1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn toán ở tiểu học dựa vào dự án (2017)

130 249 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ---TRƯƠNG THỊ MỸ HẠNH DẠY HỌC NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -

TRƯƠNG THỊ MỸ HẠNH

DẠY HỌC NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA

VÀO DỰ ÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu

học

Người hướng dẫn khoa học:

ThS PHẠM HUYỀN TRANG

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các thầy côgiáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạođiều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài

Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu

sắc nhất tới cô giáo, ThS Phạm Huyền Trang - người đã trực tiếp hướng dẫn,

chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian

và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế Vì vậy,

em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo vàcác bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùngcác bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Sinh viên thực hiện

Trương Thị Mỹ Hạnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận “Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong

môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Phạm Huyền Trang

Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận này là trung thực,không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, những trích dẫn tàiliệu tham khảo trong khóa luận là được phép sử dụng

Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Sinh viên thực hiện

Trương Thị Mỹ Hạnh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .viii DANH MỤC CÁC BẢNG .ix DANH MỤC CÁC HÌNH .x MỞ ĐẦU .1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC DẠY HỌC NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Khái quát về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học hiện hành 6

1.1.1.1 Mục tiêu dạy học yếu tố thống kê ở Tiểu học 6

1.1.1.2 Nội dung chương trình yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học 7

1.1.2 Một số vấn đề lí luận liên quan đến dạy học dựa vào dự án 16

1.1.2.1 Một số thuật ngữ liên quan đến dạy học dựa vào dự án 16

Trang 5

1.1.2.2 Một số vấn đề về dự án và dạy học dựa vào dự án 19

1.1.3 Một số đặc điểm nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học 27

1.1.3.1 Tri giác 27

1.1.3.2 Chú ý 28

1.1.3.3 Trí nhớ .29

1.1.3.4 Tư duy 30

1.1.3.5 Tưởng tượng 30

1.1.4 Dạy học yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án 31

1.1.4.1 Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án 31

1.1.4.2 Vai trò của việc dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án 32

1.2 Cơ sở thực tiễn 33

1.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung yếu tố thống kê, mức độ yêu cầu cần đạt đối với học sinh trong dạy học nội dung này 33

1.2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học trong dạy học nội dung yếu tố thống kê .35

1.2.3 Thực trạng của việc dạy học yếu tố thống kê trong môn Toán tiểu học dựa vào dự án 36

1.2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm dạy học dựa vào dự án 36

1.2.3.2 Thực trạng đánh giá của giáo viên về hiệu quả của việc sử dụng dự án trong dạy học nội dung yếu tố thống kê 37

1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên đối với việc dạy học nội dung yếu tố thống kê 38

Trang 6

1.2.4.1 Thuận lợi 38 1.2.4.2 Khó khăn 39

Tiểu kết chương 1 40

THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN

422.1 Nguyên tắc đề xuất quy trình và một số tiêu chí chọn lựa nội dung

để vận dụng dạy học dựa vào dự án nội dung yếu tố thống kê trongmôn Toán ở Tiểu học 42

2.1.1 Nguyên tắc đề xuất quy trình dạy học nội dung yếu tố thống kê dựa vào dự án 42 2.1.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 42 2.1.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý thuyết và thực

tiễn 42 2.1.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức (phù hợp với khả năng

thực hiện của học sinh) 43 2.1.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động của

giáo viên và hoạt động của học sinh 43 2.1.1.5 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn thực

tiễn của nhà trường, địa phương 44 2.1.1.6 Nguyên tắc đảm bảo sự đánh giá thường xuyên, liên tục,

khách quan 44 2.1.2 Xác định những tiêu chí chọn lựa nội dung để vận dụng dạy

học dựa vào dự án 44 2.1.2.1 Nội dung phải chứa đựng tình huống thực tiễn/có mối

liên hệ với thực tiễn 44 2.1.2.2 Nội dung phải có tính vấn đề, cần được giải quyết 45 2.1.2.3 Nội dung mang tính liên môn, đa ngành 45

Trang 7

2.1.2.4 Nội dung đảm bảo tính vừa sức 45

2.2 Đề xuất quy trình dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án .46

2.2.1 Xác định vấn đề, hình thành dự án 46

2.2.2 Lập dự án 47

2.2.2.1 Lập kế hoạch dự án .47

2.2.2.2 Giao nhiệm vụ cho HS 47

2.2.3 Thực hiện dự án 49

2.2.4 Tổng hợp và đánh giá 50

2.3 Một số ví dụ minh họa 51

2.3.1 Dự án “Nhà thống kê nhỏ tuổi” (lớp 3) 51

2.3.2 Dự án “Cây lớn lên từng ngày” (lớp 4) 58

2.3.3 Dự án “Bé là nhà điều tra dân số” (lớp 4) 64

2.3.4 Dự án “Em tập làm sữa chua” (lớp 5) 70

Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 75

3.1 Mục đích thực nghiệm 75

3.2 Nội dung thực nghiệm 75

3.2.1 Công tác chuẩn bị 75

3.2.1.1 Chuẩn bị giáo án 75

3.2.1.2 Xác định thời gian, đối tượng tham gia thực nghiệm 75

3.2.2 Tổ chức thực nghiệm .82

3.2.3 Tổ chức đánh giá 83

3.2.3.1 Nội dung bài kiểm tra .83

3.2.3.2 Đáp án và thang điểm 86

3.2.3.3 Hình thức kiểm tra 88

3.3 Kết quả thực nghiệm 88

Trang 8

3.3.1 Về định tính 88 3.3.2 Về định lượng 89

Tiểu kết chương 3 90KẾT LUẬN

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93PHỤ LỤC 96

Trang 9

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

viii

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về khái niệm dạy học dựa vào dự

án 36

Bảng 1.2: Hiệu quả của việc sử dụng dự án trong dạy học nội dung yếu

tố thống kê cho học sinh tiểu học 37Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm (3A) và lớp đối chứng

(3B) .89

Trang 11

dạy học mạch kiến thức thống kê 35Hình 3.1: Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm (3A) và lớp đối chứng

(3B) .89

Trang 12

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Sự phát triển như vũ bão của xã hội cùng với quá trình toàn cầu hóa,hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết làphải nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) nhằm bồi dưỡngnguồn nhân lực chất lượng cao Do đó, đổi mới giáo dục là một xu thế mangtính toàn cầu với mục đích đào tạo ra lớp người tự tin, năng động, giàu kĩnăng làm việc hợp tác, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, nhữngkhó khăn đa chiều không ngừng nảy sinh trong xã hội hiện đại Chính vì vậy,việc đổi mới nền giáo dục nước nhà là một tất yếu khách quan, là yêu cầuđang đặt ra đối với tất cả các ngành học, cấp học của hệ thống giáo dục

Hiện tại, ngành giáo dục nước ta đã hoàn thành xong chương trình phổthông tổng thể, đang trong giai đoạn hoàn thiện chương trình bộ môn CấpTiểu học - cấp học nền tảng là cấp học chú trọng đổi mới đầu tiên Cácphương pháp dạy học (PPDH) tích cực, hình thức dạy học (HTDH) phongphú được áp dụng để thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu giáo dục nóichung, giáo dục tiểu học (GDTH) nói riêng Bên cạnh đó, dạy học dựa vào

dự án (DHDVDA) là quá trình hiện thực hóa quan điểm dạy học gắn lí thuyếtvới thực hành, phát huy tính chủ động, tích cực của người học do đó sẽ gópphần tích cực vào việc bồi dưỡng những con người mới đầy năng động,hoạt bát, nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội

Trong chương trình Tiểu học trước năm 2000, môn Toán chỉ có cácmạch kiến thức bao gồm: Số học và yếu tố đại số, yếu tố hình học, đại lượng

và đo đại lượng, giải toán có lời văn Nội dung yếu tố thống kê (YTTK) cũng

có nhưng mới chỉ ẩn tàng trong các nội dung trên Khoa học thống kê hiệnnay đang phát triển rất mạnh mẽ, trong đời sống hàng ngày, các tri thứcthống kê luôn tồn tại xung quanh chúng ta do đó việc đưa chúng vào dạytrong

Trang 13

chương trình sẽ giúp siết chặt mối liên hệ giữa các kiến thức toán học vớithực tiễn đồng thời trang bị cho học sinh (HS) các kĩ năng để thu thập, phânloại và xử lí dữ liệu nhằm khám phá thế giới muôn màu muôn vẻ.

Đứng trước yêu cầu đó, chương trình Tiểu học hiện hành đã chú ý đếnvấn đề xây dựng YTTK thành một mạch kiến thức riêng Với tư cách là mộtmảng kiến thức có nhiều ứng dụng trong thực tiễn vì vậy vấn đề dạy học nộidung này sao cho hiệu quả rất cần được quan tâm nghiên cứu

Thực tế, việc dạy học YTTK trong chương trình môn Toán ở Tiểu họcvẫn chưa được quan tâm xem xét đúng mức Biểu hiện rõ nét nhất là việc dạyhọc nội dung này còn nặng về lí thuyết, giáo viên (GV) vẫn giữ vai trò chủđạo trong quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức theo lối áp đặt, ít tạo cho

HS cơ hội thực hành, chưa chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực của HSdẫn đến hệ quả là các em rất lúng túng trong việc xử lí các tình huống thựctiễn liên quan đến tri thức thống kê Những hạn chế này xuất phát từ sự ảnhhưởng của lối dạy học truyền thống, của các phương pháp, hình thức dạy họcchưa thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay

Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là cần dạy học YTTK như thếnào để đạt được hiệu quả thiết thực, giúp HS vận dụng nhuần nhuyễn tri thứcđược học vào cuộc sống chứ không đơn thuần dừng lại nơi sách vở Chínhđiều này sẽ góp phần rèn luyện tư duy thống kê cho

HS

Như đã đề cập ở trên, ưu điểm nổi trội của DHDVDA là góp phần thựchiện quan điểm dạy học gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính chủ động,tích cực của người học Do đó việc dạy học YTTK trong môn Toán ở Tiểuhọc dựa vào dự án là thiết thực để góp phần dạy học hiệu quả nội dung này

Những lí do trên đây là căn cứ để tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án”.

Trang 14

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn Toán ở Tiểu họcdựa vào dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung này

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình dạy học nội dung YTTK trong mônToán ở Tiểu học dựa vào dự án

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học YTTK trong môn Toán ởTiểu học

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn Toán

ở Tiểu học dựa vào việc tổ chức cho HS giải quyết những nhiệm vụ học tậpphức hợp, đòi hỏi sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, phát huy sự sángtạo, năng lực của HS thì bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả dạy họcYTTK cho học sinh tiểu học (HSTH)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học nội dungYTTK trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án

- Đề xuất quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn Toán ở Tiểuhọc dựa vào dự án

- Thực nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic

Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về dự án và DHDVDA

6.1.2 Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc

Xem xét việc dạy học các YTTK là một thành phần của dạy học Toán

ở Tiểu học và xem xét DHDVDA là một hướng đi mới trong dạy học nộidung YTTK nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS

Trang 15

6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu cáctài liệu, sách báo có liên quan đến việc dạy học nội dung yếu tố thống kê ởTiểu học, dạy học dựa vào dự án; nghiên cứu các tài liệu về triết học, tâm líhọc, giáo dục học, có liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáoviên, hoạt động học của học sinh

- Phương pháp điều tra: Điều tra, thu thập các ý kiến của giáo viên vềthực trạng dạy và học nội dung YTTK trong môn Toán ở Tiểu học, quan điểm của giáo viên về DHDVDA nội dung này

6.2.3 Các phương pháp khác:

- Phương pháp xử lí số liệu thống kê: Xử lí các số liệu thu thập được

từ việc điều tra, khảo sát thực trạng

7 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóaluận chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội dung YTTK trong môn Toán ởTiểu học và quy trình dạy học nội dung này dựa vào dự án

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

+ Địa bàn điều tra khảo sát thực trạng:

Trường Tiểu học Tiền Phong B - Mê Linh - Thành phố (TP) Hà Nội.Trường Tiểu học Kim Nỗ - Đông Anh - TP Hà Nội

Trường Tiểu học Bắc Hồng - Đông Anh - TP Hà Nội

Trường Tiểu học Nam Hồng - Đông Anh - TP Hà Nội

+ Địa bàn nơi thực nghiệm:

Trường Tiểu học Tiền Phong B - Mê Linh - TP Hà Nội

Trang 16

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận bao gồmcác chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nội dung yếu tốthống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án

Chương 2: Đề xuất quy trình dạy học nội dung yếu tố thống kê trongmôn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC DẠY HỌC

NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN

Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái quát về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học hiện hành

1.1.1.1 Mục tiêu dạy học yếu tố thống kê ở Tiểu học

Thống kê là việc thu thập, lưu giữ, phân tích và xử lí các số liệu cầnthiết cho một mục đích, một hoạt động nào đó trong một khoảng thời giannhất định

Mục đích dạy học yếu tố thống kê trong trường phổ thông nói chung vàtrong trường Tiểu học nói riêng là nhằm tăng cường ứng dụng toán học vàothực tiễn, hình thành cơ sở toán học ban đầu để học sinh tiếp tục học ở bậchọc sau

Mục tiêu dạy học yếu tố thống kê trong trường Tiểu học là cung cấpnhững hiểu biết ban đầu về thống kê mô tả, rèn luyện một số ứng dụng toánhọc vào thực tiễn, hình thành tư duy “thống kê” cho học sinh Cùng với cáckiến thức toán học khác góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, bồidưỡng các phẩm chất và đức tính cần thiết của con người mới

- Về kiến thức

Giúp học sinh làm quen với các biểu tượng ban đầu về thống kê mô tả:

+ Dãy số liệu thống kê

+ Bảng số liệu thống kê

+ Biểu đồ thống kê (biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ quạt)

+ Số trung bình cộng

Trang 18

- Về kĩ năng

Hình thành, rèn luyện và củng cố một số kĩ năng phù hợp với trình độnhận thức của học sinh như:

+ Kĩ năng thu thập và ghi chép số liệu thống kê

Ví dụ: Đo và ghi lại số đo chiều cao, cân nặng của các bạn trong tổ, + Kĩ năng đọc và phân tích những số liệu thống kê từ dãy số liệu, bảngthống kê hoặc biểu đồ thống kê

Ví dụ: Dựa vào biểu đồ thống kê số quyển sách mà các bạn đã đọcđược trong một năm, học sinh phải nêu được các thông tin như số quyển sách

mà từng bạn đã đọc, nhận xét xem bạn nào đọc được nhiều sách nhất, ít sáchnhất, so sánh số lượng sách đọc giữa các bạn,

+ Kĩ năng lập dãy số liệu theo yêu cầu cho trước, lập bảng thống kê đơngiản, lập biểu đồ ở mức độ tiếp tục hoàn thành một biểu

1.1.1.2 Nội dung chương trình yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học

 Chương trình hiện hành

Trong chương trình hiện hành ở cấp Tiểu học, tới học kì II lớp 3, yếu tốthống kê mới chính thức được đưa vào chương trình, yếu tố này được phân bổnhư sau:

Trang 19

Lớp Tuần Tiết Tên bài dạy Nội dung

+ Biết cách đọc các số liệu trongbảng

+ Biết cách xử lí các số liệu trongbảng

- Thực hành lập bảng số liệu đơngiản từ một quan sát cụ thể

thống kê số liệu(trang 134)

128

Làm quen vớithống kê số liệu(tiếp theo)(trang 136)

(trang 138)

22

kê với yêu cầu củng cố kĩ năng đọc,phân tích và xử lí bảng thống kê sốliệu

- Bước đầu làm quen với số trungbình cộng:

+ Khái niệm số trung bìnhcộng

+ Qui tắc tìm số trung bình cộng của

bình cộng(trang 26)

Trang 20

(tiếp theo) hai hay nhiều số cho trước.

+ Thực hành tìm số trung bình cộngcủa các số liệu từ một quan sát cụthể

+ Thực hành lập biểu đồ từ một quansát cụ thể

Ôn tập về tìm sốtrung bình cộng(trang 175)

5

Giới thiệu vềbiểu đồhình quạt(trang 101)

- Ôn tập, củng cố về đọc, nhận xét,lập bảng số liệu và biểu đồ thống kê

số liệu

Ôn tập vềbiểu đồ(trang 173)

Trang 21

Từ bảng trên, ta có thể hệ thống hóa nội dung YTTK trong chươngtrình môn Toán ở Tiểu học thành 4 chủ đề như bảng dưới để tiện quan sát:

- Biết đọc, phân tích

và xử lí số liệu củamột dãy số liệu

- Lập bảng số liệuthống kê đơn giản

thống kê - Biết cách phân tích

các số liệu của mộtbảng

- Biết lập bảng số liệuthống kê đơn giản

bảng

- Lập bảng sốliệu thống kê

Trang 22

tố cơ bản của biểu

đồ tranh, biểu đồ

- Ôn tập, củng

cố các kĩ năng

- Biết đọc thông tin

trên biểu đồ tranh

phân tích và xử

lý số liệu trên

- Biết nhận xét, biểu đồ ở mứcphân tích và xử lý độ tiếp tục

số liệu trên biểu đồ

tranh, biểu đồ cột

- Biết lập biểu đồ

tranh, biểu đồ cột

hoàn thành mộtbiểu đồ

2 Biểu đồ hìnhquạt:

dạng đơn giản ở - Nhận biết cácmức độ tiếp tục yếu tố cơ bảnhoàn thành một của biểu đồ

(thông tinchính; ý nghĩacủa các hình vẽhoặc kí hiệutượng trưngdựa vào cácchú thích)

- Biết đọc các

số liệu thống

kê cho trênbiểu đồ

Trang 23

- Biết nhận xét,tính toán hoặc

so sánh các sốliệu thống kê

để tìm câu trảlời cần thiết

- Biết nhậndạng biểu đồhình quạt biểudiễn số liệuthống kê chotrước

- Tính được trung Ôn tập củng cốbình cộng của kĩ năng tính

số trung bình cộng

số và giải toán

về tìm số trungbình cộng

Trang 24

- Biết đọc, phân tích

và xử lí số liệu củamột dãy số liệu

- Ứng dụng kiến thứcdãy số liệu thống kêtrong thực tiễn cuộcsống

- Lập bảng số liệuthống kê đơn giản

- Ứng dụng kiếnthức bảng số liệuthống kê và dãy số

thống kê - Biết cách phân tích

các số liệu của mộtbảng

bảng

- Lập bảng sốliệu thống kê

Trang 25

- Ứng dụng kiến thức liệu thống kê trong

thực tiễn

số liệu thống

chẳng hạn: đọc bảng

số liệu thống kê rồiviết các dãy số liệuthống kê theo mộtthông tin bắt buộc

Biểu đồ tranh, biểu 1 Biểu đồ

hoàn thành mộtbiểu đồ

2 Biểu đồ hìnhquạt:

dạng đơn giản ở - Nhận biết các

Mức 1: Tiếp tục của biểu đồ

Trang 26

hoàn thành một hình quạt

Mức 2: Lập biểu chính; ý nghĩa

đồ theo chủ đề nào của các hình vẽ

đó đã có đủ thông hoặc kí hiệu

Mức 3: Tự tìm dựa vào cáckiếm thông tin và chú thích).lập biểu đồ tương - Biết đọc cácứng về một chủ đề số liệu thống

biểu đồ

- Biết nhận xét, tính toán hoặc

liệu thống kê

để tìm câu trảlời cần thiết

- Biết nhậndạng biểu đồhình quạt biểudiễn số liệuthống kê chotrước

- Ứng dụngthực tiễn

Trang 27

- Tính được trung Ôn tập củng cốbình cộng của kĩ năng tính

- Bước đầu biết cộng của nhiều

Chủ đề 4 giải bài toán về tìm số và giải toán

tiễn

bình cộng

1.1.2 Một số vấn đề lí luận liên quan đến dạy học dựa vào dự án

1.1.2.1 Một số thuật ngữ liên quan đến dạy học dựa vào dự án

 Dạy học

Theo Tiến sĩ Thái Duy Tuyên dạy học là sự truyền lại cho thế hệ saunhững kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được tích lũy từ thế hệtrước, là dạng hoạt động quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhấtcủa nhà trường [15]

Dạy học theo quan điểm hiện đại được tạo ra bởi sự tương tác trựctiếp giữa thầy và trò, giữa các người học với nhau, giữa dạy học với xã hội;

là sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động dạy và hoạt động học Thầy và tròvừa là chủ thể, vừa là đối tác trong dạy học, ngoài sự tương tác giữa các chủthể hoạt động, bản thân nó còn chịu sự tương tác của nhiều tác nhân cùnglúc như tác nhân nhận thức, tác nhân văn hóa, tác nhân tâm lí, tác nhân xãhội,

Một cách ngắn gọn và tổng quát có thể hiểu dạy học hay quá trìnhdạy học là quá trình tương tác giữa GV và HS với vai trò tổ chức, điềukhiển, hướng dẫn của người giáo viên; người học tự giác, tích cực, chủ động,biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằmthực hiện nhiệm vụ dạy học

Trang 28

 Dự án

Trong từ điển tiếng Việt của Giáo sư Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết

Khanh [14] “dự án” là bản dự thảo về một việc gì đó.

Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “project”, có nguồn gốc từ

tiếng La tinh được hiểu là một đề án, một dự thảo, phác thảo hay một kếhoạch nhằm thực hiện mục đích nào đó

Theo Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier [2], “dự án” là một dự định,

một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện vàtài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đề ra

Khái niệm dự án được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sảnxuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, và cả trong giáo dục…

Theo tiêu chuẩn DIN 69901 của cộng đồng Châu Âu: “Dự án là một kế hoạch, một dự định, về cơ bản được đặc trưng bởi tính duy nhất của các điều kiện trong tính tổng thể của nó, ví dụ có mục đích định trước, giới hạn

về thời gian, nhân lực và các điều kiện khác” [17].

Một số tác giả cho rằng dự án là những nhiệm vụ phức hợp dựa trênnhững câu hỏi hay những vấn đề đầy thách thức đòi hỏi người thực hiện dự

án phải thực hiện một loạt các hoạt động như thu thập thông tin, giải quyếtvấn đề, điều tra,

Như vậy, khái niệm dự án được hiểu là một kế hoạch, một dự định,bao gồm một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau trong đó cầnxác định rõ mục tiêu, thời gian, các điều kiện, phương tiện thực hiện và cầnđược triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra

 Dạy học dựa vào dự án

Khái niệm “dự án” từ lĩnh vực kinh tế đi vào lĩnh vực GD - ĐT không

chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng nhưmột phương pháp hay hình thức dạy học Đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm

Trang 29

xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và coi đó là một phương phápdạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm.

Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHDVDA Một số tácgiả quan niệm DHDVDA là một tư tưởng hay một quan điểm dạy học Có tácgiả coi nó là một PPDH, cũng có tác giả coi là HTDH

Stripling, B., Lovett, N., & Macko, F C (2009) định nghĩa: “Học theo dự

án là một chiến lược giảng dạy nâng cao vị thế của người học để theo đuổi nội dung kiến thức, thể hiện những hiểu biết mới của mình qua hình thức trình bày” [24].

Theo PGS TS Trịnh Văn Biều “Dạy học dự án là một HTDH hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có

sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể” [1].

Có quan niệm cho rằng dạy học dựa vào dự án là một hình thứcdạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có

sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giớithiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trongtoàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việcthực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thựchiện

Như vậy, học tập dựa trên dự án khác với kiểu dạy học bài - lớptruyền thống là những bài giảng ngắn, tách biệt bởi lẽ ở đó người học phải

tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập phức hợp, liên quan đến nhiều lĩnhvực, có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn cuộc sống Để giải quyết cácnhiệm vụ đó, người học cộng tác với các bạn trong nhóm trong một khoảngthời gian nhất định, tạo ra sản phẩm và trình bày sản phẩm đó trước lớp.Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDVDA

Trang 30

Trong khóa luận này quan niệm DHDVDA là một hình thức tổ chứcdạy học trong đó GV tổ chức cho HS giải quyết các nhiệm vụ mang tính liênmôn, đa ngành, gắn với thực tiễn và có ý nghĩa xã hội sâu sắc Qua đó HSlĩnh hội được nội dung học tập, phát triển các kĩ năng, năng lực cần thiếtphù hợp với lứa tuổi.

DHDVDA nhằm thực hiện quan điểm dạy học hướng vào người học,quan điểm dạy học định hướng hoạt động, quan điểm dạy học tích hợp; ở

đó các hoạt động học tập của học sinh được thiết kế một cách cẩn thận, liênquan đến nhiều lĩnh vực, kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định, ngườihọc tự chiếm lĩnh tri thức thông qua sự độc lập tư duy và hợp tác nhóm đểgiải quyết nhiệm vụ học tập, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành vàtạo ra các sản phẩm cụ thể với sự tư vấn, hướng dẫn của giáo viên

1.1.2.2 Một số vấn đề về dự án và dạy học dựa vào dự án

 Đặc điểm của dự án

Theo Bechler K.J., Lange D [17] các đặc tính cơ bản của dự án bao gồm:

Tính mục tiêu

- Dự án bao giờ cũng có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng

- Định hướng mục tiêu luôn được duy trì trong suốt dự án

- Sản phẩm cuối cùng luôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạtđược mục tiêu không

Có hạn định rõ ràng

- Lịch biểu được xác định trước

- Có ngày bắt đầu, ngày kết thúc

- Có mốc theo dõi và đánh giá

Có giới hạn

- Giới hạn về nguồn lực

- Giới hạn về kinh phí

Trang 31

- Giới hạn về thời gian.

 Phân loại dự án

Dạy học dự án có thể được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau

Sau đây là một số cách phân loại chính [1]:

Nếu phân loại theo chuyên môn thì

có:

- Dự án trong một môn học;

- Dự án liên môn (nội dung bao gồm nhiều môn học khác nhau);

- Dự án ngoài chương trình (dự án không liên quan trực tiếp đến nộidung các môn học trong chương trình học tập của người học)

Nếu phân loại theo quỹ thời gian thì có: Dự án nhỏ, dự án trung bình và

dự án lớn

Phân loại theo tính chất công việc (theo nhiệm vụ) thì có:

- Dự án “tham quan và tìm hiểu”; Ví dụ: Dự án tham quan và tìm hiểu

một quy trình sản xuất, dịch vụ (rượu bia, xi măng, đồ gốm,…);

- Dự án “thiết lập một cơ sở sản xuất, kinh doanh”; Ví dụ: Dự án xây

dựng một cơ sở xử lí hạt giống (lúa, bắp …); Dự án mở một cửa hàng bánthực phẩm chế biến,…

- Dự án “nghiên cứu”; Ví dụ: Dự án xác định độ pH của đất trồng; Dự

án khảo sát môi trường chăn nuôi, trồng trọt,…

- Dự án “tuyên truyền giáo dục, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm”; Ví dụ:

Dự án tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; Dự án giới thiệucho nông dân cách nuôi trồng thủy sản, sử dụng phân bón hóa học, thuốcphòng trừ sâu bệnh;

- Dự án “tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội” Ví dụ: Dự án trồng

và chăm sóc cây xanh; Dự án xây dựng trường học “xanh, sạch, đẹp”,…

Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án thì có:

Trang 32

- Dự án về giáo dục;

Trang 33

 Đặc điểm của dạy học dựa vào dự án

Người học là trung tâm của dạy học dựa vào dự án

- Dạy học dựa vào dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học:Người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợpvới khả năng và hứng thú của cá nhân

- Người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trìnhdạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án,kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện GV chủyếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tựlực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học

- Người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thôngtin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ratri thức cho mình

- Người học không chỉ tiếp thu kiến thức về các sự kiện mà còn ápdụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề

Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án

- Trong quá trình thực hiện dự án, người học tiếp thu kiến thức vàhình thành kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn

- Chủ đề của dự án luôn gắn liền với những tình huống của thực tiễn

xã hội,với những nghề nghiệp cụ thể, đời sống có thực,

- Người học thường đóng một vai gì đó khi thực hiện dự án

Trang 34

- Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễnđời sống xã hội, với địa phương, với môi trường và có thể mang lại nhữngtác động tích cực đối với xã hội.

Hoạt động học tập phong phú và đa dạng

- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặcmôn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề có thực đầy thách thức

Dự án có tính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết với nhau Một

dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học

để giải quyết Đặc điểm này giúp dự án gần với thực tế hơn vì trong cuộcsống ta cần kiến thức tổng hợp để làm việc

- Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu vàvận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành Thông qua

đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹnăng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn

- Trong dạy học dựa vào dự án, việc kiểm tra đánh giá đa dạng hơn,kiểm tra qua hoạt động nhiều hơn

- Trong dạy học dựa vào dự án, phương tiện học tập đa dạng hơn, công

nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học tập

Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân

- Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sựphân công và cộng tác làm việc giữa các thành viên

- Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thờigian hơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân

- Các dự án đòi hỏi kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên, giữahọc viên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham giatrong dự án Nhờ đó, hoạt động trong dạy học dự án có tính xã hội cao

Trang 35

Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động

- Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến cácsản phẩm được tạo ra Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất,một bản thiết kế hoặc một kế hoạch

- Các sản phẩm không chỉ là những thu hoạch thuần túy về lí thuyết

mà trong đa số trường hợp, các dự án còn tạo ra những sản phẩm vật chấtmang tính xã hội

- Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, GV phải khéo léo điềuchỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của quá trình thực hiệnmột công việc thực tế chứ không chỉ là trình bày lại các thông tin thu thậpđược

- Giáo viên cùng với người học đánh giá sản phẩm dựa trên tínhthực tế, tính hữu ích của sản phẩm và sự kết hợp làm việc giữa cácthành viên trong nhóm

- Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường đượcđánh giá cao Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sửdụng trong thực tế

 Quy trình dạy học dựa vào dự án

Có nhiều cách phân chia các giai đoạn chính của DHDVDA:

Theo Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier [2], quy trình DHDVDAgồm năm giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Xác định chủ đề, mục đích dự án bao gồm đề xuất ýtưởng dự án, thảo luận về ý tưởng, quyết định chủ đề, mục tiêu dự án

- Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch bao gồm lập kế hoạch về nội dungcông việc, dự định thời gian, kinh phí, phân công công việc,

- Giai đoạn 3: Thực hiện dự án: Thực hiện công việc theo kế hoạch

đã định

- Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm: Trình bày, giới thiệu sản phẩm

Trang 36

- Giai đoạn 5: Đánh giá dự án: Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm.Theo cách phân chia của Andy Bruce và Ken Langdon [12] thì quy trìnhthực hiện dự án gồm năm bước

- Thu nhập thông tin

- Xử lí thông tin

- Tổng hợp thông tinBước 3: Tổng hợp báo cáo kết quả

- DHDVDA góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy học

- DHDVDA phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo củangười học đồng thời tạo dựng môi trường thuận lợi để người học rèn luyện

Trang 37

- DHDVDA giúp người học hình thành và phát triển một số năng lựcnhư năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

- Việc chuẩn bị kế hoạch dạy học và quản lý lớp học: Trong một giờlên lớp của DHDVDA cũng có những khác biệt nhất định Muốn quản lý việchọc khi DHDVDA thì GV phải có sự chuẩn bị kế hoạch bài dạy thật chi tiết,

cụ thể

- Việc tổ chức DHDVDA nói chung không thể chỉ đúng trong một tiếthọc mà cần nhiều thời gian hơn, nhiều khi vượt ra ngoài không gian lớp học,thời gian có thể kéo dài, hoạt động học đa dạng, khó theo dõi kịp thời, chitiết

 Mối quan hệ giữa DHDVDA với một số PPDH

DHDVDA thực chất là thực hiện một tổ hợp các PPDH mà nổi bật nhất

là dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác

Mối quan hệ giữa DHDVDA với dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề bao gồm các giai

Trang 38

+ Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó.

Trang 39

- Tìm giải pháp: Tìm cách giải quyết vấn đề theo trình tự:

Phân tích vấn đề Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết Hìnhthành giải pháp Giải pháp đúng thì kết thúc còn sai thì quay lại bướcphân tích vấn đề

- Trình bày giải pháp: Khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra, HS trình bàylại toàn bộ từ việc phát hiện, phát biểu vấn đề cho tới giải pháp

- Nghiên cứu sâu giải pháp

Như vậy, có thể thấy sự tương đồng trong quá trình thực hiện PPnày với các giai đoạn thực hiện DHDVDA Ở PPDH phát hiện và giải quyếtvấn

đề, HS tự lực để thực hiện việc phát hiện vấn đề cần giải quyết, tìm kiếmcon

đường để giải quyết vấn đề đó (với sự hỗ trợ của GV khi cần thiết) Do đó,

HS được tạo điều kiện để phát huy tính tự giác, sáng tạo, nâng cao hứngthú học tập Những đặc điểm đó thể hiện rõ nét và đầy đủ trong DHDVDA vì

dự án chính là vấn đề và tiến trình thực hiện dự án chính là quá trình giảiquyết vấn đề do bản thân người học đảm nhận với sự hỗ trợ của GV khi cầnthiết

Mối quan hệ giữa DHDVDA với dạy học hợp tác

Trong DHDVDA, HS được chia thành các nhóm để cùng thực hiện một

dự án, thực chất là quá trình cùng giải quyết một vấn đề hay nhiệm vụhọc tập Mỗi HS làm một công việc riêng theo sự phân công nhiệm vụ củanhóm nhằm quy tụ lại để hướng tới mục tiêu chung của cả nhóm Trong môitrường này sự hỗ trợ nhau cùng học tập là một hình thức phổ biến và yêucầu phải có

Các đặc điểm của dạy học hợp tác như: Giúp hình thành và phát triểncho HS những năng lực của người lao động hiện đại; tăng cơ hội thảo luận,trao đổi, hợp tác; tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung; tạo điều

Trang 40

kiện để HS giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; phát huy tính tích cực học tậpđều được đảm bảo trong quá trình thực hiện dự án của nhóm Quá trìnhđánh giá DHDVDA cũng chú trọng đến các tiêu chí như năng lực hợp tácgiữa các thành viên trong

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011),“Dạy học dự án - Từ lí luận đến thực tễn”, Tạp chí khoa học số 28, Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dự án - Từ lí luận đến thực tễn”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương
Năm: 2011
[2] Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mớiphương pháp ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier
Năm: 2010
[3] Phan Thanh Hà (2016), Dạy học dựa vào dự án ở lớp 4-5 cấp Tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dựa vào dự án ở lớp 4-5 cấp Tiểu học
Tác giả: Phan Thanh Hà
Năm: 2016
[4] Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (2005), Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Tác giả: Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
Năm: 2005
[10] Bùi Văn Huệ (1994) Giáo trình tâm lí học tểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tểu học
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
[11] Nguyễn Thị Hương (2016), Giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh tiểu học thông qua dự án học tập, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh tiểuhọc thông qua dự án học tập
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2016
[12] Langdon K. (2005), Lê Ngọc Phương Anh biên dịch, Quản lý dự án, NXB Tổng hợp, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án
Tác giả: Langdon K
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2005
[14] Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
[15] Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[16] Trần Thị Hoàng Yến (2012), Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất và thống kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng dạy học theo dự án trong mônxác suất và thống kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế vàkỹ thuật), "Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục ViệtNam
Tác giả: Trần Thị Hoàng Yến
Năm: 2012
[17] Bechler K.J., Lange D. (Hrsg) (2005), DIN Normen im Projektmanagement, Bonn Sách, tạp chí
Tiêu đề: DIN Normen imProjektmanagement
Tác giả: Bechler K.J., Lange D. (Hrsg)
Năm: 2005
[18] Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan, (2009), My Pals Are Here! Maths 2nd Edition 1B, Marshall Cavendish Education, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: MyPals Are Here! Maths 2nd Edition 1B
Tác giả: Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan
Năm: 2009
[19] Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan, (2009), My Pals Are Here! Maths 2nd Edition 2B, Marshall Cavendish Education, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: MyPals Are Here! Maths 2nd Edition 2B
Tác giả: Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan
Năm: 2009
[20] Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan, (2009), My Pals Are Here! Maths 2nd Edition 3B, Marshall Cavendish Education, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: MyPals Are Here! Maths 2nd Edition 3B
Tác giả: Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan
Năm: 2009
[21] Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan, (2009), My Pals Are Here! Maths 2nd Edition 4A, Marshall Cavendish Education, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: MyPals Are Here! Maths 2nd Edition 4A
Tác giả: Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan
Năm: 2009
[22] Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan, (2009), My Pals Are Here! Maths 2nd Edition 5B, Marshall Cavendish Education, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: MyPals Are Here! Maths 2nd Edition 5B
Tác giả: Dr Fong Ho Kheong. Gan Kee Soon. Chelvi Ramakrishnan
Năm: 2009
[23] John Alford Stevenson (1921), The Project method of teaching, Published by Macmillan Company, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Project method of teaching
Tác giả: John Alford Stevenson
Năm: 1921
[13] Trần Thị Lợi (2005), Dạy học yếu tố thống kê theo hướng tích cực hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w