1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghiên cứu sự hài lòng của khách nội địa đến tham quan di tích lăng khải định – thành phố huế

84 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 8,29 MB

Nội dung

Huế từ lâu đã tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách thậpphương, tự hào là cái nôi của hai di sản được UNESCO công nhận đó là Quầnthể di tích Cố đô Huế 1993 và Nhã nhạc cung đình H

Trang 1

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hồng Thị Mộng Liên



Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên trong Khoa Du lịch

- Đại học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang

bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Hoàng Thị Mộng Liên người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề này.

Mặc dù đã có những cố gắng song chuyên đề tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong quý thầy cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn nữa Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm

2019

Sinh viên thực hiện

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hồng Thị Mộng Liên

Hoàng Thị Hồng

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, phân tích, nhận xét,đánh giá được thu thập từ các nguồn khác số liệu trong các bảng biểu phục vụnhau cĩ ghi rõ nguồn tham khảo Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong

đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.Tơi xin cam đoan những điều trên hồn tồn là sự thật!

Huế, tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Hồng Thị Hồng

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

A CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Một số khái niệm về du lịch 5

1.1.1 Khái niệm về du lịch và khách du lịch 5

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch 5

1.1.1.2 Phân loại 6

1.1.1.3 Bản chất của du lịch 10

1.1.1.4 Đặc điểm của du lịch 11

1.1.2 Khách du lịch 12

1.1.2.1 Khái niệm 12

1.1.2.2 Phân loại 12

1.2 Du lịch văn hóa 14

1.2.1 Khái niệm về văn hóa 14

1.2.2 khái niệm du lịch văn hóa 15

1.2.3 Phân loại du lịch văn hóa 16

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

1.2.5 Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa 18

1.3.1 Khái niệm điểm du lịch 19

1.3.2 Đặc điểm của điểm du lịch 19

1.3.3 Phân loại điểm du lịch 19

1.4 Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch 20

1.4.1 Chất lượng dịch vụ 20

1.4.1.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ 20

1.4.1.2 Đặc điểm của chất lượng dich vụ 20

1.4.2 Sự hài lòng của khách du lịch 21

1.4.2.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách du lịch 21

1.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch 22

1.4.2.3 Các mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch 23

1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

B CƠ SỞ THỰC TIỄN 25

Tình hình phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 `26

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN THAM QUAN LĂNG KHẢI ĐỊNH - HUẾ 30

2.1 Khái quát về Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế 30

2.1.1 Giới thiệu Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế 30

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 32

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại khu di tích lăng Khải Định 33

2.2.1 Lượng khách tham quan 34

2.2.2 Doanh thu 35

2.3 Kết quả nghiên cứu 36

2.3.1 Tổng quan về mẫu điều tra 36

2.3.1.1 Thông tin mẫu điều tra 36

2.3.1.2 Đặc điểm đối tượng điều tra 36

2.3.1.3 Thông tin chuyến tham quan của du khách 40

2.3.2 Phân tích ý kiến đánh giá của du khách về sự hài lòng cua điểm di tích Lăng Khải Định 43

2.3.2.1 Đánh giá của du khách vê phong cảnh và môi trường du lịch 45

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

2.3.2.2 Đánh giá của khách du lịch về giá trị của di tích 47

2.3.3 Đánh giá chung của du khách về sự hấp dẫn của di tích 58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 `61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA THAM QUAN TẠI DI TÍCH LĂNG KHẢI ĐỊNH - HUẾ .62

3.1 Đối với việc tổ chức quản lý công trình và trang thiết bị tại điểm di tích lăng Khải Định - Huế 62

3.2 Đối với cảnh quan môi trường ở Lăng Khải Định 62

3.4 Đối với các hoạt dộng tại điểm di tích lăng Khải Định – Huế 63

3.5 Đối với an toàn an ninh tại điểm di tích lăng Khải Định – Huế 63

3.6 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 63

3.7 Tận dụng tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh 64

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Kiến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 TTBTDTCĐH : Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

2 BVHTTDL : Bộ Văn hóa thể thao du lịch

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng khách du lịch tham quan qua các di tích thuộc quyền quản lý

của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế giai đoạn 2016-2018 34

Bảng 2.2 Số lượng khách tham quan khu di tích lăng Khải Định 34

Bảng 2.3 Tổng doanh thu năm 2016 đến năm 2018 35

Bảng 2.4: Tổng hợp đặc điểm đối tượng điều tra ở hai điểm di tích 37

Bảng 2.4: Hệ số Cronbach’s Alpha 44

Bảng 2.5: Đánh giá của du khách vê cơ sở hạ tầng, cảnh quan tại điểm du lịch 45

Bảng 2.6: Kiểm định Anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về phong cảnh và môi trường du lịch 46

Bảng 2.7: Đánh giá của khách du lịch về nhân viên 47

Bảng 2.8 Kiểm định Anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về nhân viên 48

Bảng 2.9: Đánh giá của khách du lịch về hàng lưu niệm 49

Bảng 2.10: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về hàng lưu niệm 50

Bảng 2.11: Đánh giá của khách du lịch về an ninh trật tự 51

Bảng 2.12 Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về an ninh trật tự 52

Bảng 2.13: Đánh giá của khách du lịch về giá trị của điểm di tích 53

Bảng 2.14: Kiểm định Anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về giá trị lịch sử - văn hóa 54

Bảng 2.15: Đánh giá của khách du lịch về khả năng tiếp cận 55

Bảng 2.16: Kiểm định Anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận 56

Bảng 2.17: Đánh giá của khách du lịch về giá cả 57

Bảng 2.18: Kiểm định Anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về giá cả 57

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Giới tính của đối tượng điều tra 38

Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của đối tượng điều tra 38

Biểu đồ 2.3: Nghề nghiệp của đối tượng điều tra 39

Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của đối tượng điều tra 40

Biểu đồ 2.5: So sánh số lần đến các lăng của du khách 40

Biểu đồ 2.6: So sánh sự tiêp cận thông tin du lịch và thông tin vê điểm di tích Lăng Khải Định của du khách 41

Biểu đồ 2.7 So sánh về hình thức chuyến đi của du khách đến với lăng 42

Biểu đồ 2.8: So sánh mục đích đi du lịch các lăng của đối tượng điều tra 42

Biểu đồ 2.9: Đánh giá chung của du khách về sự hấp dẫn của di tích 58

Biểu đồ 2.10: Khả năng trở lại điểm di tích của đối tượng điều tra 59

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ khách giới thiệu di tích cho bạn bè, người thân 60

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế 33

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.Việt Nam cũng là một trong những nước đang không ngừng chú trọng đầu tưkhai thác các hoạt động phát triển du lịch, góp một phần quan trọng không nhỏcho thu nhập kinh tế quốc dân, tác động tích cực và làm cho nền kinh tế - văn hóa

- xã hội không ngừng phát triển Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch,lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Lượng khách quốc tế đến ViệtNam trong tháng 12/2018 đạt 1.374.235 lượt, tăng 5,6% so với tháng 11/2018 vàtăng 7,7% so với tháng 12/2017 Tính chung cả năm 2018 đạt 15.497.791 lượtkhách, tăng 19,9% so với năm 2017 Những con số không dừng lại ở đó, bởicùng sự phát triển của nền kinh tế xã hội, mức sống của người dân ngày càngđược nâng cao Du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sốnghiện đại Nắm bắt được tình hình phát triển du lịch của thế giới cũng như tầmquan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trìnhhội nhập và đổi mới, du lịch nước ta trong những năm gần đây rất được chú trọngđầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nước ta, du lịch Thừa Thiên Huếcũng đang từng bước chuyển mình trở thành một trong những Trung tâm du lịchvăn hóa - lịch sử trọng yếu của cả nước với ưu thế về tài nguyên du lịch đặc sắc

và đa dạng Huế từ lâu đã tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách thậpphương, tự hào là cái nôi của hai di sản được UNESCO công nhận đó là Quầnthể di tích Cố đô Huế (1993) và Nhã nhạc cung đình Huế (2002).Quần thể di tích

Cố đô Huế thu hút được nhiều khách tham quan và các nhà nghiên cứu phát triển

du lịch, hệ thống di tích rất phong phú, hấp dãn, mang giá trị to lớn về mặt lịch

sử, văn hóa, nghệ thuật Các lăng tẩm của các vị vua Triều Nguyễn đã và đangđược khai thác mạnh mẽ, lượng khách tham quan khá đông, mang lại nguồn lợikinh tế lớn và trở thành sản phẩm du lịch chủ yếu của địa phương Tuy nhiên,thực tế khách quan cho thấy đa số khách đến tham quan lần đầu và tỷ lệ khách

Trang 11

quay lại còn rất ít Vì vậy, yêu cầu tìm kiếm biện pháp, đưa ra các chính sách thuhút du khách đến tham quan và nâng cao khả năng quay lại của du khách trở nêncấp thiết.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu sự

hài lòng của khách nội địa đến tham quan di tích Lăng Khải Định – Thành phố Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa.

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích chung

Nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình hoạt động du lịch, đồng thời dựavào thực tiễn phát triển, kết hợp bám sát về mặt cơ sở lý luận để có thể đánh giáđược sự hài lòng khách du lịch quốc tế tại lăng Khải Định Từ đó thấy được tiềmnăng và sức hút của điểm đến, đưa ra các giải pháp thiết thực để phát huy hơnnữa những mặt tích cực và hạn chế phần nào những mặt còn chưa tốt, nâng cao

sự hài lòng du khách

2.2 Mục đích cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các khái niệm du lịch,khách du lịch và sự hài lòng khách du lịch của điểm đến

- Đánh giá thực trạng sự hài lòng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

sự hài lòng khách tham quan tại điểm di tích lăng Khải Định Huế

- Phân tích sự khác biệt trong cách đánh giá của khách du lịch về sự hàilòng tại điểm di tích lăng Khải Định phân theo đặc điểm cá nhân như: độ tuổi,quốc tịch, trình độ học vấn, nghề nghiệp

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng dukhách của điểm di tích lăng Khải Định

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Khách du lịch nội đia đến tham quan tại di tích lăng Khải Định

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tại di tích lăng Khải Định Huế

- Về thời gian: từ 12/2018 đến 04/2019

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp:

Tiến hành thu thập từ nguồn Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâmbảo tồn di tích Cố đô (bao gồm thông tin từ thư viện và phòng kế hoạch – tàichính) Thông tin số liệu liên quan đến một số nội dung chủ yếu sau:

Lịch sử quá trình xây dựng lăng Khải Định và các công trình kiến trúctrong di tích lăng Khải Định

Biến động lượt khách tham quan và doanh thu từ bán vé của Khải Định(2016-2018)

Số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra: phương pháp chọn mẫu

Quy mô mẫu: sử dụng công thức Linus Yamane để tính quy mô mẫu.Công thức:

Với n: quy mô mẫu điều tra

N: kích thước tổng thể Cụ thể là tổng số lượng khách nội đia đến lăng KhảiĐịnh năm 2018

e: mức độ sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể e = 0,1

=> n =

5.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sau khi tiến hành xong việc phát bảng hỏi điều tra, tiến hành hiệu chỉnh,

mã hóa dữ liệu Sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSSphiên bản 22.0 để phân tích số liệu:

Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài sử dụng thangđiểm Likert để lượng hóa các mức độ hài lòng của du khách

Kiểm định,phân tích phương sai 1 yếu tố Oneway ANOVA, phân tích vềtần suất (Frequency) và phần trăm (Percent) của các ý kiến

Trang 13

6 Kết cấu đề tài

PHẦN I: Đặt vấn đề

PHẦN II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu sự hài lòng khách nội địa đến tham quan tại di tíchlăng Khải Định- Huế

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng khách du lịch nội điatham quan tại di tích lăng Khải Định Huế

PHẦN III: Kết luận và kiến nghị

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ “du lịch” được định nghĩa lần đầu tiên tại Anh vào năm 1811 như sau:

“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.

- Năm 1963, Hội Nghi Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma định nghĩa như

sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế

bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình”.

- Theo tổ chức Du lịch thế giới – Liên hiệp quốc UNWTO (2008): “Du

lịch (tourism) là hành động rời khỏi nơi cư trú để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề

và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không vượt quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, ngoại trừ mục đích thu lợi nhuận”.

Trang 15

- Theo quan điểm của Millvà Morrison (1982):“Du lịch là một hoạt động

xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm”

- Theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là

hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.

Như vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc định nghĩa

về khái niệm du lịch, song có thể hiểu một cách khái quát về du lịch như sau:

“Du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của bản thân (trừ mục đích làm việc kiếm tiền) tại điểm đến trong khoảng thời gian nhất định và quay trở về nơi cư trú ban đầu”.

1.1.1.2 Phân loại

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép xác địnhđược ý nghĩa cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch Các loại hình du lịchđược phân theo các tiêu thức sau:

a Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hay phân loại theo vị trí địa lý

Du lịch được phân ra thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa

- Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du

khách nằm ở các quốc gia khác nhau Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽnảy sinh sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ

- Du lịch nội địa: Điểm đi và điểm đến thuộc trong phạmvimột quốc gia.

Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người nướcngoài cư trú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

b Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

Du lịch được phân thành các loại sau:

- Du lịch chữa bệnh: Du lịch chữa bệnh hiện là một loại hình du lịch “mới”

được khôi phục lại và phát triển mạnh trên thế giới Đặc biệt, không nằm ngoàivòng quay của sự phát triển, các nước châu Á như Singapore, Malaysia, TrungQuốc, Ấn Độ, … cũng chú trọng đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm

Trang 16

du lịch chữa bệnh nhằm tạo sự cạnh tranh và quyết giành thị phần số một là điểmđến hàng đầu về du lịch chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh của khu vực.

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Là loại hình du lịch phục vụ cho nhu cầu nghỉ

ngơi, giải trí cho du khách sau những ngày làm việc vất vả

- Du lịch văn hoá: Là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao hiểu biết

cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa cùng phongtục, tập quán của đất nước du lịch Du lịch văn hóa gồm 2 loại:

Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này

thường đi với mục đích định sẵn, thường là cán bộ khoa học, sinh viên và cácchuyên gia

Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: Bao gồm đông đảo những người

đi du lịch với mong muốn mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò

Du lịch thể thao thụ động: Là những cuộc hành trình đi du lịch để xem

các cuộc thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic

- Du lịch công vụ (hay còn được gọi là du lịch MICE): Là loại hình du lịch

kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm MICE được xem làsản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổchức và hạ tầng cơ sở nhất định

- Du lịch thăm hỏi: Là loại hình du lịch kết hợp việc đi du lịch với thăm hỏi

người thân, bạn bè, … trong một khoảng thời gian nhất định

- Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch nhằm mục đích tham gia các hoạt

động thể thao như: leo núi, vượt thác, Hay tham gia các sự kiện thể thao trongnước và quốc tế như olympic, seagames, …

Trang 17

c Căn cứ vào thời gian và địa điểm của hoạt động du lịch

Việc phân loại du lịch theovị trí địa lý sẽ bao gồm các loại sau:

- Du lịch biển: Gồm có các hoạt động du lịch như tắm biển, thể thao biển.

Thời gian thuận lợi cho loại hình này là vào mùa hè (mùa nóng) tình trạng ônhiễm biển hiện nay do sự quá tải lượng khách không có bảo vệ chặt chẽ đangđược báo động ở Việt Nam Tuy nhiên hoạt động thể thao biển ở Việt Nam chưađược phát triển nhiều, chẳng hạn như lướt ván trên biển, nhảy dù trên không, …

- Du lịch núi: Ngoài du lịch nghỉ dưỡng, địa hình núi còn thuận lợi cho việc

phát triển tham quan, cắm trại, mạo hiểm, … Du lịch núi thu hút nhiều đối tượng

du khách khác nhau, chẳng hạn nhưngười cao tuổi thích nghỉ dưỡng, giới trẻthích cắm trại, tham gia thể thao mạo hiểm,…)

- Du lịch đô thị: Đây là loại hìnhdu lịch đến các thành phố lớn, trung tâm

hành chính nổi tiếng với những kiến trúc mang tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, đặcbiệt cả những khu thương mại lớn phục vụ cho việc chiêm ngưỡng và mua sắm

d Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng

Việc phân loại du lịch theo phương tiện giao thông bao gồm các loại sau:

- Du lịch xe đạp: Đây là loại hình du lịch phát triển ở những nước có địa

hình bằng phẳng như: Áo, Hà Lan, Đan Mạch, Du lịch xe đạp thường được tổchức trong thời gian từ 1 đến 3 ngày cuối tuần Ở Việt Nam, loại hình này củađược đưa vào sử dụng chưa được phổ biến lắm, mới chỉ xuất hiện một số người

tự tổ chức chuyến đi du lịch xuyên Việt bằng xe đạp

- Du lịch ô tô: Đây là loai hình du lịch có tốc độ nhanh, thông dụng, phổ

biến, giá thành không cao và được sử dụng nhiều trong vận chuyển du lịch ỞChâu Âu, có khoảng 80% du khách đi du lịch bằng ô tô

- Du lịch máy bay: Đây làloại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện

nghi đầy đủ, tốc độ cực lớn, di chuyển ở một quảng đường xa với ít thời gian.Song, mặt hạn chế của nó là giá cả cao, khả năng rủi lo lớn Tuy thế, ngày nay sốkhách đi du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể

- Du lịch tàu hoả: Loại hình du lịch này có giá thành rẻ, thiết bị ngày càng

hoàn thiện nên thu hút khá nhiều khách đi bằng phương tiện này

Trang 18

- Du lịch tàu thuỷ: Đây là loại hình du lịch xuất hiện từ khá lâu Cho đến nay

đã nhiều tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, bể bơi, sânthể thao, đảm bảo phục vụ khách du lịch với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng

e Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng

Có nhiều loại hình lưu trú trong du lịch, theo đó du lịch được phân thànhcác loại tương ứng như sau:

- Du lịch nghỉ ở khách sạn (Hotel): Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ

tiện nghi phục vụ các nhu cầu khác nhau của du khách từ ăn uống, ngủ nghỉ, vuichơi, giải trí, …Khách sạn được phân thứ hạng tùy theo mức độ sang trọng của

cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ nhân viên, …

- Du lịch nghỉ ở Motel: Là hình thức du lịch nghỉ ngơi ở những khách sạn

bên lề trên những chặng đường dài dành cho khách du lịch đi bằng ô tô

- Nhà nghỉ, nhà trọ thanh niên: Hình thức này chủ yếu phục vụ cho học

sinh, sinh viên, những người có khả năng thanh toán không cao Tiện nghi phục

vụ bình dân như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung, giá cả thấp

- Du lịch nghỉ camping: Du khách có thể chọn thuê một điểm tại bãi cắm

trại (khu vực được quy hoạch)

- Du lịch nghỉ ởBungalow: Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ

hoặc các vật liệu nhẹ khác theo phương thức lắp ghép đơn giản Bungalow có thểđược dựng đơn lẻ hoặc được phân thành dãy hay cụm và thường được xây dựngtại khu nghỉ biển, nghỉ núi hoặc tại các làng du lịch

- Du lịch tại làng du lịch: Làng du lịch là cơ sở lưu trú gồm quần thể các biệt

thự hoặc bungalow được quy hoạch xây dựng với các tiện nghi, dịch vụ phục vụcho sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cần thiết cho du khách Du lịch kiểu nàygiúp du vừa dễ dàng trong việc giao tiếp với nhau lại vừa có không gian biệt lập

g Căn cứ vào thời gian du lịch

Dựa vào thời gian thì du lịch được phân thành 2 loại như sau:

- Du lịch ngắn ngày: Là chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một

tuần và du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày Loại hình này kháphát triển ở một số nước như: Mỹ, Anh, Pháp, …

Trang 19

- Du lịch dài ngày: Là loại hình dư lịch thường được tổ chức vào các kỳ nghỉ

phép trong năm hoặc nghỉ đông, nghỉ hè Loại hình này thường kéo dài vài tuần

h Căn cứ vào thành phần xã hội của du khách

Dựa vào thành phần xã hội của du khách du lịch được chia thành 2 loại như sau:

- Du lịch cao cấp: Dành cho những người có khả năng thanh toán cao với

những dịch vụ có chất lượng đặc biệt, mức giá cao và thường đem lại hiệu quảkinh tế cao cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch

- Du lịch đại chúng (Mass Tourism): Dành cho những người có khả năng

thanh toán hạn chế, sử dụng các dịch vụ có chất lượng trung bình

i.Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

Dựa vào hình thức tổ chức chuyến đi, du lịch được chia ra 2 loại như sau:

- Du lịch theo đoàn: Là hình thức các thành viên tham dự theo đoàn và

thường có sự chuẩn bị chương trình từ trước Du lịch theo đoàn có thể tổ chứctheo hai hình thức:

Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch

Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch

- Du lịch cá nhân: Là những người đi du lịch một mình, có thể thông qua

các tổ chức du lịch hoặc đi theo hình thức tự do

- Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên,

do đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ởđây

- Sự di chuyển tới nơi đến mang tính chất tạm thời, sau đó quay trở về

- Chuyến đi với nhiều mục đích song không với mục đích định cư hoặc tìm

Trang 20

kiếm việc làm tại nơi viếng thăm.

1.1.1.4 Đặc điểm của du lịch

Theo báo cáo của tổ chức du lịch thế giới UNWTO (2008) thì du lịch có

những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, du lịch có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong

quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính xác

về thời gian, có kếhoạch chi tiết chu đáo về nội dung các hoạt động, cần phải kếthợp một cách hữu cơ chặt chẽ giữa các khâu Mặc khác, các yếu tố như thiênnhiên, chính trị, kinh tế, xã hội đều có ảnh hưởng đến du lịch Thảm họa chiếntranh, động đất, khủng bố, sa sút kinh tế đều gây ảnh hưởng lớn đối với sự pháttriển du lịch

Thứ hai, du lịch mang tính đa ngành cao Tính đa nghành được thể hiện

qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnhquan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo

Du lịch sẽ không phát triển nếu không có sự trợ giúp của các nghành kinh tế - xãhội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải Ngược lại, du lịch cũng mang lạinguồn thu cho nhiều nghành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm, dịchvụcung cấp cho khách du lịch

Thứ ba, du lịch mang tính đa thành phần Thành phần tham gia trong hoạt

động kinh doanh du lịch gồm: khách du lịch, những người quản lí và phục vụdulịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội Do đặc tính đa thành phần trên đây

mà có nhiều loại hình du lịch dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạngcủa du khách

Thứ tư, do ảnh hưởng của yếu tố địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu nên du

lịch hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng.Tại điểm du lịch, điều

kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành tính thời vụdu lịch.Ngoài

ra, tính thời vụ của du lịch có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ củanhân viên, các kì nghỉ của học sinh sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kểđến hoạt động của du lịch

Thứ năm, du lịch mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch

Trang 21

với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữacác quốc gia với nhau Mỗi một điểm du lịch đều có những điểm hấp dẫn, độc đáoriêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực

và quốc gia Hoạt động du lịch ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển nếukhông có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia và toàn thế giới

Thứ sáu, du lịch mang tính chi phí và tổng hợp cao Mục đích của khách du

lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng trả những khoản chiphí trong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại

và nhiều chi phí khác nhằm thực hiện mục đích vui chơi, giải trí, tham quan Vềtính tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng nhiềuloại hình dịch vụ Phạm vi hoạt động của nghành kinh tếdu lịch bao gồm cáckhách sạn, giao thông, nhà hàng, dịch vụ bán đồ lưu niệm Ngoài ra còn có bộphận sản xuất tư liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tàichính, bưu điện

1.1.2 Khách du lịch

1.1.2.1 Khái niệm

Theo điều 10, chương I, Luật du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch là

người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO (du khách có những đặc trưng sau:

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

- Không đi du lịch với mục đích làm kinh tế

- Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm du lịch khoảng 30, 40, 50, dặm

tùy theo quan niệm hay quy định của từng nước

1.1.2.2 Phân loại

Khách du lịch quốc tế

Theo Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc về du lịch tại Rome (1963) thì

Trang 22

khách du lịch quốc tế được đinh nghĩa như sau:“Khách du lịch quốc tế là người

thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm”.

Theo phát biểu của Lahaye (1989) về du lịch tại Hội nghị liên minh Quốc

hội được định nghĩa là:“Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi

thăm, ghé thăm một quốc gia khác quốc gia cư trú thường xuyên, với mục đích tham quan, giải trí, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải có giấy phép gia hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận được thù lao do ý muốn của khách hoặc là do ý muốn của nước sở tại Sau khi kết thúc chuyến đi phải trở về nước của mình, rời khỏi nước sở tại hoặc đến một nước thứ 3”.

Ngoài ra Luật du lịch Việt Nam ra (2017) đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

Khách du lịch nội địa

Theo tổ chức UNWTO (2008) đã đưa ra nhận định về khách nội địa như

sau: “Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốctịch, thăm viếng một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian

ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tạinơi viếng thăm”

- Đối với nước Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi

cách nơi ở thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm với những mục đích khác nhaungoài việc đi làm hằng ngày

- Đối với nước Pháp: Du khách nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú

của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục

Trang 23

đích: giải trí, sức khoẻ, công tác và hội họp dưới mọi hình thức.

- Đối với nước Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một

nơi xa 25 dặm và có nghỉ lại đêm hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm

Đối với Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam đi du lịch

trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” (điều 20, chương IV, Luật du lịch Việt Nam

2017).

Trang 24

1.2 Du lịch văn hóa

1.2.1 Khái niệm về văn hóa

Hiện nay, Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Văn hóa Có những nhậnthức khác nhau về văn hóa là do những nguyên nhân như trình độ nhận thức khácnhau, mục đích nhận thức khác nhau, động cơ nhận thức khác nhau hay góc độtiếp cận khác nhau… của mỗi người

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Hồ Chí Minhcho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

[Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù, Tr.431].

Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sángtạo và phát minh ra Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nóicủa Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quanđến đời sống con người Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tớimột lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì khôngphải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại,phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thốnggiá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạycảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh củacộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừnglớn mạnh” Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiênnhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm vàsức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc

Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ Góc độ thứ nhất làgóc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”: văn hóa sẽ là kiến thức của conngười và xã hội Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thìngười nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không cóvăn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở Còn góc

Trang 25

nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”: văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống

cả vật chất, xã hội, tinh thần của từng cộng đồng ; và văn hóa của từng cộngđồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khácnhau trong những môi trường sống khác nhau

Văn hóa là khái niệm rất rộng Theo Trần Ngọc Thêm, “văn hóa là hệ

thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũytrong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội của mình.”

1.2.2 Khái niệm du lịch văn hóa

Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO):"Du lịch văn hóa bao gồmhoạt

động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá vềvăn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn,về các lễ hội

và các sự kiện văn hóa khác, thăm các di tích và đền đài, du lịchnghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương".

Các nhà quản lý di sản văn hóa thì cho rằng du lich văn hóa là loại hìnhdulịch được tổ chức tốt, có giáo dục, góp phần cho công tác duy tu và bảotồn Đối

tượng mà khách du lịch hướng tới là các di tích và di chỉ Theo hộiđồng quốc tế

các di chỉ và di tích (ICOMOS): "Du lịch văn hóa là loại hìnhdu lịch mà mục

tiêu là khám phá những di tích và di chỉ Nó mang lại nhữngảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hìnhnày trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứngnhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa kinh tế xã hội".

Thậm chí nhiều nhà di sản văn hóa còn đồng nhất khái niệm du lịch vănhóa

là du lịch hướng tới di sản văn hóa Du lịch di sản văn hóa thế giới đượcphác họa

là hoạt động du lịch nhằm thưởng ngoạn các địa điểm, các vật thể, các hoạt độngthể hiện một cách xác thực về các câu chuyện và con ngườitrong quá khứ và hiệntại Nó bao gồm các tài nguyên về văn hóa, lịch sử vàtự nhiên Theo cách giảithích này, du lịch di sản văn hóa cũng có thể đượcgọi là du lịch văn hóa songphạm vi của nó hẹp hơn du lịch văn hóa Do di sảnvăn hóa nhấn mạnh nhiều hơnđến một địa danh cụ thể nhằm tạo ra sự cảmnhận về các đặc điểm riêng của một

Trang 26

địa danh đó, con người ở đó, các vật thể,câu chuyện cũng như truyền thống địadanh đó Trong khi đó, du lịch văn hóa

bao trùm tất cả các yếu tố trên song ít nhấn mạnh đến yếu tố địa danh

Luật Du lịch cho rằng: " Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vàobản

sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống" Ở nghĩa rộng hơn, du lịchvăn hóa cần phải

hiểu là bao gồm các hình thức du lịch dựa trên giá trị vănhóa dân tộc và đặt rayêu cầu về tôn trọng và giữ gìn, phát huy bản sắc vănhóa truyền thống đó Nhưvậy, du lịch lễ hội, du lịch di tích lịch sử văn hóa,du lịch bản làng đều có thể coi

là du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sựtham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là cácbản sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễhội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệthuật, kiến trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách dulịch đến thăm quan Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tinmới, tìm hiểu vàtrải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới

Do vậy, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với cácloại hình văn hóa của địa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra

1.2.3 Phân loại du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa - lịch sử, gồm tất cả những chuyến du lịch thăm lại nhữngkhu di tích lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng lịch sử dântộc, tham quan nơi làm việc của các vĩ nhân

Du lịch văn hóa di sản, là sản phẩm lấy những giá trị văn hóa, lịch sử cótrong di sản để cho khách thưởng thức Một đất nước được vinh danh nhiều disản, nó là “tấm giấy thông hành” về trình độ và bề dày văn hóa – văn minh củadân tộc đó

Du lịch văn hóa cảm xúc, là những sản phẩm khai thác các đặc tính thẩm

mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương

Trang 27

vị, tiếng động những thành tố tạo thành cái cội nguồn văn hóa của vùng, dân tộchay quốc gia.

Du lịch văn hóa sự kiện và lễ hội, là những sản phẩm du lịch tận dụng sựkiện và lễ hội để xây dựng chương trình tour sao cho khách du lịch có thể trảinghiệm và hòa mình vào không khí của lễ hội một cách hợp lý nhất

Du lịch văn hóa nghệ thuật ẩm thực, là sản phẩm được xây dựng trên cơ sởkhai thác những nét tinh hoa ẩm thực truyền thống của vùng hoặc quốc gia tạocho khách cơ hội nghiên cứu, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống.Văn hóa ẩm thực đóng vai 6 trò quan trọng trong việc phát triển du lịch

Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống, là sản phẩm du lịch khai thác cácgiá trị của làng nghề truyền thống, tạo cho khách cơ hội giao lưu học hỏi cáchlàm và mua những sản phẩm ấy

Du lịch văn hóa biển đảo Việt Nam, là sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyênbiển như bãi biển, vịnh và các đảo ven bờ để du khách thư giản, nghỉ dưỡng, giảitrí biển

1.2.4 Đặc điểm của du lịch văn hóa

Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những di tích lịch sử, nhữngthành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát hoặc những vùngnông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nhưcác lễhội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ

Các điểm đến bao gồm các di tích lịch sử, thành phố hiện đại, công viên,các câu lạc bộ, các hệ sinh thái ven biển, hải đảo và đất liền, các kỳ quan trên thếgiới để khám phá nên văn hóa nơi đó Hàng nghìn du khách trên thế giới thườngxuyên tham gia vào các chuyến du lịch mỗi năm để đi tham quan các địa điểmnhư thế này Một trong những điểm đến thu hút khá nhiều khách du lịch là khuvực sinh sống văn hóa của người dân nơi khách du lịch có thể trải nghiệm đượccuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân địa phương, so sánh với với cuộcsống của chính vùng dân cư nơi khách du lịch sinh sống Di sản văn hóa bao gồmhai loại chính là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

Trang 28

Theo điều 4 của Luật di sản văn hoá sửa đổi bổ sung, “Di sản văn hoá vật

thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hìnhthức khác”.

1.2.5 Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa gắn liền với các họat động du lịch và hoạt động văn hóa

- Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa

dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch vănhóa như các cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử - văn hóacho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình vănhóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc Ngoài ra, cần kể đến các

cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo

- Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng

liên quan đến du lịch văn hóa Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổchức Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nuớc đầu tư, hoạtđộng trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồngđịa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, thamgia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa Vì vậy, tính đathành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao

- Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn

các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và pháttriển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chấtlượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa,kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng

- Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa,

thẩm mỹ,…Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa vớinhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách

Trang 29

- Tính mùa vụ: đối với bầt kỳ loại hình du lịch nào cũng có đặc trưng này,

đối với du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông

ở những tuyến, điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè,nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ

1.3 Tổng quan về điểm du lịch

1.3.1 Khái niệm điểm du lịch

Theo khoản 8, điều 4, chương 1, Luật du lịch (2006): “Điểm du lịch là nơi

có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

1.3.2 Đặc điểm của điểm du lịch

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn

- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịchmột năm

- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ

xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tinliên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch

- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi

trường theo quy định của pháp luật

Đây là yếu tố cơ bản thu hút sự chú ý của khách du lịch đối với một điểmđến du lịch Điểm du lịch là yếu tố đầu tiên thúc đẩy khách du lịch đi đến điểmđến đó

1.3.3 Phân loại điểm du lịch

Theo điều 7 của Luật du lịch Việt Nam (2017) thì điểm du lịch được chia

ra thành 2 loại:

- Điểm du lịch quốc gia: Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu

cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết,

có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan mộtnăm

- Điểm du lịch địa phương: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu

tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và co dịch vụ cần thiết, có khảnăng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan trong một năm

Trang 30

- Theo Dimitrios Buhalis (2012): Ngoài ra có thể dựa vào đặc điểm của

điểm du lịch có thể chia điểm du lịch thành các điểm như sau:

Điểm du lịch nhân tạo: Là điểm du lịch do cá nhân hay tổ chức kinh

doanh các dịch vụ du lịch xây dựng nên như khu vui chơi giải trí, bể bơi, đểphục vụ cho nhu cầu của khách du lịch

Điểm du lịch tự nhiên: Là các tài nguyên du lịch hấp dẫn sẵn có được sử

quản lý của con người nhằm phục vụ cho việc tham quan của khách du lịch

Điểm du lịch di sản: Là các điểm du lịch có các tác phẩm kiến trúc, tác

phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học.Các điểm du lịch loại này có thể là các tác phẩm do con người tạo nên hay cáctác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo nhằm phục vụ cho mục đíchtham quan du lịch của du khách trong một thời gian nhất định

Điểm du lịch giải trí: Là các điểm du lịch phục vụ cho hoạt động vui

chơi giải trí của khách du lịch như: bãi biển, núi,

1.4 Lý luận về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch.

1.4.1 Lý luận về chất lượng dịch vụ.

1.4.1.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dựatrên sự so sánh chất lượng mong đợi hay dự đoán và mức độ chất lượng kháchhàng nhận được

Theo Leisen và Vance (2001) chất lượng dịch vụ giúp tạo ra lợi thế cạnhtranh cần thiết bởi đó là một yếu tố khác biệt có hiệu quả Chất lượng dịch vụ đãđược bắt đầu vào những năm 1980 như một xu hướng trên toàn thế giới, khi cácnhà tiếp thị nhận ra rằng chỉ có sản phẩm chất lượng mới có thể được bảo đảm đểduy trì lợi thế cạnh tranh (Wal et al., 2002)

1.4.1.2 Đặc điểm của chất lượng dich vụ

Chất lượng dịch vụ khó đo lường, khó đánh giá

Chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá một cách chính xác thông qua ngườitiêu dùng trực tiếp (khách du lịch) sau khi họ sử dụng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ.Các yếu tố vậtchất tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ, đồng thời nó giúp cho quá trình phục

Trang 31

vụ được dễ dàng hơn.Nhân viên chính là người trực tiếp tham gia vào quá trìnhcung ứng dịch vụ, tạo ra mối quan hệ với khách hàng và sự thỏa mãn của kháchhàng Điều này tùy thuộc vào trình độ và khả năng phục vụ của đội ngũ nhânviên Bên cạnh đó, các cấp quản trị cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Chất lượng dịch vụ đòi hỏi tính nhất quán cao về thời gian, địa điểm, thái

độ phục vụ của nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong tất cả cácgiai đoạn của toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ

1.4.2 Lý luận về sự hài lòng của khách du lịch

1.4.2.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách du lịch

Theo Philip Kotler, sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) làmức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thuđược từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ Mức

độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng, nếukết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quảthực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tếcao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng Sự kỳ vọng của khách hàng đượchình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thôngtin của người bán và đối thủ cạnh tranh Để nâng cao sự thỏa mãn của kháchhàng, doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư thêm và ít ra cũng là đầu tư thêmnhững chương trình marketing

Theo Oliver (1999) và Zineldin (2000) thì sự hài lòng của khách hàng là sựphản hồi tình cảm, toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch

vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận được so với mong đợitrước đó Nói một cách đơn giản, sự hài lòng của khách hàng chính là trạngthái/cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụngdịch vụ đó (Levesque và McDougall, 1996) Trong khi đó, Oliva và cộng sự(1995) thì lại cho rằng sự hài lòng của khách hàng là một nhiệm vụ của doanhnghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa những giá trị của sản phẩm, dịch vụ đó sovới những mong đợi trước đó của khách hàng về chúng

Trang 32

1.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch

Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý kích thích nảy sinh của khách hàng khi

đã tiếp nhận sản phẩm hoặc cảm nhận quá trình phục vụ cùng với các thông tincủa nó.Đây là một khái niệm tâm lý học.Có những nhân tố ảnh hưởng đến sự hàilòng của khách hàng

Nhân tố không hài lòng

Là mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ.Đây

là yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng.Nếu trong quá trình phục vụkhông đạt như mong đợi của khách cũng như chất lượng dịch vụ không như kỳvọng, sẽ làm khách hàng không hài lòng, thông thường nó được gọi là nhân tốkhông hài lòng

Nhân tố dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng bao gồm các nội dung sau:

 Không thể sửa chữa hay phục hồi sản phẩm như mong muốn của kháchhàng là rất khó

Sửa chữa nhiều lần, nhưng không giải quyết được các vấn đề của nó.Luônngắt quãng sự phục vụ khách hàng, làm cho khách hàng phải chờ đợi

 Thái độ phục vụ không tốt, không quan tâm tới khách hàng, chỉ tríchkhách hàng sử dụng không đúng…

Thời gian bảo dưỡng quá lâu, ảnh hưởng đến việc sử dụng của khách hàng

Không thể lưu giữ thông tin của khách hàng, nhưng không có sự báo trước

Nhân tố ôn hòa

Khi nhu cầu của khách hàng không được đáp ứng như mong đợi, kháchhàng cảm thấy thất vọng và không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của doanhnghiệp.Nếu như khi đạt được sự đáp ứng cần có được, sẽ không có phản ứngmãnh liệt gì Nhưng, nếu như doanh nghiệp làm đến nơi đến chốn, thì sẽ tăngthêm sự hài lòng của khách hàng Chúng ta gọi nhân tố này là nhân tố ôn hòa

Nhân tố hài lòng

Những gì khách hàng có được ngoài sự mong đợi sẽ luôn làm cho họ cảmthấy hài lòng.Nhưng nếu như doanh nghiệp không thể cung cấp những đặc tínhsản phẩm đặc biệt này cũng sẽ không làm cho khách hàng không hài lòng

Nhân tố hài lòng thông thường bao gồm các nội dung sau:

Nhanh chóng giải quyết vấn đề của khách hàng

Trang 33

 Do người chuyên môn phụ trách công việc.

Thái độ phục vụ tốt, luôn tôn trọng và thõa mãn sự mong đợi của kháchhàng

 Mỗi công việc đều có nhân viên chuyên môn đảm nhận

Có hệ thống phục vụ hoàn thiện, tiện nghi đảm bảo đáp ứng nhu cầu củakhách hàng

1.4.2.3 Các mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch.

Khả năng thực hiện đúng những gì đã hứa hẹn, hoặc những gì khách hàng

kỳ vọng vào dịch vụ thông qua những hoạt động truyền thông của doanh nghiệp

Công ty luôn đáp ứng dịch vụ cho khách hàng đúng thời hạn

Sự hỗ trợ nhiệt tình khi gặp khó khăn hay vấn đề gì

Thực hiện dịch vụ đúng cam kết ngay lần đầu tiên

Kiểm tra những sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ

Trang 34

Nhân viên công ty thể hiện thái đô lịch sự, nhiệt tình phục vụ khách hàng.

Có đủ kiến thức chuyên môn để trả lời những thắc mắc, phàn nàn củakhách hàng

Sự đồng cảm

Là sự quan tâm và dịch vụ của một công ty dành cho từng khách hàng.Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thứ hạng của các tiêu chí trênđược xếp hạng như sau:

- Độ tin cậy là quan trọng nhất (32%)

- Khả năng phản ứng (22%)

- Độ đảm bảo (19%)

- Sự thấu cảm (16%)

- Tính hữu hình (11%)

1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên mô hình 5 nhân tố chính quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với điểm đến lăng Khải Định, tác giả đề xuất mô hình triển khaicác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách bao gồm 7 nhân tố:

Trang 35

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứuđánh giá sự hài lòng của khách du lịch tại điểm đến lăng Khải Định gồm 7 thànhphần sau:

(1) Nhóm “Cơ sở hạ tầng, cảnh quan điểm đến”

Tình hình phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên trục giao thôngchính Bắc Nam, tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây, là cực phát triển kinh tếquan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước Thừa Thiên Huếđang bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng vănhóa phương Đông.Đây chính là nguồn lực và tiềm năng thúc đẩy kinh tế - xã hộiphát triển bền vững

Nhân viênGiá cả

Khả năng tiếp cận

Cơ sở hạ tầng,

Đánh giá về

sự hài lòng khách hàng

Trang 36

Thừa Thiên Huế còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thểphong phú và đa dạng, được bảo tồn, khai thác và phát huy.Từ những loại hìnhnghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí đến những phongtục tập quán mang đậm những nét riêng của từng vùng đất.Trong đó, Nhã nhạccung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể vàtruyền khẩu của nhân loại (năm 2003) và đang được tích cực gìn giữ và phát huygiá trị Các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế,

ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đã và đang tiếp tục đượcđầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển

Thừa Thiên Huế có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dângian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đờicủa mỗi vùng miền Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống vàhiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm lễ hội cungđình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, lễ hội thao diễn thủy binh thờichúa Nguyễn, Lễ Truyền Lô ), các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo (lễ hộiĐiện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản ), lễ hội tưởng nhớ các vịkhai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (lễ hội Cầu ngư,Vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, Đu tiên Phong Điền, lễ hội Làng Chuồn,

lễ hội đua ghe ) và nhiều lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Vănhóa, Thể thao, Du lịch đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế, Lăng Côhuyền thoại biển, Festival Thuận An Biển gọi, Ấn tượng Bạch Mã Đặc biệt,Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, FestivalNghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành mộtsinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất.Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóacủa một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách

du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy ThanhTiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúcđồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới

Trang 37

Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thựcvới gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn Phát huy lợi thế disản văn hóa Huế - nguồn tài nguyên quý giá, ngành kinh tế - du lịch kết hợp vớinhững tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khátoàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớncủa cả nước, thực hiện sự liên kết phát triển với các tuyến du lịch của hành langĐông - Tây và các điểm du lịch Phong Nha - Cố đô Huế - Hội An - Mỹ Sơn, hìnhthành nên “Con đường di sản miền Trung”

Du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả,đây là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu cácnhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham

dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao và tham quan du lịch Chính nhờ hiệuquả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút cácnhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự

án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD

Qua 5 kỳ tổ chức Festival Huế, Thừa Thiên Huế đã khẳng định năng lực vàtiềm năng tổ chức lễ hội quốc tế Đặc biệt, sau khi Chính phủ có Quyết định143/2007/QĐ-TTg (ban hành ngày 30/8/2007) phê duyệt Đề án xây dựng Huế trởthành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và Quyết định số 1085/QĐ-TTg (ban hành ngày 12/8/2008) phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung, và mới đây, trong Kết luận 48-KL/TW (ngày 25/5/2009)của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đếnnăm 2020 đã khẳng định vai trò, vị thế của văn hóa Huế trong sự phát triển củamiền Trung và cả nước

Nguồn lực văn hóa, lễ hội ở Thừa Thiên Huế vốn rất phong phú và dồi dào,luôn gắn kết chặt chẽ và mật thiết với những bước đi và sự phát triển kinh tế - dulịch của miền Trung và Thừa Thiên Huế Với những nguồn lực đầy tiềm năng,văn hóa, lễ hội ở Thừa Thiên Huế sẽ góp phần tạo ra động lực mới củng cố vị thếtrung tâm văn hóa - du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và

cả nước

Trang 38

Ngày 28/6/2016, Huế đã vượt qua 125 thành phố trên toàn thế giới, được Tổchức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế vinh danh là “Thành phố Xanh quốc gia” Và vớinhững nỗ lực để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, vệ sinh môi trường, cuối tháng12/2017, Tổng cục Du lịch thông báo, Huế vinh dự đạt giải thưởng “Thành phố Dulịch sạch ASEAN” Giải thưởng này sẽ được trao cho Huế tại diễn đàn Du lịchĐông Nam Á – ATF 2018, diễn ra ngày 26/1 tới ở Chiang Mai, Thái Lan.

Lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong 6 tháng đầu năm ước đạt2.330.000 lượt, tăng 33,4% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 1.020.000lượt, tăng 67,5% so với cùng kỳ; khách nội địa đạt 1.310.000 lượt, tăng 15,2% sovới cùng kỳ Khách lưu trú ước đạt 1.109 triệu lượt, tăng 16,2 %, trong đó kháchquốc tế ước đạt 521,875, tăng 26,1% Doanh thu từ du lịch 6 tháng ước đạt 2.215

tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 5,537 tỷđồng Về thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong các tháng đầu năm

2018, Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Huế, chiếm33,6% Một số thị trường truyền thống vẫn có mức tăng trưởng ổn định như Pháp(11,1%), Mỹ (6,2%), Đức (5,9%), Anh (5,6%)

Bên cạnh việc thu hút đầu tư, những giá trị văn hóa cũng đã thu hút các cơ

sở nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về văn hóa và du lịch, riêng du lịch đã có 3 cơ

sở đào tạo nguồn nhân lực

Các khu du lịch như Suối Voi, suối Mơ, thác Nhị Hồ (Phú Lộc) và một sốkhu du lịch sinh thái đang được đưa vào hoạt động đón khách với quy mô dần

mở rộng Đây là một tín hiệu vui minh chứng du lịch sinh thái đang là xu hướngphát triển nhiều triển vọng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống

Trang 39

Các thông tin về tình hình phát triển của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đôHuế, Lăng Khải Định, tổng hợp đặc điểm đối tượng điều tra Quá trình cũng nhưkết quả điều tra sẽ được trình bày ở chương 2.

Trang 40

CHƯƠNG 2:

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA

ĐẾN THAM QUAN LĂNG KHẢI ĐỊNH - HUẾ

2.1 Khái quát về Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

2.1.1 Giới thiệu Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

Địa chỉ: 23 Tống Duy Tân,TP Huế, Việt Nam

Điện thoại: +(84.234).3523237 – 3513322 -3512751

Fax : +(84.234).3526083

Email: huedisan@gmail.com

Website: huedisan.com.vn & hueworldheritage.org.vn

Được chính thức thành lập vào ngày 10/6/19

Cơ quan chủ quản trực tiếp : Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơ quan quản lý về chuyên môn: Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch

Cơ quan phối hợp trong quan hệ đối tác với UNESCO: Ủy ban Quốc giaUNESCO Việt Nam

Tư vấn và phối hợp quốc tế trong công tác quản lý bảo tồn di sản: Vănphòng UNESCO tại Hà Nội

Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngànhnghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi XưởngSản xuất vật liệu truyền thống của Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế (nay

là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồicác vật liệu truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu như gạch Bát Tràng,

Ngày đăng: 16/02/2020, 17:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Thị Huyền Trang(2008),“Phân tích nhu cầu du lịch và đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đến với Kiên Giang”,luận văn tốt nghiệp,trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích nhu cầu du lịch và đánh giá mứcđộ hài lòng của khách du lịch đến với Kiên Giang
Tác giả: Lê Thị Huyền Trang
Năm: 2008
4. Các thông tin và số liệu của Trung Tâm bảo tồn di tích cố đô Huế http://hueworldheritage.org.vn Link
12. Các trang website:http://www.vietnamtourism.com http://thongtindulichvietnam.comhttp://svhttdl.thuathienhue.gov.vn Link
1. PGS-TS Bùi Thị Tám và ThS Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2009),giáo trình Hướng dẫn du lịch,nhà xuất bản Đại Học Huế Khác
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc (2008),phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,Nhà xuất bản Hồng Đức,TP.HCM,Việt Nam Khác
5. Các khóa luận,chuyên đề tốt nghiệp đại học các năm 2016,2017,2018 Khoa Du Lịch,Đại Học Huế Khác
6. Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma Khác
7. Theo tổ chức Du lịch thế giới – Liên hiệp quốc UNWTO (2008) 8. Theo quan điểm của Mill và Morrison (1982) Khác
10. Theo hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS) 11. Theo Trần Ngọc Thêm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w