Đề án: Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

32 69 0
Đề án: Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung chính của đề án: Các khái niệm cơ bản về lao động, xuất khẩu lao động, hội nhập kinh tế quốc tế, những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động, các hình thức xuất khẩu lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lao động là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ LAO ĐỘNG ­­­­­­­­­­­­­­­ ĐỀ ÁN  KINH TẾ LAO ĐỘNG  ĐỀ TÀI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM, GIẢI PHÁP TẠO VIỆC  LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI  NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ  Giáo viên hướng dẫn  : TS. TRẦN THỊ THU Sinh viên thực hiện     : NGUYỄN LỆ HẰNG Líp      : K43 ­ KTLĐ HÀ NỘI 11 ­ 2004 MỞ ĐẦU Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang  phát triển có thể  tận dụng để  đẩy nhanh tốc độ  tăng  trưởng kinh tế  và nâng cao   mức sống. Hội nhập kinh tế  quốc tế  tạo  điều kiện cho các nước này phát huy   nguồn lực bên ngồi, trong đó quan trọng nhất là vốn, cơng nghệ, tri thức, quản lí   cho việc phát triển kinh tế. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng cho   các quốc gia chậm phát triển như  Việt Nam nhanh chóng tham gia vào hệ  thống   phân cơng lao động quốc tế. Xu hướng phân cơng lao động quốc tế đang chuyển từ  phân cơng lao động theo chiều dọc sang phân cơng lao động theo chiều ngang, với  nội dung của nó là phân cơng theo bộ  phận cấu thành nên sản phẩm.Vì thế, hội   nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho các nước phát triển sử dụng nguồn lao động   dồi dào và giá rẻ  (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước đang phát triển và  giảm bớt các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những cơng việc chỉ cần  lao động giản đơn, được trả  cơng thấp, người dân bản địa khơng làm, cho nên  những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành   dòng nhập và xuất cư  lao động. Tơi viết đề  án này mong muốn giúp các bạn hiểu  thêm về vấn đề xuất khẩu lao động, vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm NỘI DUNG I/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm về lao động Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một   hành động diễn ra giữa người và giới tự  nhiên. Trong khi lao động, con người vận   dụng sức mạnh tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng cơng cụ lao động để tác   động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất   đó, làm chúng trở  lên có ích cho đời sống của mình. Vì thế, lao động là điều kiện   khơng thể thiếu được trong đời sống của con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là   kẻ mơi giới trong sù trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là   việc sử dụng sức lao động.(1) 2. Xuất khẩu lao động là gì? Việc làm là trạng thái phù hợp về  mặt số lượng và chất lượng giữa tư  liệu   sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hố theo nhu cầu của thị trường Cùng với các khái niệm trên thì khái niệm về xuất khẩu lao động có nội dung   sau: Lao động của nước này sang nước khác làm việc, tuỳ theo cách thức tổ chức,   biện pháp thực hiện, hình thức ra đi khác nhau mà có tên gọi khác nhau. Nếu việc tổ  chức đưa lao động ra nước ngồi làm việc được Nhà nước xem đó là một lĩnh vực   hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh tế (Nhà nước và tư  nhân)   thực hiện thì đó chính là hoạt động xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động, xét theo ý niệm của dân số  học, đó là q trình di dân  quốc tế Mặt khác, xuất khẩu lao động còn được hiểu là việc đưa lao động ra nước   ngồi để làm th có thời hạn một cách hợp pháp, có tổ chức, thơng qua những hợp  đồng kí kết giữa nước gửi lao động (đại diện là chính phủ  hoặc cơng ty, tổ  chức   kinh tế dưới sự kiểm sốt của chính phủ) với nước nhận lao động.1 ( Luận án tiến sĩ của Bùi Ngọc Thanh về  “Tạo việc làm ở  ngồi nước để  góp phần nâng cao hiệu quả  sử   dụng nguồn lao động trong nước” Đề  tài của đề  án này là: xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc  làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, ta  phải xem xét hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Từ  đó, để  phân tích được diễn biến  của xuất khẩu lao động, tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế  Hội nhập kinh tế quốc tế là sự  xố bỏ  những khác biệt về  kinh tế  giữa các  nền kinh tế khác nhau. Đó là q trình gắn liền nền kinh tế và thị  trường của từng   nước với kinh tế  khu vực và thé giới thơng qua các nỗ  lực tự  do hố và mở  cửa ở  các cấp  ọ  đơn phương, song phương và đa phương. Như  vậy, tính chất của hội   nhập là chủ động tham gia vào q trình tồn cầu hố và khu vực hố.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập đến 2 khía cạnh: + Kí kết và tham gia các định chế, tổ  chức kinh tế  quốc tế, trong  đó các   thành + Viên đàm phán xây dựng các luật chơI chung và thực hiện các quan điểm,  cam kết đối với từng thành viên của các định chế và tổ chức đó Tiến hành những cải cách ở trong nước để  có thể  thực hiện các quan điểm,  cam kết quốc tế về hội nhập như: ­ Mở cửa thị trường; ­ Giảm và tiến tới xố bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan; ­ Điều chỉnh cơ chế kinh tế phù hợp với q trình mở  cửa và tự  do hố kinh  tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chóng; ­ Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi của q trình hội nhập kinh   tế quốc tế, xây dựng các thể chế tương thích Tạo việc làm ngồi nước là việc thăm dò, tìm kiếm thị  trường lao động, kí   kết các hợp đồng (những cơng việc cụ  thể, việc làm tương lai, điều kiện sinh  sống…). Sau đó đưa lao động đi làm việc và quản lí, đưa trở về khi hết hạn. Đó là   một qui trình Người lao động xuất đi rồi lại nhận về rồi lại có thể  xuất tiếp. “Tái xuất”   hồn tồn khác với tái xuất hàng hố thơng thường. Hàng hố thơng thường nếu   Nguyễn Xn Thắng, Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới  được nhập vào nhưng khơng sử  dụng mà lại xuất đi thì gọi là tái xuất. Còn hàng   hố “Sức lao động”, “tái xuất” có nghĩa vẫn là người lao động đó, họ có thể đi làm  việc ở nước ngồi nhiều hợp đồng, ở nhiều nước với thời gian khác nhau II / NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế  đối ngoại có nét đặc thù và   chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Nó bị tác động bởi các nền kinh tế và   các chính sách phát triển của các nước, đồng thời nó cũng có tác động trở  lại đối   với nền kinh tế của cả nước nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Theo nghiên cứu   của các nhà kinh tế học thì xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: 1. Yếu tố cạnh tranh Xuất khẩu lao động được thực hiện cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia   xuất khẩu lao động.  Có rất nhiều nước tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lao động,   trong khi đó các nước nhập khẩu lao động  tiếp nhận lao động có kĩ năng cao, thích  ứng với cơng nghệ mới, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin. Sự cạnh tranh càng gay gắt  bao nhiêu thì chất lượng về lao động đưa đi xuất khẩu lao động càng cao bấy nhiêu   Các nước nhập khẩu lao động có xu hướng quản lí lao động nhập cư thơng qua các  hợp đồng lao động tạm thời. Chính vì vậy mà các hợp đồng lao động càng chặt chẽ  bao nhiêu, càng có lợi bao nhiêu cho các chủ  sử  dụng lao động thì sẽ  hữu ích bấy   nhiêu 2. Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực Các nước kinh tế  phát triển có tốc độ  tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc độ  tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao  động. Trong khi đó các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển cần đầu tư  mở  rộng sản xuất tạo thêm việc làm,giải quyết nạn thất nghiệp, bổ xung nguồn ngân  sách và thu nhập cho người lao động, rất cần đưa người lao động đi ra nước ngồi  lao động làm việc Cung cầu lao động của thị  trường phụ  thuộc nhiều vào sự  phát triển các  chính sách kinh tế của các nước như: thu nhập đầu tư thuế, lãi suất … của nền kinh  tế trong khu vực và trên thế giới. Khi nền kinh tế khu vực và trên thế giới phát triển  mạnh với quy mơ lớn thì cầu về lao động sẽ lớn. Có sự di chuyển lao động từ nước  nghèo sang nước giàu. Khi cung cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng do nhu cầu  tìm việc làm trong nước q lớn nhưng khả năng thâm nhập thị  trường có hạn. Từ  đó sẽ đẩy chi phí thị  trường lên cao, nên chi phí dịch vụ để  đưa một người đi xuất  khẩu lao động cũng sẽ lên cao, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng 3. Yếu tố luật pháp Xuất khẩu lao động chịu tác động mạnh mẽ của mơi trường chính trị và pháp   luật của các nước xuất, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động là người lao động và các tổ  chức  kinh doanh hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động khơng phải là việc  làm của một cá nhân mà liên quan đến rất nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao   động, đến các nước xuất khẩu lao động và nhập khẩu lao động, IOM, ILO… Quản  lí lao động phải tn thủ những quy định về quản lí kinh tế và phải tn thủ các quy   định về quản lí nhân sự ở nước nhập cư. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để  cho hoạt động xuất khẩu lao động lành mạnh thì hệ  thống pháp luật và chính sách  hỗ trợ cho xuất khẩu lao động liên tục đòi hỏi bổ sung và hồn thiện 4. Chất lượng nguồn lao động Các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại  hố cơng nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang nước có giá nhân cơng rẻ  và dịch vụ  thấp. Các nước này tiếp nhận lao động nước ngồi có trình độ  chun   mơn, kỹ thuật cao, tăng dần tỷ lệ chất xám cao trong tổng số lao động nhập cư III / CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG  Q TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Nhận thầu cơng trình hoặc bộ phận cơng trình Hình thức này chủ  yếu thuộc các ngành xây dựng, giao thơng, thuỷ  lợi. Các  đơn vị, tổ  chức kinh tế  của hai nước đàm phán, kí kết với nhau một hợp đồng về  một cơng trình hoặc một bộ  phận cơng trình với những điều khoản qui định cho   mỗi phía, trong đó có thời hạn bàn giao Việc huy động số lượng lao động và cơ cấu các loại thợ hồn tồn do phía ta  chủ  động, nhưng cũng thoả  thuận với phía nhà thầu, tiếp nhận lao động về  số  lượng lao động để họ giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội liên quan đến người  lao động. Phí vận chuyển (vé máy bay) phía chúng ta đàm phán thoả  thuận bằng   được để người sử dụng lao động chịu phí Tại Bungari, Sở  xây dựng Hà Nội đã đưa lao động sang tổ  chức thành các   đơn vị đồng bộ gồm các cơng ty và các xí nghiệp xây dựng, có tư cách pháp nhân về  kinh doanh, có con dấu, tài khoản và trụ  sở điều hành cơng việc. Các cơng ty và xí  nghiệp xây dựng Việt Nam kí các hợp đồng kinh tế  với các đơn vị  kinh tế  nước  bạn,thanh tốn qua các tài khoản tại ngân hàng. Việc quản lí lao động trong sản   xuất và sinh hoạt do Việt Nam đảm nhận tồn bộ và kí thoả thuận Tháng 4/1988: Hợp đồng thi cơng 17 cơng trình trong 2 năm 1988­1989, hồn  thành 500 căn hộ  nhà  ở. Tháng 11/1988 kí bổ  xung hồn thành 1200 căn hộ  trong  năm 1989 Sau khi kí hợp đồng, người Việt Nam chỉ huy làm việc là chính. Do đó, khơng  có sự  bất đồng ngơn ngữ  trong cơng việc và tiết kiệm được thời gian, khơng kéo  theo các vấn đề  xã hội mà ngun nhân là sản xuất.Cơng việc điều hòa hợp lí  (khơng có sự tranh giành cơng việc) mà trái lại mọi người đều thúc đẩy nhanh làm  việc tốt (nhanh, đảm bảo chất lượng) để  bàn giao đúng thời hạn. Năng suất lao   động có xu hướng nâng cao rõ rệt. Trong hình thức này, người quản lí trực tiếp  nắm đến từng người lao động và biết được kết quả hoạt động của họ. Từ đó, việc  trả lương, trả lương tương đối chính xác Mặt khác, hình thức này có những nhược điểm sau: Sức lao động và cơng cụ  lao động có khoảng cách đáng kể. Vì vậy, chúng ta th hoặc mua sắm bổ  xung  ở  nước tiếp nhận lao động nên tính chủ động trong tổ chức lao động bị hạn chế. Khi   đàm phán các tổ chức kinh tế của ta phải ghi vào hợp đồng cho việc bảo đảm máy  móc, cơng cơ theo tiến độ cơng việc của bên tiếp nhận lao động 2. Hình thức thầu việc giữa hai tổ chức kinh tế của hai nước Xí nghiệp bên tiếp nhận lao động (bên A) theo khối lượng cơng việc mà   chuẩn bị vật tư, ngun liệu máy móc (tư liệu sản xuất) và nơi ăn ở, điều kiện sinh   hoạt, đi lại…Còn xí nghiệp nào đó của ta (bên B) chỉ đưa người đến làm việc (chỉ  có sức lao động) Trong hợp đồng thì mọi điều khoản nói về điều kiện sản xuất phải hết sức   chặt chẽ, mọi việc về chuẩn bị sản xuất, chuẩn bị về tư liệu sản xuất hồn tồn do   bên A chịu trách nhiệm. Còn mọi việc hư hỏng do tác động của lao động do bên B  gây ra thì bên B phải chịu trách nhiệm Áp dơng cho ngành: Xây dựng cơ  bản, xây dựng đường sắt, khai thác gỗ,  khai thác hải sản theo ngư trường đã được thăm dò xách định trữ lượng… Nhược điểm, ưu điểm giống hình thức 1 3. Hình thức khốn việc, khốn cơng đoạn có tính chất độc lập Chúng ta nhận cơng việc cưa, xẻ gỗ thành khí trong các xí nghiệp chế  biến   gỗ, dập khung máy, khung xe … trong các xí nghiệp sản xuất ơ tơ, xe máy. Kí hợp   dồng với cơng ty lớn (Ví dụ: Liên hợp xí nghiệp sản xuất ơ tơ IFA CHDC Đức) Bên A phải hồn tồn chịu trách nhiệm về việc làm đầy đủ và liên tục. Thời   gian nhàn rỗi trong ca do thiếu ngun vật liệu, dụng cụ máy móc, bên A phải chiuh  trách nhiệm hồn tồn. Bên B phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm   (tức là kỹ năng lao động, tay nghề phải tương ứng với cơng việc) Nhược điểm: Các xí nghiệp của các nước có sẵn sàng giao cho bên B điều  hành cả  một phân xưởng, một cơng đoạn sản xuất khơng và có giao cho bên B,   quản lí vận hành tồn bộ máy móc khơng và có giao cho bên B quản lí vận hành tồn   máy móc khơng, vì rất có thể  bên B khai thác tối đa cơng suất máy trong thời   gian hợp đồng lao động có hiệu quả và để lại máy móc rệu rã cho bên A sau khi kết   thúc hợp đồng. Tất cả  việc điều hành sản xuất, chia lương, chia thưởng, quản lí  nội bộ thì giống như xí nghiệp ở trong nước. Vì thế, cần phải có vài ba cán bộ giỏi   tiếng, giỏi kĩ thuật để giao dịch với bên A 4. Hình thức xen ghép cải tiến Các xí nghiệp của các ngành, các địa phương trực tiếp kí kết với các xí   nghiệp của các nước tiếp nhận lao động. Nhưng điều kiện hợp đồng hết sức chặt  chẽ, nhất là các điều kiện: việc làm, tiền lương đi lại, nhà ở. Các tổ  đội lao động  của ta có thể được bố trí làm xen ghép với các tổ, đội lao động của các nước sở tại   trong từng xí nghiệp, phân xưởng. Sự  cải tiến  ở đây chính là: chỉ  nên kí hợp đồng  nhận những cơng việc mà có thể phân biệt được kết quả lao động của từng người  và sản phẩm của từng đơn vị lao động Việt Nam. Như thế để khơng lẫn lộn thành   quả lao động của hai bên Nhược điểm: Vì   xen ghép nên từ  người lao động đến cán bộ  quản lí đều   phải biết tiếng sở tại để xử lý các sự việc phát sinh 5. Xuất khẩu lao động tại chỗ Xuất khẩu lao động tại chỗ có rất nhiều điểm mạnh: người lao động vẫn ở  trong nước, nhưng làm th cho các cơng ty nước ngồi, tức là cũng được tiếp cận  với cơng nghệ  tiên tiến, được đào tạo tay nghề, được rèn luyện tác phong cơng   nghiệp và có nguồn thu nhập cao từ bên ngồi Các loại hình xuất khẩu lao động phổ biến tại Việt Nam: Nhận làm gia cơng sản phẩm cho nước ngồi: ngành dệt may, da dày; Hình thành các khu chế xuất và có sử dụng lao động của mình; Hợp tác sản xuất kinh doanh mà vốn chủ  yếu của nước ngồi, còn lao  động chủ yếu là của Việt Nam Từ việc hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta nay đã mở  rộng quan hệ  hợp tác với nhiều nước trên thế  giới, từ  chỗ  chỉ  xuất khẩu sức lao  động, nay chóng ta đã bắt đầu xuất khẩu chất xám, tri thức, cùng với việc gửi   người lao động ở nước ngồi, chúng ta đã tổ chức việc xuất khẩu tại chỗ, mà điển   hình là việc gia cơng phần mềm máy tính cho các cơng ty nước ngồi. Mặt khác, lao  động làm việc cho một cơng ty khác thơng qua mạng Internet IV/   SỰ   CẦN   THIẾT   KHÁCH   QUAN   CỦA   VIỆC   ĐƯA   LAO   ĐỘNG  VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGỒI 10 Nam đang đảm nhận có tới 45% làm trong nghề  cơng nghiệp nhẹ, 26% trong xây   dựng, 20% làm trong ngành cơ  khí, 6% làm nghề  nơng nghiệp và chế  biến thực   phẩm. Nước ta xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động phổ thơng, làm những cơng  việc mà lao động ở nước tiếp nhận lao động khơng muốn làm (những cơng việc đòi  chun mơn khơng cao, lương thấp) hoặc được phân cơng đến những vùng xa xơi   hẻo lánh, làm những cơng việc nặng nhọc hơn 2.2.2. Chất lượng lao động Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày   càng có điều kiện để  đưa ra những đòi hỏi khắt khe hơn. Cơng nhân khơng những  phải có sức khoẻ tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn sử  dụng được ngơn  ngữ của nước tiếp nhận. Đây chính là điểm yếu của người lao động Việt Nam. Lao   động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các u cầu mà thị trường đặt   ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khoẻ và đặc biệt là kỷ luật lao động. Đa số người   Việt Nam đi lao động   nước ngồi là nơng dân, tiếp thu ngoại ngữ  chậm, có sức   khoẻ nhưng khơng có trình độ chun mơn và chưa quen với tác phong cơng nghiệp Bên cạnh những nhược điểm đó thì lao động có rất nhiều  ưu điểm : chất   lượng lao động của Việt Nam được đánh giá là tương đối tốt, phần lớn được đào  tạo trong trường phổ  thơng. Rất nhiều người sau một thời gian lao động   nước  ngồi     có   kỹ     tay   nghề   cao,   đảm   nhận     khâu   quan   trọng     dây  chuyền sản xuất 2.2.3. Số ngoại tệ thu được Xuất khẩu lao động trong thời gian qua còng mang lại hiệu quả  đáng khen   ngợi, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người lao động và tăng  ngoại tệ cho nhà nước: Năm 1991 1992 1993 1994 1995 Số lao động xuất  Số ngoại tệ thu  Số ngoại tệ thu về / 1  khẩu (người) 1020 810 3960 9230 10050 về (1000 $) 2500 6800 15800 43100 77900 người / năm 2450,98 8395,06 3989,89 4669,55 7751,2 18 1996 1997 1998 1999 Tổng cộng 12660 18470 12240 20700 89140 100800 129200 148300 150800 675200 7962,085 6995,127 12116 7285,02 7574,6 Doanh thu từ  hoạt động xuất khẩu lao động chiếm một tỷ  trọng lớn trong   tổng doanh thu của  những  doanh nghiệp  hoạt  động trong lĩnh   Tỷ  suất  lợi   nhuận bình qn doanh thu của hoạt động xuất khẩu lao động đạt khoảng 15­20%.  Đối với chi phí quản lí nhà nước, mức bình qn đầu tư cho mét lao động mỗi năm  khoảng 30 $ và thu về cho ngân sách khoảng 36,7$. Tính chung cho người lao động   đi làm việc tại nước ngồi bình qn thu nhập bằng 10­15 lần với thu nhập trong   nước. Do vậy, xuất khẩu lao động là cơ hội tốt để người lao động tích luỹ vốn, cải  thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ.8 2.2.4. Chất lượng lao động  Chất lượng nguồn lao động được nâng lên, ngày càng có nhiều lao động   được đào tạo bàI bản hơn, đào tạo về chun mơn sâu hơn, về ngoại ngữ. Ngồi ra,   người lao động còn được trang bị  các kiến thức về  luật pháp,phong tục, tập qn   trong và ngồi nước khi tham gia xuất khẩu lao động 2.2.5. Hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động  Bước đầu phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế  để  phát triển thị  trường xuất khẩu lao động, hình thành được đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao  động tương đối mạnh về cơ sở vật chất, về cán bộ có đào tạo lao động. Hiện nay,    nước có 154 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động, trong đó có 16   doanh nghiệp chun doanh xuất khẩu lao động, 134 doanh nghiệp được bổ  sung  chức năng xuất khẩu lao động và 4 doanh nghiệp tư  nhân tham gia xuất khẩu lao   động. Nhiều doanh nghiệp tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm thị trường nước   ngồi đồng thời kết hợp với cơ quan chức năng và các cơ  sở  đào tạo nghề  để  đào  tạo lao động đưa đi xuất khẩu. Trong 3 năm xuất khẩu lao động (2001­2003) đã có: ­ 1 doanh nghiệp xuất khẩu được 10.000 lao động  Kinh tế châu Á ­ TBD  số 2, tháng 4/2001 19 ­ 4 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 5000 lao động ­ 37 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 1000 lao động Các cơ quan chức năng đã tiến hành 140 cuộc kiểm tra và 37 cuộc thanh tra   đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong đó thu hồi giấy phép hoạt động   của 8 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, đình chỉ kinh doanh có thời hạn hoạt   động xuất khẩu lao động đối với nhiều doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hoặc có  tỷ lệ lao động tự ý bỏ hợp đồng lao động cao… Chính vì vậy, các doanh nghiệp và  cá nhân người lao động đã từng bước góp phần vào việc lập lại kỉ  cương trong   hoạt động xuất khẩu lao động, ổn định và giữ uy tín cho lao động Việt Nam trên thị  trường lao động quốc tế Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của nước ta khơng chỉ bó hẹp trong   các nước SNG, châu Phi mà còn được mở rộng sang các nước khác chế độ chính trị  – xã hội. Lao động xuất khẩu của nước ta đã và đang làm việc ở 40 nước, vùng lãnh  thổ, với thị  phần ngày càng tăng, trải rộng từ  Đơng Bắc Á, Đơng Nam Á, khu vực  Trung Đơng tới nam Thái Bình Dương. Trong đó có thị  trương mới nổi như  : thị  trường Malaixia, chỉ hơn 1 năm (5­2002 đến 12­2003)Việt Nam đã xuất khẩu được  gần 70.000 lao động. Tại các thị  trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung  Đơng và một số nước châu Âu thị phần xuất khẩu lao động tăng lên khá.9 2.3. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu lao động trong điều   kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.1. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu lao động Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ  IX của Đảng cộng sản Việt  Nam chỉ rõ:Mở rộng thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức   và có hiệu quả, với sự tham gia của các thành viên kinh tế. Mục tiêu năm 2004: đưa   60.000­65000 lao động, năm 2005:đưa 70.000 lao động đi làm việc tại nước ngồi Để  đạt được điều đó thì chúng ta phải thực hiện đa phương hố và đa dạng   hố trong phát triển thị trường. Trước tiên chúng ta phải tìm ra thị trường nhập khẩu  lao động. Trong điều kiện tồn cầu hố, các nước xuất khẩu lao động cạnh tranh   quyết liệt để giành giật thị trường và phần thắng sẽ thuộc về những nước có chiến   Nghiên cứu kinh tế số 314 tháng 7/2004 20 lược đúng đắn, tiềm lực mạnh trong hoạt động xuất khẩu lao động. Vì vậy đa   phương hố thị  trường là hướng quan trọng để  tạo lập giữ  vững và mở  rộng thị  trường. Chúng ta cần giữ vững thị trường xuất khẩu lao động tại các nước SNG và   Đông Âu, tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực: Malaysia,   Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào và các nước Trung Đông, tạo bước đột phá  sang thị trường lao động châu Mỹ,châu Phi, Tây Âu Hiện nay, nhiều nước cần đÕn lao động nhập cư. Đây là cơ  hội để  Việt  Nam đưa người lao động ra nước ngồi làm việc. Các nước Nhật Bản sau một thời   gian hạn chế  lao động nhập cư  nay lại tạo điều kiện cho người nước ngồi đến  làm việc. Hàn Quốc xem xét cho phép Việt Nam đưa thêm 4000 lao động trong năm  2004 cộng với hạn ngạch 18000 người. Chính vì vậy chiến lược Maketing xuất   khẩu lao động là rất quan trọng Nếu như lao động phổ thơng thì cơng ty sẽ chọn chiến lược phân tán vì nó Ýt  tốn kém về chi phí đào tạo cũng như quản lí. Ngược lại, nếu xuất khẩu chun gia   thì cơng ty lại chọn chiến lược tập trung vào một số thị trường trọng điểm Đa dạng hố hình thức xuất khẩu lao động cần đẩy mạnh xuất khẩu lao   động theo hình thức xen ghép đưa lao động Việt Nam sang làm việc cùng cơng nhân   nước sở tại, trong các dây chuyền sản xuất theo hiệp định của chính phủ. Kết hợp  với hình thức mới như : xuất khẩu lao động theo hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế  có chức năng xuất khẩu lao động của nước ta với nước nhập khẩu lao động, xuất  khẩu lao động theo hợp đồng giữa cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân ngồi,  xuất khẩu lao  động theo các hợp đồng nhận thầu xây dựng cơng trình   nước   ngồi… Đa dạng hố cơ cấu ngành nghề phục vụ hoạt động xuất khẩu lao động như  thuyền viên đánh cá và tàu vận tải, chuyên gia nông học … 2.3.2. Chu ẩn b ị tốt nguồn lao độ ng phục vụ cho hoạt độ ng xuấ t khẩu lao   động Chất lượng nguồn lao động tốt là điều kiện cần để phát triển thị trường bền  vững và phải dựa vào các thơng số : số lượng, chất lượng,cơ cấu ngành nghề… Đó   là nhiệm vơ chung của Nhà nước, các cấp, các ngành,các doanh nghiệp và bản thân   21 người lao động. Tập trung đào tạo đội ngũ lao động với tinh thần tập thể cao, chú  trọng vào ghi nhớ  và bắt chước. Từ  đó, người lao động mới tiếp thu tri thức, cải   tiến cơng nghệ nhập khẩu. Xây dựng kỉ luật chặt chẽ cho người lao động, nâng cao   nhanh năng suất lao động cao, cải thiện được khả  năng cạnh tranh của người lao   động Việt Nam Cần phải điều chỉnh đào tạo nguồn nhân lực tập trung hướng tới tạo ra đội   ngũ lao động có trình độ cao nhưng cũng phải có khả năng thích ứng cao, Người lao  động phải được đào tạo tin học và tiếng Anh tốt để  đáp ứng với sự phát triển mới   của đất nước. Chính phủ chủ trương phát triển nền giáo dục và đào tạo theo hướng  hội nhập quốc tế, như cải cách chương trình bậc học phổ  thơng từ  mục tiêu cung   cấp khối lượng kiến thức sách vở sang cung cấp những kĩ nămg cần thiết cho cuộc   sống, cung cấp cơ hội độc lập. Chính vì vậy việc tuyển mộ nhân lực khơng chỉ dựa   vào khả  năng trung thành, tên tuổi, lí thuyết sng mà còn phải dựa vào trình độ  thực tế. Từ đó mới đáp úng chất lượng lao động cho sự  hội nhập kinh tế quốc tế,   mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế 2.3.3. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trên cơ sở đảm bảo hiệu quả   kinh tế, chính trị, xã hội Xuất khẩu lao động là một hàng hố đặc biệt ­ hàng hố sức lao động, hoạt  động xuất khẩu lao động có tác động đa chiều cả về kinh tế ­ chính trị ­ xã hội. Do   đó, khi tính tốn hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động nói chung phải đảm  bảo phát triển mục tiêu kép : hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội. Hiệu  quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả thu được cao nhất sau khi  trừ     chi   phí,   biểu     cụ   thể     ngoại   tệ   dòng   thu     hàng   năm   cho   đất   nước,doanh nghiệp và người lao động. Hiệu quả chính trị của hoạt động xuất khẩu  lao động chính là việc tạo lập được mơi trường chính trị   ổn định, tăng cường và   phát triển các mối giao bang quốc tế  góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,  ổn  định tình hình chính trị  trong nước, khu vùc và quốc tế. Hiệu quả  xã hội của hoạt   động xuất khẩu lao động là đảm bảo việc làm, tăng thu nhập  ở mức cao nhất cho   quốc gia, doanh nghiệp và người lao động, thực hiện cơng bằng dân chủ ngay trong   hoạt động xuất khẩu lao động. Phát triển thị  trường phải hướng tới ba mực tiêu  22 kép. Nếu quá nhấn mạnh vào một trong ba phương diện trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực   tới bản thân hoạt động xuất khẩu lao động và rộng lớn hơn là sự  phát triển bền   vững của đất nước 2.3.4   Tuân   thủ   nguyên   tắc   thị   tr ườ ng     ho ạt   độ ng   xuất     lao   động Chóng ta phải chấp nhận sự  tham gia của các thành phần kinh tế  và cạnh  tranh giữa các thành phần kinh tế đó trong hoạt động xuất khẩu lao động trên cơ sỏ  luật định. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng  và dẫn dắt các thành phần khác cùng tham gia phát triển thị trường xuất khẩu lao động Mặt khác, chúng ta chấp nhận sự  cạnh tranh trên thị  trường lao động quốc   tế, nhất là các nước xuất khẩu lao động trong khu vực. Trong q trình tồn cầu   hố, cạnh tranh thương mại nói chung, cạnh tranh thị trường xuất khẩu lao động nói  riêng diễn ra rất gay gắt 2.4. Các giải pháp để phát triển thị trường xuất khẩu lao động 2.4.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường lao động quốc tế Chóng ta cần hiểu rõ nhu cầu về  lao động đối với từng ngành nghề  và xu  hướng biến động cơ cấu ngành nghề đó trên thị trường lao động quốc tế. Cần phải   tìm hiểu chính sách pháp luật, tơn giào, tín ngưỡng của nước nhập khẩu lao động   Từ đó, để xây dựng chiến lược cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phát triển thị  trường xuất khẩu lao động Về  phía Nhà nước tiếp tục củng cố, mở  rộng và phát triển ngoại giao với   các nước trên thế giới, tích cực đàm phán, kí kết các hiệp định khung về xuất khẩu   lao động. Mặt khác, nhà nước tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơ  chế  chính sách  khuyến khích các thành phần kinh tế  ln tích cực tìm kiếm khai thác thị  trường,   nhất là các thị  trường xuất khẩu lao động: Malaisya, ĐàI Loan, Hàn Quốc, Nhật  Bản… Ngồi ra, cần phải phát triển mạnh các trung tâm nghiên cứu thị  trường lao  động quốc tế nhằm cung cấp thơng tin nhanh, chính xác cho các doanh nghiệp xuất   khẩu  lao  động,   dự   báo cầu lao  động  trên  thị   trường  lao  động   Ngoài  ra,   doanh  nghiệp Việt Nam cần phải tích cực chào hàng, quảng cáo về khả năng cung cấp lao  23 động, các loại ngành nghề  của Việt Nam trên trang Web, qui định rõ vai trò, trách   nhiệm của cơ  quan  đại diện ngoại giao   nước ngồi trong việc phát triển thị  trường xuất khẩu lao động, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong q trình   sử dụng lao động của chủ sử dơng lao động nước ngồi, giữa nhà nước ta với nước   nhập khẩu lao động và các cơng ty mơi giới nhập khẩu lao động Việt Nam 2.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ xuất khẩu lao động Về tuyển chọn lao động: Triển khai sâu, rộng mơ hình liên thơng giữa các cơ  quan chức năng, các doanh nghiệp làm cơng tác xuất khẩu lao động, chính quyền  các địa phương các cấp, nhất là khu vực nơng thơn. Đối tượng tuyển chọn đi xuất   khẩu lao động nên hướng vào lực lượng học sinh tốt nghiệp phổ  thơng trung học   Đây là lực lượng dồi dào cho xuất khẩu lao động. Các đối tượng là bộ  đội phục   viên, là lao động trong khu vực nhà nước giảm biên chế  đều là nguồn quan trọng   cho xuất khẩu lao động Về đào tạo ­ bồi dưỡng: Xây dựng chiến lược đào tạo cho phù hợp với nhu  cầu lao động trên thị  trường. Đào tạo ngắn hạn (cho lao động giản đơn), đào tạo   dài hạn (cho lao động kỹ thuật. Cần phải tiến hành đào tạo tồn diện cho người lao   động cả về chun mơn ngoại ngữ, giáo dục pháp luật,phong cách người lao động  cơng nghiệp, phong tục tập qn của nước nhập khẩu lao động Về cử tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động sau đào tạo ­ bồi dưỡng   Chúng ta ln cần phải xem xét lao động đưa đi xuất khẩu lao động có đáp  ứng  được cơng việc của đối tác hay khơng. Việc đưa lao động đi nước ngồi khơng qua   sát hạch sau đào tạo sẽ  khơng tạo động lực để  người lao động phải tu dưỡng rèn  luyện năng lực  của họ  cao nhất trước  khi xuất khẩu   Đây là một  trong những  ngun nhân quan trọng nhất làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc  tế của lao động Việt Nam. Vì vậy sát hạch đầu ra đối với lao động xuất khẩu lao  động sau đào tạo là cơng việc cần thiết và phải kiên quyết thực hiện mới đảm bảo  chất lượng của nguồn lao động xuất khẩu 2.4.3. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại và phát triển hệ  thống doanh nghiệp   tham gia xuất khẩu lao động Theo nghị định số 81/2003/NĐ­CP thì: 24 Điều kiện tài chính để được cấp giấy phép: ­ Có vốn điều lệ từ 5 tỷ trở lên (trước đây là 1 tỷ đồng) ­ Ký quỹ 500 triệu đồng tại ngân hàng Chính phủ đưa ra mức điều kiện tài chính trên để giúp cho doanh nghiệp giải   quyết những vấn đề  bất ngờ  xảy ra như  : kinh tế  nước sở  tại suy thối, doanh   nghiệp sử  dụng lao động Việt Nam bị  phá sản, thiên tai, địch họa. Doanh nghiệp   phải có cơ sở tài chính đủ  lớn để  giải quyết nhanh chóng những vấn đề  phát sinh,  bảo vệ quyền lợi cho người lao động, uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam Kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh nếu vi phạm   nghiêm trọng trong cơng tác tuyển chọn lao  động xuất khẩu lao  động, lừa đảo  người lao động. Nghị định 81 quy định về việc đình chỉ,thu hồi giấy phép hoạt động  xuất khẩu lao động như sau: ­ Vi phạm việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi ở các khu vực cấm,  các nghề và cơng việc bị cấm ­ Bị xử phạt vi phạm hành chính 3 lần ­ Bị giải thể hoặc phá sản ­ Sau 18 tháng kể  từ  ngày được cấp giấy phép hoạt động mà khơng đưa   được trên 100 người lao động đi làm việc tại nước ngồi Nhà nước ta đang tập trung đầu tư phát triển hệ thống doanh nghiệp (khoảng  20 doanh nghiệp) có tiềm lực mạnh về cơ sỏ vật chất ­ kĩ thuật phục vụ đào tạo ­   bồi dưỡng người lao động về  vốn đầu tư  về  khả  năng nghiên cứu … để  có sức  cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế 2.4.4. Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế vĩ mơ Thực hiện thật nghiêm ngặt việc kí quỹ  và bảo lãnh trong xuất khẩu lao  động. Nhằm tăng cường trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện kí  kết hợp đồng với nước nhập khẩu lao động, ngăn chặn tình trạng vi phạm hợp   đồng của nguồn lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động vững chắc Tìm việc làm phù hợp với từng thị  trường theo hướng đảm bảo kết hợp hài  hồ lợi Ých của người lao động với lợi Ých của doanh nghiệp xuất khẩu lao động  và lợi Ých của quốc gia. Tiếp đó nhà nước cần phải xây dựng chính sách cho vay  25 tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, nhất là vùng nơng thơn tham gia xuất khẩu lao   động, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận và có việc làm   ngồi nước, tăng thu   nhập, góp phần xố đói giảm nghèo 2.4.5. Chế độ tài chính đối với người lao động đi làm việc ở ngồi (theo Nghị   định 81): ­ Quản lí tiền đặt cọc thu của người lao động: tại ngân hàng thương mại  Việt Nami ­ Phí dịch vụ: Người lao động khơng nộp theo tỉ lệ phần trăm mà là 01 tháng  lương theo hợp đồng lao động cho 01 năm làm việc đối sỹ  quan, thuỷ  thủ  trên tàu  vận tải biển thì khơng q 1,5 lương tháng theo hợp đồng ­ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động trích 1% số  phí dịch vụ  xuất khẩu lao  động để đóng góp vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động 2.4.6. Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra trong hoạt động xuất khẩu lao   động ­ Tiến hành kiểm tra,thanh tra định kì và bất ngờ với hoạt động xuất khẩu   lao động ­ Phối kết hợp tốt giữa các cơ  quan thanh tra với cơ quan chức năng phục  vụ  cơng tác xuất khẩu lao động (như  : Bộ  lao động, Bộ  tài chính, Bộ  ngoại giao)   nhằm phát hiện và xử  lí những vi phạm trong xuất khẩu lao động, chống những  hành vi lừa đảo người lao động VI/ HỘI NHẬP KINH TẾ  QUỐC TẾ  CĨ TÁC ĐỘNG RẤT LỚN TỚI  XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: 1. Xuất khẩu lao động có tác động tích cực đến vấn đề tạo việc làm cho   người lao động 1.1. Số  lao động đi xuất khẩu lao động làm giảm tỷ  lệ  thất nghiệp trong   nước   Việt Nam hiện nay có trên 80 triệu dân,số  người trong tuổi lao động chiếm   trên 51%, số lao động chưa có việc làm trên 1,5 triệu, tỉ lệ  thất nghiệp  ở thành thị  26 trên 6%, tỷ lệ sử dụng lao động ở nơng thơn khoảng 75% 10 Năm 2003, Việt Nam đã  đưa được 75.000 người đi xuất khẩu lao động, giải quyết được 1/20 lần số  lao  động chưa có việc làm. Năm 2002, Quỹ  quốc gia hỗ  trợ  việc làm đã tạo được 0,3   triệu việc làm (chiếm21,43%), các chương trình phát triển kinh tế  xã hội tạo được  1,05 triệu việc làm (chiếm 75%), hoạt động xuất khẩu lao động đã tạo được 0,046   triệu việc làm chiếm 3,57%.11 1.2. Sau khi lao động về  nước, với trình độ  chun mơn mà họ  tiếp thu   được, họ lập được cơng ty hoặc góp vốn kinh doanh.  Từ đó tạo ra được rất nhiều cơng ăn việc làm Những người lao động  ở nước ngồi về  sau khi hồn thành có tay nghề  khá   (bậc 4 trở lên chiếm 80%, còn lại chủ yếu là bậc 3). Về mặt tri thức nghề nghiệp   thì nó có thể ứng dụng rất hữu hiệu trong điều kiện của Việt Nam. Các cơng cụ mà  họ  mang về  tuyệt đại bộ  phận là thích dụng   nước ta đối với các doanh nghiệp  nhỏ ngồi thành phần quốc doanh Máy tiện vạn năng cỡ nhỏ, máy khoan, máy hàn.  Trong cả nước ta có khoảng 300 doanh nghiệp nhỏ do chủ yếu những người đi lao  động tại nước ngồi về thành lập: 1/2 doanh nghiệp sản xuất và phục vụ sản xuất,  1/2 doanh nghiệp thương và dịch vụ. Ví dụ, doanh nghiệp “Xây lắp điện”   Từ  Liêm, Hà Nội, chủ  doanh nghiệp là anh Nguyễn Văn Nhung, anh về nước 1989 và  thành lập doanh nghiệp vào năm 1990. Doanh nghiệp của anh có 25 người làm việc   thường xun (6 người đi làm việc   nước ngồi về). Ngồi ra, doanh nghiệp còn  sử  dụng lao động theo hợp đồng thời vụ  là 15­30 người. Năm 1990, doanh nghiệp  thực hiện 10 hợp đồng xây lắp (đường dây dẫn điửn cho trạm bơm Xn Đỉnh, trị  giá 50 triệu đồng…) 1.3. Thành lập quỹ  tín dụng nhân dân huy động nguồn vốn của những   người đi xuất khẩu lao động để cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao   động vay vốn Ơng Nguyễn Dỗn Dục ­ xóm Bình Minh, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh  Nghệ An: “Gia đình dùng tiền lao động của con em đã đi và có đồng vốn gom về,   10 11 Tạp chí kinh tế phát triển số 84/tháng 6/ 2004 trang  Tạp chí lao động và xã hội số 206+207+208 (từ 1/1­ 15/2/2003) 27 cơ bản là phát triển sản xuất tức là tái sản xuất ở địa phương, sau đó là tái sản xuất   có nghề nghiệp và sắm tài sản cố định” Uỷ ban nhân dân xã Phúc Thọ đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc xúc  tiến xuất khẩu lao động. Nắm bắt được chủ trương của Đảng, nhà nước, lãnh đạo  xã đã chủ động trong việc tìm các đối tác tuyển chọn lao động và cơng bố rộng rãi  cho bà con được biết. Quan trọng hơn, xã đã thành lập Quỹ  tín dụng nhân dân huy  động vốn của những người đi xuất khẩu lao động cho những người có nhu cầu đi  xuất khẩu lao động vay.12 2. Tạo việc làm sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lao động tốt  hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế được coi như là một cơ hội lớn nhưng cũng được   xem như  là thách thức khơng nhỏ  đối với nhiều quốc gia. Trong đó có Việt Nam,  doanh nghiệp được tiếp cận với thị  trường lớn trong khu vực và trên thế  giới   Những mặt hàng mà Việt Nam chiếm ưu thế sẽ có thể được thâm nhập thị  trường   lớn. Do đó, một số  ngành nghề  sẽ  phát triển. Đầu tư  trực tiếp và gián tiếp của   nước ngồi vào Việt Nam.Thơng qua đó, sẽ tạo được nhiều chỗ làm việc, giảm sức  Ðp về tạo việc làm trong nước. Người lao động có cơ hội tiếp cận được khoa học   cơng nghệ  tiên tiến, kinh nghiệm quản lí, quản lí xã hội của các nước phát triển   Chất lượng lao động của Việt Nam được nâng cao và có tính cạnh tranh cao trên thị  trường lao động quốc tế. Các doanh nghiệp lớn sẽ tìm đến lao động nước ta và đề  nghị  các chun viên về  máy tính của nước ta làm việc cho họ  thơng qua mạng   Internet. Hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ sẽ được phát triển Việc tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và phát triển nơng  thơn sẽ  thúc đẩy sự  phục hồi của các làng nghề  truyền thống (gốm, lụa, mây tre  đan…), nhiều ngành cơng nghiệp dịch vụ mới ra đời. Từ đó, chúng ta sẽ nhận được   các hợp đồng gia cơng chế biến sản phẩm cho nước ngồi. Việc làm cho người lao   động được tạo ra nhiều hơn. Hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ phát triển Chính vì q trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cho người lao động phải chịu  áp lực lớn về  cường độ  lao động, phải làm việc nhiều hơn, căng thẳng hơn, thời   12 2003­ 2004 VTV. Org.vn 28 gian kéo dài hơn, định mức lao động cao hơn để hồn thành các đơn đặt hàng trong  thời gian ngắn. Người lao động Việt Nam sẽ  tăng được tính thích  ứng trong mơi  trường mới, ln năng động tiếp thu tri thức cập nhật của nhân loại. Từ  đó, tăng   được tính cạnh tranh của lao động nước ta. Việt Nam sẽ  kí kết được nhiều hợp  đồng để  đưa lao động sang nước ngồi làm việc với cơng việc đòi hỏi trình độ  chun mơn cao hơn, thu nhập cao hơn 29 KẾT LUẬN Với các phân tích như trên, chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của xuất   khẩu lao động. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta muốn phát triển   kinh tế thì việc đầu tiên là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân   lực này phải có năng lực tư duy mới, cập nhật được những biến động của bối cảnh   khu vực và quốc tế, có ngoại ngữ  giỏi để  chủ  động trong các chương trình đàm  phán, xây dựng các chính sách kinh tế. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân  lực trong   nước, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động để  nâng cao chất  lượng nguồn lao động. Một số lượng lao động nước ngồi đã và đang vào nước ta  làm việc theo các chương dự án đầu tư, xây dựng hoặc trong các cơng ty liên doanh.  Đa số lao động vào làm việc tại nước ta là các chun gia, thợ lành nghề và các nhà   quản lí. Lao động nước ta được làm việc với họ  cũng có thể  học hỏi   họ  về  chun mơn, tác phong cơng nghiệp… Hoạt động xuất khẩu lao động có phát triển   được lành mạnh hay khơng phụ thuộc rất lớn vào sự quản lí của nhà nước   30 TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. PTS nhà giáo  ưu tú Phạm Đức Thành . Giáo trình Kinh tế  lao động ­  Nhà xuất bản giáo dục, năm 1998  TS. Nguyễn Bá Ngọc – K.s Trần Văn Hoan Sách Tồn cầu hố : Cơ hội và   thách thức đối với lao động Việt Nam – Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà   Nội 2002 Nguyễn Xn Thắng, sách Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của  nền kinh tế thế giới – Nhà xuất bản Hà Nội, 2002 Luận án của phó tiến sĩ Nguyễn Lương Trào “Mở rộng và nâng cao hiệu quả  việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi” Luận án của tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh “Tạo việc làm   nước ngồi để  góp  phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong nước” Luận án của Bùi Anh Tuấn về: “Tạo việc làm cho người lao động qua vốn   đầu tư nước ngồi trực tiếp vào Việt Nam” Tạp chí Lao động và Xã Hội – Số 206+ 207+ 208 (từ 1­15/2/2003) Nghiên cứu kinh tế số 302­ tháng 7/ 2003, số 314­ tháng 7/2004 Thơng tin thị trường lao động 10  Tạp chí Lao động và Xã Hội – số 226 (từ 1­15/11/2003), sè 242 (từ 1­ 15/7/2004) 11  Kinh tế phát triển – số 84/6/2004 12  Kinh tế Châu Á­ Thái Bình Dương, số 2(31), 4/2001     31 32 ...  sử   dụng nguồn lao động trong nước” Đề  tài của đề  án này là: xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.  Chính vì vậy, ta ... phải xem xét hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Từ  đó, để  phân tích được diễn biến  của xuất khẩu lao động, tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế ... những tri thức tiên tiến của nhân loại để xây dựng đất nước ta ngày một giàu đẹp V/ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀ MỘT GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM  CHO   NGƯỜI   LAO   ĐỘNG   TRONG   TIẾN   TRÌNH   HỘI   NHẬP   KINH   TẾ  QUỐC TẾ 1. Các giải pháp tạo việc làm 1.1. Thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngồi càng nhiều để

Ngày đăng: 15/01/2020, 16:42

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

  • HÀ NỘI 11 - 2004

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan