại ngữ tại Quận Ba Đình, Hà Nội ở các chương tiếp theocủa luận văn