CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lí hết sức thuận lợi, nằm ở vùng duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước phía bắc giáp với Quảng Trị, phía nam giáp với Đà Nẵng và Quảng Nam. Đồng thời Tỉnh Thừa Thiên Huế còn nằm trên “con đường di sản miền Trung” kết nối với các điểm di sản thế giới như Phố Cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với Quần thể di tích cố đô Huế đã tạo nên một tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách. Ngoài ra, với hệ thống địa hình đồng bằng và núi thấp, hệ thống thủy văn đa dạng và phức tạp cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo nên cho tỉnh Thừa Thiên Huế một hệ thống tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và phong phú.
1.1.1. Tổng lượt khách du lịch.
Trong 3 năm qua tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng khá đều. Năm 2016 du lịch Thừa Thiên Huế đón khoảng 3.25 triệu lượt khách, khách quốc tế chiếm 1.052 lượt khách; năm 2017 đạt 3.800.012 lượt tăng 16,63% so với cùng kỳ trong đó khách quốc tế là 1.501.226 lượt tăng 42,57% so với năm 2016; và
năm 2018 là 4.332.673 lượt khách tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.951.461 lượt tăng 30% so với năm 2017.
(Đơn vị: lượt khách) Biểu đồ 1.1: Tình hình khách du lịch đến Huế giai đoạn 2016 – 2018.
Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2017, lượng khách du lịch đến Huế tăng rất rõ rệt, có thể nói rằng “ năm 2016 được xem là năm bản lề cho giai đoạn phát triển mới của ngành du lịch, năm 2017 là năm khởi động và năm 2018 là năm bắt đầu tăng tốc khá thành công của ngành du lịch Thừa Thiên Huế”. Điều này được lý giải bởi trong năm vừa qua, Thừa Thiên Huế đã và đang nâng tầm về cả quy mô và hình thức triển khai, tần suất; đầu năm 2018 những lễ hội truyền thống như lễ Cầu Ngư, lễ hội đền Huyền Trân, hội Vật làng Sình… thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng, tỉnh cũng tổ chức thành công Festival Huế 2018 thu hút gần 1,2 triệu lượt khách đến tham quan và giới thiệu một loạt các chương trình văn hóa, nghệ thuật có khả năng xây dụng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Năm 2018, du lịch Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ trọng khách du lịch đến Huế rất cao, thị trường khách quốc tế ổn định, Thừa Thiên Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.
28
1.1.2. Kết quả doanh thu du lịch
Bảng 1.1: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018.
(ĐVT: tỷ đồng)
Năm 2016 2017 2018
Doanh thu du lịch 3.120 3.520 4.470
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Biểu đồ 1.2: Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 Trong giai đoạn 2016 – 2017, doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2016 doanh thu du lịch ước đạt 3.120 tỷ đồng, năm 2017 đạt khoảng 3.520 tỷ đồng và năm 2018 là 4.473 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2016, tổng doanh thu du lịch năm 2017 tăng gần 10%, năm 2018 tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Doanh thu du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch luôn cao hơn rất nhiều so với GDP của tỉnh , hơn nữa ngành du lịch – dịch vụ luôn được tỉnh tập trung đầu tư, phát triển , hướng vào khai thác các lợi thế của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử.
Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cho hay, sẽ phấn đấu trong năm 2019 đón khoảng 4,5 – 4,7 triệu lượt khách, tăng 8 – 10% so với năm 2018; trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% – 45%; khách lưu trú ước đạt 2,2 – 2,3 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch dự kiến tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 4.700 – 4.900 tỷ đồng.
1.2. Tình hình phát triển du lịch tại các điểm thuộc Quần thể Di tích Cố Đô Huế.
Trong những năm qua, du lịch đã giúp cho Huế có được những đóng góp to lớn trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Mặt khác, du lịch phát triển đã tạo nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho người dân địa phương cũng như đem lại nguồn thu cho tỉnh và các hộ gia đình.
Bảng 1.2: Lượng khách tham quan tại các điểm thuộc Quần thể di tích Cố Đô Huế giai đoạn 2016 – 2018
(Đơn vị: lượt khách)
Năm 2016 2017 2018
Khách nội địa 1.025.068 1.133.407 1.148.987
Khách quốc tế 1.401.072 1.808.760 2.272.118
Tổng 2.426.140 2.942.167 3.421.105
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế Theo số liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế thì có khoảng 2.426.148 lượt khách đến tham quan tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trong năm 2016, với tổng doanh thu từ việc bán vé là 262.739.076.000 đồng vượt chỉ tiêu UBND tỉnh đặt ra từ đầu năm là 31%; so với cùng kỳ năm 2015 thì tổng lượt khách tăng 379.202 lượt (tăng 18,52%),tổng doanh thu tăng 55.192.612.000 đồng (tăng 26,59%). Trong đó khách quốc tế đạt 1.401.072 lượt khách , tăng 325.552 lượt khách so với năm 2015; khách nội địa là 1.025.068 lượt, tăng 53.650 lượt so với cùng kỳ năm 2015.
30
Bảng 1.3 : Doanh thu vé tham quan tại các điểm thuộc Quần thể di tích Cố Đô Huế giai đoạn 2016 – 2017
(Đơn vị: đồng)
Năm 2016 2017 2018
Doanh thu du lịch 262.739.076.000 317.365.261.000 381.755.915.000 Năm 2017 có 2.942.167 lượt khách đến tham quan tại các điểm di tích thuộc QTDTCDH, với tổng doanh thu là 317.365.261.000 đồng từ tiền bán vé; so với cùng kỳ năm 2016 thì tổng khách tăng 515.769 lượt khách (tức tăng 21,25%), doanh thu tăng 54.590.555.000 đồng (tức tăng 20,77%). Trong đó khách quốc tế là 1,808,760 lượt khách, khách nội địa 1.133.407 lượt; so với cùng kỳ năm 2016 thì khách quốc tế tăng 407.439 lượt (tăng 29,08%), khách nội địa tăng 108.330 lượt (tức 10,56%).
Năm 2018 là một năm đánh dấu sự đột phá mạnh mẽ ở lĩnh vực tài chính.
Theo thống kê, có 3.421.105 triệu lượt khách đến tham quan tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trong năm 2018. Kết quả thu về hơn 381 tỷ đồng từ tiền bán vé, vượt chỉ tiêu UBND tỉnh đặt ra từ đầu năm hơn 19% (chỉ tiêu 320 tỷ). Trong đó, khách quốc tế đạt 2,272 triệu lượt, tăng 25,61% so với năm 2017 (cụ thể tăng 463.396 lượt); khách trong nước đạt 1,148 triệu lượt, tăng 1,37% so với năm 2017 (cụ thể tăng 15.547 lượt).
CHƯƠNG II: