Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam

233 107 0
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của  pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận án đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng, trong đó bao gồm kiến nghị về việc bố trí chế định giải thích hợp đồng trong bộ luật dân sự, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc, căn cứ giải thích hợp đồng và kiến nghị cụ thể nhằm tăng hiệu quả của việc giải thích hợp đồng ở Việt Nam hiện nay.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                             BỘ TƯ  PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ THỊ THÚY GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA  PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                            BỘ TƯ  PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ THỊ THÚY GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA  PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Mã số: 9 38 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI ĐĂNG HIẾU Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, bản  án, quyết định trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án   chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác                                               TÁC GIẢ LUẬN ÁN                                                                                      Hà Thị Thúy LỜI CẢM ƠN Trước hết, tơi xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc nhất tới  PGS.TS. Bùi  Đăng Hiếu ­ người đã dành nhiều tâm huyết và cơng sức hướng dẫn, động   viên tơi trong suốt q trình thực hiện Luận án.  Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp q báu và có giá trị  của các nhà khoa học, các thầy cơ tại các buổi thảo luận ở Bộ mơn và Bảo   vệ cơ sở giúp tơi hồn thiện Luận án.  Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể  Khoa Đào tạo  sau  Đại học – Trường  Đại học Luật Hà Nội, Khoa Pháp luật Dân sự  ­  Trường Đại học Luật Hà Nội, lãnh đạo và các đồng nghiệp đã tạo nhiều  điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành  Luận án.  Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm  ơn chân thành và lòng biết  ơn sâu sắc   tới gia đình, bạn bè và họ hàng thân thiết trong gia đình, những người ln   cổ vũ, động viên, cáng đáng phần lớn cơng việc gia đình để tơi n tâm theo   đuổi cơng trình nghiên cứu của mình Hà Nội, ngày      tháng     năm 2019 Tác giả Luận án Hà Thị Thúy MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ  luật dân sự  năm 2005 (BLDS 2005) ra đời như  là một cột mốc đánh  dấu sự hội nhập của pháp luật dân sự nước ta với pháp luật dân sự các nước trên  thế giới, đưa pháp luật dân sự của Việt Nam tiến gần hơn với pháp luật dân sự  của các quốc gia khác. Với sự ra đời của BLDS 2005, luật dân sự được xây dựng   với vai trò là “luật mẹ”, luật chung điều chỉnh tất cả  các quan hệ  tài sản, quan   hệ nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự. Sau gần 10 năm thi hành thì BLDS   2005 đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với sự  phát triển của các quan hệ  dân   sự ngày càng phức tạp. Hiện nay, Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự mới –  Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015). Bộ luật dân sự mới này vẫn giữ nguyên   mục tiêu xây dựng Bộ  luật dân sự  la ̀nền tảng pháp lý cơ  bản (luật chung) của  hệ  thống lt t ̣ ư, luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được thiết lập trên ngun   tắc bình đẳng giữa các bên tham gia1. Các chế  định pháp luật hợp đồng trong  BLDS 2015 có nhiều sửa đổi. Tuy vậy, sự sửa đổi này vẫn chưa đáp ứng được  kỳ vọng của người dân về một Bộ luật Dân sự hợp lý, có tính khái qt, tính dự  báo và tính ổn định Giải thích hợp đồng khơng phải là chế định mới trong pháp luật dân sự nói  chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Ngay từ trước cơng ngun, các luật gia  La Mã đã đặt nền móng cho việc xây dựng chế định giải thích hợp đồng. Hiện   nay, chế  định giải thích hợp đồng được ghi nhận trong hầu hết Bộ luật dân sự  của các nước trên thế  giới. Giải thích hợp đồng được hiểu là một cơng việc,  trong đó chủ thể giải thích làm rõ nội dung của hợp đồng khi hợp đồng có những   nội dung, điều khoản khơng rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau. Từ đó nhằm xác định   quyền và nghĩa vụ  của các bên trong hợp đồng, đảm bảo cho hợp đồng được   thực hiện đúng, đầy đủ. Việc nghiên cứu các vấn đề  lý luận về  giải thích hợp  đồng, nhằm xác định chủ  thể  có thẩm quyền giải thích hợp đồng, nhận diện   hoạt động giải thích hợp đồng và phân biệt giải thích hợp đồng với các hoạt  động khác của chủ  thể có thẩm quyền có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nhưng  ở  Việt Nam hiện nay gần như thiếu vắng các cơng trình khoa học nghiên cứu một  cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích hợp đồng Việc nghiên cứu các khái niệm pháp lý, thiết lập các quy tắc, phương pháp  1 Bộ tư pháp, Báo cáo về quan điểm và định hướng lớn trong xây dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi) giải thích cũng như các căn cứ giải thích sẽ tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các   nhà lập pháp xem xét, tiếp nhận và phản ánh chúng vào quy phạm pháp luật  nhằm hồn thiện quy định pháp luật về  giải thích hợp đồng. Như  TS. Nguyễn   Ngọc Khánh đã viết: “vấn đề đặt ra đối với chúng ta hơm nay khơng phải chỉ là   việc khắc phục những bất cập của chế định giải thích hợp đồng hiện hành, và   cũng khơng phải chỉ là việc bổ sung hay phát triển những phương pháp giải thích   trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước, mà quan trọng hơn, chúng   ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng hợp để  xây dựng cơ  sở  lý luận   sâu sắc hơn, hồn thiện hơn cho hoạt động giải thích hợp đồng ở nước ta”2 Về  mặt thực tiễn, hợp đồng là sự  thỏa thuận của các bên làm phát sinh,   thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 BLDS 2015). Khi tham gia   vào quan hệ  hợp đồng các bên ln mong muốn đạt được một lợi ích vật chất  hoặc tinh thần nhất định, đó chính là mục đích của hợp đồng. Để đạt được mục   đích này thì các bên ln cố gắng soạn thảo cho mình một hợp đồng rõ ràng, cụ  thể  (dù bằng hình thức văn bản hay lời nói, hành vi). Tuy nhiên, thực tế  do rất  nhiều lý do mà các hợp đồng có thể  có những điều khoản khơng rõ ràng, khó   hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc có những điều khoản quy định   q chung chung, hoặc mâu thuẫn nhau. Điều này gây ra sự  khó khăn trong q  trình thực hiện hợp đồng, dẫn đến tranh chấp, gây bất ổn trong giao lưu dân sự  cũng như   ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một hoặc một số  bên. Chính vì   vậy, chế định pháp luật giải thích hợp đồng được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp   lý cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các bên, cũng như tránh sự tùy   tiện của chủ thể có thẩm quyền khi giải thích hợp đồng Bộ  luật dân sự  1995, lần đầu tiên pháp điển hóa quy định pháp luật về  giải thích hợp đồng thành một điều luật cụ  thể, Điều 408. So với Điều 408  BLDS 1995 thì Điều 409 BLDS 2005 đã giải quyết được mối quan hệ giữa việc  áp dụng học thuyết ý chí hay học thuyết thể hiện ý chí để  giải thích hợp đồng   Bộ  luật dân sự  2015 mới được Quốc hội thơng qua thì vấn đề  giải thích hợp  đồng được quy định tại Điều 404, giải thích giao dịch dân sự được quy định tại   Điều 121. So với Điều 409 BLDS 2005 thì Điều 404 BLDS 2015 đã rút gọn lại chỉ  còn sáu căn cứ  giải thích hợp đồng: giải thích dựa vào ý chí chung của các bên   2 TS. Nguyễn Ngọc Khánh, Giải thích hợp đồng dân sự: So sánh nước ngồi và liên hệ Điều 408, Bộ luật   dân sự, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2004 trong hợp đồng, giải thích dựa vào ngơn từ  của hợp đồng, giải thích theo nghĩa   phù hợp với tính chất, mục đích của hợp đồng, giải thích theo tập qn tại địa   điểm giao kết hợp đồng, giải thích trong mối liên hệ  với các điều khoản khác   của hợp đồng, giải thích theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hợp đồng. Có thể  thấy BLDS 2015 đã bỏ đi một số căn cứ giải thích khơng khả thi, nhưng các căn   cứ giải thích hợp đồng còn lại vẫn còn chưa đầy đủ, và BLDS cũng chưa đưa ra   các căn cứ để xác định ý chí của các bên. Những bất cập này của quy định pháp   luật về  giải thích hợp đồng cần được nghiên cứu làm rõ nhằm hồn thiện quy   định pháp luật vơ cùng quan trọng này Mặc khác, một câu hỏi đặt ra là, khi nào thì phải giải thích hợp đồng? Đó  là khi trong hợp đồng có những điều khoản hoặc những từ, cụm từ  khơng rõ   ràng, hoặc có những điều khoản quy định q chung chung, mâu thuẫn nhau, dẫn   đến các bên khơng có cách hiểu thống nhất. Lúc này, mỗi bên đều viện dẫn cách  hiểu khác nhau nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho mình, và điều này sẽ gây bất  lợi cho phía bên kia. Bởi vì trong quan hệ hợp đồng thì quyền của bên này chính   là nghĩa vụ của phía bên kia và ngược lại. Như vậy, sẽ rất khó tìm ra được ý chí  chung của các bên trong trường hợp này, trong khi đó, các căn cứ giải thích hợp  đồng được quy định trong BLDS lại chưa đầy đủ. Điều này làm cho chủ thể giải   thích khi giải quyết tranh chấp về  giải thích hợp đồng thiếu cơ  sở  pháp lý để  giải quyết, dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật Khi quy định của pháp luật còn chưa hồn thiện thì việc xét xử của tòa án   trong thời gian qua trong các vụ  án liên quan đến giải thích hợp đồng, các thẩm  phán thường căn cứ vào rất nhiều căn cứ để giải thích hợp đồng. Thực tiễn cho   thấy các chủ thể giải thích thường giải thích hợp đồng dựa vào các thơng tin tiền   hợp đồng, sự   ứng xử  của các bên sau khi hợp đồng được giao kết, căn cứ  vào   thói quen được hình thành giữa các bên, căn cứ vào tập qn,   Như PGS. TS. Đỗ  Văn Đại đã viết, tòa án giải thích hợp đồng dựa vào “ một “ma trận” thơng tin   Tòa án giải thích hợp đồng căn cứ  vào những thơng tin (dấu hiệu) tiền hợp   đồng, thơng tin (dấu hiệu) hậu hợp đồng cũng như  một số  thơng tin khác ”3. Và  việc vận dụng này của tòa án là chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý Về phía các bên trong hợp đồng, khi một hợp đồng có những điều khoản   3 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận án, tập 2,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,   2014, tr.206 được soạn thảo khơng rõ ràng dẫn đến có nhiều cách hiểu khơng thống nhất   giữa các bên sẽ gây ra tranh chấp. Nếu khơng được giải thích một cách chính xác  thì sẽ  dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên có thể  bị  xâm   phạm. Bởi vì việc thực hiện đúng sự  thỏa thuận trong hợp đồng phụ  thuộc vào  cách giải thích các điều khoản của hợp đồng. Hoạt động giải thích hợp đồng  được thực hiện dựa trên những nguyên tắc, căn cứ quy định tại BLDS. Tuy nhiên  kết quả  giải thích và hiệu quả  của việc giải thích phụ  thuộc nhiều vào sự  áp  dụng linh hoạt các nguyên tắc giải thích, căn cứ  giải thích. Chính vì vậy, việc  nghiên cứu để  hồn thiện pháp luật về  giải thích hợp đồng nhằm tạo ra cơ  sở  pháp lý khách quan, đầy đủ  hơn, góp phần bảo vệ  quyền và lợi ích chính đáng  cho các bên trong hợp đồng, thúc đẩy sự  phát triển và giữ  ổn định cho giao lưu   dân sự Việc nghiên cứu vấn đề giải thích hợp đồng ở  Việt Nam hiện nay còn ít.  Trong khi đó nền kinh tế  thị  trường và xu thế  tồn cầu hóa ngày càng cao dẫn   đến số  lượng hợp đồng được giao kết ngày càng nhiều. Sự  bất đồng ngôn ngữ  vùng, miền, sự  bất đồng ngôn ngữ  giữa các quốc gia cùng với sự cẩu thả  hoặc   việc quá tin tưởng lẫn nhau của các bên khi soạn thảo hợp đồng, sự  thiếu hiểu  biết pháp luật, tập qn khác nhau khi giao kết hợp đồng, việc giao kết các hợp   đồng mẫu, hồn cảnh chi phối việc thực hiện hợp đồng ln thay đổi làm cho   các hợp đồng khi thực hiện có những điều khoản khơng thống nhất cách hiểu  ngày càng nhiều. u cầu giải thích hợp đồng ngày càng tăng, dẫn đến quy định  pháp luật về  giải thích hợp đồng càng có vai trò quan trọng trong việc giữ   ổn   định cho quan hệ  hợp đồng, tạo cơ  sở  pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp.  Quy định của pháp luật hiện hành chưa đảm bảo được căn cứ  pháp lý cho việc   giải thích hợp đồng. Chính vì vậy, cần phải thiết lập các ngun tắc giải thích,  bổ  sung một số  căn cứ  giải thích hợp đồng để  đáp  ứng u cầu của việc giải   thích hợp đồng và hồn thiện hơn nữa quy định pháp luật này để  đáp  ứng nhu  cầu giải thích hợp đồng của các bên trong giao lưu dân sự Chính vì những lý do trên, nhằm góp phần hồn thiện pháp luật cũng như  góp phần bổ  sung vào cơ  sở  lý luận và thực tiễn cho việc giải thích hợp đồng,   tác giả  chọn đề  tài “Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt   Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học của mình 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 10 2.1. Ở nước ngồi  Về giải thích hợp đồng, ở nước ngồi đã có khá nhiều cơng trình khoa học  nghiên cứu. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu, như: các sách chun khảo:  “Толкование  права  и  договора”     tác   giả  Черданщев   А   Ф.,   nhà   xuất  bản  Yuniti – daha, Москва, năm 2003; : “Введение в cравнительное правоведение в   сфере частного права”, tập 2, của tác giả  Konard Zweigert và Hein Kotz, nhà  xuất bản  Международные отношения, Москва,  1998, bản dịch bằng tiếng Nga;   “Толкование договора судом” của tác giả  Сошуро Л. В., nhà xuất bản проспест,  Москва,   2008;   “Толькование  гражданско  –  правового  договора:  проблемы  теории и практики” của tác giả  Степанюк Н. В., nhà xuất bản Научная Мысль,  Москва,  2014;  “Elements of contract interpretation” của tác giả  Steven J. Burton,  nhà   xuất     Oxford,   2009;    viết   “Толькование  договора”  của   tác   giả  Жученко   С   П  trong    «Практика  применения  общих  положений  об  обязательствах»,  nhà   xuất    Status,  Москва,   2011,   Luận   án   tiến   sỹ  “Толкование договора как вид юридического толкования” của tác giả Березина  Е. А., Học viện Luật Quốc gia Uran, Ekateburg, 2001; Luận án tiến sỹ  luật học   “Толькование  гражданско  –  правового  договора”    Степанюк   Н   В.,   năm  2008.  2.2. Ở trong nước  Ở trong nước, cũng đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề  hợp đồng, tuy nhiên, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ  thống những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  giải thích hợp đồng tại Việt Nam,    có các cơng trình nghiên cứu một cách sơ  lược một số  khía cạnh của giải   thích hợp đồng   Ở  cấp độ  tổng qt có thể  kể  đến các cơng trình: Sách chun khảo:   “Việt Nam dân luật lược khảo” của tác giả  Tiến sỹ Vũ Văn Mẫu, Bộ Quốc gia  giáo dục xuất bản, Sài Gòn, năm 1963, “Pháp luật về  hợp đồng” của Tiến sỹ  Nguyễn Mạnh Bách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995; “Chế  định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh,  Nhà xuất bản Tư  pháp, năm 2007; “Luật hợp đồng Việt Nam: bản án và bình   luận án”, tập 2, của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà   Nội, năm 2014; giáo trình “Luật hợp đồng ­ Phần chung”, nhà xuất bản Đại học  Quốc gia Hà Nội, năm 2013 của tác giả  PGS. TS Ngơ Huy Cương;   Giáo trình  ... nước trên thế giới. Từ đó đề xuất quan điểm về căn cứ giải thích hợp đồng cho   pháp luật về giải thích hợp đồng của Việt Nam Thứ  tư,  Luận án cũng chỉ  ra các căn cứ giải thích hợp đồng cần bổ  sung   vào pháp luật giải thích hợp đồng của Việt Nam trên cơ... hoạt động khác có liên quan, xác định sự cần thiết phải giải thích hợp đồng,  chủ  thể giải thích hợp đồng,  phạm vi của giải thích hợp đồng,  ngun tắc giải thích   hợp đồng và hậu quả pháp lý của giải thích hợp đồng Thứ hai, Luận án phân tích, đánh giá một cách khách quan, tồn diện các căn... thích hợp đồng với một số hoạt động giải thích khác, như giải thích di chúc, giải thích pháp luật,  và với trường hợp áp dụng quy định tùy nghi của pháp luật,  lịch   sử quy định pháp luật về giải thích hợp đồng ở Việt Nam và ở một số quốc gia

Ngày đăng: 08/01/2020, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan