1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

sáng kiến SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT SINH HỌC 11

107 407 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,83 MB
File đính kèm SKKN.rar (4 MB)

Nội dung

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức to lớn trong xã hội. Giáo dục là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Nghị quyết 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành ; lý luận gắn với thực tiễn”1. Định hướng trên đặt ra nhiệm vụ quan trọng đó là phải tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo ra những con người mới có trình độ văn hóa cao, năng động, sáng tạo. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu chính. Chương trình Sinh học 11 phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” cung cấp cho HS những kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản ở thực vật. Các kiến thức này gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi cần có sự thực hành và sâu sát với thực tế, điều này có thể thực hiện bằng BTTN. Tuy nhiên, trong dạy học Sinh học ở phổ thông hiện nay, phần lớn GV chưa tích cực sử dụng thí nghiệm trong giờ học. Vì vậy, rèn luyện KN tư duy thực nghiệm cho HS chưa thường xuyên. GV ít chú trọng khâu thí nghiệm, thực hành. Hầu hết HS thu nhận được kiến thức lí thuyết còn các kĩ năng về thí nghiệm, thực hành rất yếu. Một trong những phương pháp giúp HS nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn Sinh học là việc sử dụng BTTN trong dạy học. Thông qua các BTTN, HS không chỉ lĩnh hội được tri thức, rèn luyện các KN mà còn được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõ khả năng sở trường, sở thích về Sinh học. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài sáng kiến: “Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế và sử dụng BTTN phù hợp với nội dung sẽ rèn luyện được các kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề cơ bản sau: Nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn về BTTN, vai trò và phương pháp sử dụng BTTN, hệ thống các nhóm kĩ năng nhận thức của HS. Nghiên cứu quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế các BTTN. Thiết kế hệ thống các BTTN phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 Nghiên cứu, đề xuất quy trình sử dụng BTTN để rèn luyện một số KN tư duy thực nghiệm cho HS trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm khi sử dụng các BTTN. 5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các BTTN và quy trình sử dụng BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 5.2. Phạm vi nghiên cứu Dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở phổ thông; các công trình nghiên cứu cải tiến dạy học hướng vào việc sử dụng TN, BTTN trong dạy học của các tác giả. Nghiên cứu các tài liệu TN Sinh học làm cơ sở cho việc thiết kế, phân loại BTTN Sinh học… 6.2. Phương pháp chuyên gia. Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của đồng nghiệp về vấn đề nghiên cứu, giúp việc định hướng triển khai nghiên cứu đề tài. 6.3. Phương pháp điều tra cơ bản Điều tra về thực trạng của việc dạy học môn Sinh học ở trường THPT. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. CẤU TRÚC CỦA BẢN SÁNG KIẾN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Xây dựng và sử dụng BTTN để rèn luyện một số kỹ năng tư duy cho HS trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng được quy trình thiết kế BTTN Sinh học Xây dựng được hệ thống BTTN nhằm rèn luyện một số KN tư duy thực nghiệm cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11. Sử dụng các BTTN đã thiết kế để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS: kỹ năng phân tích thí nghiệm, kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm, kỹ năng phán đoán kết quả thí nghiệm, kỹ năng thiết kế đề xuất phương án thí nghiệm. Xác định bộ tiêu chí đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng tư duy thực nghiệm của HS thông qua việc sử dụng BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

GV: Chu Thị Kim Dung

Tổ chuyên môn: Lý - Hóa – Sinh – CN

Năm học 2018-2019

Trang 2

MỤC LỤC

Contents

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

7 CẤU TRÚC CỦA BẢN SÁNG KIẾN 6

8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 6

PHẦN II NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1.1 Sơ lược vấn đề nghiên cứu: 7

1.1.2 Bài tập thí nghiệm 8

1.1.3 Kĩ năng học tập của học sinh 11

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.2.1 Thực trạng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông 13

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT -SINH HỌC 11 22 2.1 Xác định các kiến thức, kĩ năng tư duy thực nghiệm có thể xây dựng thành bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

Trang 3

vật – Sinh học 11 22

2.2 Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11 26

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng 26

2.2.2 Qui trình thiết kế BTTN 27

2.2.3 Hệ thống bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 32

2.3 Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11 55

2.3.1 Nguyên tắc sử dụng 55

2.3.2 Qui trình chung 56

2.3.3 Sử dụng qui trình để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65

3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 65

3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 65

3.2.1 Nội dung thực nghiệm 65

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 66

3.2.3 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm 67

3.3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

Trang 5

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức to lớn trong xã hội Giáo dục là cơ sở, lànền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục luônđược Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm Nghị quyết 29 của Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã chỉ rõ

“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành ; lý luận gắn với thực tiễn”[1] Định hướng trên đặt ra nhiệm vụ quan trọng đó là phải tích cực

nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo ra những con người mới cótrình độ văn hóa cao, năng động, sáng tạo

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm là phương pháp nghiên cứuchính Chương trình Sinh học 11 phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thựcvật” cung cấp cho HS những kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản ở thực vật Cáckiến thức này gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi cần có sự thực hành và sâu sát với thực

tế, điều này có thể thực hiện bằng BTTN

Tuy nhiên, trong dạy học Sinh học ở phổ thông hiện nay, phần lớn GV chưatích cực sử dụng thí nghiệm trong giờ học Vì vậy, rèn luyện KN tư duy thực nghiệmcho HS chưa thường xuyên GV ít chú trọng khâu thí nghiệm, thực hành Hầu hết HSthu nhận được kiến thức lí thuyết còn các kĩ năng về thí nghiệm, thực hành rất yếu

Một trong những phương pháp giúp HS nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơbản của môn Sinh học là việc sử dụng BTTN trong dạy học Thông qua các BTTN,

HS không chỉ lĩnh hội được tri thức, rèn luyện các KN mà còn được bồi dưỡng, phát

Trang 6

triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc

lộ rõ khả năng sở trường, sở thích về Sinh học

Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài sáng kiến: “Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11 để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS

3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu thiết kế và sử dụng BTTN phù hợp với nội dung sẽ rèn luyện được các kỹnăng tư duy thực nghiệm cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần

“Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm nhữngvấn đề cơ bản sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn về BTTN, vai trò và phương pháp sửdụng BTTN, hệ thống các nhóm kĩ năng nhận thức của HS

- Nghiên cứu quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế các BTTN

- Thiết kế hệ thống các BTTN phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thựcvật” - Sinh học 11

- Nghiên cứu, đề xuất quy trình sử dụng BTTN để rèn luyện một số KN tư duythực nghiệm cho HS trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thựcvật” - Sinh học 11

Trang 7

- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả rèn luyện một số kỹ năng tư duythực nghiệm khi sử dụng các BTTN.

5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Các BTTN và quy trình sử dụng BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vậtchất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương thực hiện đổi mới nội dung và phươngpháp dạy học ở phổ thông; các công trình nghiên cứu cải tiến dạy học hướng vào việc

sử dụng TN, BTTN trong dạy học của các tác giả

- Nghiên cứu các tài liệu TN Sinh học làm cơ sở cho việc thiết kế, phân loạiBTTN Sinh học…

6.2 Phương pháp chuyên gia.

Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của đồng nghiệp về vấn đề nghiên cứu, giúp việcđịnh hướng triển khai nghiên cứu đề tài

6.3 Phương pháp điều tra cơ bản

Điều tra về thực trạng của việc dạy học môn Sinh học ở trường THPT

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài

6.5 Phương pháp thống kê toán học

Trang 8

Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thựcnghiệm sư phạm

7 CẤU TRÚC CỦA BẢN SÁNG KIẾN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bản báo cáosáng kiến kinh nghiệm gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Xây dựng và sử dụng BTTN để rèn luyện một số kỹ năng tư duycho HS trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinhhọc 11

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Xây dựng được quy trình thiết kế BTTN Sinh học

- Xây dựng được hệ thống BTTN nhằm rèn luyện một số KN tư duy thựcnghiệm cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật -Sinh học 11

- Sử dụng các BTTN đã thiết kế để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thựcnghiệm cho HS: kỹ năng phân tích thí nghiệm, kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm, kỹnăng phán đoán kết quả thí nghiệm, kỹ năng thiết kế - đề xuất phương án thí nghiệm

- Xác định bộ tiêu chí đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng tư duy thựcnghiệm của HS thông qua việc sử dụng BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vậtchất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11

Trang 9

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1 Sơ lược vấn đề nghiên cứu:

Trên thế giới, phương pháp TN đã được nghiên cứu ở nhiều nước I.AKonmenxki, một nhà sư phạm lỗi lạc của thế kỉ XVII đã đưa ra biện pháp dạy học bắt

HS phải tìm tòi suy nghĩ để nắm được bản chất của các sự vật hiện tượng, trong đó cóphương pháp thực hành TN Vận dụng phương pháp thực hành TN vào dạy học đãđược nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu Skinner (1904-1990)trong tác phẩm “Công nghệ dạy học” (1968) đã cho rằng: dạy học là quá trình tựkhám phá, và ông đã đưa ra mô hình dạy học khám phá bằng việc sử dụng TN thựchành[7]

Ở nước ta, có rất nhiều nhà lý luận dạy học nghiên cứu về phương pháp TN,nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của

HS như: Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn VănDuệ, Trần Bá Hoành, Nguyễn Quang Vinh, Trịnh Nguyên Giao, Lê Văn Lộc, NguyễnCương, Nguyễn Đức Thâm, … Các tác giả đều cho rằng, sử dụng phương pháp thựchành thí nghiệm trong giảng dạy có thể phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS Đơn

cử một số công trình nổi bật về thực hành thí nghiệm:

Tác giả Nguyễn Thị Dung (2006) với nghiên cứu “Tích cực hóa hoạt động họctập trong giờ thực hành củng cố môn Sinh học ở trường phổ thông” Tác giả cho việctích cực hoạt động học tập trong giờ thực hành cần được coi trọng, bằng cách tạo điềukiện cho HS tự lực tìm con đường chứng minh cho các vấn đề được học [6]

Trang 10

Tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2007) với đề tài "Tác dụng của BTTN trong dạyhọc vật lí ở trường Phổ thông" Tác giả đã nghiên cứu vai trò của TN trong việc pháthuy các kỹ năng tư duy của HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông [7].

Tác giả Đoàn Xuân Hinh (2007) với nghiên cứu “Một số ví dụ về việc sử dụngthí nghiệm trong dạy học Vật lý” đã đưa ra những nguyên tắc và quy trình của việc sửdụng TN trong dạy học Vật lý [14]

Như vậy, việc sử dụng thực hành, TN trong dạy học đã được nghiên cứu từ rấtsớm Các nhà nghiên cứu đều thống nhất việc sử dụng các BTTN trong dạy học Sinhhọc là rất cần thiết

1.1.2 Bài tập thí nghiệm

a Khái niệm bài tập thí nghiệm

Theo Nguyễn Đức Thâm, BTTN là bài tập đòi hỏi HS khi giải phải làm TN,qua đó hình thành nên các kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo [17]

Theo tác giả Đặng Thị Dạ Thủy (2013), trong dạy học Sinh học, BTTN là dạngbài tập luôn đi kèm với TN mà khi giải bài tập HS không những dựa vào kết quả của

TN mà còn vận dụng tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ nănghoạt động trí óc và thực hành kết hợp với vốn hiểu biết về thực tiễn đời sống của HS.Bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóagiúp các em giải thích được kết quả TN, từ đó lĩnh hội được các khái niệm, phân tíchđược cơ chế của các quá trình, quy luật sinh học [22]

Trang 11

+ BTTN có dữ kiện là các TN được biểu diễn gián tiếp (thông qua quan sátđoạn phim quay các thao tác, diễn biến của một TN thật hay TN ảo); hoặc bài tập có

dữ kiện được mô tả bằng các hình vẽ mô phỏng hay các hình ảnh chụp từ TN thật.Như vậy, dạng bài tập này chỉ được giải bằng lí thuyết, HS không cần phải tiến hànhTN

* Căn cứ vào vào mục đích của quá trình dạy học, BTTN có các dạng:

+ BTTN hình thành kiến thức mới:

Trong khâu nghiên cứu bài học mới, BTTN được dùng như là một bài tập tìnhhuống, bài tập nhận thức, đặt ra vấn đề mới mà khi giải xong HS sẽ lĩnh hội được kiếnthức mới và hình thành nên kỹ năng mới

+ Bài tập thí nghiệm củng cố - hoàn thiện kiến thức:

Các BTTN được sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức thường được tiếnhành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại khóa, ôn tập cuốichương, cuối học kỳ hoặc ôn tập cuối năm… Các bài tập này có tác dụng lớn trongviệc chính xác hóa các khái niệm , tăng cường tính vững chắc, tính hệ thống các kiếnthức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo

+ BTTN kiểm tra đánh giá:

BTTN vừa có tác dụng kiểm tra được kiến thức, vừa kiểm tra được kỹ năng,vừa sinh động hấp dẫn đối với HS

* Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện KN tư duy cho HS, BTTN có các dạng:

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích TN: Đối với bài tập này yêu cầu HS phải

phân tích được mục đích của các TN, các điều kiện tiến hành TN, kết quả TN, trên cơ

sở đó giải thích được kết quả của các TN đã tiến hành Từ đó rút ra được kiến thức cơbản cần khám phá

Trang 12

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả TN: Phân tích được các TN tiến

hành, so sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả giữa các TN hoặc giữa TN vàđối chứng, giải thích được vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó Rút ra kết luận

về kiến thức

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả TN: HS phải phân tích các điều

kiện TN, các hiện tượng (nếu có) để đưa ra các phán đoán về kết quả TN Đưa rađược lí do vì sao có sự phán đoán đó Làm TN để kiểm chứng các phán đoán

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng thiết kế TN: HS trình bày được mục đích TN, dụng

cụ và vật liệu tiến hành TN, mô tả được cách tiến hành TN hoặc cách thức bố trí TN,tiến hành TN và giải thích được kết quả TN Đối với dạng bài tập này HS có thể đưa

ra nhiều phương án TN khác nhau nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là mộttrong số các bài tập phát huy được tính sáng tạo của HS một cách có hiệu quả

c Vai trò của bài tập thí nghiệm

BTTN vừa giúp HS nắm vững các kiến thức vừa rèn luyện cho HS kỹ năng cơbản về thực nghiệm của bộ môn Các bài tập này có thể sử dụng với nhiều mục đích,vào những thời điểm khác nhau Thông qua các BTTN, HS được bồi dưỡng, phát triểnnăng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõkhả năng, sở trường về bộ môn

Giải BTTN là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, tăngcường hứng thú, gắn học với hành, lý luận với thực tế, kích thích tính tích cực tự lực,trí thông minh, tài sáng tạo, tháo vát, …của từng HS

Thông qua BTTN sẽ tạo ra HS khả năng tổng hợp kiến thức lý thuyết và thựcnghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và thực hành một cách khéo léo, các vốn hiểubiết về vật lý, kỹ thuật và thực tế đời sống nhằm phát huy tốt nhất khả năng suy luận,

tư duy lôgic Với BTTN, HS có thể đề xuất các phương án TN khác nhau gây rakhông khí tranh luận sôi nổi[18]

Trang 13

Tóm lại, BTTN vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương pháp dạy họchiệu nghiệm nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS và rèn luyện được các kĩnăng, kĩ xảo cần thiết BTTN có tác dụng toàn diện về ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng,giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và họchiện nay.

1.1.3 Kĩ năng học tập của học sinh

a Kĩ năng học tập

Kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành độnghọc tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt tới mục đích, nhiệm

vụ đề ra

Đối với HS trung học phổ thông, có hệ thống kĩ năng học tập chung như sau:

1 Các kĩ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thuthập, xử lí, sử dụng thông tin: kĩ năng làm việc với SGK, kĩ năng quan sát, kĩ năngtiến hành TN, kĩ năng phân tích - tổng hợp, kĩ năng so sánh, kĩ năng phán đoán - suyluận, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học

2 Các kĩ năng học tập phục vụ chức năng tự tổ chức, tự điều chỉnh quá trìnhhọc tập liên quan đến việc quản lí phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bênngoài và chất lượng: kĩ năng tự kiểm tra, kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng tự điều chỉnh

3 Các kĩ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác: kĩ năng hợptác, kĩ năng học nhóm

Trong hệ thống kĩ năng trên, tôi quan tâm đến việc xây dựng và thiết kế cácBTTN để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm trong nhóm hệ thống kĩ năngnhận thức

b Một số kĩ năng nhận thức

* Kĩ năng phân tích - tổng hợp

Trang 14

Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình thống nhất Phân tích là cơ

sở của tổng hợp, được tiến hành theo hướng dẫn đến sự tổng hợp Sự tổng hợp diễn ratrên cơ sở của sự phân tích Phân tích và tổng hợp nhiều khi xen kẽ nhau Phân tíchcàng sâu bao nhiêu thì sự tổng hợp càng đầy đủ bấy nhiêu, tri thức, sự vật, hiện tượngcàng phong phú bấy nhiêu

Phân tích - tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo, cơquan , phân tích TN, phân tích cơ chế, quá trình Trong phạm vi của đề tài, chúng tôichỉ chú ý kĩ năng phân tích kết quả TN Sinh học Kĩ năng phân tích kết quả TN là kĩnăng phân tích các yếu tố cấu thành nên TN để tạo ra kết quả TN, qua đó rút ra đượckết luận phù hợp, giải thích được các kết quả TN

* Kĩ năng so sánh

So sánh là sự phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng,nhằm phân loại sự vật hiện tượng thành các loại khác nhau Tùy mục đích mà phươngpháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay khác nhau So sánh điểm khácnhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống nhau chủ yếu dùng trong tổnghợp

Trong thực nghiệm về Sinh học người ta thường dùng cách so sánh có đốichứng, nghĩa là so sánh kết quả của hai đối tượng cùng loại, có đặc điểm hoặc sự tácđộng trái ngược nhau

Qua so sánh giúp HS phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm

* Kĩ năng phán đoán - suy luận

Kĩ năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay các kháiniệm thuộc lĩnh vực chuyên môn đã có; năng lực vận dụng chúng để phát hiện ra cácthuộc tính bản chất của các sự vật hiện tượng; đưa ra những xét đoán hay nhận định

để giải quyết các nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định

Trang 15

Suy luận cũng là một hình thức của tư duy Từ một hay nhiều phán đoán đã có,rút ra được một phán đoán mới theo các quy tắc logic xác định.

Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia thành suy luận diễn dịch vàsuy luận quy nạp Suy luận diễn dịch là suy luận lập từ cái chung đến cái riêng, cáiđơn nhất Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập từ cái riêng, cái đơn nhất đến cáichung

Trong dạy học bằng phương pháp TN, cần phải chú ý rèn luyện tư duy thựcnghiệm bằng phương pháp suy luận quy nạp

* Kĩ năng thiết kế thí nghiệm

Khi thiết kế TN, HS có thể dựa vào các dụng cụ, thiết bị TN đã cho sẵn, hoặc

có thể tự nghĩ ra dụng cụ, thiết bị để thiết kế một TN nhằm kiểm tra một phán đoán,một mệnh đề nào đó Trong dạy học Sinh học, việc rèn luyện cho HS tự mình đề racác phương án TN, tự bố trí TN và tự giải thích TN là một vấn đề rất quan trọng Qua

đó giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tính tự lập trong học tập và nghiên cứukhoa học[17]

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Thực trạng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông

Để điều tra thực trạng dạy học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi sử dụngphiếu trưng cầu ý kiến của GV thuộc các trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

a Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác

thực hành, thí nghiệm bộ môn Sinh học

Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thực hành thínghiệm bộ môn Sinh học ở các trường điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Trang 16

Bảng 1.1 Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thực

hành thí nghiệm bộ môn Sinh học

Nội dung điều tra Kết quả điều tra (%)

b Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thí nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Kết quả xử lý câu hỏi điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vai tròcủa thí nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông được chúng tôithể hiện ở bảng dưới đây:

Trang 17

Bảng 1.2 Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thí

nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Vai trò của thực hành thí nghiệm

trong dạy và học bộ môn Sinh học

c Điều tra về việc sử dụng BTTN trong các khâu của quá trình dạy học Sinh học ở các trường THPT

Trang 18

Bảng 1.3 Kết quả điều tra về việc sử dụng BTTN trong các khâu của quá trình dạy học Sinh học ở các trường THPT

Sử dụng bài tập TN trong

quá trình dạy học

Mức độ sử dụng

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không sử dụng

Qua bảng 1.3, chúng tôi nhận thấy đa số GV không sử dụng BTTN ở các khâucủa quá trình dạy học Nếu có sử dụng, thì GV chỉ sử dụng trong khâu củng cố - hoànthiện kiến thức (30%) và khâu kiểm tra đánh giá (40%) Chỉ có 27,50% GV thỉnhthoảng sử dụng BTTN trong khâu nghiên cứu bài mới

d Thực trạng việc rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS

Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện một số KN tư duy thực nghiệm

cho HS trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Trang 19

Qua bảng 1.4, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiếtcủa việc rèn luyện kỹ năng cho HS Tuy nhiên thực trạng rèn luyện một số kỹ năng tưduy cho HS của một số GV chưa thật sự đồng bộ và chưa có giải pháp hợp lý đối vớivấn đề này.

e Thái độ của học sinh với môn Sinh học

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về thái độ học tập môn Sinh học của

200 HS ở một số lớp của 4 trường: trường THPT Quỳnh Lưu 1, trường THPT QuỳnhLưu 2 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, trường THPT Hoàng Mai – thị xã Hoàng Mai.Kết quả được thể hiện qua bảng 1.5

Bảng 1.5 Kết quả điều tra về thái độ học tập của học sinh

D Không có tác dụng tốt với nghề nghiệp

Trang 20

C Nghe giảng, không ghi chép, thình thoảng

Trang 21

Qua bảng thống kê kết quả điều tra HS, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các

em vẫn chưa có nhiều hứng thú hoặc chưa có thái độ rõ ràng với bộ môn Sinh học(bình thường: 51,00%; không thích: 21,00%) Nguyên nhân chính của vấn đề này là

do phương pháp dạy học của GV vẫn chưa tạo được hứng thú học tập cho các em(56,00%)

Giờ học Sinh học chưa thực sự là giờ học hấp dẫn đối với các em Do đó, đa sốcác em còn thụ động, lơ là trong tiết học, ít tham gia phát biểu xây dựng bài, thậm chímột số các em còn làm việc riêng trong giờ học

Phần lớn HS yêu thích, có hứng thú với các tiết học Sinh học khi có sử dụngcác phương tiện trực quan như: TN, BTTN, sơ đồ Đặc biệt, các em đều thích nhữngtiết học có sử dụng TN (55,00%), nhất là những TN do bản thân tiến hành, tự nghiêncứu (41,00%) Điều này chứng tỏ rằng các em thực sự mong muốn được chủ độngtrong việc khám phá kiến thức thông qua việc tiến hành TN để giải các BTTN

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học

* Về phía giáo viên:

- Đa số GV có tâm lý e ngại vì tiến hành TN mất thời gian chẩn bị, chiếm nhiềuthời lượng tiết học… Mặt khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng để dạy các tiếtthực hành, tiến hành TN còn thiếu Đặc biệt, kỹ năng thiết kế và sử dụng BTTN trongdạy học của GV còn hạn chế

- Nhiều GV chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng tư duy, kỹ năng họctập, đặc biệt là tư duy thực nghiệm cho HS

- Một số GV chưa có cách giảng dạy hấp dẫn, ít tạo điều kiện để cho HS phátbiểu xây dựng bài, tạo cho các em thụ động trong học tập, chưa phát huy được tínhtích cực hoạt động độc lập của HS

* Về phía học sinh

Trang 22

- Năng lực của HS không đồng đều nên việc tổ chức làm TN, giải BTTN còngặp nhiều khó khăn Nhiều em ít vốn sống thực tế, ít tiếp xúc với thiên nhiên vì vậyđôi khi ngại với việc làm BTTN liên quan đến đời sống sinh vật.

- Mặt khác, hiện nay chương trình học chính khóa khá nặng, lại thêm tình trạngcác em học phụ đạo thêm ngoài giờ chiếm khá nhiều thời gian nên việc tiến hành cácBTTN dài gặp khá nhiều khó khăn

* Nguyên nhân khách quan :

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa thuận lợi (thiếu thiết bị, dụng cụ,hóa chất, mẫu vật hoặc các thiết bị, hóa chất không đảm bảo chất lượng, hoặc không đủ để

tổ chức cho học sinh cả lớp) để giáo viên tổ chức các thí nghiệm cho học sinh

- Giáo viên thường ngại tổ chức các thí nghiệm vì rất mất thời gian Lớp họcđông học sinh nên khó tổ chức

- Việc thiết kế các bài tập thí nghiệm để tổ chức dạy học đòi hỏi phải có sự đầu

tư về thời gian, trí tuệ và sự tâm huyết của giáo viên

- Môn Sinh chỉ được vận dụng để thi đại học khối B, một số trường Cao đẳng,Trung cấp nên khó chọn nghề, chọn trường để thi so với các môn khoa học tự nhiênkhác Vì vậy, các em chỉ xem môn Sinh là môn phụ và không dành thời gian, côngsức nhiều để đầu tư học tập

- Do phân phối chương trình chưa hợp lý, chặt chẽ, một số tiết học có thể sửdụng thêm TN thực hành thì dung lượng kiến thức quá nặng

- Chế độ thi cử còn nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến thực hành Nhữngdạng BTTN thông thường chỉ bắt gặp trong các đề thi Olympic

Trang 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy:

- BTTN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện ba nhiệm vụ dạy học: kiếnthức, kĩ năng và thái độ

- BTTN có thể sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: khâu nghiên cứutài liệu mới, khâu củng cố - hoàn thiện hoặc khâu kiểm tra - đánh giá

- Qua khảo sát thực trạng dạy và học Sinh học ở một số trường phổ thông chothấy: việc sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học chưa thực sự được chú trọng

- Nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chủ yếu là kiếnthức về các đặc tính, quá trình sinh học cơ bản của cơ thể thực vật Phương pháp TN

là một trong những phương pháp dạy học quan trọng nhất trong dạy học loại kiến thứcnày Cho nên trong quá trình dạy học Sinh học nếu GV biết tổ chức HS tìm tòi pháthiện tri thức bằng cách cho HS giải các BTTN thì không những HS hiểu sâu sắc kiếnthức mà còn rèn luyện các kỹ năng tư duy, tính tích cực, sáng tạo trong học tập vàgiáo dục lòng say mê yêu thích môn học

Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu thiết kế và sử dụngcác BTTN trong dạy - học Sinh học nói chung và trong phần “Chuyển hóa vật chất vànăng lượng ở thực vật” nói riêng là một trong những biện pháp góp phần nâng caochất lượng dạy và học Sinh học ở THPT

Trang 24

CHƯƠNG 2:

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN

KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11

2.1 Xác định các kiến thức, kĩ năng tư duy thực nghiệm có thể xây dựng thành bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11

Sau khi tiến hành phân tích nội dung kiến thức và kỹ năng thực nghiệm phầnChuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật,tôi đã xác định được các kiến thức, kĩnăng thực nghiệm của từng bài học có thể xây dựng thành bài tập thí nghiệm như sau:

Bảng 2.1 Các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể xây dựng thành bài tập thí nghiệm trong phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11

Tên bài học

Kiến thức có thể nghiên cứu bằng thí nghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm; phân tíchphương án thực nghiệm, tiến hành các thaotác thực nghiệm

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thựcnghiệm

- Phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kếtluận

Bài 2 Quá

trình vận

Dòng mạch gỗ - Xác định giả thuyết thực nghiệm

Trang 25

chuyển các

chất trong cây

(TN về áp suất củarễ: hiện tượng ứgiọt, TN về vậnchuyển nước ở thân)

- Phân tích phương án thực nghiệm

- Tiến hành các thao tác thực nghiệm

So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thựcnghiệm

- Phân tích kết quả thực nghiệm

Bài 3 Thoát

hơi nước

- Lá là cơ quanthoát hơi nước

- Có hai con đườngthoát hơi nước qualá

- Các tác nhân ảnhhưởng đến quá trìnhthoát hơi nước

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích phương án thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm - So sánh, suy luận– phán đoán kết quả thực nghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm,rút ra kết luận khoa học

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Biểu diễn kết quả thực nghiệm

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thựcnghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Phân tích phương án thực nghiệm

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thựcnghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm vàrút ra kết luận khoa học

Trang 26

- Phân bón có vaitrò quan trọng đốivới sự sinh trưởng,phát triển của thựcvật

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm phát hiện thoát hơinước ở lá

- Đề xuất phương án thực nghiệm và tiếnhành thực nghiệm để chứng minh vai trò củanguyên tố khoáng N, P, K đối với sinhtrưởng, phát triển của cây trồng

- Kĩ năng theo dõi thực nghiệm và thu thậpkết quả thực nghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm vàrút ra kết luận khoa học

Bài 8, 9

Quang hợp ở

thực vật

- Quang hợp là quátrình trong đó nănglượng ánh sáng mặttrời được lá hấp thụ

để tạo racacbohidrat và khíoxi từ CO2 vànước

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích các phương án thựcnghiệm để chứng minh quang hợp tạo ra tinhbột và thải ra khí ôxi, tiến hành thực nghiệmphân biệt thực vật C3,C4 và CAM

- Kĩ năng thu thập, phân tích, biểu diễn kếtquả thực nghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích các phương án thựcnghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm,rút ra kết luận khoa học

Trang 27

Bài 12 Hô

hấp ở thực vật

- Hô hấp ở thực vậttiêu thụ khí ôxi,đồng thời giảiphóng khí CO2 vànăng lượng

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích phương án thực nghiệm

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm và tiến hànhthực nghiệm để kiểm chứng quá trình hô hấpcủa hạt nảy mầm tỏa nhiệt

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thựcnghiệm

- Phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kếtluận khoa học

- Phân tích các bước tiến hành thực nghiệm

để phát hiện diệp lục và carôtenôit trong lácây

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm để phát hiện diệplục và carôtenôit trong lá cây

- Kĩ năng thu thập kết quả thực nghiệm, phântích kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm

- Đề xuất phương án thực nghiệm để chứngminh hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2

- Tiến hành thực nghiệm để chứng minh hôhấp ở thực vật thải ra khí CO2

- Kĩ năng thu thập kết quả thực nghiệm vàphân tích kết quả thực nghiệm

Trang 28

2.2 Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng

a BTTN thiết kế dưới dạng hoạt động học tập cho chính người học

Hoạt động học tập là hoạt động để người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, rènluyện KN và hình thành năng lực Do đó, BTTN cần phải được thiết kế dưới dạng cáchoạt động học tập yêu cầu người học phải trực tiếp thực hiện, qua đó lĩnh hội kiếnthức, rèn luyện KN, phát triển năng lực

b BTTN phải tích hợp được kiến thức, KN, thái độ của quá trình thực nghiệm

Nếu BTTN giải quyết tốt nhiệm vụ kiến thức và kỹ năng thì thái độ TN củangười học cũng thay đổi theo hướng tích cực

c BTTN đảm bảo tính vừa sức và có tính phát triển

BTTN phải đảm bảo phù hợp với HS, không quá khó với HS khá, giỏi, khôngquá dễ với HS trung bình, yếu, kém Có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra

d BTTN đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với thực tiễn

BTTN áp dụng vào DH phải logic, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện trong thực

tế về DH, đối tượng HS, nội dung kiến thức,… Có như vậy, việc xây dựng và áp dụngBTTN mới đạt hiệu quả và mang tính thiết thực

2.2.2 Qui trình thiết kế BTTN

Quy trình xây dựng bài tập để rèn luyện KN tư duy thực nghiệm cho học sinhtrong dạy học được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Trang 29

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Bước 2: Xác định các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể xây

Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện và sắp xếp bài tập thí nghiệm phù

hợp với logic dạy học

Sơ đồ 2.1 Quy trình thiết kế BTTN trong dạy học Sinh học

Phân tích quy trình

Bước 1: Xác định mục tiêu tổng quát của chương trình môn học, của chương

và mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học

Để xây dựng được các BTTN cho một bài học, trước tiên giáo viên cần xácđịnh mục tiêu của bài học đó xem học sinh cần đạt được yêu cầu gì về kiến thức, về kĩnăng, từ đó giáo viên dự kiến những nội dung nào của bài học có thể xây dựng thànhBTTN để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

Bước 2: Xác định các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học có thể xây dựng thành bài tập để tổ chức cho học sinh

Việc xác định nội dung kiến thức và các kĩ năng thực nghiệm ở mỗi bài học là

cơ sở để xây dựng BTTN; đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu bài học; sự gắn kết lý

Trang 30

thuyết và thực nghiệm Do đó, cần xác định, lựa chọn các kiến thức Sinh học có thểnghiên cứu bằng thực nghiệm và các kĩ năng tiến hành hoạt động thực nghiệm tương ứngcần rèn luyện, phát triển cho học sinh để xây dựng thành BTTN

Bước 3: Xác định loại BTTN, hình thức thực hiện bài tập sẽ được xây dựng

Khi xây dựng BTTN cần xác định xem bài tập đó được sử dụng nhằm mục đích

gì (góp phần rèn luyện kĩ năng nào trong KN tư duy thực nghiệm)? Điều kiện để thựchiện bài tập đó (yêu cầu gì về trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất)? Thời điểm sử dụngbài tập (trước khi dạy bài mới; trong khi dạy bài mới hay sau khi học xong bài học)?BTTN đó dự định để tổ chức trên lớp hay giao về nhà cho học sinh? Những căn cứtrên sẽ định hướng cụ thể cho việc xây dựng một BTTN

Bước 4: Thiết kế BTTN dựa trên các nguyên tắc đã đề ra

Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học đã được xác định,lựa chọn, cần mã hóa chúng thành BTTN dựa trên các nguyên tắc đã đề ra, phù hợpvới mục đích và phương pháp sử dụng Việc mã hóa các kiến thức, kĩ năng thành cácBTTN đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp kinh nghiệm để tạo ra các bàitập có giá trị sư phạm và giá trị sử dụng cao

BTTN có cấu trúc gồm 2 phần: các dữ kiện và các yêu cầu Do đó, để có thể mãhóa kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 3 thành BTTN nghiệm có giá trị, cần thựchiện theo logic sau:

Xác định các yêu cầu và mức độ của từng yêu cầu cần đưa ra trong bài tập đểhọc sinh thực hiện → phân tích mối liên hệ giữa yêu cầu của bài tập với cái học sinh

đã biết (tính đến thời điểm bài tập được sử dụng) để xác định các dữ kiện cần chotrong bài tập → lựa chọn các dữ kiện và mức độ từng dữ kiện cần cho trước trong bàitập → xác định hình thức thể hiện các dữ kiện trong bài tập (dữ kiện có thể được thểhiện dưới dạng kênh chữ; kênh hình hoặc kênh chữ kết hợp với kênh hình…) → diễnđạt các yêu cầu của bài tập ở mức độ phù hợp với mục tiêu đã đặt ra

Trang 31

Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện, sắp xếp các bài tập thực nghiệm đã được xây dựng theo logic bài học

Các BTTN sau khi xây dựng xong cần được chỉnh sửa, hoàn thiện, sắp xếpthành một hệ thống, theo một trật tự logic để thuận lợi cho quá trình sử dụng

Ví dụ minh họa: Vận dụng quy trình xây dựng BTTN trong dạy học bài Thực

hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học

Học xong bài này học sinh cần:

- So sánh tốc độ thoát hơi nước qua hai mặt của lá cây

- Nêu được vai trò của một số loại phân bón hóa học đối với sự phát triển củacây trồng

- Phân tích được phương pháp và kĩ thuật tiến hành thực nghiệm để phát hiệntốc độ thoát hơi nước khác nhau ở hai mặt lá

- Bố trí được thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm để xác định ảnh hưởngcủa các loại phân bón hóa học chính đối với cây trồng

- Rèn luyện được kĩ năng thực nghiệm, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năngquản lí thời gian

- Vận dụng được kiến thức về vai trò của phân bón vào thực tiễn bón phân cânđối, hợp lí cho cây trồng

- Có thái độ chủ động, tích cực, hợp tác và trung thực trong quá trình làmviệc

Bước 2: Xác định, lựa chọn các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học có thể

xây dựng thành BTTN để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

Trang 32

Trong bài Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của

phân bón, chúng tôi xác định kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cần xây dựng thành bài

tập để tổ chức cho học sinh như sau:

- Về kiến thức: thoát hơi nước qua hai mặt của lá; vai trò của phân bón đối vớisinh trưởng của cây trồng

- Về kĩ năng: kĩ năng đề xuất, phân tích phương án thực nghiệm; kĩ năng tiếnhành thao tác thực nghiệm; kĩ năng thu thập, phân tích kết quả thực nghiệm; kĩ nănglàm báo cáo và trình bày báo cáo thực nghiệm

Bước 3: Xác định loại BTTN và hình thức thực hiện BTTN

Căn cứ vào kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học, cần xây dựng thành bàitập để tổ chức cho học sinh; căn cứ vào thực tiễn dạy học, loại BTTN trong bài họcnày được chúng tôi xây dựng gồm bài tập về phương án thực nghiệm; bài tập tiếnhành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm; bài tập phân tích kết quả thựcnghiệm và rút ra kết luận

Bước 4: Thiết kế BTTN trên các nguyên tắc đã đề ra

Trên cơ sở kết quả của các bước 1, 2, 3, chúng tôi mã hóa các kiến thức, kĩnăng thực nghiệm trong bài Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm vềvai trò của phân bón, thành 2 bài tập sau đây:

Bài tập 1 : Cho các nguyên vật liệu và các dụng cụ, thiết bị sau: Một chậu cây

của loài cây có phiến lá to, cặp nhựa hoặc cặp gỗ, bản kính hoặc lam kính, giấy lọc,máy sấy, đồng hồ bấm giây, dung dịch côban clorua 5%

a Với các nguyên vật liệu và các dụng cụ, thiết bị trên hãy thiết kế quy trìnhtiến hành thực nghiệm để so sánh lượng nước thoát ra ở 2 mặt của lá cây? Giải thích

ý nghĩa từng bước trong quy trình?

Trang 33

b Hãy giải thích tại sao cần chọn loài cây có phiến lá to? Dung dịch côbanclorua 5% có tác dụng gì?

c Hãy tiến hành thí nghiệm, báo cáo và giải thích kết quả thí nghiệm?

Có thể phân tích logic quá trình mã hóa kiến thức, kĩ năng thành BTTN đã nêutrong bước 4 của quy trình xây dựng bài tập vào việc xây dựng bài tập 1 nêu trên nhưsau:

Bài tập 2: Cho các nguyên vật liệu cơ bản sau đây: hạt ngô khô; dung dịch

dinh dưỡng (hòa tan phân bón NPK trong nước)

a Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm chứng vai trò của phân bón NPKđối với sự sinh trưởng của cây ngô non?

b Những chỉ tiêu nào có thể được sử dụng làm căn cứ để đánh giá sự sinhtrưởng của cây ngô non? Hãy thiết kế bảng theo dõi và thu thập kết quả cho thínghiệm trên?

c Hãy hoàn thiện các nguyên vật liệu cho thí nghiệm và tiến hành thí nghiệmtheo phương án đề xuất?

d Xây dựng báo cáo thu hoạch về quá trình thí nghiệm và kết quả thínghiệm?

Bước 5: Sắp xếp BTTN thành hệ thống phù hợp với logic và theo mục đích dạy

học Khi sử dụng từng yêu cầu trong mỗi bài tập giáo viên cần sử dụng phù hợp, linhhoạt tùy theo mục đích và thực tiễn dạy học của mỗi giáo viên

Trang 34

2.2.3 Hệ thống bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng

ở thực vật – Sinh học 11.

Dựa vào quy trình đã nêu, tôi đã tiến hành thiết kế các BTTN rèn luyện các kỹnăng tư duy cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thựcvật - Sinh học 11 bao gồm các dạng BTTN như sau: kỹ năng phân tích kết quả TN,

so sánh kết quả TN, phán đoán kết quả TN, thiết kế TN

a Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích thí nghiệm

Yêu cầu: Đối với dạng bài tập này HS phải phân tích được mục đích, các điều

kiện tiến hành, kết quả TN, trên cơ sở đó giải thích được kết quả của các TN, rút rađược kiến thức cần lĩnh hội

Bài tập 1:

Một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau:

Nhổ một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, rửa sạch ngâm vào dung dịch xanhmetylen Sau đó nhấc ra rửa sạch bằng nước cất rồi lại nhúng vào dung dịch CaCl2

sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung

Trang 35

dịch, làm cho dung dịch có màu xanh Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen. 

Bài tập 2 :

Bạn Lan làm TN như sau: Lấy 4 cành hoa trắng (cúc, huệ, tulip, …) và cắm vào

4 cốc chứa nước có màu thực phẩm: hồng, đen, cam và xanh

a Nêu mục đích TN của Lan

b Quan sát và giải thích hiện tượng

Hình 2.1 Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật

Đáp án:

a Tthí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và khoáng

b Sau một thời giam hoa ở 4 lọ sẽ có màu tương ứng với 4 màu nước trong cốc

Giải thích: Mạch gỗ vận chuyển nước và khoáng sẽ vạn chuyển nước trong thân từdưới lên trên do đó sau một thời gian nước sẽ được vận chuyển lên cánh hoa

Bài tập 3 :

Bạn Ngân dùng túi polyetylen chụp lên 1 nhánh của cây đậu rồng rồi buộcmiệng túi lại và đặt cây ngoài sáng (hình 2.2A) Sau một thời gian bạn Ngân quan sátthấy có hiện tượng như hình 2.2.B Bạn Lan cho rằng TN trên của bạn Ngân đã chứngminh sự thoát hơi nước của cây

a Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

b Em hãy giải thích cơ chế của TN trên

Trang 36

Hình 2.2 Thí nghiệm trao đổi nước (đậu rồng)

Đáp án:

a Ý kiến của bạn Ngân là đúng

b Nước được vận chuyển từ rễ lên lá, thoát ra ngoài qua khí khổng Do bị bịtkín nên nước không thoát ra ngoài môi trường được đọng lại trong túi ni lông

Bài tập 4 :

Có hai bạn đã tiến hành các TN sau:

+ Bạn Lan dùng chuông thủy tinh úp lên chậu cây cà chua Sau 1 đêm thấy cóhiện tượng như ở hình 2.3A

+ Bạn Hòa dùng túi pôlyêtylen chụp lên tán cây, rồi buộc chặt miệng túi vàogốc cây và đặt cây ngoài sáng Sau 1 thời gian thấy có hiện tượng như ở hình 2.3B

Quan sát kết quả của 2 TN trên, có ý kiến cho rằng: 2 bạn Lan và Hòa thực hiện

TN chứng minh sự thoát hơi nước của cây Theo em, ý kiến trên đúng hay sai ? Nhậnxét của riêng em về mục đích của 2 TN trên ?

Trang 37

Hình 2.3 Thí nghiệm về trao đổi nước ở thực vật

Đáp án:

Ý kiến nhận xét là chưa chính xác

Hình 2.3 A là thí nghiệm hiện tượng ứ giọt chứng minh có áp suất rễ Do lựcđẩy của rễ nước đi lên thân rồi thoát ra ngoài qua lá, khi úp chuông thủy tinh làmkhông khí trong chuông bão hòa hơi nước, nên hơi nước không thoát ra môi trường

a Em hãy cho biết tại sao bong bóng phồng lên ?

b Mục đích TN của 2 bạn trên là gì ? Theo em, 2 bạn còn phải làm thao tácnào nữa để hoàn thành TN của mình ?

(B

Trang 38

Hình 2.4 Thí nghiệm ở rong

Đáp án:

a Bóng phồng lên do rong trong lọ quang hợp tạo ra khí oxi

b Mục đích thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi

Để hoàn thành thí nghiệm hai bạn cần chứng minh khí trong lọ là oxi bằng cáchthử bằng que diêm

Bài tập 6 :

Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm úp trong 2 cốc nước đầy(hình 2.5) Để 1 cốc ở chỗ tối hoặc lấy hộp kín úp lên (cốc 1), 1 cốc ở ngoài ánh sáng(cốc 2) Sau 8 giờ bịt miệng và rút ống nghiệm ra, thử bằng qua diêm đang cháy Hiệntượng gì sẽ xảy ra sau 2 giờ ở 2 cốc trên? Giải thích

Trang 39

Nam tiến hành 2 thí nghiệm như sau:

+ Thí nghiệm 1: lấy 1 chuông thủy tinh kín úp lên cây đang phát triển tốt

+ Thí nghiệm 2: lấy 1 chuông thủy tinh úp lên cây đang phát triển tốt

đồng thời đặt trong chuông thêm 1 con chuột

Sau 1 thời gian cây ở thí nghiệm 1 bị chết, cây ở thí nghiệm 2 vẫn còn sống

Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và cho biết thí nghiệm đó nói về vai trò củaquá trình gì?

Đáp án:

Thí nghiệm 1 cây bị chết do cạn kiệt CO2

Thí nghiệm 2: chuột hô hấp thải CO2 do vậy cây vẫn có nguyên liệu để quanghợp nên cây sống

Thí nghiệm nói về vai trò của quá trình quang hợp

Bài tập 8 :

Nga làm thí nghiệm như sau:

Giã nhuyễn 2-3g lá rau khoai và một ít dung dịch aceton Sau đó lọc qua phễucho vào ống nghiệm, thêm 1 lượng bezen gấp đôi lượng dịch chiết rồi lắc đều Sau vàiphút quan sát Nga thu được kết quả như hình 2.6

Em hãy cho biết mục đích của thí nghiệm Dựa vào nguyên tắc nào để táchđược các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?

Trang 40

a, Mục đích của thí nghiệm.

b, Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm?

c, Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng

Đáp án:

a Mục đích TN: ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng đến quang hợp

b Để lá cây trong tối trước khi thí nghiệm mục đích quá trình hô hấp sẽ phângiải hết tinh một trong lá đẻ thí nghiệm chính xác

c Hiện tượng:

Ngày đăng: 17/12/2019, 21:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Sinh học, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Sinhhọc
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2006
[2]. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, NXB.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXB.Giáo dục
Năm: 2001
[4]. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2006), Sinh học 11 (cơ bản), NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11 (cơbản)
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2006
[5]. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2006), Sinh học 11 (cơ bản), Sách giáo viên, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11 (cơbản), Sách giáo viên
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2006
[6]. Nguyễn Thị Dung (2006), Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực hành củng cố môn Sinh học ở phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6, trang 19 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực hànhcủng cố môn Sinh học ở phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2006
[7]. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Tác dụng của bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số1, trang 143 – 147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng của bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lýở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2007
[8]. Huỳnh Trọng Dương (2008), Bài tập thí nghiệm vật lý với việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục, số 1, trang 94 – 98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập thí nghiệm vật lý với việc phát huy tính tíchcực nhận thức của học sinh trung học cơ sở
Tác giả: Huỳnh Trọng Dương
Năm: 2008
[9]. Huỳnh Trọng Dương (2002), Sử dụng thí nghiệm vật lý nhằm tích cực hóa hoạt động nhân thức của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 28, trang 40 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thí nghiệm vật lý nhằm tích cực hóa hoạtđộng nhân thức của học sinh
Tác giả: Huỳnh Trọng Dương
Năm: 2002
[10]. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Dạ Thủy (2005), Một số vấn đề dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Dạ Thủy
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2005
[11]. Cao Cự Giác (2004), Phát triển khả năng tư duy và thực hành thí nghiệm qua các bài tập thực hành hóa học thực nghiệm, Tạp chí Giáo dục, số 88, trang 34 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển khả năng tư duy và thực hành thí nghiệm quacác bài tập thực hành hóa học thực nghiệm
Tác giả: Cao Cự Giác
Năm: 2004
[12]. Trịnh Nguyên Giao (2004), Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy và học môn Sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo viên và nhà trường, số 18, trang 10 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy và họcmôn Sinh học ở trường phổ thông
Tác giả: Trịnh Nguyên Giao
Năm: 2004
[13]. Lê Thị Thu Hà (2005), Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng thực hành Vật lý của học sinh trung học cơ sở , Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năngthực hành Vật lý của học sinh trung học cơ sở
Tác giả: Lê Thị Thu Hà
Năm: 2005
[14]. Đoàn Xuân Hinh (2007), Một số ví dụ về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lý, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 27, trang 38- 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ví dụ về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy họcVật lý
Tác giả: Đoàn Xuân Hinh
Năm: 2007
[15]. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học Sinh học, Tài liệu bồi dưỡng từ xa – 1996 cho giáo viên THPT, NXB. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dạy học Sinh học, Tài liệu bồi dưỡng từ xa –1996 cho giáo viên THPT
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 1996
[16]. Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập sinh học 11, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập sinh học 11
Tác giả: Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2007
[17]. Nguyễn Thị Liên (2004), Khai thác, sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang hợp lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác, sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huytính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang hợp lớp 7 trunghọc cơ sở
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Năm: 2004
[18]. Nguyễn Bá Lộc, Lê Thị Trĩ (1997), Giáo trình Sinh lý học thực vật, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sinh lý học thực vật
Tác giả: Nguyễn Bá Lộc, Lê Thị Trĩ
Nhà XB: NXB. Giáodục
Năm: 1997
[19]. Đặng Nhật Kim Ngọc (2014), Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học sinh học 8, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho họcsinh kỹ năng tư duy trong dạy học sinh học 8
Tác giả: Đặng Nhật Kim Ngọc
Năm: 2014
[20]. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Lanh (2003), Sinh học 11 nâng cao, NXB.Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11 nâng cao
Tác giả: Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Lanh
Nhà XB: NXB.Giáo dục
Năm: 2003
[21]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phápdạy học vật lý ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w