Việc thờ phụng các vị thánh, cùng với hệ thống các di tích, lễ hội, nghi lễ, tập tục thờ cúng của người dân đối với các vị thánh thể hiện tâm thức dân gian của người Việt ở vùng châu thổ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS PHẠM QUỲNH PHƯƠNG
2 PGS.TS PHẠM THU HƯƠNG
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã được tiếp thu một cách trung thực trong luận án
Tác giả luận án
Khúc Mạnh Kiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ này tôi chân thành cảm ơn PGS TS Phạm Quỳnh Phương và PGS TS Phạm Thu Hương đã nhiệt tình, trách nhiệm hướng dẫn khoa học cho tôi từ khi hình thành ý tưởng cho tới lúc hoàn thành luận án tiến sĩ Cảm ơn Khoa Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu Cảm ơn các đồng nghiệp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huyện ủy Nam Trực, tỉnh Nam Định đã hỗ trợ tôi trong công tác; trân trọng cảm ơn gia đình, người thân đã luôn đồng hành, ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án tiến sĩ
Tôi xin chân thành cảm ơn
Tác giả luận án
Khúc Mạnh Kiên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1 Tình hình nghiên cứu 9
1.1.1 Nghiên cứu tâm thức dân gian về các vị thánh thần 9
1.1.2 Các nghiên cứu về ba vị thánh và các di tích lễ hội liên quan 14
1.2 Cơ sở lý luận 21
1.2.1 Thần, thánh, thánh tổ trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt 21
1.2.2 Tâm thức dân gian 23
1.2.3 Ma lực và tiểu sử linh thiêng 26
1.2.4 Lý thuyết vùng văn hóa 30
Chương 2: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH TÂM THỨC DÂN GIAN VỀ BA VỊ THÁNH Ở VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ 33
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2 Điều kiện kinh tế 35
2.2 Điều kiện văn hoá xã hội 37
2.3 Sự hình thành của các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh 43
2.3.1 Bối cảnh chính trị, xã hội 43
2.3.2 Sự ra đời và phát triển chùa tiền Phật hậu Thánh 47
Chương 3: HÀNH TRẠNG CỦA BA VỊ THÁNH 54
3.1 Tiểu sử và công lao của ba vị thánh 54
3.1.1 Tiểu sử và công lao của thánh Từ Đạo Hạnh 54
3.1.2 Tiểu sử và công lao của thánh Nguyễn Minh Không 57
3.1.3 Tiểu sử và công lao của thánh Dương Không Lộ 59
3.1.4 Tiểu sử linh thiêng của ba vị thánh 61
3.2 Thiêng hóa và ma lực của ba vị thánh 64
3.2.1 Thiêng hóa ba vị thánh 64
3.2.2 Ma lực của ba vị thánh 69
Trang 6Chương 4: CÁC BIỂU HIỆN CỦA TÂM THỨC DÂN GIAN VỀ BA VỊ
THÁNH 73
4.1 Không gian thờ phụng ba vị thánh 73
4.1.1 Đặc điểm của chùa tiền Phật hậu Thánh 74
4.1.2 Mặt bằng, kiến trúc của các ngôi chùa thờ ba vị thánh 78
4.2 Nghi thức thờ phụng các vị thánh 82
4.2.1 Lễ hội 82
4.2.2 Thể hiện tiểu sử, sự tích về ba vị thánh 86
4.3 Lá sớ và cầu khấn 88
4.3.1 Thông điệp truyền tải của lá sớ 88
4.3.2 Thông điệp truyền tải trong cầu khấn 91
4.4 Nhận thức và trải nghiệm của người dân về ba vị thánh 94
4.4.1 Ba vị thánh là phúc thần 95
4.4.2 Ba vị thánh là thần y chữa bệnh 100
4.4.3 Ba vị thánh là tổ nghề 103
Chương 5: THỜ THÁNH Ở VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRUYỀN THỐNG VÀ ĐƯƠNG ĐẠI 110
5.1 Xu hướng thánh hoá và hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng trong tâm thức dân gian 109
5.1.1 Xu hướng thánh hóa và ma lực của các vị thánh 109
5.1.2 Sự hỗn dung tôn giáo trong tâm thức dân gian 115
5.2 Chính sách tôn giáo tín ngưỡng 120
5.3 Kinh tế thị trường 124
5.4 Thị trường tôn giáo 132
KẾT LUẬN 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
Trang 7Liên Hợp Quốc
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tại vùng châu thổ Bắc Bộ phổ biến một dạng thức chùa có cấu trúc bài trí và
hình thức thờ phụng khá đặc biệt, được gọi là chùa tiền Phật hậu Thánh Đây là một
dạng chùa về mặt tổng thể tương đối tương đồng về kiến trúc, về bài trí ban thờ, về không gian thờ cúng, về đối tượng thờ cúng, về thực hành tôn giáo, lễ hội, tế lễ, v.v Trên thực tế việc gọi các ngôi chùa là tiền Phật hậu Thánh, theo nghĩa đen, đôi khi cũng chưa thực sự phản ánh đúng như tên gọi vì tại một số ngôi chùa, ban thờ Phật
và ban thờ thánh đặt ngang nhau ở Tam bảo (chùa Đại Bi ở Nam Giang, Nam Trực, Nam Định) Hay đơn giản hơn, có ngôi chùa thờ Phật nhưng lại đặt thêm tượng thờ thánh trong một gian thờ riêng (như khuôn viên chùa Tống Xá, Ý Yên, Nam Định) Cũng có những ngôi chùa dạng tiền Phật hậu Thánh nhưng có khi gọi là đền, tiêu biểu là chùa thờ thánh Nguyễn Minh Không ở xã Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tên cổ
là chùa Điềm Giang Theo tác giả Nguyễn Văn Quý, có khoảng 15 chùa chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt ở Xứ Đoài [91], nhưng theo khảo sát của tác giả luận án, có 39 ngôi chùa thờ ba vị thánh tập trung chủ yếu ở Tp Hà Nội, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình, và một số lượng nhỏ ở tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên (Xem Phụ lục 1)
Đối tượng thờ cúng chính trong nhiều ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh là các vị thánh, đó là một số thiền sư của Phật giáo Việt Nam, có công lao, hành trạng, tiểu
sử mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ Qua sử sách
và số liệu khảo sát cho thấy, các vị thánh được biết đến nhiều trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh là thánh Từ Đạo Hạnh, thánh Dương Không Lộ, thánh Nguyễn
Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là các vị thánh/thiền sư nổi tiếng thời Lý, được nhân dân tôn thờ như là những vị thánh tổ, phù hộ cho nghề rèn, nghề chài lưới, nghề trồng lúa, múa rối nước và rối cạn Ở một số chùa, họ còn được thờ phụng như là vị thần y, gắn với hành trạng được phản ánh trong huyền thoại về việc họ chữa khỏi bệnh lạ cho vua bằng khả năng siêu việt Điểm chung
1
Theo sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam 1993 Ngoài chư Phật, chùa Bối Khê còn thờ Minh Đức chân
nhân đời Trần Ngài họ Nguyễn, húy là Nữ, tự Bình An, tu hành đắc đạo, tăng đồ theo thụ giáo rất đông
Trang 9thờ phụng ba vị thánh trong tâm thức ngày nay là người dân tôn thờ họ như là phúc thần, là một đấng tối cao mà người dân có thể cầu đến đức thánh mọi điều mà họ ước vọng như cầu tự, cầu sức khỏe, cầu chữa bệnh, cầu công danh sự nghiệp, cầu thi cử, học hành, cầu làm ăn buôn bán, v.v Tại các ngôi chùa này không chỉ diễn ra các lễ nghi của Phật giáo, mà còn tổ chức lễ hội tôn thờ các vị thánh theo thể thức thờ thần linh của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ Trong tâm thức, người dân tới các ngôi chùa này chủ yếu tế lễ và cầu thánh ban phúc, mà ít chú trọng phần cầu Phật cứu độ Vì vậy, tuy là chùa, nhưng ở nhiều ngôi chùa yếu tố thờ thánh còn nổi trội hơn cả thờ Phật Việc thờ phụng các vị thánh, cùng với hệ thống các di tích, lễ hội, nghi lễ, tập tục thờ cúng của người dân đối với các vị thánh thể hiện tâm thức dân gian của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ, đồng thời cũng phản ánh những nét đặc trưng văn hóa vùng Tâm thức này còn được thể hiện trong nhiều hành vi tôn giáo như thờ cúng vào những ngày húy, kỵ, lễ tiết và thậm chí trong cuộc sống hàng ngày, trong làm ăn, buôn bán, trong chữa bệnh, cầu mong cuộc sống tốt đẹp hơn với những ước vọng mang tính riêng tư, cá nhân, gia đình và cộng đồng
Cho đến nay, vai trò, ảnh hưởng của ba vị thánh trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân vẫn khá đậm nét ở một số địa phương, biểu hiện ở các lễ hội tôn thờ các vị thánh, trong cuộc sống tâm linh, các tục lệ, nghi lễ và trong công việc làm ăn buôn bán, cầu tự, cầu sức khỏe, cầu bình an Cũng có một số nơi, ảnh hưởng của các vị thánh mờ nhạt hơn so với sự nổi lên của một số vị thần trong bối cảnh kinh tế thị trường
Việc thờ phụng ba vị thánh đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, các công trình đã xuất bản chủ yếu ghi chép về lai lịch, thần tích và các giá trị về khảo cổ, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật của các chùa tiền Phật hậu Thánh; cũng có một vài nghiên cứu coi việc phụng thờ ba vị thánh/thiền sư này như một hiện tượng văn hóa
- tôn giáo - lịch sử, tìm hiểu mối liên hệ giữa các di tích thờ ba vị thánh trong bối cảnh kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo qua các thời kỳ lịch sử, trong không gian địa lý văn hóa vùng, v.v Tuy nhiên, tác giả luận án thấy rằng chưa có công trình nào lý giải một cách có hệ thống về ba vị thánh từ góc nhìn tâm thức dân gian, cũng như đặt vấn đề tâm thức dân gian thờ ba vị thánh của người Việt trong mối liên hệ với
kinh tế thị trường, chính sách và bối cảnh tôn giáo đương đại Đề tài: “Ba vị thánh
Trang 10trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh và tâm thức dân gian ở vùng châu thổ Bắc Bộ” nhằm bổ khuyết vào hướng nghiên cứu này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về hành trạng, tiểu sử linh thiêng của ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không tại một số ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh nhằm luận giải về tâm thức dân gian của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ trong tiến trình phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Thông qua phân tích hiện trạng, tiểu sử linh thiêng, những hình thức thờ phụng ba vị thánh, luận án phân tích mối quan hệ giữa tâm thức dân gian, kinh tế thị trường, đời sống xã hội, chính sách và thị trường tôn giáo Luận án hướng đến làm sáng tỏ đời sống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ trong sự vận động của lịch sử, xu hướng thánh hóa, cũng như cơ sở của sự tồn tại tiếp nối việc phụng thờ các vị thánh trong xã hội đương đại
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu hành trạng, tiểu sử linh thiêng của ba vị thánh thông qua các nguồn
tư liệu lịch sử, thư tịch, các văn bản khoa cúng, sớ, chúc văn, bài kệ, những câu chuyện, tích truyện liên quan đến các ba vị thánh từ các công trình đã xuất bản, các
tư liệu gỡ băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, ghi chép điền dã và sưu tầm tại địa bàn nghiên cứu
- Phân tích những biểu hiện của tâm thức thờ cúng ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh thông qua không gian thờ cúng, lễ hội dân gian, lời khấn,
lá sớ, văn chúc, khoa cúng và trải nghiệm của người dân về ba vị thánh
- Lý giải tính thiêng, sự thánh hóa và mối quan hệ của chúng với ma lực của tiểu sử linh thiêng trong tâm thức dân gian của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ
- Bàn luận một số vấn đề tác động đến tâm thức thờ ba vị thánh như sự hỗn dung tôn giáo, xu hướng thánh hóa trong văn hóa Việt Nam, tác động của nền kinh
tế thị trường, chính sách và thị trường tôn giáo
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để hiểu được tâm thức dân gian của người Việt về thờ thánh ở châu thổ Bắc
Bộ, đối tượng nghiên cứu của luận án là ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không
Trang 11Lộ, Nguyễn Minh Không được thờ trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh tiêu biểu, trong đó tập trung vào tiểu sử, hành trạng, thực hành nghi lễ, lễ hội, lá sớ, và quan niệm của người dân về việc thờ phụng các vị thánh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án tìm hiểu về một số ngôi chùa tiền Phật hậu
Thánh tiêu biểu thờ ba vị thánh ở một số địa phương như Tp Hà Nội, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình, tỉnh Ninh Bình Cụ thể, luận án tập trung vào các ngôi chùa sau: chùa Thầy, chùa Láng ở Tp Hà Nội, chùa Đại Bi ở tỉnh Nam Định thờ Từ Đạo Hạnh; chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình thờ Dương Không Lộ, chùa Điềm Giang ở tỉnh Ninh Bình thờ Nguyễn Minh Không trong sự so sánh với việc thờ phụng Nguyễn Minh Không tại chùa Tống Xá ở tỉnh Nam Định [Xem Phụ lục 1]
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sự xuất hiện của các vị thánh được thờ
trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, lai lịch, tiểu sử, hành trạng, công lao, ảnh hưởng của các vị thánh trong tâm thức dân gian thông qua các câu chuyện, sử sách, huyền thoại được ghi chép từ thế kỷ XIV - XV Đặc biệt, mốc thời gian quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong luận án là tâm thức của người dân hiện nay, trong tham chiếu với giai đoạn Đổi mới sau 1986, khi nhà nước có những chính sách về đổi mới trong kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo và sự tác động mạnh mẽ của những lĩnh vực này đối với thực hành tôn giáo, tín ngưỡng
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận liên ngành một hiện tượng văn hóa: Là một đề tài thuộc chuyên
ngành văn hóa dân gian, bên cạnh góc nhìn văn hóa dân gian, luận án còn kết hợp các thao tác nghiên cứu của nhiều ngành liên quan như lịch sử, văn hóa học, nhân học văn hóa, dân tộc học nhằm tổng hợp, phân tích số liệu, và đúc kết những luận điểm nghiên cứu Luận án coi việc thờ phụng ba vị thánh như một hiện tượng văn hóa và tôn giáo, thể hiện những chiều kích lịch sử và xã hội, kinh tế và chính trị của
xã hội Việt Nam, cả về mặt thời gian và không gian Về mặt lịch sử, hiện tượng thờ
ba vị thánh bắt nguồn từ những bối cảnh lịch sử gắn với không gian địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ, với sự phát triển của Phật giáo và sự dung hợp tôn giáo, cũng như sự hình thành và phát triển của những ngành nghề thủ công Trong bối cảnh đương đại,
Trang 12sự thờ phụng ba vị thánh tiếp tục phản chiếu những biến động của đời sống kinh tế, tôn giáo và chính trị hiện nay
Mặt khác, “tâm thức dân gian” rất khó nghiên cứu một cách trực tiếp, bởi nó mang nội hàm gắn với sự ẩn: sự cảm nhận, nhận thức, quan điểm, ý thức hay cảm xúc Vì vậy, thay vì tiếp cận “tâm thức dân gian” như một hiện thực cụ thể có tính bản chất, luận án quan tâm đến các biểu hiện bên ngoài của tâm thức như cách tiểu sử các vị thánh được kể trong các tài liệu lịch sử, các chi tiết được gán nghĩa, các huyền thoại được lưu truyền, cách các di tích được bài trí, những lễ hội được tổ chức, cũng như quan điểm của người dân về những mong muốn và ước vọng của họ qua thực hành tế lễ và cầu cúng tới ba vị thánh Lá sớ cũng là một biểu hiện tâm thức có ý nghĩa, như là thông điệp của người trần gửi tới các vị thánh, cầu xin sự trợ giúp cho cuộc sống tốt đẹp, dẹp tai ương, trừ tà, trừ quỷ, hay cầu công danh địa vị, cầu tự, cầu chữa bệnh, hay cầu học hành, đỗ đạt
- Tiếp cận từ quan điểm của người trong cuộc: Cách tiếp cận này nhằm tìm
hiểu tâm thức thờ thánh từ tiếng nói của những người thực hành (sư trụ trì, từ đền, thầy cúng tại các ngôi chùa, những người làm lễ và thụ lễ, người đi lễ) Mặc dù mọi nghiên cứu đều bị chi phối bởi quan điểm của nhà nghiên cứu, nhưng cách tiếp cận quan điểm của người trong cuộc đòi hỏi sự tôn trọng chủ thể, coi mọi tiếng nói của
họ đều có giá trị Những câu chuyện về thờ cúng, về việc cầu tự, về chữa bệnh, hay
đi lễ, dù của các vị trụ trì chùa, của người dân, hay của các doanh nhân đều phản ánh các khía cạnh tâm thức của người dân về các vị thánh
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Tập hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp và tài liệu sưu tầm tại địa bàn nghiên cứu: Các tài liệu chính sử; các nguồn thư tịch cổ (minh văn trên bia, chuông,
sách đồng, biển gỗ, hoành phi câu đối v.v), các tư liệu phi chính thống như truyền thuyết dân gian, các lá sớ, các bài văn cúng liên quan đến ba vị thánh; các công trình nghiên cứu đã công bố để có thể phác họa chân dung của ba vị thánh trong lịch
sử, cũng như trong tâm thức dân gian Đây là phương pháp khai thác tư liệu nghiên cứu tổng hợp của nhiều chuyên ngành từ các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ nhằm hiểu được một cách tổng thể, kế thừa và vận dụng những kết quả những công trình trước Bên cạnh đó, NCS sưu tầm các bài cúng, lá sớ, các bài văn tế, các bài
kệ, các tài liệu liên quan khác tại các chùa, đền thờ ba vị thánh Đây là những nguồn
Trang 13tư liệu khá quan trọng mà những người chủ tế, những thầy cúng, pháp sư, những nhà sư, bà vãi, thủ đền đang sử dụng trong việc cúng tế, phụng thờ
- Quan sát tham dự:
Từ năm 2013 đến 2019, NCS trực tiếp đi nghiên cứu điền dã tại các chùa, tiêu biểu là hệ thống chùa thờ ba vị thánh như chùa Thầy, chùa Láng, chùa Đại Bi, chùa Tống Xá ở Nam Định, chùa Điềm Giang ở Ninh Bình, chùa Keo ở Nam Định và Thái Bình v.v Vào giai đoạn đầu làm nghiên cứu điền dã (2013 - 2015), NCS tập trung tham dự các lễ hội, tế lễ, và ghi chép lại những quan sát về những hoạt động thờ cúng, lễ hội tại các ngôi chùa Trong những năm này, NCS tìm hiểu các lễ cúng của các gia đình, các doanh nhân ở làng Tống Xá nơi thờ Nguyễn Minh Không, các buổi tế lễ cụ thể của các cá nhân, gia đình tại các chùa, đền NCS trực tiếp tham gia vào các lễ hội, những buổi cúng dâng sao giải hạn, chữa bệnh, cầu tự như một thành viên của cộng đồng Những điều nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy tại địa bàn nghiên cứu đã giúp NCS nhiều trong việc luận giải về cuộc sống tinh thần, đức tin của người dân Việt, thể hiện tín ngưỡng đa thần vào những thế lực siêu nhiên mà họ tin tưởng, thờ phụng
- Phỏng vấn sâu:
Luận án quan tâm phỏng vấn các nhà sư, đại đức, từ đền, thầy cúng hàng ngày trông coi các ngôi chùa/đền liên quan, những người trong Ban Khánh tiết, Ban Quản lý chùa, và những người dân, doanh nhân, những người đi lễ nói chung Những cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện vào giai đoạn sau của quá trình nghiên cứu điền dã (2017 - nửa đầu năm 2019) khi NCS đã có một số mối quan hệ, trao đổi với những sư trụ trì, Ban Quản lý di tích, cũng như một số đối tượng phỏng vấn Với mục đích nghiên cứu tâm thức dân gian về việc thờ cúng các vị thánh trong bối cảnh hiện nay, phương pháp khai thác thông tin, phỏng vấn sâu những người trực tiếp tham gia vào tế lễ, cúng bái như thủ từ, chủ tế, thầy cúng, pháp sư, người viết sớ và những người đi lễ là phương pháp quan trọng của luận án này Trong hệ thống chùa tiền Phật hậu Thánh, người trụ trì ở chùa có thể là nhà sư, đại đức (như chùa Đại Bi ở Nam Định, chùa Keo ở Thái Bình), có thể chùa không có sư
mà do một Ban quản lý phụ trách còn người chịu trách nhiệm tế lễ là một pháp sư (như chùa Keo ở Nam Định) Các câu hỏi phỏng vấn tập trung cụ thể vào những hành vi tôn giáo liên quan đến ba vị thánh tổ, như các lễ cúng thỉnh tới vị thánh, các
Trang 14bài cúng liên quan, các câu chuyện về việc thỉnh cầu tới vị thánh, cũng như nội dung các lá sớ mà người dân yêu cầu nhà chùa, thầy cúng thỉnh lên thánh NCS tập trung phỏng vấn một số thông tín viên hiểu biết về việc người dân đi lễ chùa như thầy cúng, pháp sư, những người viết sớ, những người “kêu thay lạy đỡ” trong chùa Một số thông tín viên am hiểu và có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho luận án là thầy cúng ở chùa Keo thờ Dương Không Lộ ở Nam Định, nhà sư ở chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh ở Nam Định, thầy cúng ở chùa Thầy v.v Những người viết sớ tại chùa và cúng “thuê” cho người dân là những người cung cấp nhiều thông tin cho NCS về mục đích cầu cúng của người dân
Việc phỏng vấn sâu cũng gặp phải những khó khăn nhất định Những người ở Ban quản lý di tích, những nhà quản lý văn hóa địa phương và những người trong ban cúng tế của làng thường cho rằng những chuyện cúng lễ, thờ phụng các vị thánh phải để cho những vị đại đức trụ trì có uy tín, có bằng cấp và có tiếng nói tại địa phương trả lời Các vị sư trụ trì, đại đức lại có khuynh hướng nói về chùa, về tu tập,
về các khóa lễ trong năm, việc “giáo hóa” người dân không “mê tín dị đoan” tin vào thần thánh Khi nói đến các vị thánh, họ đều kể các truyền thuyết, dã sử đã lưu lại trong sử sách Có vị sư ở Thái Bình còn từ chối phỏng vấn vì nhiều lý do, trong đó
có việc một số nhà báo trước đây đã viết bài không đúng với tinh thần của nhà chùa
Vì vậy, thực tế nghiên cứu cho thấy những ngôi chùa có sư, đại đức phụ trách thì việc khai thác thông tin về tâm thức thờ phụng của người dân đối với vị thánh tổ khó khăn hơn Số liệu tương đối phong phú mà NCS thu thập được tại địa bàn nghiên cứu chính là ở những ngôi chùa mà người trụ trì, trông coi không phải là sư như ở chùa Keo thờ Dương Không Lộ (Nam Định), Chùa Tống Xá thờ Nguyễn Minh Không (Nam Định), chùa Điềm Giang thờ Nguyễn Minh Không (Ninh Bình), v.v
Mặt khác, những thầy cúng, người viết sớ, những người kêu thay lạy đỡ là những người nắm được nội dung người dân cầu khấn khi đi lễ ở chùa Việc tiếp cận người “cúng thuê” tại các di tích cũng khá khó khăn vì họ thường bị coi là những người hoạt động “bất hợp pháp” tại chùa
Bên cạnh đó, những câu chuyện của những người đi lễ, cầu tự, chữa bệnh cũng khá thú vị NCS đã nói chuyện, phỏng vấn khai thác các câu chuyện đi lễ, những mảnh đời của những người hiếm muộn, những câu chuyện riêng về việc cầu xin của những người thông tín viên chia sẻ những khó khăn, bất trắc trong cuộc đời
Trang 15và họ đã tìm đến của thánh để cầu xin những việc của đời thường như chữa bệnh, sinh con, giải tỏa những khúc mắc trong đời Tất cả những thông tin khai thác từ những người phụ trách, chấp tác tại chùa cũng như người dân là nguồn tư liệu quan trọng để luận giải về tâm thức thờ ba vị thánh trong xã hội đương đại
Để đảm bảo các yêu cầu về mặt đạo đức nghiên cứu, tôn trọng sự riêng tư và bảo mật danh tính, tên riêng của những người cung cấp thông tin trong luận án này
đã được thay đổi
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án nhìn nhận việc thờ phụng ba vị thánh như một hiện tượng văn hóa
có chiều dài lịch sử của xã hội Việt Nam truyền thống và đương đại Hiện tượng văn hóa ấy phản ánh tính đa chiều của hiện tượng thờ thánh trong văn hóa người Việt ở châu thổ Bắc Bộ
- Luận án làm rõ một số quan điểm lý luận về mối quan hệ giữa tiểu sử linh thiêng, ma lực và quyền năng của các vị thánh trong việc lý giải về sự tôn thờ của người Việt cũng như về hệ thống thờ phụng đa thần
- Luận án chỉ ra các biểu hiện thực hành tôn giáo thông qua không gian thờ phụng, lễ hội tôn vinh ba vị thánh vào các dịp thánh sinh, thánh hóa tại các chùa tiền Phật hậu Thánh, trong khóa lễ, cúng tế, lời cầu cúng Luận án góp phần trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích thực hành tôn giáo, không phải
giáo lý, trong nghiên cứu văn hóa dân gian và nhân học tôn giáo
- Luận án góp phần vào việc nhận diện bức tranh chung về sự vận hành, biến đổi và sự tác động từ nhiều chiều đối với một hiện tượng tôn giáo Qua đó, luận án chỉ ra quá trình vận động của tâm thức; việc thờ các vị thánh trong xã hội hiện nay không phải là một sự hóa thạch văn hóa, mà là một quá trình năng động trong sự tương tác với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và thị trường tôn giáo
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Thông qua nghiên cứu trường hợp thờ phụng ba vị thánh ở các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh tiêu biểu, luận án chỉ ra ý nghĩa của thực hành tín ngưỡng trong cuộc sống, từ đó góp phần vào cuộc tranh luận về sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội đương đại Kết quả luận án cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực hành tôn giáo tín ngưỡng trong tính chỉnh thể của nó, từ không gian, bối cảnh đến
Trang 16các chiều kích của văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, và đặc biệt không thể tách rời thực hành tôn giáo với các khía cạnh khác của đời sống con người
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là một công trình khoa học làm sáng rõ tâm thức thờ phụng của
người dân về ba vị thánh, phản ánh hệ thống tín ngưỡng và đức tin của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ Vì vậy, luận án có đóng góp thiết thực trong việc hoạch định chính sách và quản lý văn hóa liên quan đến thực hành tín ngưỡng, trong đó có tập tục thờ cúng, lễ hội các các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh
- Kết quả của luận án đóng góp trong việc nghiên cứu về hệ thống phối thờ,
hỗn dung tôn giáo, xu hướng thánh hóa, thị trường tôn giáo hiện nay của người Việt Luận án được hoàn thiện là tài liệu tham khảo hữu ích trong giảng dạy và nghiên cứu về thực hành tôn giáo, hành vi tôn giáo và tâm thức dân gian
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài chương Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Bối cảnh hình thành tâm thức dân gian về ba vị thánh ở vùng châu thổ Bắc Bộ
Chương 3: Hành trạng của ba vị thánh
Chương 4: Các biểu hiện của tâm thức dân gian về ba vị thánh
Chương 5: Tâm thức dân gian thờ ba vị thánh: Một số vấn đề truyền thống và đương đại
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu tâm thức dân gian về các vị thánh thần
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng đa thần, tục thờ thần thánh, các nghi thức thờ phụng các đối tượng được thờ cúng trong đình, đền, chùa, qua đó thể hiện tâm thức dân gian trong đời sống tôn giáo người Việt Theo học giả Toan Ánh, “đạo thờ thần là một đạo thuần túy Việt Nam và đạo này có từ khi có người Việt Nam [4, tr.109] Tác giả Trần Quốc Vượng thì khẳng định: “Thờ thần là một đường hướng tôn giáo chính của dân Việt” [118], còn Vũ Ngọc Khánh thì cho rằng ở Việt Nam có một “Đạo Thánh” với một hệ thống các thánh, thờ các anh hùng
dân tộc, các nhân vật lịch sử Trong Đạo Thánh ở Việt Nam [47], Vũ Ngọc Khánh
khảo sát 62 vị thánh thông qua truyền thuyết, thần tích, lễ hội và các di tích thờ thánh, phân chia hệ thống các vị thần, thánh thành các thánh ở địa phương, các Thánh Mẫu và các thánh thuộc hệ thống khác Theo tác giả, người Việt tôn vinh các anh hùng, đức tổ, và cả những lực lượng siêu trần thành thánh là mang tính “tự nguyện, tự phát”:
Đạo Thánh mặc nhiên tự hình thành, nhân dân đã phong thánh Dù triều đình có phong các vị là phúc thần, là thành hoàng thậm chí đến đại vương
đi nữa, thì đó cũng chỉ là thánh Thần có thể là hạ đẳng, trung đẳng và thương đẳng… dân đều không quan tâm Họ trân trọng và xem tất cả đều là thánh của họ, của địa phương, của dân tộc [47, tr.91]
Thờ thần, thánh bao gồm việc thờ phụng những nhân vật lịch sử, những người có công với dân với nước và được hóa thánh, những nhân vật huyền thoại, hoặc thờ các vị thần tự nhiên, vật tổ, vật thần như thần Mưa, Gió, Sấm, Sét, thần Cây, thần Đá, các vật tổ, vật thần (thần Rắn, Rùa, Rồng) v.v Có hai xu hướng trong tâm thức dân gian về các vị thần, đó là xu hướng “lịch sử hoá huyền thoại”, trong
đó các nhiên thần được khoác lên mình những tiểu sử có tính lịch sử, và xu hướng
“huyền thoại hoá lịch sử”- các vị nhân thần được huyền thoại hoá với các chi tiết kỳ
bí và khả năng siêu nhiên [86]
Về tục thờ nhiên thần, theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ: “Thiên thần
là những vị thần chỉ nghe nói có sự thiêng liêng nhưng không sinh ra ở đời”, “thần
có nguồn gốc từ núi gọi là Sơn thần; có nguồn gốc từ nước là Thủy thần; có nguồn gốc từ đất hoặc án ngự trên đất gọi là Thổ thần Các thần được gọi tên gắn với các hiện tượng tự nhiên như: Vân thần (mây), Vũ thần (mưa), Phong thần (gió)” v.v
Trang 18[dẫn theo 69, tr.32] Các nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng người Việt đều cho rằng các thần tự nhiên được nhân hóa Qua thời gian, không gian và qua các bối cảnh lịch sử, văn hóa, các vị thần tự nhiên có thêm những tính cách mới, công năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân về sự che chở, sự cầu phúc, cầu tài
Điển hình trong tâm thức dân gian, người Việt thờ các vị thần đại diện cho các hiện tượng tự nhiên như thần mưa, thần sấm, thần chớp gắn với hệ thống thờ Tứ Pháp: Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa
Bà Dàn (các chùa này đều thuộc tỉnh Bắc Ninh) [71, tr.28] Ngoài thờ các hiện tượng tự nhiên, người Việt còn thờ các vị thần biểu trưng cho không gian và thời gian như: Ngũ hành nương, ngũ phương chí thần, ngũ đạo chi thần, thập nhị hành khiển, v.v., thể hiện khát vọng về sự kéo dài và bảo tồn trạng thái cân bằng trong cuộc sống của họ
Thờ sơn thần là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam, thể hiện thành một hệ tương đối thống nhất - hệ Sơn Tinh - Tản Viên Ở Việt Nam, Tản Viên được người Kinh và người Mường thờ cúng ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khu vực núi Ba Vì - vùng đất gốc của hệ sơn thần ở nước ta Trong bài viết “Mấy ghi nhận về thánh Tản Viên trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, tác giả Ngô Đức Thịnh đã lý giải quá trình hình thành và lan tỏa thờ phụng thánh Tản Viên trong cộng đồng người Việt - Mường Từ cốt lõi một vị thần núi, Tản Viên hội nhập vào hệ thống thần thoại Việt - Mường để trở thành vị thần mang tính khai sáng Sau đó vị thần núi hội nhập vào dòng Đạo giáo dân gian để trở thành một đạo nhân có phép thuật “đi mây về gió” cứu giúp nhân sinh Và dần dần, vị thần núi trở thành một vị thành hoàng linh thiêng được nhiều làng thờ phụng Cao hơn tất cả, vị thần núi đã được dân gian tôn thờ là một trong “tứ bất tử” trong hệ thống tín ngưỡng người Việt [99, tr.74-75]
Trong hệ thống thờ, người Việt còn thờ động, thực vật Hình tượng con rắn, con hổ khá đậm đặc trong tín ngưỡng dân gian, du nhập vào hệ thống tam phủ, tứ phủ Trong văn hóa dân gian của người Việt ở đồng bằng sông Hồng, rắn là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ nhất Chúng ta có thể nhận diện được tục thờ rắn thông qua thờ phụng Ông Lốt trong các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống và qua các di tích, lễ hội [71, tr.27]
Các cây đại thụ như cây đa, cây si, cây nhãn, cây sấu v.v., được tin là những nơi có ma trú ngụ “Thần cây đa, ma cây gạo” là câu ngạn ngữ khá phổ biến trong dân gian để ám chỉ những hồn ma linh thiêng và được linh hóa bằng những câu
Trang 19gái chết trẻ Theo tác giả Cadière, “loại này thì được xếp vào ma, rất đáng sợ Chúng đòi phải được cúng tế Chúng trả thù người sống” [16, tr.66] Những nơi thờ cúng này vẫn còn hiển hiện ở các con đường, ngõ xóm ở thành phố, nông thôn, thậm chí trên một số đường cao tốc mà khi san ủi làm đường, một số cây to ở giữa đường, nhưng những người thi công cũng không dám chặt bỏ vì sợ “bị trừng phạt”
Bên cạnh các vị thần tự nhiên được thờ, việc thờ cúng các nhân thần khá phổ
biến Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, nhân thần “là những vị thần có họ
tên, công trạng, quan tước rõ ràng: lúc sống có công lao, trang tiết, lúc chết vẫn thiêng liêng phù trợ cho nước, cho dân Nhân thần gồm có âm thần (các thần nữ) và dương thần (các thần nam)” [dẫn theo 68, tr.19] Việc thờ cúng nhân thần xuất phát
từ niềm tin vào sự trường tồn của linh hồn Các nhân vật được thờ lúc sống đều là các danh nhân có công với nước với dân Người Việt thờ cúng nhằm tưởng nhớ công lao, ân đức của các nhân vật này Các nhân vật được nhân dân và triều đình
“phong thần” “đều là những người lúc sống có tài năng, đức độ, khí chất hơn người, lại đốc thành dốc sức làm việc giúp dân vô vùng đáng kính” [68, tr.19]
Trong hệ thống thờ thần thánh của người Việt, phải kể đến hệ thống thờ Thánh Mẫu Tín ngưỡng thờ nữ, mẫu phát triển từ rất sớm, từ thờ nữ thần tới Mẹ, Thánh Mẫu và một trong những biểu hiện sớm nhất là sự hiện diện của Tứ Pháp, bà Man Nương, vua Bà [68], [101] Các vị thánh nữ có thể là công chúa, là hoàng hậu, nhưng cũng có thể là một nhân vật tượng trưng như Ngọc Hoa Công Chúa giáng trần, hay một tạo hóa của con người Quan trọng hơn cả trong tâm thức người Việt
là ý thức về một nhân vật có quyền cao, có sức mạnh phi thường, có thể che chở và ban phát tài lộc cho con người ở dương gian Về việc này, chúng ta đã khá quen thuộc với thực hành thờ Mẫu của người Việt mà thần chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong điện thờ Mẫu tại trung tâm là Phủ Dầy Mẫu trong tâm thức của người Việt nói chung và của các con nhang đệ tử là sự cao thượng, lòng độ lượng từ bi mà các con của Mẫu luôn được bình an và được sự che chở Hệ thống thờ Mẫu cùng với các vị thánh khác như các Quan, các Chầu, các ông Hoàng, các Cậu được thờ trong điện thần Tứ Phủ [101] Chẳng hạn như Cô Bơ Thoải, trong tâm thức dân gian, Mẫu Thoải hiển ứng ở khắp mọi miền số ngước để phù hộ cho người trên sông nước [28, tr.67] Bên cạnh hệ thống thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, trong tâm thức người Việt, các
vị Thánh Mẫu có công xây dựng và bảo vệ đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, Bà Chúa Kho v.v cũng được thờ phụng
Họ không chỉ được dân gian tôn thờ là vị Thánh Mẫu, che chở cho dương gian, họ còn được triều đình sắc phong thành các vị thần, thành hoàng của nhiều làng [66] Ngày nay, thực hành thờ Mẫu trong đó tiêu biểu nhất là lên đồng và lễ hội vào dịp
Trang 20tiệc quan, đã trở nên phổ biến và thu hút nhiều người tham dự cũng như thực hành, tạo thành những bản hội ông đồng bà đồng với những hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến trong bối cảnh đương đại [31]
Bên cạnh hệ thống thờ nữ thần và Thánh Mẫu, một số nhà nghiên cứu phân tích tâm thức dân gian của người Việt qua hiện tượng thờ thành hoàng (Nguyễn Duy Hinh [37], Cadière [14]) Trong tâm thức người Việt, thờ thành hoàng làng cũng là một hình thức thờ nhân thần hoặc các vị thần tự nhiên Các vị thành hoàng
có thể là một nhân vật lịch sử, huyền sử, hay một cái cây (bách tùng) Những vị thần này là do nhân dân tự phong, là những người được mến mộ và được thánh hóa phong thần Những vị thần này của cả làng, cả xã, là vị thần địa phương Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh, thờ thành hoàng thực chất là thờ phúc thần Thành hoàng
“chỉ mang lại phước lành cho người dân, không gây ra những hậu quả xấu như chiến tranh tôn giáo hay kỳ thị tôn giáo” [37, tr.410] Khác với nhiều vị thần thánh được thờ phụng khác, ở mỗi làng, mỗi xã đều có một vị thần được sắc phong “Đó chính là những vị thần đích thực, những vị được ủy nhiệm hợp pháp để bảo vệ làng, bảo vệ tỉnh thành, bảo vệ vương quốc, chỉ những vị này mới được đưa vào đình làng trong những ngày linh thiêng Đó là những vị thần đã từng bảo hộ cho dân: Những tướng lĩnh, những quan lại, hoặc những người dân phục vụ cho đất nước hoặc đã từng có những công trạng” [16, tr.62] Những người được thờ phụng còn là những ông tổ nghề, có công truyền nghề, dạy nghề cho dân, như Từ Đạo Hạnh - ông
tổ nghề rối (Hà Tây, Hà Nội), Nguyễn Minh Không - ông tổ nghề đúc (Nam Định), Nguyễn Phục, ông tổ nghề chăn tằm, Lê Công Hành ông tổ nghề thêu (ở Huế và Hà Nội), Nguyễn Thọ ông tổ điêu khắc, thợ khảm mộc (làng Mĩ Xuyên, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tâm thức dân gian thờ cúng các vị nhân thần cụ thể, như nghiên cứu của tác giả Phạm Quỳnh Phương về Trần Hưng Đạo ([87], [88], của Phạm Lan Oanh về Hai Bà Trưng [81], của Nguyễn Thị Thanh Mai
về Lý Nam Đế [70] v.v Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở khắp mọi miền của đất nước từ vùng châu thổ Bắc Bộ tới miền núi và theo người Việt di cư vào miền Nam,
ra nước ngoài Trần Hưng Đạo là một vị thánh được thờ phụng riêng trong nhiều ngôi đền cũng như phối thờ trong điện thờ Mẫu Điều này thể hiện tâm thức dân gian coi ông là một vị thánh có sức mạnh phi thường, trừ tà tróc quỷ, một thầy phù thủy cao tay, trị tà ma, chữa bệnh bằng ma thuật trong việc cầu cúng, nghi lễ chữa bệnh hay trong nghi lễ lên đồng có giá Đức Thánh Trần nhập chữa bệnh bằng tàn hương nước thánh Trong tâm thức dân gian, Đức Thánh Trần không chỉ là một vị tướng quân tài ba đánh đuổi giặc Nguyên Mông vào cuối thế kỷ XIII, mà ông đã
Trang 21được hóa thánh có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của người Việt ([87], [121] Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh cũng đã được các triều đình liên tiếp tôn vinh, gia phong nhiều mĩ tự, sắc phong Tuy chưa được thống kê đầy đủ nhưng có khoảng 300 di tích thờ phụng Hai Bà vừa với như là anh hùng lịch sử, vừa như là những vị Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho người dân Theo tâm thức dân gian, Hai Bà là tướng, là vua, khi chết Hai Bà là những thế lực siêu nhiên, trở thành nhân vật huyền ảo, linh thiêng được thờ phụng vì có công cũng như có quyền năng che chở cho muôn dân [81] Trong quá trình triều đình kê khai thần tích của các vị thần được phụng thờ, chính người dân đã thực hiện một quá trình sáng tạo văn hóa dân gian qua quá trình huyền thoại hóa [81, tr.70] Việc Hai Bà từ những nhân vật lịch sử, trở thành nhân vật được dân gian thờ phụng là “kết quả của sự tác động của vương triều thế tục và tâm thức dân gian” [81, tr.71] Còn tác giả Nguyễn Chí Bền cho rằng nhà Lý phong sắc cho Hai Bà thể hiện “thái độ với nhân vật lịch sử, làm đậm thêm ý thức về lịch
sử cho người dân Bởi từ sắc phong, thông qua các nhà nho, nhân vật thực hành văn hóa ở các làng quê, hình ảnh của nhân vật lịch sử càng thêm đậm nét trong tâm thức người dân trong làng” [10, tr.895] Quá trình thánh hóa là làm cho các nhân vật lịch sử, các đối tượng được tôn thờ khác “hằn sâu vào tâm thức người Việt Nam.” Đó là tâm thức thờ phụng các phúc thần có khả năng phù hộ độ trì cho dân chúng một cuộc sống an khang thịnh vượng, làng xóm yên vui, quốc gia thịnh vượng [10, tr.902]
Tương tự, xuất phát từ truyền thống yêu nước, từ đạo lý uống nước nhớ nguồn, người anh hùng Lý Nam Đế dưới sự tác động của quá trình dân gian hóa và sự tham gia của các vương triều thế tục, đã trở thành một nhân vật được phụng thờ Tác giả cho rằng Lý Nam Đế với cương vị là một anh hùng dân tộc, với những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương đã được thiêng hóa trở thành một vị phúc thần, thành hoàng làng Dựa trên cái lõi là sự thật lịch sử, qua trí tưởng tượng kỳ diệu của nhân dân, tiểu sử và hành trạng của ông cũng như ba vị thiền
sư được tô điểm bằng nhiều màu sắc huyền bí [71]
Câu nói dân gian “sinh vi tướng, tử vi thần” được sử dụng để áp dụng cho nhiều trường hợp thờ cúng các vị thần thánh là nhân vật, tướng trong lịch sử, sau khi thác được thờ phụng Nhân vật Dương Tự Minh, theo tác giả Lê Văn Lan trong bài viết “Dương Tự Minh trong tâm thức dân gian”, diễn giải “sau khi chết ở nơi xa độc, vùng núi Đuổm thượng tỏ anh linh trong tâm thức dân gian ở trên cả một miền
„thượng tự Cao Bằng, hạ chí Lục Đầu‟, mà hóa thành một vị thần nông trợ giúp linh diệu cho việc làm mùa màng nông nghiệp của dân chúng, lại còn làm cho cả dòng sông Giang Ma vốn hung dữ, trở nên hiền hòa mà tắm tưới cho ruộng vườn khắp
Trang 22vùng” [61, tr.XXVI] Hiện nay, ông được thờ phụng trong nhiều làng xã ở tỉnh Thái Nguyên Nhân vật lịch sử Dương Tự Minh trong tâm thức dân gian dần trở thành thánh linh thiêng, được tôn sùng Điều này phát sinh từ nền tảng tâm thức, sự ứng xử của các thế thệ tiền nhân đất nước, từ trong triều đình đến dân chúng ở các địa phương
1.1.2 Các nghiên cứu về ba vị thánh và các di tích lễ hội liên quan
1.1.2.1 Nghiên cứu về về tiểu sử ba vị thánh
Trong hệ thống thần linh của người Việt, ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không được các nghiên cứu coi như là nhân thần có thật
trong lịch sử Một số công trình viết chung về ba vị thánh, chẳng hạn cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận tập I - II - III (2000) của tác giả Nguyễn Lang giới thiệu về
tiểu sử, hành trạng của các thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không Sách chép Đạo Hạnh là thế hệ 12, Minh Không là thế hệ 13 của phái Tỳ ni
đa lưu chi Không Lộ là thế hệ thứ 10 của phái Vô Ngôn Thông [60,
tr.114-153-172] Tác giả Chu Huy trong bài báo “Về nhân thân hai vị Quốc sư thời Lý, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không” đã chứng minh hai vị Thiền sư thời Lý Dương
Không Lộ và Nguyễn Minh Không có công lao và hành trạng giống nhau là hai nhân vật khác nhau trong lịch sử [43]
Bên cạnh đó có khá nhiều các nghiên cứu viết riêng về từng vị thánh Nghiên cứu về Từ Đạo Hạnh, có một công trình tổng hợp các bài viết về thân thế, sự nghiệp, không gian thờ cúng và lễ hội Năm 2012, Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối
hợp với Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo về chùa Thầy và chư thánh tổ sư, tập trung vào 4 chủ đề chính bao gồm: Bối cảnh Phật
giáo triều Lý với xứ Đoài, chùa Thầy trong lịch sử và hiện tại, chư tổ và cố Hòa thượng Thích Viên Thành Tại hội thảo có nhiều bài viết nghiên cứu sự nghiệp của thánh Từ Đạo Hạnh, đặt trong bối cảnh tương quan với Phật giáo thời Lý, cũng như những bài viết về hành trạng tiểu sử và sự suy tôn Từ Đạo Hạnh như ông tổ nghề múa rối [53] Các công trình về thiền sư Từ Đạo Hạnh [7] [54] đều tập trung làm rõ tâm thức dân gian về vị thiền sư như là người có nhiều phép thuật của Mật giáo, là một tăng sĩ am hiểu đời sống dân gian
Về thánh Dương Không Lộ, có một số tài liệu đồng nhất giữa hai thánh Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không, cho đó là một vị thiền sư, hoặc cho rằng hình tượng thánh Không Lộ là sự kết hợp của hai vị Luận án tiến sĩ văn hóa học
của Lê Thị Thu Hà mang tên Thánh Không Lộ trong đời sống văn hóa cư dân vùng duyên hải Bắc Bộ là công trình nghiên cứu về thánh Không Lộ trong đời sống văn
hóa của cộng đồng dân cư duyên hải Bắc Bộ, các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam Tác giả khẳng định hiện tượng thánh Không Lộ là một nhân vật được cộng
Trang 23đồng dân cư duyên hải Bắc Bộ sáng tạo ra trên cơ sở lai lịch, hành trạng của hai thiền sư thời Lý là Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không Bản chất của hiện tượng này chính là nguyện vọng của người dân về sự trợ giúp của một vị thần trong quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ [27,
tr.8-9] Bài viết “Về các lớp văn hoá trong sự tích thánh Dương Không Lộ” của tác
giả Phạm Thị Thu Hương đã lý giải hiện tượng các lớp văn hoá bồi đắp lên một hiện tượng tín ngưỡng bản địa, hoà nhập với tín ngưỡng bản địa trở thành một hệ phái mang sắc thái Việt Sự đan xen các lớp văn hoá, tín ngưỡng cho thấy những mảnh vụn huyền thoại đã được thần thoại hoá, lịch sử hoá trở thành tín ngưỡng thờ thần
nông nghiệp, thần ngư nghiệp, thờ tổ nghề [44, tr.6] Trong bài ''Hình bóng người anh hùng văn hóa Không Lộ '' đăng trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1974 tác giả
Nguyễn Quang Vinh chỉ ra trong đời sống của cư dân, Không Lộ không còn hiện hữu với những chi tiết đơn lẻ của một nhà sư có phép thuật cao siêu mà được bồi đắp thêm nhiều công trạng, các yếu tố li kì, huyền thoại thỏa mãn trí tưởng tượng của người dân [114]
Sự phi thường cũng như các lớp lang văn hóa bồi đắp vào tiểu sử, hành trạng
của Dương Không Lộ còn được mô tả khá kỹ trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 3) Lê Mạnh Thát khẳng định: "Không Lộ không phải là một vị thiền sư
bình thường như bao vị thiền sư khác Ngược lại, Không Lộ có nhiều phẩm chất phi thường mà ta không thể tìm thấy ở bất kỳ vị thiền sư nào khác" [96, tr.436] Ông cũng cho rằng Không Lộ là nhà luyện kim đúc đồng, trên cơ sở kế thừa kỹ thuật đúc đồng đã có ở Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước Thiền sư là người có công lớn trong việc xây dựng chùa và hoằng dương Phật pháp ở chùa Phả Lại (tỉnh Quảng Ninh), chùa Nghĩa Xá, chùa Keo ở làng Hành Thiện (tỉnh Nam Định) Theo
Lê Mạnh Thát, Không Lộ đã có đóng góp thiết thực vào đời sống người dân địa
phương, và được dân gian tôn làm thành hoàng làng Hành Thiện Trong cuốn Các
vị thánh thần sông Hồng của Vũ Thanh Sơn, giới thiệu các vị thần hai bên bờ sông
Hồng, từ Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ra tới cửa Ba Lạt ở Thái Bình - Nam Định, tác giả đã đề cập đến thiền sư Không Lộ có nhiều phép thuật như đi trên mặt nước, bay trên không, hàng long, phục hổ Về sau, ông dựng chùa Nghiêm Quang làm nơi tu hành và có công chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh hóa
hổ Đến đời vua Lý Anh Tông ban chiếu sửa chùa và đổi tên thành chùa Thần Quang, được vua phong Quốc sư [92, tr.502] Tác giả Nguyễn Thanh đã làm rõ về tiểu sử, hành trạng của Dương Không Lộ vừa là thiền sư, vừa là thánh tổ, vừa là đấng tối linh, tối thiêng, vừa gần gũi và đồng thời là những người có phép màu nhiệm, nhiều phép thuật để cứu giúp nhân gian [94, tr.63] Theo tác giả Nguyễn Thanh, trong tâm thức người dân ở châu thổ Bắc Bộ, Không Lộ, là vị thiền sư để lại
Trang 24nhiều vết tích ở làng Phụng Thượng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ví dụ dấu tích những phiến đá lớn, có hình vết chân, vết tay khổng lồ Trong dân gian, tương truyền ông khổng lồ Không Lộ gánh hai tảng đá đi chắn ngang sông để đơm đó và đánh rơi Đối với người dân, họ cũng không quan tâm đến việc bóc tách những huyền thoại này là Nguyễn Minh Không hay Không Lộ Đơn giản, họ “chỉ biết ngày xưa có một ngài là Minh Không, hoặc Khổng Minh Không, hoặc còn gọi là Không
Lộ, hoặc còn gọi là Khổng Lồ đi đơm đó qua đây để lại” [94, tr.52] Còn các công trình về Nguyễn Minh Không [19] [26] [41] tập trung vào nhân vật kỳ bí, nhưng đầy giai thoại và các lớp lang văn hóa chồng chéo nhau về một vị sư có nhiều phép thuật, một nhà sư đắc đạo, nhà sáng lập các chùa và truyền giáo đạo Phật, nhà thám hiểm giàu nghị lực, nhà y học năng động, nhà công nghệ đúc kim loại tài ba
Về thánh Nguyễn Minh Không, như tác phẩm Thiền sư Việt Nam, Thích
Thanh Từ cho biết: Thiền sư Minh Không sinh năm 1076, mất năm 1141, thuộc đời thứ 13 của phái Tì ni đa lưu chi Thiền sư Minh Không sang Trung Quốc quyên đồng
về đúc An Nam tứ khí Thiền sư thu cả kho đồng của vua nhà Tống mà vẫn không đầy chiếc đẫy của thiền sư và câu chuyện thiền sư ngả nón xuống nước làm thuyền vượt
sông Hoàng Hà trong nháy mắt [112] Cuốn Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình [106]
cho biết thiền sư Minh Không được nhân dân tôn là thánh, được vua phong là Quốc sư
qua câu tục ngữ: "Đại Hữu sinh vương, Điềm Giang sinh thánh" Thiền sư là ông tổ
của nghề đúc đồng, đã sang Trung Quốc quyên đồng đúc ''Tứ đại khí'' nổi tiếng ở Việt Nam dưới thời nhà Lý
1.1.2.2 Nghiên cứu về di tích, lễ hội ở các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh
Không gian vật chất, các di tích thờ phụng ba vị thánh ở vùng châu thổ Bắc
Bộ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trong bài viết Chùa tiền Phật hậu Thánh - một biểu hiện của kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Chu Quang Trứ
nghiên cứu dạng chùa tiền Phật hậu Thánh trong tổng thể các chùa thờ Phật ở Việt Nam Đây là nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về chùa dạng này Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm riêng của những chùa này đặc biệt coi trọng ngoại cảnh, tạo ra một tổng thể có tính thiêng, uy linh với vai trò trung tâm là các vị thánh, không phải Phật Kiến trúc của những chùa thờ thánh thường có sự kết hợp giữa tam quan của
chùa với nghi môn của đền [108] Một công trình khác, như Chùa Việt Nam của tác
giả Hà Văn Tấn tập trung vào đặc điểm riêng của loại chùa tiền Phật hậu Thánh Đó
là sự hòa nhập Phật giáo với các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam qua một loại chùa “Tiền Phật hậu Thần”, cũng gọi là "tiền Phật hậu Thánh" Trong các chùa loại này, đằng sau điện thờ Phật là hậu cung thờ một vị thần Nếu ở điện Phật người ta có
Trang 25thể đến cúng lễ bất cứ lúc nào, thì khám thờ thần đóng kín suốt năm, không ai được vào và chỉ mở trong một số ngày lễ hội nhất định [90, tr.10]
Một công trình tiêu biểu khác về những ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh là
luận án tiến sĩ văn hóa học của Phạm Thị Thu Hương (2007) [45] mang tên Những ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh ở châu thổ Bắc Bộ Luận án giới thiệu khái niệm
“thánh”, tiểu sử, hành trạng, lai lịch của ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không
Lộ, Nguyễn Minh Không, các lễ hội phụng thờ các vị thánh Đây là công trình nghiên cứu tổng thể về dạng chùa tiền Phật hậu Thánh ở châu thổ Bắc Bộ cả về giá trị vật thể và phi vật thể, giải mã ý nghĩa của những biểu tượng thể hiện qua kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, truyền thuyết và lễ hội Công trình đúc kết nhiều đặc điểm mới của dạng chùa này và cho rằng tiền Phật hậu Thánh là một biểu hiện đặc sắc của văn hóa người Việt về kiến trúc, nghệ thuật, thờ phụng Do mục đích tập trung vào khảo sát, nghiên cứu dạng chùa tiền Phật hậu Thánh, phân tích nghệ thuật kiến trúc, giá trị của dạng chùa này ở vùng châu thổ Bắc Bộ thông qua các tư liệu ghi chép, dã sử, nên tác giả chưa đề cập nhiều đến thực hành thờ phụng ba vị thánh
ở trong các ngôi chùa trong xã hội đương đại [45]
Ở phạm vi nghiên cứu từng ngôi chùa phụng thờ ba vị thánh có nhiều nghiên cứu đề cập tới từng vấn đề cụ thể Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học về chùa Thầy của Nguyễn Văn Tiến nghiên cứu khá kỹ về di tích chùa Thầy Tác giả tổng thuật khoảng 40 tư liệu viết về chùa Thầy cho tới thời điểm đó, phân tích về lai lịch, thần tích của thánh Dưới góc nhìn của một nhà khảo cổ, tác giả chú trọng nghiên cứu ngôi chùa như là một công trình kiến trúc, niên đại các di vật, cổ vật trong di tích [105]
Cũng về nghệ thuật và kiến trúc chùa, luận án tiến sĩ Văn hóa học Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy của Đặng Thị Phong Lan đi sâu tìm hiểu
không gian thờ phụng thánh Ở phần tổng quan, ngoài phần tổng thuật tình hình nghiên cứu về chùa Thầy, tác giả trình bày về thần tích, lai lịch Từ Đạo Hạnh, làm
rõ mối quan hệ của thiền sư trong việc hưng công xây dựng ngôi chùa từ thời Lý Hiện nay, chùa Thầy còn nhiều dấu ấn Thiền - Tịnh - Mật, đặc biệt là dấu ấn Mật giáo thông qua truyền thuyết về thiền sư tụng trì kinh Đà la ni, có nhiều phép thuật, mô típ đầu thai, hóa thân để lại chân thân (xác ướp), trong nghệ thuật kiến trúc xây dựng chùa, các di vật đồ thờ tiêu biểu, các nghi lễ trong lễ hội dân gian thờ thánh [60]
Luận văn thạc sĩ Văn hóa học của Khúc Mạnh Kiên mang tên Di tích và lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện khảo cứu tiểu sử, thần tích, công trạng của thánh
Trang 26Dương Không Lộ, vai trò của thánh trong đời sống cư dân vùng Hành Thiện và khu vực ven biển Nam Định, Thái Bình; giá trị nghệ thuật của chùa Keo và lễ hội phụng thờ thánh ở chùa Keo Nam Định Luận văn so sánh chùa Keo ở Nam Định với chùa Keo Thái Bình và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về kiến trúc, nghệ thuật và lịch
sử Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả nhận thấy hai vị thánh Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không có tiểu sử, hành trạng khác nhau là hai vị thánh khác nhau Hai vị thánh có ảnh hưởng quan trọng trong đời sống cư dân vùng hạ lưu sông Hồng Luận văn này cũng mới chỉ mô tả về lễ hội, kiến trúc, chưa đi sâu
về tâm thức thờ phụng thánh trong cuộc sống của người Việt [57]
Một số công trình khác tập trung vào kiến trúc của các ngôi chùa, tiêu biểu là
cuốn sách Chùa Keo của Đỗ Văn Ninh, Trịnh Cao Tưởng xuất bản năm 1974 [52]
nghiên cứu về kiến trúc, mĩ thuật chùa Keo Thái Bình đã có phần viết về thiền sư Dương Không Lộ Dưới góc nhìn của khảo cổ học, các tác giả chủ yếu phân tích, nêu bật các giá trị của chùa Keo, giá trị của các di vật cổ vật và giới thiệu khái quát về
lễ hội chùa Keo Luận án tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học của Đặng Hữu Tuyền
mang tên Chùa Keo lịch sử nghệ thuật và kiến trúc tổng thuật một số tài liệu liên quan
đến thánh Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án tiến sĩ khảo cổ học, tác giả chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu các giá trị, nghệ thuật, niên đại của chùa và các di vật của chùa Keo Thái Bình [111]
Lễ hội phụng thờ các vị thánh ở vùng châu thổ Bắc Bộ cũng được nhiều tư
liệu đề cập, nghiên cứu Cuốn Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam [73] có một số bài viết về các lễ hội thờ thánh Từ Đạo Hạnh Bài Hội chùa Thầy của Lê Hồng Lý
[73] mô tả lễ hội có các diễn trình cơ bản như tắm tượng (mộc dục), cúng Phật chạy đàn, múa rối nước Tác giả nhận định đây là lễ hội tiêu biểu hòa nhập giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Đạo giáo Nguyễn Vinh Phúc [73] có bài viết nghiên cứu về hội Láng (Chiêu Thiền tự), phỏng vấn hồi cố về hội chùa Láng trước năm
1945, cho biết lễ hội trước đây mười lăm năm mở một lần, mỗi lần kéo rất dài chừng hai tháng Không gian của hội mở rộng suốt hai bên bờ sông Tô Lịch với trung tâm là chùa Láng, kéo dài xung quanh khu vực sông Tô, vùng Cót, Láng, Mọc, ngược lên tận vùng Cầu Giấy, dịch Vọng Rước kiệu trong hội Láng kéo dài mấy ngày với nhiều trò đặc sắc như trò 'đấu thần' Các tác giả Phạm Minh Đức,
Phạm Thị Nết, Phạm Thị Lan có bài viết miêu tả lễ hội chùa Keo (Thái Bình) thờ
thánh Dương Không Lộ [73], khẳng định hội chùa Keo là một trong số ít hội lớn vùng đồng bằng sông Hồng, một năm có hai lần mở hội: Hội vui xuân (vào mồng 4 Tết) và hội tháng 09 (vào các ngày 13, 14, 15 âm lịch) Hai hội này có tính chất hoàn toàn khác nhau: với hội xuân phản ánh phong tục văn hóa của cư dân nông
Trang 27nghiệp vùng châu thổ Bắc Bộ, lễ hội tháng chín là hội chính phụng thờ thánh Dương Không Lộ, với những nghi lễ tôn giáo, hình thức diễn xướng dân gian, âm nhạc, múa dân gian, diễn ra nhiều hoạt động bơi trải, rước kiệu và các hoạt động khác phụng thờ thánh Tác giả Lê Ngọc Canh [17] nghiên cứu về hội chùa Bi (Nam Định), có chi tiết sau khi bị Đại Điên giết cha, thánh Từ Đạo Hạnh đưa mẹ về đây tìm nơi lánh nạn Tại đây, Từ Đạo Hạnh đã kết bạn với Nguyễn Minh Không, Giác Hải, rồi sang Tây Trúc học kinh Lê Trung Vũ nghiên cứu lễ hội chùa Keo Thái Bình, miêu thuật các nghi lễ, diễn xướng diễn trình hội trong hai dịp hội xuân và hội thu Tác giả cũng nghiên cứu về hội bơi trải, bơi thuyền cò cốc ở chùa Keo (Nam Định) thờ thánh Không Lộ, mang đậm dấu ấn nguồn gốc chài lưới của thánh
Dương Không Lộ [1114] Trong cuốn Truyện Đức Không Lộ, Minh Không của Lê
Xuân Quang, ngoài phần khảo tả lễ hội như nhiều tư liệu khác, có thêm chi tiết ngày 15 (ngày rằm) là ngày cuối của hội có diễn ra lễ chèo trải trên cạn, sau khi kiệu thánh đã hồi cung Đội rước kiệu có 12 người, cùng ông chấp hiệu diễn lại cảnh chèo thuyền trong tiếng hò dô của ông chấp hiệu, thể hiện quãng đời chài lưới của thánh Không Lộ trong không gian thiêng [90]
Đánh giá chung lại, các ghi chép về các nhân vật lịch sử, các vị thánh, các vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không khá đa dạng, có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn Điều này khiến cho những cuộc tranh luận kéo dài về Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ là một hay là hai nhân vật có thật trong lịch sử Đối với luận án này, NCS cho rằng dù có thật hay không, thì nhân vật Dương Không Lộ cũng là một vị thánh tồn tại trong tâm thức người dân và được thờ phụng như những vị thánh khác trong đời sống dân gian Quan trọng đối với nhân dân, là biểu tượng một vị nhân thần mà họ có thể cầu tới thần mỗi khi cần trợ giúp, gặp khó khăn, hạn hán, mất mùa, tức là thánh đáp ứng muôn mặt của đời sống trần gian
Nhìn chung, những ghi chép lịch sử, thân thế và sự nghiệp các vị thiền sư tập trung vào tiểu sử linh thiêng và quá trình lịch sử hóa, thánh hóa Qua thời gian năm tháng, các vị thánh được bồi đắp thêm nhiều lớp lang văn hóa mới và được lập đền thờ, thờ cúng như những vị thánh linh thiêng Các truyền thuyết, sự tích về các thánh như là một đối tượng thờ cúng, một hiện tượng của văn hóa dân gian như là những công trình riêng, hoặc trong các nghiên cứu tổng hợp về các di tích, các công trình kiến trúc chùa thờ các vị thánh, hoặc là về đối tượng phụng thờ của các lễ hội lớn vùng châu thổ Bắc Bộ
Chủ đề về các thiền sư và các chùa tiền Phật hậu Thánh được nghiên cứu nhiều Hầu như các nghiên cứu trước đây chủ yếu là những mô tả, cung cấp thông
Trang 28tin về lai lịch, thần tích, truyền thuyết, các lễ hội tại các chùa phụng thờ các vị thánh cũng như về kiến trúc, mĩ thuật của không gian thờ cúng Chưa có công trình nghiên cứu nào đặt ba vị thánh này như một đối tượng nghiên cứu trọng tâm, phân tích tiểu sử, hành trạng, cũng như đặt các tiểu sử linh thiêng trong bối cảnh và điều kiện về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, chính sách xã hội để xác định sự hình thành, phát triển và thay đổi của tín ngưỡng thờ ba vị thánh, từ đó tìm hiểu tâm thức dân gian thờ thánh ở vùng châu thổ Bắc Bộ
Mặt khác, các công trình nghiên cứu chủ yếu dựa vào các thông tin từ dã sử, truyền thuyết, nên phần nào chưa phản ánh đúng với hệ thống thờ tự và thờ cúng của dân chúng trong bối cảnh hiện nay Các công trình hầu như đều cho rằng việc thờ Phật ở trước, thánh ở sau, và Phật vẫn được coi là trọng tâm, cũng như cho rằng trong hệ thống này không thờ Mẫu Những số liệu thu thập từ địa bàn nghiên cứu qua sách cúng, qua phỏng vấn, qua các lá sớ, v.v chúng tôi thấy rằng có khá nhiều điểm chưa thỏa đáng từ các công trình trước Các “chùa”, nhưng thực tế thờ thánh,
vì thế việc tôn thờ các vị thánh nghiêng về thờ cúng các vị thần bản địa của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ hơn là thờ Phật theo Phật giáo như trong các chùa Phật thông thường khác Các chùa Phật chủ yếu hoằng pháp, hướng dẫn các phật tử tu theo giáo lý nhà Phật, ăn chay, niệm Phật, làm điều thiện, chí hướng giải thoát khỏi sầu đau, thoát khỏi sân si và tội lỗi Các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh nặng về thờ thánh và khá phổ biến việc làm các khóa lễ giải hạn, cầu yên, cầu tự, đảo mệnh, đảo số mà các nghi lễ này có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng dân gian của người Việt
Hệ thống các công trình nghiên cứu về tâm thức dân gian thờ ba vị thánh không có nhiều, mà chủ yếu về thờ thần, thánh nói chung NCS đã cố gắng tập hợp một số công trình tiêu biểu để chỉ ra tâm thức dân gian về thờ phụng khá tập trung vào một hệ thống thờ cúng của người Việt về các vị thánh, về thành hoàng, về Thánh Mẫu, các nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Lý Nam Đế, hay các nhiên thần, v.v Tâm thức dân gian về việc sùng bái thế giới tự nhiên, quan điểm vật linh giáo và đa thần giáo phản ánh tư duy và sùng bái thiên nhiên của người Việt Trải qua năm tháng và quá trình vận động của lịch sử, tâm thức dân gian cũng như những kiến tạo khác về văn hóa không phải là một sự tĩnh tại và luôn vận động trong sự tương tác đa chiều, tạo nên một sự biến đổi về tư duy, về nhận thức và được thể hiện trong các biểu hiện thờ cúng Công trình này kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước, đồng thời nghiên cứu, phân tích sâu hơn, đầy đủ hơn về các khía cạnh của tâm thức dân gian thông qua ba vị thánh Luận án phần nào lấp khoảng trống trong nghiên cứu về tâm thức của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ
Trang 291.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Thần, thánh, thánh tổ trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt
Ở phương Tây có nhiều khái niệm diễn đạt về thần, thánh: God (Chúa), Génie (thần), Saint (thánh), Angel (thiên thần) Quan niệm về thần cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng “Thần tượng trưng cho tia ánh sáng không thể bị khống chế và tạo ra niềm kiên tín sâu kín nhất và mãnh liệt nhất” [123, tr.878] hoặc thần là “những dáng vẻ khác nhau trong nhân cách của mỗi con người với những xung đột nội tâm giữa những khuynh hướng của những xung năng, của lý tưởng” [123, tr.878] Theo cách diễn đạt của G Dumézil “thần là nhân cách đã được thần thánh hóa của một con người, thần cũng xuất hiện như bản sao của cái tôi và còn có thể như một con người tách rời bảo vệ cái tôi” [123, tr.878] Ở Ai Cập các vị thần
có một dạng tồn tại khác biệt với dạng tồn tại của con người Người ta phân loại
thần thành những phúc thần (canh giữ các đền thờ và lăng mộ), thần bảo vệ của Osiris và ác thần Ác thần là những vị thần có sức mạnh, thể hiện trạng thái hỗn mang, những dạng pha tạp, người không đầu, quái vật Trong tiếng Hy lạp từ
“angel” bắt nguồn từ tiếng la tinh “angelus” (sứ giả, thiên thần, sứ thần) trong tôn giáo, thiên thần thuộc về loại sinh vật còn gọi là ma quỷ, hoặc là bạn, hoặc là thù đối với con người Trong nghệ thuật, thiên thần được mô tả có cánh và vầng hào quang Theo người Babylon thì mọi sinh vật đều được thiên thần dẫn dắt và bảo vệ,
vì vốn thiên thần là cầu nối giữa trái đất và Thiên Chúa Người Do Thái cổ đại
dùng từ Malakh (thiên thần) để gọi bất kỳ ai mang thông điệp của Chúa đến thế gian Theo tác giả Hodson, thiên thần cũng phân chia thành nhiều loại: Thiên thần quyền lực (dạy nhân loại cách phóng thích sức mạnh tâm linh); Thiên thần chữa bệnh, Thiên thần hộ mệnh gia đình (bảo vệ gia đình tránh nguy hiểm, bệnh tật và vận rủi), Thiên thần kiến tạo (làm cho thế giới hoàn hảo và truyền tư tưởng, cảm xúc và hưng phấn); Thiên thần tự nhiên; Thiên thần âm nhạc; Thiên thần mĩ thuật và cái đẹp [126]
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, thần là khái niệm chỉ một thực thể thiêng Thần có nhiều quyền năng, có thể gây phúc, tác họa cho muôn loài Thần có thể là các hiện tượng tự nhiên (pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện), thần nước,
thần núi Thần cũng có thể là những người bình thường chết vào giờ thiêng có khả năng gây ảnh hưởng đến con người (thần ăn mày, thần ăn trộm) Thần cũng có thể
là những danh tướng có công lao với đất nước, hoặc những người có công lao với dân làng, sau khi chết đi được nhân dân tôn thờ Chức danh của thần là do các triều vua phong tặng (ban mĩ tự) qua các sắc phong và cho dân tạo lệ thờ cúng Trong dân gian thần và thánh được hiểu có thể thay thế cho nhau, tuy nhiên có một số ý
Trang 30kiến cho rằng thần có nhiều quyền năng có thể gây họa tạo phúc, trong khi đó thánh cũng là thần nhưng có thêm yếu tố đức độ, trí tuệ và công lao hơn Mô típ thánh của người Việt bao giờ cũng là những nhân vật có tài năng đặc biệt, có phép thuật, quyền năng chữa bệnh, bắt tà cứu dân (Trần Hưng Đạo), tài trị thuỷ (Tản Viên), phù trợ cho việc buôn bán (Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu), sáng tạo và có kỹ năng (tổ nghề Nguyễn Minh Không) Khi là thánh họ có phép thuật và trở nên bất diệt, bất tử Sự bất tử thể hiện ở việc thường xuyên hiện hữu giữa đời thường dưới hình thức giáng linh, giáng trần để có thể thấu suốt, giải quyết mọi việc trần gian Thực tế cho thấy trong vô số các thần linh đất Việt chỉ có một số nhân vật được chọn làm thánh và được dân gian cũng như triều đình phong thánh: thánh Tản Viên, Thánh Mẫu Liễu, thánh Trần Hưng Đạo, thánh Chử Đạo Tổ, thánh Gióng, v.v [67]
Các vị tổ sư là người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó và được thực hành, duy trì qua nhiều thế hệ ở một làng, một vùng Người dân tôn trọng và suy tôn là người sáng lập vì đã có công dạy dân làm nghề, gọi là tổ nghề và được lập điện thờ, thờ cúng và tổ chức lễ hội tôn vinh Một số nghề, theo truyền thuyết truyền lại, có nhiều ông tổ, ví dụ, sân khấu tôn thờ các vị tổ
ở nhiều thời điểm khác nhau là Phạm Thị Trân là tổ nghề chèo, Đào Tấn là tổ nghề tuồng, Cao Văn Lầu là tổ nghề cải lương Nghề đá Non Nước ở Ngũ Hành Sơn ở
Đà Nẵng thờ vị tổ là Huỳnh Bá Quát trong khi ở làng đá Bửu Long ở Biên Hòa, Đồng Nai, thờ Ngũ Đinh, còn làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, Hoa Lư ở Ninh
nhau Cùng một vị thánh tổ, nhưng có nơi lại thờ là vị tổ nghề đúc, như thánh tổ Nguyễn Minh Không ở Tống Xá (Ý Yên, Nam Định), còn ở đền thờ thánh Nguyễn Minh Không ở hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình lại thờ như một vị tổ nghề thuốc, chữa bệnh và là một phúc thần mà người dân có thể cầu con, cầu đảo, cầu tài, cầu lộc
Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp của người Việt, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, dạy nhân dân làm nghề, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Để tưởng nhớ những vị thánh tổ, người dân, những người làm nghề thành lập thành phường, thành làng nghề, cùng phụng sự và quy tụ xung quanh vị thần tổ Họ xây dựng điền thờ ở làng, tại gia và thờ cúng vào những ngày rằm, mồng một, ngày tuần tiết, sóc, vọng, giỗ, Tết Nhiều vị tổ nghề được thờ cúng như là những thành hoàng, người phù trợ cho cả dân làng chống lại
2
Trang 31mọi tai ương, cầu mưa thuận, gió hòa Việc thờ cúng tổ nghề như là một tập tục mà những người làm nghề không thể thiếu Họ thờ cúng không chỉ vào những ngày kị, húy, mà còn hiển hiện trong tâm thức, trong cuộc sống, trong công việc hàng ngày, trong làm ăn buôn bán
Những ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh thờ các vị tổ sư là những người có phép thần thông biến hóa, và là những đối tượng thờ cúng linh thiêng, nhưng lại gắn với tâm thức, với cuộc sống và xã hội của con người Bàn về cái thiêng, có thể đề
cập đến cuốn sách Ý tưởng của cái thiêng (The Idea of the Holy) của tác giả Rudolf
Otto [135], một nhà thần học và nhà sử học tôn giáo người Đức có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu về tôn giáo với việc mô tả kinh nghiệm của con người về cái thiêng Ông cho rằng cái thiêng không thể bắt nguồn từ bất cứ điều gì khác ngoài một thực tại thiêng liêng tiên nghiệm Các học giả đã sử dụng khái niệm thiêng liêng như một thuật ngữ diễn giải quan trọng về tôn giáo vào đầu thế kỷ XIX, tiêu biểu là nhà xã hội học
Durkheim Trong các công trình nổi tiếng Các hình thức tôn giáo sơ khai (The Elementary Forms of Religious Life) Émile Durkheim định nghĩa: “Tôn giáo là một hệ
thống tín ngưỡng và thực hành thống nhất liên quan đến những điều trong xã hội bị cấm đoán, hoặc bị tách riêng” [127, tr.35] Những điều thiêng liêng này được đặt ra bởi
xã hội, nên lực lượng thiêng liêng, ông kết luận, là chính xã hội Trong luận án này, cái thiêng liên quan mật thiết tới những điều huyền diệu, bí ẩn, vĩ đại khiến con người sợ hãi, hoặc làm mê hoặc và phải kính thờ Quan điểm về cái thiêng hội tụ những yếu tố
ma mị, màu nhiệm trong các huyền tích và trong việc phụng thờ ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không
Các vị thần tổ gắn với cuộc sống của nhân dân lao động ở vùng châu thổ Bắc
Bộ như nghề đúc, nghề trong lúa nước, và quan trọng hơn cả là họ đi vào tâm thức của nhân dân Nhân dân thờ phụng họ như là một vị thần vô cùng linh thiêng, các vị thần tối cao, có thể phù hộ độ trì cho họ mỗi khi họ cần đến để có cuộc sống tốt đẹp hơn, như cầu tự, cầu an, cầu sức khỏe, cầu học hành, làm ăn buôn bán Sự phối thời Phật - Thánh cũng thể hiện tâm thức của người Việt về sự hỗn dung tôn giáo giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa
1.2.2 Tâm thức dân gian
“Tâm thức dân gian” là một khái niệm khá trừu tượng để chỉ tư duy, ý thức, cảm nhận, tâm tư, tình cảm của một nhóm người, tộc người, cộng đồng dân tộc trong một môi trường sinh sống, trải qua nhiều kinh nghiệm sống, làm việc trong bối cảnh xã hội và điều kiện tự nhiên với sự ảnh hưởng của giao lưu qua lại, kinh nghiệm ứng xử lâu đời Trong một công trình nghiên cứu khá sâu sắc về văn hoá
Trang 32Việt Nam, Linh mục Léopold Cadière đã chỉ ra diện mạo tâm thức dân gian của người Việt trong lĩnh vực tôn giáo:
Nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiện một cách mãnh liệt và chế ngự toàn thể cuộc sống con người Tâm thức ấy trong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành, khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu
vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá Lúc thì khấn vái kêu cầu lúc thì chỉ lâm râm vái cúi khi bước qua am, qua miếu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát lời nguyện ước thẳm sâu nhất Khi thì nghiêm trang bái lạy, cúi đầu cung kính với áo thụng lụa bóng, khăn mão uy nghi; khi lại tìm đến vị thầy bói mù lòa, tìm đến cô đồng, cô bóng ngất ngây mắt ngời bí nhiệm, hoặc tìm đến thầy bùa thầy pháp, bói quẻ chân gà, hoặc xin xăm xin thẻ ở bác giữ chùa Họ dâng hương hoa thơm ngát lên chư Phật rực rỡ tòa cao, tọa thiền nhập định Đại Từ Bi, Tam Tịnh, Tam Bảo, nhưng họ cũng bái lạy trước những hình tượng mặt mày nhăn nhó, thờ hổ, thờ rắn Ma thuật với những thực hành kỳ quái, man dã ấy lại hòa trộn vào những hành vi tôn giáo cao cả nhất [14, tr.82]
Mô tả này của Cadière chỉ ra một thứ “tâm thức dân gian” rất đặc biệt của người Việt trong việc tôn thờ đa thần Tâm thức ấy nuôi dưỡng một niềm tin vừa đủ vào thế giới tâm linh, vừa để không bị trói buộc hoàn toàn vào một hình thức thờ cúng nhất định nào, vừa tạo cho con người một khả năng thích ứng, linh hoạt, đầy tính thực tiễn, thậm chí thực dụng trong việc thờ phụng bất kỳ vị thần thánh nào đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ
Tâm thức dân gian, như vậy, trước hết là tâm thức của người dân, được thể hiện ra dưới nhiều biểu hiện, có tính lặp lại, tạo thành nét chung của các hành vi
thực hành Trong Từ điển Việt Nam Văn hóa tín ngưỡng phong tục do Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo chủ biên, “Tâm thức folklore” (tâm thức dân gian) được
giải thích là thứ tâm thức được “hình thành, phát triển, tạo hợp, lặp đi lặp lại hoặc biến hóa thay đổi, với thời gian sẽ tạo nên nếp chung trong sinh hoạt tinh thần và vật chất của tộc người Những tầng văn hóa nối tiếp hoặc chồng chất lên nhau tạo cho cả cộng đồng đó một dấu hiệu quen thuộc, có cảm tưởng là ổn định trong ý thức, trong tâm tư và thường trực được biểu hiện ra ở nhiều mặt cụ thể như phong tục tập quán, tín ngưỡng và nhiều lĩnh vực khác” [51, tr.1006]
Trong công trình này, tâm thức dân gian được hiểu là sự nhận thức, cảm nhận ở bên trong con người, nó ẩn đâu đó trong suy nghĩ, niềm tin, tâm tưởng, trái
Trang 33tim của họ Nó có thể sâu sắc hoặc bàng bạc, nhưng thường được thể hiện ra qua những câu chuyện, hành vi, thực hành nghi lễ, biểu tượng tôn giáo, các hiện vật và không gian thờ cúng Hay nói một cách khác, con người chuyển tải cái tâm thức bên trong ra bên ngoài qua hệ thống các biểu hiện văn hóa bằng ngôn từ và phi ngôn từ, bằng diễn xướng, trong không gian và thời gian cũng như thông qua hiện vật gắn với ý nghĩa và biểu tượng
Bởi tâm thức dân gian là cái vừa ẩn trong nhận thức và cảm nhận của người dân, lại vừa hiện trong các thực hành hàng ngày và trong các sự kiện nghi lễ, nên để
hiểu được tâm thức dân gian về các vị thánh, lại cần phải nhìn qua các biểu hiện khác nhau của đức tin, tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của con người Đối với một bộ phận lớn cư dân châu thổ Bắc Bộ, thờ cúng các vị thần, thánh đã trở thành tâm thức trong đời sống tâm linh hàng ngày Đi chùa lễ Phật đầu năm, đi lễ vào ngày mùng một hay ngày rằm, kiêng kị ngày xấu, làm lễ cầu cúng cho con học hành đỗ đạt, cúng sao giải hạn, hành hương đầu năm.v.v đã trở thành các thực hành phổ biến Cấu trúc không gian thờ tự (chùa, đền, miếu, nghè), nghi thức tế lễ, cầu khấn, cúng bái, chuyện kể, lá sớ kêu cầu,.v.v đều là những biểu hiện của tâm thức dân gian về
ba vị thánh Tính “linh thiêng” được gán cho không gian thờ cúng thần thánh hội tụ
đủ các yếu tố tự nhiên, phong thủy cũng như lược đồ kiến trúc, từ cổng tam quan đến gian thờ phụng, bàn thờ, cung cấm, nơi đặt tượng thánh, nghi thức mộc dục, các cấm kị.v.v Các thực hành ấy đều thể hiện phần nào tâm thức của người dân Việt và được bắt rễ trong vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Sự hình thành tâm thức dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ cần được đặt trong mối quan hệ với môi trường sống và sinh hoạt [48] Tâm thức dân gian về các
vị thần thánh là một sự kiến tạo văn hoá được hình thành trong bối cảnh nghề nông,
mà theo Nguyễn Duy Hinh khi viết về thành hoàng làng Việt Nam, là một sự “tập đại thành văn hóa mà người nông dân Việt Nam đã sáng tạo qua bao nhiêu thể nghiệm của bao nhiêu thế hệ” [37, tr.410]
Tuy nhiên, tâm thức dân gian không phải là một sự hoá thạch văn hoá, mà nó cũng luôn thay đổi để đáp ứng, thoả mãn, cũng như phù hợp với bối cảnh của cuộc sống Các nhận thức, niềm tin và tình cảm được tạo dựng trong quá trình trải nghiệm sống dần tạo nên tâm thức dân gian, nhưng tâm thức của người Việt về thờ phụng các vị thánh cũng thay đổi theo thời gian và không gian, thể hiện qua việc bồi đắp thêm nhiều tình tiết mới trong các huyền thoại, truyền thuyết cũng như trong các biểu hiện thờ thánh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong tiến trình lịch sử phát triển xã hội Tâm thức thờ cúng thần thánh cũng thay đổi nhiều về phương diện
Trang 34cơ sở thờ tự, niềm tin tôn giáo, thực hành nghi lễ và sự cố kết cộng đồng, như nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai chỉ ra ở vùng châu thổ Bắc Bộ [67], hay tâm thức tôn giáo truyền thống của người dân cũng bị biến đổi khi bị tác động bởi những hình thức văn hoá và tôn giáo mới xâm nhập, như Phạm Quỳnh Phương chỉ ra khi phân tích
sự biến đổi tâm thức tôn giáo truyền thống của người Tây Nguyên hiện nay [89] Vì vậy, nghiên cứu tâm thức dân gian về các vị thánh đòi hỏi phải được nhìn nhận trong mối quan hệ với những sự biến đổi về đời sống kinh tế, xã hội, tôn giáo đương đại
1.2.3 Ma lực và tiểu sử linh thiêng
Sức hấp dẫn của hình tượng ba vị thánh đến từ nhiều lý do, tuy nhiên, luận án đặc biệt quan tâm đến khía cạnh ma lực và tiểu sử linh thiêng
Theo định nghĩa trong từ điển Oxford, thuật ngữ "charisma" (ma lực) có hai nghĩa: (1) sức hấp dẫn có thể khơi gợi sự tôn thờ từ người khác, (2) quyền lực hay tài năng linh thiêng Ma lực có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp χάρισμα (khárisma), có nghĩa là "sự ưu ái được trao tặng" hoặc "món quà của ân sủng" Các nhà thần học và
nghĩa của thuật ngữ “ma lực” đã được mở rộng, từ ban đầu với nghĩa được thần thánh ban tặng, mang tính chất bí ẩn, khó nắm bắt tới nghĩa là uy quyền, sức mạnh siêu phàm, thiêng liêng, và có sức hút, thu nạp
Thuật ngữ ma lực được sử dụng rộng rãi trong các xã hội phương Tây từ những năm 50 của thế kỷ XX trong các lĩnh vực tôn giáo, khoa học xã hội, truyền thông, v.v đặc biệt trong xã hội học với các quan điểm trong công trình của Max Weber Ông đã phát hiện ra thuật ngữ này trong tác phẩm của Rudolph Sohm, một nhà sử học nhà thờ người Đức Ma lực trở thành một thuật ngữ phổ biến khi Weber sử
dụng nó trong tác phẩm Đạo đức Tin lành và Tinh thần của chủ nghĩa tư bản (The Protestent Ethic and the Spirit of Capitalism) và trong cuốn Xã hội học tôn giáo (Sociology of Religion) của ông Trong bộ sưu tập các tác phẩm Kinh tế và xã hội (Economy and Society) do vợ ông biên tập, ông xác định thuật ngữ này là một ví dụ
điển hình cho hành động mà ông cho là "giá trị hợp lý", để phân biệt và phản đối hành động "hợp lý về mặt công cụ" [148, tr.24-25] Bởi vì ông đã áp dụng ý nghĩa cho ma lực tương tự như Sohm, người đã khẳng định bản chất ma lực thuần túy của Kitô giáo thời kỳ đầu Khái niệm “ma lực” của Weber trùng với ý nghĩa ma lực thần thánh được định nghĩa ở trên trong tác phẩm của Sohm
3
New Oxford American Dictionary, Angus Stevenson and Christine A Lindberg chủ biên Oxford University
Trang 35Weber đã nhận diện ma lực cá nhân khi ông áp dụng thuật ngữ ma lực để chỉ một hình thức uy quyền Để giải thích uy quyền có tính chất như là ma lực, ông đã phát triển định nghĩa kinh điển của mình: “Ma lực là một phẩm chất nhất định của một tính cách cá nhân nhờ vào đức hạnh mà anh ta tách biệt với những người bình thường và được xem như là được phú cho một sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm, hoặc ít nhất là sức mạnh hay phẩm chất đặc biệt Những phẩm chất hay quyền lực này người bình thường không thể đạt tới, nhưng có thể được coi như nguồn gốc hoặc mẫu hình thiêng liêng để
từ đó, cá nhân đó được coi như một thủ lĩnh” [149, tr.328]
Ở đây, Weber mở rộng khái niệm về ma lực gắn với cái siêu nhiên, siêu phàm và thậm chí cả những năng lực và phẩm chất đặc biệt Những thứ này không thể tiếp cận được đối với người bình thường, nhưng được coi là có nguồn gốc thần thánh hoặc là mẫu mực, khiến người khác phải quy phục và tôn thờ [127, tr.48], [138, tr.358] Ma lực trở thành một mối quan hệ, có thể quy kết và cuối cùng là một khái niệm xã hội phù hợp Weber chỉ ra rằng "sự công nhận từ phía những thần dân tới những người có uy quyền là sự quyết định cho giá trị của ma lực” [149, tr.328]
Từ định nghĩa này, Weber coi "thẩm quyền ma lực" (charismatic authority) là một trong ba dạng thẩm quyền trong xã hội (bên cạnh "thẩm quyền truyền thống" và
"thẩm quyền duy lý/luật pháp" Thẩm quyền ma lực là dạng quyền lực cá nhân dựa trên sự tôn thờ cái phi thường, hành động anh hùng, mẫu hình, những hình thức, trật
tự được cá nhân đó thể hiện
Ma lực có nhiều kiểu và vì vậy, nó có sức lôi cuốn trong những cấp độ, những trường vực khác nhau Theo Weber, ma lực có ba đặc điểm chính: (1) Ma lực
là khác thường, khác biệt hoàn toàn với thói quen hàng ngày; (2) Ma lực là tự phát, không giống như các hình thức thẩm quyền được thiết lập nên mà có thể dự đoán và
ổn định; (3) Ma lực là sáng tạo, theo nghĩa là một nguồn lực của các hình thức xã hội mới hay phong trào mới Thomas O'Dea chỉ ra rằng ba đặc điểm này tương đối trùng khớp với những phẩm chất mà các nhà thần học trong các truyền thống Do Thái và Cơ đốc giáo, Hồi giáo đã gán cho Cơ đốc giáo [135, tr.25]
Ma lực có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ, từ quan điểm xã hội, cá nhân
và tinh thần, tôn giáo Những đặc sủng, đặc ái dành cho những người có ma lực, theo tinh thần Phật giáo, là Pháp hay Hiện thực siêu việt [135], là một nhân cách đắc đạo và vì vậy có mối liên kết với cái tối thượng [129] Khái niệm về ma lực của một con người từ góc độ Phật giáo vượt xa đối với một người bình thường, nhưng lại gắn với những người được Phật hóa, được đắc đạo, hóa tiên, làm những kiếp mà
Trang 36được cho là linh thiêng, có quyền lực Đối với những người theo đạo Phật, thậm chí đối với những người không theo một tôn giáo chính thống nào, nhưng lại là tin vào thế giới đa thần, thế giới quan, nhân sinh quan bản địa, thì ma lực không phải là sự phổ biến giáo lý nhà Phật Ma lực là cái thiêng, tâm linh mà người ta chấp nhận và
áp dụng để hiện thực hóa cái siêu việt, đưa cái siêu việt vào đời sống Tác giả Ven
Piyasilo trong công trình Ma lực trong Phật giáo (Charisma in Buddhism) chia ma
lực thành: (1) Ma lực bẩm sinh hoặc tự nhiên; (2) Ma lực được gán ghép; (3) Ma lực có được; (4) Ma lực phản ánh; (5) Ma lực liên kết; (6) Ma lực được nuôi dưỡng;
(7) Ma lực chuyên nghiệp [146] Trong cuốn sách Các vị thánh thiền sư của rừng (The Buddhist Saints of the Forest, Tambiah [141] cho rằng ma lực được cụ thể hóa
trong các hình ảnh và biểu tượng của Đức Phật, các vị thánh và các vị thần khác, mà
họ đóng vai trò là biểu tượng chỉ dẫn Thông qua những biểu tượng mang tính chỉ dẫn này, sự liên hệ hiện sinh với thiền sư và nhờ vào bản chất của việc thấm nhuần các biểu tượng này của thiền sư bằng những lời nói thiêng, tẩy thanh bằng nước thiêng, và các hành vi tôn giáo tương tự khác, thể hiện đức hạnh và sức mạnh của thiền sư [141, tr.336]
Theo quan điểm của Weber về 3 dạng thức của ma lực, cũng như theo quan điểm của Ven Piysilo về 6 loại ma lực trong Phật giáo, các vị thánh tổ ở Việt Nam phần nào đáp ứng những dạng thức ma lực này Tuy nhiên, có thể nói, ma lực của các vị thánh là thứ ma lực được kiến tạo và bồi đắp trong tâm thức dân gian Tâm thức dân gian đã khoác cho các vị thánh ma lực cả ở ba khía cạnh: ma lực bẩm sinh,
ma lực có được, ma lực được nuôi dưỡng Khi mới sinh ra, ba vị thánh được cho là người có thiên bẩm, và nhờ khả năng tu tập, nuôi dưỡng, họ có phép thần thông Họ dần được mến mộ bởi hành động và sự đóng góp, hi sinh cho dân cho đất nước Trong quá trình phát triển của chính trị, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, qua thời gian, ma lực của các vị thánh thể hiện ở một hệ thống tôn thờ bao gồm chùa, đền, lễ hội và tế lễ
Những dấu hiệu của ma lực, theo tác giả Keyes trong bài viết "Ma lực: từ đời sống xã hội đến tiểu sử linh thiêng" [129], không phải chỉ là những đặc tính kỳ lạ, khác thường, mà bởi nó được gắn với "sự linh thiêng", đặc biệt là với tiểu sử linh thiêng Tiểu sử linh thiêng về một cá nhân con người từ khi sinh ra đến khi qua đời được gắn với sự linh thiêng như sinh ra và lớn lên một cách màu nhiệm, hành động phi thường, có mối liên hệ với thần thánh Tiểu sử linh thiêng "giống như một dạng đặc biệt của văn bản hướng ngược dòng thời gian-có thể vẫn là một thời gian xa xôi, hoặc cũng có thể chỉ một vài năm trở về trước-đến những sự kiện trong đó yếu
Trang 37tố linh thiêng biểu lộ trong một con người lịch sử và làm cho những sự kiện đó liên
hệ với hiện tại, và nó cũng chỉ tới thời điểm khi những người đọc hoặc nghe tiểu sử
sẽ vượt ra ngoài tính chất xác thực của chính họ và vươn tới một sự thực tối thượng" [129, tr.406-407] Tiểu sử linh thiêng là nơi bộc lộ các yếu tố linh thiêng qua cuộc đời của một con người, và nó được cảm nhận như thế nào phụ thuộc vào việc hiểu biết mang tính văn hóa của yếu tố linh thiêng [129, tr.408]
Theo Keyes, một cá nhân có ma lực là cá nhân mà đời sống của họ gắn với những yếu tố linh thiêng Yếu tố linh thiêng này được nhận biết qua những biểu hiện, hành động, khả năng Những biểu hiện này khá đa dạng, nhưng đều là những chỉ báo mối liên hệ giữa người đó với thần thánh Keyes nêu ra một số biểu hiện sau: Cơ thể sống lại sau khi được tuyên bố là đã chết; người được cho là có khả năng chữa bệnh nan y; có khả năng chặn đứng tai ương; làm những điều huyền diệu/hành động được tin là người bình thường không thể thực hiện được; hành động đương đầu với những khó khăn phi thường; những người lẩn tránh quan hệ với thế giới bên ngoài (thực hành, tu luyện khổ hạnh)
Tiểu sử linh thiêng có mối liên hệ với ma lực của những nhân vật lịch sử, thiền sư hóa thánh Quan niệm về ma lực của Weber và tiểu sử linh thiêng của Keyes có thể giúp soi rọi vào tiểu sử và hành trạng của ba vị sư tổ Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ Họ là những vị thiền sư trải qua tu luyện khổ hạnh, đắc đạo, được dân gian hóa với những phẩm chất linh thiêng, huyền diệu, có khả năng siêu phàm, chữa bệnh nan y cho vua, đi mây về gió, thu phục long, hổ, dạy dân trồng lúa, làm nghề đúc, múa rối Trong tâm thức dân gian,
họ hóa thánh gắn với sự tối thượng, được thờ phụng trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh như là những vị thần, thánh tổ, tiếp tục trợ giúp dương gian
Sự khác biệt và phi thường trong tiểu sử linh thiêng, trong cuộc đời và hành trạng của họ góp phần tạo nên ma lực của các vị thiền sư Đó là sự tinh anh, kiệt xuất của cá nhân, sự cống hiến cho triều đình, sự hy sinh cho đất nước và giúp đỡ nhân dân, và do vậy được tôn thờ sau khi thác Những chi tiết trong tiểu sử của các
vị thánh đáp ứng những mô típ của các vị nhân thần được thần thánh hóa, hay những dấu hiệu mang tính chỉ báo của đặc tính ma lực của họ Nói cách khác, ma lực của các vị thánh được người dân tạo ra với các lớp nghĩa gắn với tiểu sử linh thiêng của họ Điều này cũng phản ánh tâm thức dân gian của người dân
Trang 381.2.4 Lý thuyết vùng văn hóa
Nói đến khu vực phụng thờ ba vị thánh, không thể không nhắc đến vùng văn hoá Bắc Bộ Vì vậy, lý thuyết vùng văn hoá cũng là nền tảng lý luận cho công trình này “Vùng văn hoá” là một khái niệm được dùng trong nhân học văn hoá, thể hiện sự quan tâm đến mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường tự nhiên Các tác giả Clark Wissler và Alfred Kroeber là hai nhà nhân học Mỹ đã có công trong việc phát
là một vùng mà cư dân sinh sống ở đó có những đặc điểm chia sẻ với nhau về văn hoá, như ngôn ngữ, tôn giáo, sinh kế, v.v Biên giới của một vùng văn hoá thường không rõ ràng mà có sự chồng lấn, cũng như có sự lan toả Vì vậy, có vùng trung tâm và ngoại vi khi nhìn nhận một vùng văn hoá: những đặc điểm ở vùng văn hoá ở vùng lõi/trung tâm thường mạnh hơn, và ở vùng ngoại vi thì các đặc điểm văn hoá thường nhạt hơn Trên thực tế sự phân tách các đặc trưng gắn với trung tâm và ngoại vi cũng gặp phải những phê phán nhất định (vì trong một số trường hợp, những đặc trưng văn hoá gốc rễ lại được bảo lưu tốt hơn ở vùng ngoại vi)
Kế thừa những nghiên cứu của nước ngoài về vùng văn hoá (cultural area),
tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn sách Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam đã có những thống kê về khái niệm không gian văn hóa, văn hóa vùng, vùng
văn hóa và phân vùng văn hóa Theo tác giả “văn hóa vùng là một dạng thức văn hóa, mà ở đó trong một không gian địa lý xác định, các cộng đồng người cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tương đồng, và nhất là các mối quan hệ giao lưu văn hóa sống động, nên trong quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành những đặc trưng chung” [100, tr.64] Như vậy, vùng văn hoá không trùng khớp với vùng địa lý hành chính, mà “tiêu chí để phân định vùng văn hóa những nhân tố quyết định đến sắc thái đặc thù của từng vùng văn hóa” [100, tr.69]
Như vậy vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế -xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại Những biểu hiện của một vùng văn hoá có thể được thể hiện trong lối sống, lối sinh hoạt sản xuất, các hình thức vui
Trang 39chơi giải trí, cũng như các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, nghệ thuật dân gian [63]
Vùng văn hóa bị chi phối bởi môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, và môi trường kinh tế Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử và giao lưu văn hóa đã tạo nên những sắc thái văn hóa đa dạng của mỗi địa phương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Và có thể nhìn nhận những sắc thái địa phương này từ quan điểm vùng địa - văn hóa Tác giả cho rằng “Vùng địa - văn hóa là một thực thể văn hóa, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, là kết quả của sự thích ứng của cộng đồng dân cư với những điều kiện tự nhiên nhất định và
sự giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm dân cư trong vùng và với các vùng kế cận Từ đó hình thành nên một tổ hợp các đặc trưng văn hóa chung, khiến người ta
có thể phân biệt nó với vùng địa - văn hóa khác” [63], [trích từ 41, tr.58]
Luận án vận dụng lý thuyết vùng văn hoá để nhìn nhận đặc trưng của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ trong việc sản sinh và nuôi dưỡng các thực hành tín ngưỡng thờ các vị sư tổ Việc thờ phụng ba vị thiền sư sẽ được phân tích trong tham chiếu đến các nhân tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử của vùng châu thổ Bắc Bộ
Trang 40Tiểu kết Chương 1
Trong chương này, luận án đã phân tích một số công trình liên quan đến tiểu
sử, hành trạng, không gian và tập tục thờ cúng các vị thánh Đa số các công trình đều mô tả về hành trạng theo các tài liệu lịch sử và dã sử, cũng như mô tả về cấu trúc, mĩ thuật của các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh Luận án cũng đưa ra những khái niệm công cụ về việc thờ thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam và những quan điểm đồng nhất và chưa đồng nhất về cấu trúc, điện thờ, tâm thức thờ thánh Luận án này không đặt mục đích lý giải ba vị thánh có phải là những nhân vật có thật trong lịch sử, hay Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là một hay là hai nhân vật, mà quan tâm đến việc người dân thờ họ như là những vị thánh linh thiêng, không phân biệt hành trạng và con người có thật của họ trong lịch sử Một số khái niệm học thuật về ma lực, tiểu sử linh thiêng, về tâm thức dân gian và vùng văn hoá
là nền tảng lý luận cho nội dung phân tích của luận án Những quan điểm lý luận này giúp nhìn nhận rõ hơn về mối tương quan giữa tâm thức thờ ba vị thánh trong
xu hướng thờ thánh của người Việt và trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá Việt Nam truyền thống và đương đại