1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm di tích lăng minh mạng

92 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 656,33 KB

Nội dung

Được sự phân công của Khoa Du lịch Đại học Huế và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.S Phan Thị Diễm Hương, em đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với di

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA DU LỊCH - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐIỂM DI TÍCH LĂNG MINH MẠNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ Ý THY Giảng viên hướng dẫn: TH.S PHAN THỊ DIỄM HƯƠNG

Huế, tháng 4 năm 2019

Trang 2

Được sự phân công của Khoa Du lịch Đại học Huế và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.S Phan Thị Diễm Hương, em đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với di tích lăng Minh Mạng”

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong bốn năm qua tại giảng đường Khoa Du lịch – Đại học Huế Đặc biệt, em xin gủi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn Th.S Phan Thị Diễm Hương, người đã tận tình hướng dẫn, góp

ý và truyền đạt kiến thức giúp em hoàn thành đề tài này Cảm ơn thầy đã chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hơn hết là động viên tinh thần, giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn Phòng hướng dẫn

- thuyết minh thuộc Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế, đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa thực tập vừa qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Tuy nhiên do đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên nên công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế cũng như khả năng chuyên môn, lý luận và kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy, cô giáo để hoàn chỉnh bài khóa luận hơn.

Trang 3

Tháng 04 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ý Thy

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng đề tài này do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập, kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực và đề tài khơng trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Huế, tháng 04 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ý Thy

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu 5

6 Dự kiến kết quả đạt được 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

A CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 6

1.1 Sự hài lòng 6

1.1.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng 6

1.1.2 Sự hài lòng của khách du lịch 6

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 7

1.1.4 Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng 8

1.1.5 Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng 9

1.2 Tổng quan về điểm đến du lịch 15

1.2.1 Khái niệm về du lịch 15

1.2.2 Khái niệm về khách du lịch 15

1.2.3 Khái niệm về điểm du lịch 16

1.2.4 Điểm đến du lịch 16

1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 18

1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 19

B CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19

1.1 Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 19

1.1.1 Tổng lượt khách du lịch 19

1.1.2 Kết quả doanh thu du lịch 21

Trang 5

1.2 Tình hình phát triển du lịch tại các điểm thuộc Quần thể Di tích Cố

Đô Huế 22

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐIỂM THAM QUAN LĂNG MINH MẠNG 24

2.1 Tổng quan về Vua Minh Mạng và lăng Minh Mạng 24

2.1.1 Giới thiệu về Vua Minh Mạng 24

2.1.2 Tổng quan lăng Minh Mạng 27

2.1.3 Thực trạng khai thác du lịch tại lăng Minh Mạng 32

2.2 Kết quả điều tra tại lăng Minh Mạng 35

2.2.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu 35

2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Likert bằng hệ số Cronbach’s Alpha .41

2.2.3 Đánh giá ý kiến của du khách đối với các yếu tố tại di tích lăng Minh Mạng 42

2.2.4 Phân tích phương sai đơn biến ANOVA 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH TẠI DI TÍCH LĂNG MINH MẠNG 58

3.1 Định hướng phát triển du lịch tại lăng vua Minh Mạng 58

3.2 Một số thuận lợi, khóa khăn ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến tham quan tại lăng Minh Mạng 58

3.2.1 Thuận lợi 58

3.2.2 Khó khăn 59

3.3 Một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng 60

3.3.1 Tăng cường khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị 60

3.3.2 Về phong cảnh và môi trường du lịch 61

3.3.3 Nâng cao năng lực phục vụ của nhân viên 62

3.3.4 Nâng cao các hoạt động tại di tích 63

3.3.5 Đối với giá cả dịch vụ 63

3.3.6 Nâng cao yếu tố an ninh, an toàn 64

Trang 6

3.3.7 Đẩy mạnh công tác quảng bá và cung cấp thông tin cho khách du lịch.

64

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1.Kết luận 66

2 Kiến nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTBTDTCDH Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế

UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization

QTDTCDH Quần thể Di tích Cố Đô Huế

ACSI American Customer Satisfaction Index

ECSI European Customer Satisfaction Index

IUOTO Internationl Union of Official Travel Oragnization

Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức

DANH MỤC MÔ HÌNH

Trang 8

Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 8

Hình 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI) 9

Hình 1.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU 10

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 12

Hình 1.5: Mô hình chất lượng dịch vụ, giá cả và cả sự hài lòng của khách hàng 13

Hình 1.6: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng 14

Hình 1.7: Các yếu tố cơ bản cấu thành điểm đến du lịch 17

Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất 18

DANH MỤC BẢNG

Trang 9

Bảng 1.1: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 21Bảng 1.2: Lượng khách tham quan tại các điểm thuộc Quần thể di tích Cố Đô

Huế giai đoạn 2016 – 2018 22Bảng 1.3 : Doanh thu vé tham quan tại các điểm thuộc Quần thể di tích Cố

Đô Huế giai đoạn 2016 – 2017 23Bảng 2.1: Lượng khách du lịch tham quan tại lăng Minh Mạng giai đoạn 2016 – 2018

32Bảng 2.2 : Tình hình lượng khách du lịch tại lăng Minh Mạng so với lượng

khách tại QTDT Cố Đô Huế 34Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu điều tra du khách 35Bảng 2.4: Mục đích chuyến đi của du khách 38Bảng 2.5: Phương tiện tiếp cận thông tin của du khách đến lăng Minh Mạng

39Bảng 2.6 : Reliability Statistics 42Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của khách du lịch về cơ sở vật chất, trang thiết bị

tại di tích 43Bảng 2.9 : Mức độ hài lòng của khách du lịch về phong cảnh và môi trường

du lịch tại di tích 44Bảng 2.10: Mức độ hài lòng của khách du lịch về nhân viên phục vụ tại di tích 45Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của khách du lịch về hoạt dộng tại di tích lăng

Minh Mạng 46Bảng 2.12: Mức độ hài lòng của khách du lịch về giá cả dịch vụ tại di tích 47Bảng 2.14 : Kiểm định ANOVA về sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách

về cơ sở vật chất, trang thiết bị 49Bảng 2.15: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách

đối với phong cảnh và môi trường du lịch 51Bảng 2.16: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách

đối với nhân viên phục vụ 52Bảng 2.17: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách

đối với các hoạt động tại di tích 53

Trang 10

Bảng 2.18: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt các ý kiến đánh giá của du

khách đối với giá cả dịch vụ 54Bảng 2.19: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt các ý kiến đánh giá của du

khách đối với yếu tố an ninh, an toàn 55Bảng 2.20: Đánh giá chung của khách du lịch sau chuyến tham quan tại lăng

Minh Mạng 56

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tình hình khách du lịch đến Huế giai đoạn 2016 – 2018 20Biểu đồ 1.2: Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 21Biểu đồ 2.1 : Lượng khách du lịch tham quan tại lăng Minh Mạng 2016 – 2018 33Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện số lần đến lăng Minh Mạng của khách du lịch 37Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện hình thức khi đến thăm lăng Minh Mạng của du khách 39

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch ngày nay đã trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị tríquan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia Việt Nam được biết đến vớinhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa –thiên nhiên thế giới như Quần thể di tích Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội

An, Phong Nha – Kẽ Bàng… Theo số liệu công bố của Tổng cục Du lịch cho biết,trong năm 2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 15,5 triệu lượt, tăng 2,7triệu lượt (tức 19,9%); khách nội địa đạt 80 triệu lượt, tăng hơn 6,8 triệu lượt (tức9,3%) so với năm 2017 Tổng nguồn thu từ khách du lịch năm 2018 đạt hơn620.000 tỉ đồng, tăng hơn 109.000 tỉ đồng so với năm ngoái doanh thu từ khách dulịch đạt 312.000 tỷ đồng, tăng 22,5%

Trong gần 400 năm (1558 – 1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúaNguyễn ở đàng trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, kinh đô của quốc gia thốngnhất dưới 13 triều vua Nguyễn Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòngnhững di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng chotrí tuệ, tâm hồn của dân tộc Việt Nam Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, kinh tế thúc đẩy các ngành khác phát triển, việc xây dựng thươnghiệu cho du lịch là một trong những nhiệm vụ chính trong tiến trình phát triển củaThừa Thiên Huế

Với đặc thù Huế là nơi đang sở hữu hai Di sản văn hóa Thế giới mà đặc biệt làQuần thể di tích Cố đô Huế nổi tiếng với hệ thống thành quách, cung điện, đền đài,lăng tẩm… trong đó phải kể đến một di tích tiêu biểu – lăng Minh Mạng Đây đượcxem là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc, được nhiều du khách thíchnhất vì nó thể hiện ý chí về thế giới vũ trụ một cách độc đáo của người Việt Nam,

đó là nét đẹp về giá trị tư tưởng Mặc dù vậy, số lượng khách tham quan của di tích

là vẫn còn hạn chế; đặc biệt trong quá trình phát triển, bên cạnh những thành quảđạt được, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa vẫn còn tồn tại những bất cập,chưa phát huy hết giá trị và vai trò của nó Một trong những nguyên nhân chính là

Trang 13

sung chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch; hạn chế của ngành du lịch tỉnhnhà là công tác tiếp thị, quảng bá du lịch chưa được hiệu quả… Thực trạng này chothấy chưa có cơ sở để đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành dulịch Thừa Thiên Huế.

Chính vì vậy, cần tìm ra những giải pháp tích cực để phát huy mạnh mẽ giá trịcủa các di tích lịch sử văn hóa nói chung và lăng Minh Mạng nói riêng nhằm thu húthơn nữa lượng khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế Xuất phát từ sự cần thiết đó,tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát về sự hài lòng của khách du lịch tại lăng MinhMạng để đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ du lịch

tại điểm đến trong thời gian tới Đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm di tích lăng Minh Mạng”

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích chung.

Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm di

tích lăng Minh Mạng” là nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc

tế khi tham quan di tích lăng Minh Mạng để đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng phục vụ du lịch tại lăng Minh Mạng nói riêng và quần thể di tích Cố

Đô Huế nói chung

2.2 Mục đích cụ thể.

- Hệ thống hóa những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến sư hàilòng của khách du lịch

- Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm di tích lăng Minh Mạng

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại lăngMinh Mạng, nhằm thu hút lượng khách đông đảo đến với di tích lăng Minh Mạng

và đến với Quần thể Di tích Cố Đô Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Khách du lịch tham quan tại di tích lăng Minh Mạng

3.2 Phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian: Di tích lăng Minh Mạng – Huế

- Về thời gian: từ 01/01/2019 – 15/04/2019

Trang 14

+ Số liệu sơ cấp từ 01/2019 – 04/2019

+ Số liệu thứ cấp: từ 2016 – 2018

4 Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu về tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên

Huế, thống kê số liệu lượng khách du lịch đến tham quan các di tích lịch sử qua cácnăm, sách chuyên khảo, báo chí, các báo cáo thống kê của Tổng cục Du lịch, trungtâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế … nhằm kế thừa có chọn lọc cơ sở lý luận về sự hàilòng của khách du lịch, những vấn đề thực tiễn liên quan đánh giá sự hài lòng của

du khách

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Điều tra khách du lịch nội địa và quốc tế đã đến tham

quan lăng Minh Mạng bằng cách điều tra bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên

Xác định kích thước mẫu: Quy mô mẫu được tính bằng công thức củaLinus Yamane:

n = (1+N × e N 2);

Trong đó, n là quy mô mẫu

e là sai số tiêu chuẩn

N là số lượng tổng thể; N = ( tổng lượt khách đến tham quan lăng Minh Mạngnăm 2018)

Theo số liệu của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế, tổng lượng khách dulịch đến lăng Minh Mạng năm 2018 ước đạt 88,886 lượt khách; trong đó kháchquốc tế là 60,586 lượt, nội địa là 28,300 lượt khách Chọn cỡ mẫu với độ tin cậy là90%, e = 0,1

Từ công thức, ta xác định được n = 99.89 ≈ 100 mẫu

Ta thấy được lượng khách du lịch quốc tế chiếm 68,2%, khách nội địa chiếm31,8% trong tổng lượt khách du lịch tại lăng Minh Mạng (88886 lượt khách) vàonăm 2018 Vì thế sẽ phát dự kiến là 120 mẫu, trong đó 82 mẫu bảng hỏi cho kháchquốc tế và 38 mẫu bảng hỏi cho khách nội địa

Trang 15

Trong 120 mẫu được phát ra, thu lại đủ 120 nhưng trong đó có 9 mẫu khônghợp lệ, nên dựa vào 111 mẫu này để phân tích.

4.2 Phương pháp xử lý số liệu.

Các số liệu sau khi thu thập thì được tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý, hệthống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài Các công cụ và kỹ thuật tínhtoán trên xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 20.0

Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp Frequency, mục đích của

phương pháp là mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng điều tra, thống

kê các ý kiến đánh giá của du khách Kết quả của thống kê mô tả để đưa ra nhữngnhận định ban đầu và tạo cơ sở đưa ra các giải pháp cho đề tài

Thang đo Likert:

Các mức độ và ý nghĩa của thang đo Likert:

Giá trị khoảng cách =( Maximum – Miximum) / n

= (5 – 1 ) / 5

= 0,81.0 – 1.8 : Rất không hài lòng

1.81 – 2.6 : Không hài lòng

2.61 – 3.4: Bình thường

3.41 – 4.2: Hài lòng

4.21 – 5.0: Rất hài lòng

Sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha:

Kiểm tra nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trongquá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ sốCronbach’s Alpha

Phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA): Để xem xem xét sự khác nhau

về ý kiến khách du lịch theo đặc điểm của từng đối tượng khách

Phương pháp phân tích phương sai cho phép sự so sánh sự sai khác giữa tham

số trung bình của hai hay nhiều nhóm trong mẫu để suy rộng ra tổng thể

Sig > 0.1 (NS) : Không có ý nghĩa thống kê

0.05 < sig <= 0.1 (*) : Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê thấp

0.01 < sig <= 0.05 (**) : Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trung bình

Trang 16

Sig <= 0.01 (***) : Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê cao.

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu.

- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hài lòng.

- Chương II: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan lăng Minh Mạng

Trình bày tổng quan về Vua Minh Mạng và lăng Minh Mạng

Phân tích những ý kiến, đánh giá của du khách đối với điểm di tích lăngMinh Mạng

- Chương III: Các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tại lăng

Minh Mạng.

Một số giải pháp cụ thể

Một số định hướng nhằm thu hút khách đến với di tích lăng Minh Mạng – Huế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với cơ quan các cấp nhằm thực hiện các

đề xuất đã nêu ra

6 Dự kiến kết quả đạt được

Ý nghĩa khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự hài lòng của du

khách nội địa

Ý nghĩa thực tiễn: Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá từ đó đề xuất

những biện pháp góp phần cải thiện sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại LăngKhải Định

Trang 17

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng.

Theo Zeithaml & Bitner (2000), “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá

của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ.”

Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một

thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những

gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”.

Như vậy, có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là cảm giác dễ chịu hoặc cóthể thất vọng phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sảnphẩm và những kỳ vọng của họ.Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi muahàng phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm vànhững kỳ vọng của họ trước khi mua Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu khôngchỉ là một vật thể vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ

1.1.2 Sự hài lòng của khách du lịch.

Sự hài lòng của khách du lịch đóng vai trò quan trọng đối với sự thành côngcủa tiếp thị điểm đến bởi nó tác động đến hành vi lựa chọn điểm đến sử dụng cácsản phẩm dịch vụ và quyết định quay lại (Kozak, 2001) Sự hài lòng có thể đượcđịnh nghĩa là sự đánh giá chung mang tính cá nhân của người tiêu dùng về sảnphẩm hoặc dịch vụ đã cho (Oliver, 1997)

Khách du lịch sẽ hài lòng nếu họ nhận được dịch vụ (ít nhất là) tương đươngvới điều họ giả định Họ cần nhắc đến sự hài lòng khi xem xét toàn bộ cảm nhận sovới những điều mình kỳ vọng ( Choi & Chu, 2001)

Trang 18

Pizam, Neumann & Reichel(1978) đã định nghĩa “sự hài lòng của khách du

lịch là kết quả của phép so sánh giữa “cảm nhận và những kỳ vọng về điểm đến của khách du lịch” Cadotte, Wooddruff & Jenkins (1982) cho rằng “sự hài lòng là sự

so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”.

Mà sự hài lòng theo kết quả nghiên cứu của Donald M Davidoff lại được đo

bởi biểu thức tâm lý: “Sự hài lòng = Sự cảm nhận – sự mong đợi”.

(Satisfation = Perception - Expection)

Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Cảm nhận khi tiêu dùng dịch vụ lớn hơn kỳ vọng mong đợi,chất lượng sẽ được đánh giá tốt Hiệu số này càng lớn thì chất lượng càng được cho

là tốt

Trường hợp 2: Mức độ cảm nhận bằng với mức độ kỳ vọng, chất lượng dịch

vụ được cho là tạm ổn

Trường hợp 3: Mức độ cảm nhận thấp hơn kỳ vọng mong đợi, chất lượng dịch

vụ cung ứng bị cho là kém Hiệu số này càng bé chất lượng dịch vụ cung ứng càngđược cho là tồi

Như vậy có thể thấy rằng, tuy có nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòngnhưng tóm lại thì đó là mức chênh lệch giữa sự cảm nhận và sự kỳ vọng của kháchhàng khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.

Tribe và Snaith (1998) đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòngcủa du khách như sau:

Trang 19

Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

1.1.4 Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng.

Loại du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng:

Nơi cư trú thường xuyên của du khách là cơ sở để chúng ta phân loại khách(gồm có 2 loại: khách quốc tế và khách nội địa) Khoảng cách giữa nơi cư trúthường xuyên của khách du lịch với điểm đến du lịch là một trong những nhân tốảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng và các nhận định khác của du khách Bởi lẽ,khi khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tụctập quán, tính cách dân tộc…sẽ càng lớn Do vậy, du khách thường có tâm lý đánhgiá cao các giá trị vật chất tinh thần mà đối với họ đó thật sự là những điều mới lạ

Thu nhập của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng:

Thu nhập của du khách liên quan đến sự hài lòng của họ khi đi du lịch TheoJohn Maynard Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướngtăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ củatăng thu nhập Nhìn chung phần đông du khách có thu nhập cao sẽ chi cho các dịch

vụ nhiều hơn Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có chấtlượng cao Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kỳ vọng, và như vậy sự hàilòng sẽ khó đạt được hơn

Tuổi của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng:

Các dịch vụ tham quan ăn uống mua sắm giải trí

Chỗ ở

Chuyển tiền

Di sản văn hóa

Trang 20

Mỗi một lứa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổikhác nhau là khác nhau

Giới tính của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng:

Riêng đối với yếu tố “giới tính”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minhđược sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới nam và nữ

1.1.5 Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng.

Các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của du khách chỉ ra rằng không có sựthống nhất chung trong việc đo lường sự hài lòng (Yuksel & Rimmington, 2000)

a Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng.

Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI)

Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởichất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng Khi đó, sự mong đợi củakhách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận Trên thực tế, khi mongđợi càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với sảnphẩm càng cao hoặc ngược lại Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụcung cấp cho khách hàng cần phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòngcủa họ Sự hài lòng của khách hàng được tạo thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận,

sự mong đợi và giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hơn sựmong đợi sẽ tạo nên lòng trung thành đối với khách hàng, trường hợp ngược lại, đấy

là sự phàn nàn hay sự than phiền về sản phẩm mà họ tiêu dùng

Hình 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI)

Giá trị cảm nhận

(Perceived value)

Giá trị cảm nhận

(Perceived value)

Sự hài lòng của khách

hàng (SI)

Sự hài lòng của khách

Trang 21

Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU (European Customer Satisfaction Index – ECSI)

Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất định So vớiACSI, hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợicủa khách hàng Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của 4nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình

và vô hình Thông thường, chỉ số ACSI thường áp dụng cho lĩnh vực công còn chỉ

số ECSI thường ứng dụng đo lường các sản phẩm, các ngành

Hình 1.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU

b Các mô hình đo lường sự hài lòng của du khách.

Mô hình kỳ vọng – cảm nhận (Expectation - Disconfirmation).

Mô hình “Expectantions - Disconfirmation” bao gồm hai quá trình nhỏ có tácđộng độc lập đến sự hài lòng của người tiêu dùng: sự kỳ vọng về sản phẩm/dịch vụcủa người tiêu dùng trước khi mua và cảm nhận về sản phẩm/ dịch vụ của ngườitiêu dùng sau khi mua Sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, người tiêu dùng so sánhnhận thức của họ về những trải nghiệm thực tế với những mong ñợi của họ (Neal vàGursoy, 2008)

Vận dụng mô hình lý thuyết này vào lĩnh vực du lịch, có thể hiểu sự hài lòngcủa du khách là quá trình như sau: trước hết, du khách hình thành trong suy nghĩcủa mình những kỳ vọng về điểm đến du lịch trước khi họ đi du lịch Sau đó, họ sẽtrải nghiệm tại điểm đến nơi mà họ có thể cảm nhận được là tốt hay xấu Du khách

Giá trị cảm nhận

(Perceived value)

Giá trị cảm nhận

(Perceived value)

Sự hài lòng của khách

hàng (SI)

Sự hài lòng của khách

Trang 22

sẽ so sánh hiệu quả mà điểm đến mang lại bằng cách so sánh những gì mà họ kỳvọng trước khi đi du lịch và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã trải nghiệm tạiđiểm đến Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh này.

Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách.

Để đo lường mức độ hài lòng của du khách với các dịch vụ cụ thể, các nghiêncứu trước đó sử dụng các công cụ khác nhau nhằm tạo ra khoảng cách điểm số dựatrên sự khác biệt giữa “mong đợi” và “cảm nhận” vì “chất lượng dịch vụ được xemnhư khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử

dụng dịch vụ” (Parasuraman, Zeithaml and Bery, 1985, 1988), như vậy đo lường sự

hài lòng của các dịch vụ cụ thể cũng chính là đo lường chất lượng dịch vụ bằngcách dựa vào thang đo SERVQUAL

Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL.

Dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al.(1985) (dẫn theo NguyễnĐình Thoẹt al, 2003) Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo SERVQUALgồm 10 thành phần: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Tin cậy; (3) Đáp ứng; (4) Năng lựcphục vụ; (5) Tiếp cận; (6) Ân cần; (7) Thông tin; (8) Tín nhiệm; (9) An toàn; (10) Thấuhiểu Mô hình này có ưu điểm là bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuynhiên rất khó khăn trong việc đánh giá và phân Năm 1988, Parasuraman et al đã hiệuchỉnh lại và hình thành nên mô hình mới gồm 5 thành phần

1 Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất,thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin

2 Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác vớinhững gì đã cam kết, hứa hẹn

3 Khả năng đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục

Trang 23

H1

H3 H4 H5

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ

Giá cả và sự hài lòng của khách hàng.

Giá cả được xem như nhận thức của người tiêu dùng về việc từ bỏ hoặc hysinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm hoặc một dịch vụ (Zeithaml,1988) Một trong những phương thức để thông tin (quảng cáo) ra bên ngoài về dịch

vụ là giá cả của dịch vụ (Zeithaml and Bitner, 2001) Trong khi đó ảnh hưởng củagiá cả vào sự hài lòng khách hàng ít nhận được sự quan tâm của các nhà nghiêncứu, hơn là các nhân tố khác (Spreng,Dixon, and Olshavsky, 1993; Voss et al, 1998;Bolton, 1999; Varki and Colgate, 2001).Zeithaml and Bitner (2000) cho rằng giácủa dịch vụ có thể ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, hài lòng

và giá trị Bởi sản phẩm dịch vụ có tính vô hình nên thường rất khó để đánh giá

Phương tiện hữuhình

Sự hài lòngcủa kháchhàng

Tin cậyKhả năng đáp ứng

Năng lực phục vụ

Cảm thông

Trang 24

trước khi mua, giá cả được xem như công cụ thay thế mà nó ảnh hưởng vào sự hàilòng về dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấyrằng mối quan hệ có ý nghĩa giữa giá cả và hài lòng khách hàng (Varki and Colgare,2001; Hong and Goo, 2003) Từ các thảo luận trên, giả thuyết rằng giữa giá cả vàhài lòng khách hàng có quan hệ nghịch biến, cụ thể:

H6: khi giá cả được khách hàng cảm nhận cao hay thấp thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

H1H2 H3

H4 H5 H6

Hình 1.5: Mô hình chất lượng dịch vụ, giá cả và cả sự hài lòng của khách hàng.

Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách.

Các nhà kinh doanh thường cho rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng củakhách hàng là một, có thể thay thế cho nhau Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứuđược thực hiện và chứng minh rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của kháchhàng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Sự hài lòng khách hàng là một kháiniệm tổng quát trong khi chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các yếu tố của chấtlượng dịch vụ (Zeithaml and Bitner, 2000) Dựa vào kết quả nghiên cứu này,Zeithaml và Bitner (2000) đã đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòngcủa khách hàng

Phương tiện hữu hình

Sự hài lòngcủa kháchhàng

Tin cậy Khả năng đáp ứng

Năng lực phục vụ

Cảm thông Giá cả

Trang 25

Hình 1.6: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

( Nguồn Zeithaml & Bitner (2000)).

Hạn chế của mô hình:

+ Các tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ mang tính cụ thể trong khi sự hàilòng của du khách liên quan đến nhiều yếu tố chủ quan khác ngoài chất lượng dịch

vụ như giá cả, thời gian sử dụng dịch vụ, quan hệ với du khách…

+ Nhận thức về chất lượng dịch vụ càng ngày càng có nhiều tiêu chí cụ thể đểđánh giá như ISO, TQM… nên nó ít phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhà cung cấpdịch vụ, môi trường du lịch, quan hệ giữa du khách và nhà cung cấp dịch vụ trongkhi sự hài lòng của du khách phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố này

+ Các đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào việc thực hiện các giá trịnày như thế nào trong khi sự hài lòng của du khách lại là sự so sánh giữa các giá trịcảm nhận với các giá trị mong đợi của việc thực hiện các dịch vụ đó

+Tuy đã có một số mô hình như trên nhưng cách tiếp cận của họ không phải làtoàn diện ở chỗ nó không chỉ ra những trải nghiệm của tổng số ngày nghỉ mà tậptrung vào các dịch vụ cung cấp bởi một tổ chức cụ thể

+ Hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đã tập trung vào cácdịch vụ cá nhân (x Ryan & Cliff, năm 1997; Suhet al, 1997)

+ Sử dụng một tập hợp các thuộc tính cố định, chung cho tất cả các điểm đến

Những nhân tố tình huốngChất lượng sản phẩm

Sự hài lòng của khách hàngChất lượng dịch vụ

Những nhân tố cá nhân Giá

Trang 26

1.2 Tổng quan về điểm đến du lịch.

1.2.1 Khái niệm về du lịch.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO): “Du lịch

được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm thức ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…”

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao

gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày

14/6/2005: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.2.2 Khái niệm về khách du lịch.

Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):

“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí,

nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác” Đến năm

1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm” Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài đến địa điểm

du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch”.

Theo luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp

đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (điều 4, luật du lịch, 2005).”

Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:

Trang 27

a Khách du lịch quốc tế

Theo Luật du lịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành và cóhiệu lực từ ngày 01/01/2006, thì định nghĩa về khách du lịch quốc tế và nội địađược trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau:

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”

b Khách du lịch nội địa.

“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (Theo điều 34, Luật du lịch, 2005).”

1.2.3 Khái niệm về điểm du lịch.

Luật du lịch 2017: “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư,

khai thác phục vụ khách du lịch.”

Ngày 31/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướngdẫn Luật Du lịch Theo đó, điều kiện công nhận điểm du lịch là một trong nhữngnội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP Cụthể bao gồm:

1 Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan

có thẩm quyền xác nhận Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hìnhkhu vực

2 Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm

3 Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,bao gồm

1.2.4 Điểm đến du lịch.

a Khái niệm về điểm đến du lịch.

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểmđến du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm

đến du lịch :“Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít

nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên

du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.

Trang 28

“Điểm đến du lịch là một đất nước, một vùng lãnh thổ, một thành phố hay một

thị trấn khi được tiếp thị thành nơi để khách du lịch đến thăm” – Bierman (2003)

b Các yếu tố cơ bản của điểm đến du lịch

Các yếu tố cơ bản của một điểm đến du lịch được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Hình 1.7: Các yếu tố cơ bản cấu thành điểm đến du lịch

(Nguồn: Mike & Caster, 2007)

c Đặc điểm của điểm đến du lịch.

Có thể thấy, tất cả các điểm đến đều có những hợp phần cơ bản như: Tàinguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng,…, đều có sức hấp dẫn đối với

du khách, đầu nhằm mục đích phục vụ nhu cầu du lịch của khách và mang lại lợinhuận cho các nhà đầu tư, các địa phương và cộng đồng dân cư Tuy nhiên, mỗiđiểm đến du lịch đều có những sự khác biệt và chính sự khác biệt này đã tạo thànhsức hấp dẫn riêng và khả năng cạnh tranh giữa chúng Theo từng tiêu chí phân loại,

có thể chia thành nhiều loại điểm đến khác nhau

Tại Việt Nam, căn cứ vào quy mô lãnh thổ của điểm đến, các điểm đến đượcphân loại thành vùng du lịch, trung tâm du lịch, điểm du lịch và khu du lịch Cáchphân loại này được thể hiện ở chiến lược du lịch quốc gia, quy hoạch phát triển dulịch quốc gia

Sự hấp dẫn và trải nghiệm điểm đến được hình thành

và cá nhân

Các tiện nghi công cộng

và cá nhân

Khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực

Hình ảnh

và đặc điểm

Hình ảnh

và đặc điểm

Giá cảGiá cả

Trang 29

Căn cứ vào không gian địa lý, các điểm đến được phân loại thành các điểmđến du lịch vùng núi, vùng ven biển, hải đảo, đô thị, nông thôn,… Tuy nhiên, cáchphân loại này chỉ được áp dụng về mặt lý thuyết trong các giáo trình giảng dạy đạihọc chuyên ngành địa lý, du lịch mà chưa có văn bản quy định chính thống

Tại Luật Du lịch 2005, các điểm đến được xác định chính thức gồm 03 loại:

- Điểm du lịch

- Khu du lịch

- Đô thị du lịch

1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết.

1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.

Từ việc tham khảo các mô hình đánh giá sự hài lòng, trên cơ sở nghiên cứuđặc thù của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, kết hợp vớinghiên cứu khám phá, từ đó rút ra mô hình lý thuyết các nhân tố cho tác động đến

sự đánh giá của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng được trình bày trong hình1.8 Mô hình này được thay đổi để phù hợp với đề tài và phạm vi nghiên cứu; cácthành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là: 1 – Cơ sở vật chất, trangthiết bị; 2 – Phong cảnh và môi trường du lịch; 3 – Nhân viên phục vụ; 4 – Giá vétham quan; 5 – Hoạt động tại di tích; 6 – Yếu tố an ninh, an toàn

H1

H3 H4H5H6

Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Phong cảnh và môi trường du lịch

Đánh giá của

du kháchNhân viên phục vụ

Hoạt động tại di tích

Giá cả dịch vụ

Yếu tố an ninh, an toàn

Trang 30

1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu.

Trong mô hình nghiên cứu này, ta sẽ dùng để kiểm định các giả thuyết có mối quan

hệ giữa đánh giá của khách hàng về các yếu tố cảm nhận và sự hài lòng của du khách:H1: Cơ sở vật chất, trang thiết bị có mối quan hệ đồng biến với sự hài lòng của dukhách

H2: Phong cảnh và môi trường du lịch có mối quan hệ đồng biến với sự hài lòngcủa du khách

H3: Nhân viên phục vụ có mối quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du kháchH4: Hoạt động tại di tích có mối quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách.H5: Giá cả dịch vụ có mối quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách

H6: Yếu tố an ninh, an toàn có mối quan hệ đồng biến với sự hài lòng của dukhách

Du khách đánh giá càng cao khi mức độ hài lòng về di tích lăng Minh Mạngcủa du khách càng được thỏa mãn

B CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1 Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lí hết sức thuận lợi, nằm ở vùng duyên hảimiền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địabiển Đông Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước phía bắc giáp với Quảng Trị, phíanam giáp với Đà Nẵng và Quảng Nam Đồng thời Tỉnh Thừa Thiên Huế còn nằmtrên “con đường di sản miền Trung” kết nối với các điểm di sản thế giới như Phố

Cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với Quầnthể di tích cố đô Huế đã tạo nên một tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, thu hút đông đảo

du khách Ngoài ra, với hệ thống địa hình đồng bằng và núi thấp, hệ thống thủy văn

đa dạng và phức tạp cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo nên cho tỉnh ThừaThiên Huế một hệ thống tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và phong phú

1.1.1 Tổng lượt khách du lịch.

Trong 3 năm qua tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng kháđều Năm 2016 du lịch Thừa Thiên Huế đón khoảng 3.25 triệu lượt khách, kháchquốc tế chiếm 1.052 lượt khách; năm 2017 đạt 3.800.012 lượt tăng 16,63% so với

Trang 31

năm 2018 là 4.332.673 lượt khách tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tếđạt 1.951.461 lượt tăng 30% so với năm 2017.

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 0

(Đơn vị: lượt khách)

Biểu đồ 1.1: Tình hình khách du lịch đến Huế giai đoạn 2016 – 2018.

Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2017, lượng khách du lịch đến Huế tăng rất rõrệt, có thể nói rằng “ năm 2016 được xem là năm bản lề cho giai đoạn phát triểnmới của ngành du lịch, năm 2017 là năm khởi động và năm 2018 là năm bắt đầutăng tốc khá thành công của ngành du lịch Thừa Thiên Huế” Điều này được lý giảibởi trong năm vừa qua, Thừa Thiên Huế đã và đang nâng tầm về cả quy mô và hìnhthức triển khai, tần suất; đầu năm 2018 những lễ hội truyền thống như lễ Cầu Ngư,

lễ hội đền Huyền Trân, hội Vật làng Sình… thu hút sự quan tâm của du khách vàcộng đồng, tỉnh cũng tổ chức thành công Festival Huế 2018 thu hút gần 1,2 triệulượt khách đến tham quan và giới thiệu một loạt các chương trình văn hóa, nghệthuật có khả năng xây dụng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn

Năm 2018, du lịch Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ trọngkhách du lịch đến Huế rất cao, thị trường khách quốc tế ổn định, Thừa Thiên Huếvẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam

Trang 32

1.1.2 Kết quả doanh thu du lịch

Bảng 1.1: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018.

(ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 0

Biểu đồ 1.2: Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018

Trong giai đoạn 2016 – 2017, doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế có sự tăngtrưởng đáng kể Năm 2016 doanh thu du lịch ước đạt 3.120 tỷ đồng, năm 2017 đạtkhoảng 3.520 tỷ đồng và năm 2018 là 4.473 tỷ đồng Như vậy so với năm 2016,tổng doanh thu du lịch năm 2017 tăng gần 10%, năm 2018 tăng 27,1% so với cùng

kỳ năm 2017

Doanh thu du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh Tốc độtăng trưởng GDP du lịch luôn cao hơn rất nhiều so với GDP của tỉnh , hơn nữangành du lịch – dịch vụ luôn được tỉnh tập trung đầu tư, phát triển , hướng vào khaithác các lợi thế của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cho hay, sẽ phấn đấu trong năm 2019 đónkhoảng 4,5 – 4,7 triệu lượt khách, tăng 8 – 10% so với năm 2018; trong đó, khách

Trang 33

với cùng kỳ; doanh thu du lịch dự kiến tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, đạt4.700 – 4.900 tỷ đồng.

1.2 Tình hình phát triển du lịch tại các điểm thuộc Quần thể Di tích Cố

Đô Huế.

Trong những năm qua, du lịch đã giúp cho Huế có được những đóng góp tolớn trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấukinh tế của địa phương Mặt khác, du lịch phát triển đã tạo nhiều cơ hội về công ănviệc làm cho người dân địa phương cũng như đem lại nguồn thu cho tỉnh và các hộgia đình

Bảng 1.2: Lượng khách tham quan tại các điểm thuộc Quần thể di tích Cố Đô Huế giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế

Theo số liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế thì có khoảng2.426.148 lượt khách đến tham quan tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố

đô Huế trong năm 2016, với tổng doanh thu từ việc bán vé là 262.739.076.000 đồngvượt chỉ tiêu UBND tỉnh đặt ra từ đầu năm là 31%; so với cùng kỳ năm 2015 thìtổng lượt khách tăng 379.202 lượt (tăng 18,52%),tổng doanh thu tăng55.192.612.000 đồng (tăng 26,59%) Trong đó khách quốc tế đạt 1.401.072 lượtkhách , tăng 325.552 lượt khách so với năm 2015; khách nội địa là 1.025.068 lượt,tăng 53.650 lượt so với cùng kỳ năm 2015

Trang 34

Bảng 1.3 : Doanh thu vé tham quan tại các điểm thuộc Quần thể

di tích Cố Đô Huế giai đoạn 2016 – 2017

(Đơn vị: đồng)

Doanh thu du lịch 262.739.076.000 317.365.261.000 381.755.915.000Năm 2017 có 2.942.167 lượt khách đến tham quan tại các điểm di tích thuộcQTDTCDH, với tổng doanh thu là 317.365.261.000 đồng từ tiền bán vé; so vớicùng kỳ năm 2016 thì tổng khách tăng 515.769 lượt khách (tức tăng 21,25%), doanhthu tăng 54.590.555.000 đồng (tức tăng 20,77%) Trong đó khách quốc tế là1,808,760 lượt khách, khách nội địa 1.133.407 lượt; so với cùng kỳ năm 2016 thìkhách quốc tế tăng 407.439 lượt (tăng 29,08%), khách nội địa tăng 108.330 lượt(tức 10,56%)

Năm 2018 là một năm đánh dấu sự đột phá mạnh mẽ ở lĩnh vực tài chính.Theo thống kê, có 3.421.105 triệu lượt khách đến tham quan tại các điểm di tíchthuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trong năm 2018 Kết quả thu về hơn 381 tỷ đồng

từ tiền bán vé, vượt chỉ tiêu UBND tỉnh đặt ra từ đầu năm hơn 19% (chỉ tiêu 320tỷ) Trong đó, khách quốc tế đạt 2,272 triệu lượt, tăng 25,61% so với năm 2017 (cụthể tăng 463.396 lượt); khách trong nước đạt 1,148 triệu lượt, tăng 1,37% so vớinăm 2017 (cụ thể tăng 15.547 lượt)

Trang 35

CHƯƠNG II:

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH

ĐỐI VỚI ĐIỂM THAM QUAN LĂNG MINH MẠNG

2.1 Tổng quan về Vua Minh Mạng và lăng Minh Mạng

2.1.1 Giới thiệu về Vua Minh Mạng.

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1,1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ

1820 đến 1841) của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sửViệt Nam Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu, là vịvua anh minh nhất của nhà Nguyễn

Con thứ hai của Gia Long là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm năm

1801 Do thái tử Cảnh và người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc từ Phápnên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn củamình (con Cảnh) làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triềuđình Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọnNguyễn Phúc Đảm làm người kế vị Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo

Cơ Đốc và không có cảm tình với người Pháp – tư tưởng này giống với Gia Long.Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điệnThanh Hoà để quen với việc trị nước

Trị vì đất nước:

Tháng 12 năm Kỷ Mão (đầu năm 1820), vua Gia Long qua đời Tháng giêngnăm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh

Trang 36

Mạng Bấy giờ ông đã 30 tuổi nên rất am hiểu việc triều chính Nhiều lần sau buổichầu, ông cùng một vài quan đại thần ở lại để bàn việc, hoặc hỏi về các sự tích xưa,hoặc hỏi về những nhân vật cùng phong tục các nước khác.

Nguyễn Thánh Tổ được xem là một vị vua siêng năng, luôn thức khuya dậysớm để xem xét công việc, có khi thắp đèn đọc sớ chương ở các nơi gởi về đếntrống canh ba mới nghỉ Ông thường bảo với các quan:

“ Lòng người, ai chả muốn yên hay vì chuyện sinh sự để thay đổi luôn, lúc trẻtuổi còn khoẻ mạnh mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu thì còn monglàm gì được nữa Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào.”

Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuấthàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện

ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thànhtỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được

tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh MinhMạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ Là người tinhthông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập

và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyểnchọn nhân tài Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành,

Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam Triềuđình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nướcngoài Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một

đế quốc hùng mạnh Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, TrấnMan nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang(Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộnghơn cả Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gâynhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra

Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với

họ Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã

ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo Thụy hiệu do vua con

Trang 37

Thiệu Trị đặt cho ông là Thể thiên Xương vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minhđoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch Phong công Nhân Hoàng đế.

“ Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung,bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳcựu của triều đình Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bàymưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.”

Nói rồi, vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20tháng 1 năm 1841 tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếuhiệu là Thánh Tổ, thụy hiệu Nhân Hoàng đế Lăng của ông là Hiếu Lăng, tại làng

An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Ông được thờ ở Tả Nhất Án ThếMiếu trong Đại Nội kinh thành Huế

Gia quyến:

Trong đời sống riêng tư, người ta cũng phải ngạc nhiên về sức cường trángcủa ông Không có tài liệu cho biết thể lực của ông thế nào, chỉ biết ông có nhiềucác phi tần Có một bài thuốc bổ dương mang tên Minh Mạng thang được quan Thái

y căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của ông để lập ra thang thuốc rượu

Ông không đặt hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là ngôi phi Tá Thiên Nhân hoànghậu (tước vị được phong sau khi mất), húy là Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh

1791 Bà qua đời năm 1807, 13 ngày sau khi sinh hạ Hoàng tử trưởng Nguyễn PhúcMiên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này) Trong thời gian tại vị của Minh Mạng,người được mang vinh dự đứng đầu nội cung là Nhất giai Hiền phi Ngô Thị Chính -con gái của viên đại thần cũ của nhà Tây Sơn là Ngô Văn Sở Minh Mạng còn có ýlập bà Hiền phi lên ngôi Chánh hậu, lập con bà là Ngũ hoàng tử Miên Hoành làm

Trang 38

Thái tử, tuy nhiên do mẹ ông là Thái hậu Trần Thị Đang đứng ra bảo vệ cho trưởng

tử Miên Tông, và sau đó Miên Hoành lại mất sớm (1836), nên sự việc không thành.Minh Mạng có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa

2.1.2 Tổng quan lăng Minh Mạng.

2.1.2.1 Lịch sử xây dựng và phát triển.

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng (孝 陵 , do vua Thiệu Trị cho xâydựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòngHữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km Lăng MinhMạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mườinghìn thợ và lính

Lịch sử

Tháng 2 năm 1820, vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ tư là Nguyễn PhúcĐảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng hay Minh Mệnh Làmvua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình.Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê,gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạothành con sông Hương thơ mộng Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa,đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này.Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành HiếuSơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng Vua sai các đại thần tiến hành việc khảo sát địathế, đo đạc đất đai,…đích thân vua phê chuẩn, xem xét họa đồ thiết kế của các quan.Tháng 9/1894, triều đình huy động 3.000 lính và thợ lên điều chỉnh mặt bằng

và xây dựng vòng la thành chung quanh khu vực kiến trúc Khu đất này rộng 14ha,dài 700m Tất cả các công trình đăng đối theo trục dọc thể hiện sự bền vững Sau 8tháng thi công công trình, ngày 20/1/1841 nhà vua băng hà giữa lúc 50 tuổi

Một tháng sau 20/2/1842, vua Thiệu Trị cho tiếp tục việc xây dựng và sai cácđại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Tri Phương và TônThất Đường đứng ra lo liệu công việc ấy Trong không khí oi bức của mùa hè năm

ấy, tại công trình ấy có đến 3.000 người bị bệnh kiết lỵ cùng một lúc Nhà vua bắt

Trang 39

Ngay sau đó bệnh dịch bị dập tắt Việc xây dựng lăng lại tiếp tục Quan tài vua MinhMạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành bằng đường toại đạo ngày 20/8/1841 và tấmbia “Thánh Đức Thần Công” mới hoàn tất theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.

Bên trong La Thành các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từngcặp qua trục chính xuyên tâm lăng Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có

hệ thống, giống như tình trạng xã hội đương thời, một xã hội được tổ chức theochính sách trung ương tập quyền của chế độ quân chủ tôn sùng nho học đến mức tối

đa Bố cục kiến trúc ấy cũng nói lên cá tính và phong cách của chính vua MinhMạng Bửu Thành xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn cóquyền chi phối toàn bộ xã hội quân chủ ấy

Lăng nằm trên hữu ngạn sông Hương Từ ngoài bến sông vào lăng là 150m.Kiến trúc lăng nói lên tham vọng ôm cả vũ trụ của vua Minh Mạng Lăng có 5 vòngtròn: Mộ vua hình tròn ở giữa - tượng trưng cho mặt trời Vòng thứ hai là hồ bánnguyệt - hồ Tân Nguyệt Vòng thứ ba là La Thành Vòng thứ tư là sông Hương.vòng thứ 5 là đường chân trời Nếu từ trên không nhìn xuống, ta thấy quần thể kiếntrúc này gồm hai chữ “Minh” + “Mạng” Nhưng nếu quan sát từ mặt đất thì thấyđược chữ “Minh” gồm hai chữ “Nhật” và “Nguyệt” cộng lại Từ ngoài vào trong có

5 tầng sân tượng trưng cho ngũ hành

Mở đầu Thần Đạo là Đại Hồng Môn- cổng chính đi vào lăng - cao 9m, rộng12m Cổng này có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp, được trang trí rất đẹp Cổngchỉ mở ra một lần lúc đưa quan tài của vua vào lăng Sau đó đóng kín Ra vào phảiqua hai cửa phụ là Tả Hồng Môn Sau Đại Hồng Môn là sân lát gạch bát tràng Hai

Trang 40

bên có hai hàng tượng quan viên, voi, ngựa Cuối sân là Bi Đình hay Phương Đìnhnằm trên đồi Phụng Thần Sơn Bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” bằng đácủa vua Thiệu Trị viết về công đức và tiểu sử của vua cha Tiếp đến là sân triều lễ,chia làm 4 bậc.

Mở đầu cho khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua) là Hiển Đức Môn, đượcgiới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu tượng cho mặt trái đất – trời tròn đấtvuông Ở trung tâm khu vực này có điện Sùng Ân thờ bài vị của vua và bà Tả ThiênHoàng Hậu (Hồ Thị Hoa), mẹ vua Thiệu Trị Nơi đây tượng trưng là nơi nghỉ ngơicủa vua Quanh điện Sùng Ân là Tả Hữu Phối Điện và Tả Hữu Tùng Phòng để thờcác quan và cung tần, cũng được giới hạn trong lớp thành hình vuông- biểu tượngcho đất Tiếp đến là Hoàng Trạch Môn là ranh giới giữa nơi thờ và mộ táng, đầyhoa ngát hương thơm, là khu vực mở đầu cho một thế giới đầy an nhàn siêu thoát,

vô biên Bước xuống 17 bậc thềm bằng đá thanh dịu mát để rơi mình vào khoảngkhông gian đầy hoa thơm cỏ lạ

Hai bên cầu Trung Đạo (giữa), Tả phụ (trái), Hữu bậc (phải) bắc qua hồTrừng Minh sẽ đưa chúng ta đến Minh Lâu nằm chân đồi Tam Tài Sơn, là nơi vuangắm cảnh, ngắm trăng, và suy ngẫm thế nhân Tòa nhà này có hình vuông, hai tầng(tượng trưng cho lưỡng nghi), 8 mái (tượng trưng cho bái quái) Hai bên Minh Lâu

về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn tượngtrưng cho uy quyền và công đức vua Hai hoa sen trên hai trụ biểu như hai ngọnđuốc tỏa sáng cho cuộc đời Ông nghĩ rằng ông đã hoàn thành công đức và thanhthản để đi vào cõi vĩnh hằng

Ngay sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ thọ đối xứng nhau qua đườngthần đạo - một biểu tượng cầu mong sự vĩnh cửu của vương nghiệp nhà vua dưới

âm phần và sự bền lâu của vương quyền triều Nguyễn trên dương thế Kế đến làcổng với hai hàng chữ đề “Chánh Đại Quang Minh” để bước qua cầu “Thông MinhChính Trực” vào thế giới vô biên “Chánh Đại Quang Minh” là đường lối tư tưởngtrị nước của vua Minh Mạng Sau khi qua cổng chính chúng ta đi lên cầu “ThôngMinh Chính Trực” bắc qua hồ Tân Nguyên ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ởgiữa Hồ lấy yếu tố âm hòa hợp với yếu tố dương là Bửu Thành- biểu tượng của mặt

Ngày đăng: 16/02/2020, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w