1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT SINH HỌC 11

99 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT,SINH HỌC 11

Môn: Sinh học

GV: Chu Thị Kim Dung

Tổ chuyên môn: Hóa – Sinh – CN Năm học 2017-2018

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTH Bài tập tình huốngDHDA Dạy học dự án

ĐC Đối chứng

GV Giáo viên

HS Học sinhNXBGD Nhà xuất bản giáo dụcSGK Sách giáo khoa

PPDH Phương pháp dạy họcTHPT Trung học phổ thong

TN Thực nghiệmVDKT Vận dụng kiến thức

MỤC LỤC

Trang 3

1.Lí do chọn đề tài 4

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học 4

1.2 Xuất phát từ vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học 4

1.3 Xuất phát từ thực tiễn dạy và học môn Sinh học 5

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6

5.1 Đối tượng nghiên cứu 6

5.2 Khách thể nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

6.1 Nghiên cứu lí luận 6

6.2 Nghiên cứu thực tiễn 7

6.3 Phương pháp xử lý thông tin 7

7 Giả thuyết khoa học 7

8 Cấu trúc của bản sáng kiến: 7

PHẦN II NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 8

1.1.1 Khái niệm kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học .8 1 1.2.Vai trò của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh 10

1.1.3 Cấu trúc và biểu hiện của KNVDKT 13 1.1.4.Các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn .14

Trang 4

1.2 Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông hiện

nay 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2 25

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25

2.1 Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật liên quan đến thực tiễn 25

2.2 Một số nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Sinh học 27

2.3 Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 27

2.4 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học ở trường phổ thông 33

2.5 Thiết kế giáo án dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuất 64

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3 75

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 75

3.1 Kế hoạch thực nghiệm 75

3.2 Phương pháp thực nghiệm 75

3.3.Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm 76

3.5.Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm 76

3.6 Nội dung thực nghiệm 78

Trang 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC……….

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài

Trang 6

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo phần định hướng đã chỉ rõ “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủyếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.Học đi đôi với hành ; lý luận gắn với thực tiễn ; giáo dục nhà trường kết hơp ̣ vớigiáo dục gia đình và giáo duc ̣ xã hội ”[6] Nghị quyết cũng đã đưa ra giải pháp“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cáchhọc, cách nghĩ, khuyến khích tự hoc ̣, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mớitri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [6]

1.2 Xuất phát từ vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học

Khoa học sinh học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, kiến thứcsinh học có tầm quan trọng với ngành nông nghiệp, lĩnh vực bảo vệ sức khỏe vàcác ngành công nghiệp khác Do đó vai trò của việc giảng dạy sinh học ở trườngphổ thông được nâng lên đặc biệt Giáo viên sinh học phải nhận thức sâu sắc ýnghĩa lớn lao của việc vận dụng kiến thức sinh học trong đời sống và lao động củamỗi thành viên trong xã hội Nhờ vận dụng các kiến thức sinh học, đặc biệt là kiếnthức về chuyển hóa vật chất và năng lượng người học sẽ giải quyết được các vấn

đề khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất, biết phòng và trị bệnh, nâng cao chấtlượng cuộc sống…., ngoài ra còn giúp người học định hướng nghề nghiệp trongtương lai Như vậy, sinh học góp phần đào tạo những con người biết làm chủ bảnthân, làm chủ xã hội, có nhân cách: có văn hóa, khoa học, có năng lực nghềnghiệp, lao động tự chủ chủ sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêuCNXH, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 cung cấpnhững kiến thức cơ bản về sinh lý quá tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn ở động vật Mặtkhác, các kiến thức trong phần này có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời

Trang 7

sống sản xuất và bảo vệ sức khỏe Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nângcao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết một số vấn đề thựctiễn là rất cần thiết cần phải đặc biệt quan tâm.

1.3 Xuất phát từ thực tiễn dạy và học môn Sinh học

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy môn sinh học ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướngdẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn Vì vậy giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách xa vời

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Rèn luyện

kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11”.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về rèn luyện kĩ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học phổ thông

- Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Chuyển hóa vật chất

và năng lượng ở động vật, làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bàitập thực tiễn

- Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến

Trang 8

thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và nănglượng ở động vật.

- Thiết kế và tổ chức bài học theo hướng sử dụng các biện pháp sư phạm đểrèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức trong dạy học phần Chuyển hóa vậtchất và năng lượng ở động vật Sinh học 11

- Thực nghiệm sư phạm

4 Phạm vi nghiên cứu

Rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Chuyển hóavật chất và năng lượng ở động vật cho HS lớp 11 của một số trường THPT trên địabàn huyện Quỳnh Lưu

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phầnChuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11

5.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinhhọc 11

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lí luận

+ Nghiên cứu những cơ sở lí luận về:

- Hệ thống lý thuyết và bài tập thực tiễn

- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy họcsinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo khoachuyên đề chuyển hóa vật chất ở động vật có liên quan đến đề tài

- Các phương pháp dạy học để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho họcsinh

Trang 9

6.2 Nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra về hứng thú của HS với các vấn đề sinh học trong thực tiễn đờisống

- Xin ý kiến của các chuyên gia, GV sinh học về áp dụng phương pháp đánhgiá kĩ năng vận dụng kiến thức

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của đề tài

6.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Sử dụng toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

7 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được một hệ thống câu hỏi, bài tập và đề xuất một số biện pháp

sư phạm phù hợp trong quá trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng

ở động vật thì sẽ nâng cao được kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học

8 Cấu trúc của bản sáng kiến:

Phần I Đặt vấn đề

Phần II Nội dung

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho

HS thông qua dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật,Sinh học 11

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Phần III Kết luận và kiến nghị

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 10

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Khái niệm kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học

a Khái niệm kĩ năng

Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000), kĩ năng được hiểu là khả năng

vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

Theo tác giả Trần Bá Hoành “Kĩ năng là khả năng vận dụng những trithức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn”.[17]

Theo Nguyễn Bá Minh (2008), “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu

quả một hành động hay một loạt hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở một cấp độ tiêu chuẩn xác định” [12]

b Khái niệm vận dụng

Theo từ điển Tiếng Việt thì khái niệm vận dụng được hiểu là “Đem tri

thức lý luận dùng vào thực tiễn”[12] Vận dụng còn được hiểu là khả năng con

người biết cách xử lý các tình huống từ những tri thức đã được hình thành

c Khái niệm Thực tiễn

Theo triết học duy vật biện chứng, “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất

có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người nhằm cải biến thế giới kháchquan” [14] Theo đó thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là laođộng sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thực tiễn là những hoạt động của con người

trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội.[12] Thực tiễn có vai trò quan trọng với quá trình nhận thức Thực

tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức , thông qua hoạt động thực tiễn,con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tínhchất quy luật Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật Nóikhác đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu

Trang 11

giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển Thực tiễn là cơ sở rènluyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệuquả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển

d Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Từ những khái niệm trên có thể khái quát : Kỹ năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn là khả năng sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Trong hệ thống kỹ năng thì kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là kỹnăng quan trong và là cấp độ cao nhất của tư duy Vận dụng kiến thức vào thựctiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc vềnhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinhhoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, áp dụng trong chăn nuôi,trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nôngnghiệp KNVD kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hànhtrong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phươngchâm "học đi đôi với hành"

1 1.2.Vai trò của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

a Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là thực hiện nhiệm vụ của dạy học Sinh học.

Nhiệm vụ dạy học thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ Ba nhiệm

vụ này có mối liên hệ thống nhất hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau Trong

đó sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điềukiện để nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những tri thức, kĩ năng mới Đồngthời nó cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải có một khối lượngkiến thức và kĩ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý tưởng

và từ đó có năng lực ý chí và hành động đúng

b Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa

Trang 12

góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống

Kiến thức của HS không chỉ được hình thành thông qua những hoạt độnghọc tập tại trường với những nội dung nặng tính lý thuyết mà nó được hình thànhthông qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn khi HS được làm các thínghiệm, thực hành, được tham gia khám phá tự nhiên, được nghiên cứu các vấn đề

xã hội….Trong các quá trình đó HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giảiquyết các vấn đề đặt ra Khi đó HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình,trong quá trình nghiên cứu, làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm chocác em tin tưởng hơn về kiến thức mà mình đã được học Bên cạnh đó, những nảysinh trong quá trình làm việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìmhiểu, khai thác thêm kiến thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn

c Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện tính đúng đắn quá trình nhận thức của học sinh.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học ở nhà trường là dạy chohọc sinh phát triển tư duy Tuy nhiên, để có tư duy phát triển con người ta phảiđược rèn luyện và phát triển Năng lực tư duy đòi hỏi phải có kiến thức, có trí nhớnhưng quan trọng hơn kiến thức và trí nhớ là khả năng vận dụng kiến thức, cácthao tác tư duy đã có để chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng nó vào thực tiễn.Qúa trình tư duy trải qua 4 cấp độ:

Cấp độ thứ nhất: Tri giác tài liệu là giai đoạn khởi có ý nghĩa định hướng

cho quá trình nhận thức Học sinh dùng các giác quan của mình để tiếp xúc với tàiliệu học tập mới do giáo viên giới thiệu, nhằm thu thập những tài liệu cảm tính cầnthiết Để nhận thức được chân thực, chính xác không chỉ dừng lại ở giai đoạn cảmgiác, tri giác các hiện tượng, sự vật và ở sự hình thành các biểu tượng mà cần thiếtphải phát hiện ra bản chất của các hiện tượng, những mối liên hệ và phụ thuộcnhân quả tồn tại trong những sự vật hiện tượng Đó là một bậc cao hơn của sự nhậnthức

Cấp độ thứ hai: Thông hiểu tài liệu là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức

Trang 13

những thao tác tư duy nhất định như: Đối chiếu, phân tích, tìm ra những dấu hiệubản chất và biết khái quát thành những khái niệm, những phạm trù Ở đây nhậnthức đòi hỏi phải có một tư duy trừu tượng cao

Cấp độ thứ ba: Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu

đáo và đầy đủ hơn Sự thông hiểu tài liệu bắt đầu trở thành kiến thức của học sinhkhi mà học sinh nắm vững nó một cách thành thạo và có thể tái hiện nó một cáchrành mạch và đúng đắn Ghi nhớ luôn luôn mang tính chọn lọc tuỳ theo động lực,mục đích, hứng thú và phương tiện, hoạt động mà đối tượng nào sẽ được “lựachọn” trở thành biểu tượng trong trí nhớ;

Cấp độ thứ tư: Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn Xuất phát từ

luận điểm triết học “thực tiền là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩu của chân

lí ”[14] Trong quá trình nhận thức, học tập, học sinh không những cần nắm

được tri thức, mà còn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn Nắm tri thức đòihỏi học sinh phải hiểu được nội dung của tri thức, lĩnh hội được khái niệm mộtcách sâu sắc qua nỗ lực chủ quan ghi nhớ và vận dụng được những tri thức vàothực tiễn

d Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là tiền đề để đào tạo học sinh trở thành những người lao động sang tạo, năng động.

Căn cứ vào mục tiêu chung được luật định, mục tiêu giáo dục cụ thể của cấptrung học phổ thông được xây dựng, thể hiện qua yêu cầu học sinh học xong cấptrung học phổ thông phải đạt được ở các mặt giáo dục: tư tưởng, đạo đức lối sống,học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kỹ thuật và hướng nghiệp, kỹ năng học tập

và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, về thể chất và cảm xúc thẩm mỹ

Kiến thức trong chương trình Sinh học phổ thông cung cấp cho các em cáckiến thức cơ bản nhất, cập nhật, hiện đại liên quan đến tất cả các lĩnh vực như nôngnghiệp, công nghiệp và đời sống con người Những kiến thức này HS có thể vậndụng trong quá trình lao động săn xuất, bảo vệ sức khỏe… Đay là tiền đề giúp các

em trở thành những nông dân giỏi, những công nhân lành nghề hay một nhà khoahoc…Như vậy, Sinh học góp phần đào tạo những con người biết làm chủ bản thân,

Trang 14

làm chủ xã hội, có nhân cách :có văn hóa, khoa học, có năng lực nghề nghiệp, laođộng tự chủ chủ sáng tạo, có kỹ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH,sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

1.1.3 Cấu trúc và biểu hiện của KNVDKT

Nhận biết vấn đề thực

tiễn

HS nhận ra được mẫu thuẫn phát sinh từ vấn đềthực tiễn, phân tích làm rõ nội dung của vấn đềXác định các kiến thức

1.1.4.Các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

KNVDKT vào thực tiễn là một kĩ năng mà để rèn luyện và thực hiện tốtthì đòi hỏi HS phải sử dụng thành thạo nhiều kĩ năng khác nhau Trong quá trìnhdạy học đòi hỏi người GV phải sử dụng nhiều PPDH khác nhau nhất là cácPPDH tích cực Chúng tôi đề xuất các biện pháp để rèn luyện kĩ năng này cho

HS như sau:

- Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập/bài tập tình huống

Trang 15

- Sử dụng các PPDH tích cực

a Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức thực tiễn

* Khái niệm về bài tập Sinh học

Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “ Bài tập là bài ra cho học sinh làm để

tập vận dụng những điều đã học”[4].

Vậy bài tập Sinh học là một yêu cầu mà học sinh nhận được và cần giảiquyết bằng những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sởcác khái niệm, định luật, học thuyết …sinh học

* Ý nghĩa của bài tập Sinh học

Bài tập Sinh học được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học, bởi nó

có vai trò và ý nghĩa rất to lớn, cụ thể như:

- Giúp làm chính xác hóa khái niệm, khắc sâu và mở rộng kiến thức chongười học Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tự nhiên, hấpdẫn thay vì phải thống kê kiến thức một cách gò ép, dễ nhàm chán

- Rèn các kĩ năng cho học sinh như: Kỹ năng tư duy logic, sử dụng kiếnthức sinh học, thực hành thí nghiệm, phân tích hiện tượng, tính toán …trong đó có

kĩ năng sống: cẩn thận, say mê, khoa học…

- Giúp HS vận dụng kiến thức đúng, linh hoạt để xử lý các tình huống thựctiễn

- Phát huy tính sáng tạo của người học, thể hiện trong cách tiếp cận, xử lývấn đề gặp phải

- Là một phương tiện hữu ích, tích cực giúp kiểm tra, đánh giá HS

* Nguyên tắc xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập Sinh học gắn liền với thực tiễn

Dựa vào mục đích, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạyhọc Sinh học và tâm lý HS, sự phát triển của công nghệ thông tin, của Sinh họchiện đại và kiến thức các bộ môn có liên quan có thể thiết kế các bài tập Sinh học

Trang 16

có nội dung gắn liền với thực tiễn, giáo dục môi trường, phát triển RLKNVDKTtheo một số nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại

Trong một bài tập thực tiễn, bên cạnh nội dung khức Sinh học nó còn có những

dữ liệu thực tiễn Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xáckhông tùy tiện thay đổi

+ Gần gũi với kinh nghiệm của học sinh

BT thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đờisống và môi trường xung quanh HS sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh

mẽ khi giải

+ Bám sát chương trình

Các bài tập thực tiễn cần phải có nội dung sát với chương trình mà HS đượchọc, đúng chuẩn kiến thức kỹ năng Nếu BT thực tiễn có nội dung mới về kiếnthức Sinh học thì nên dẫn dắt ngay trong câu hỏi và kiến thức đưa vào gần gũi vớikiến thức giáo khoa để tạo được động lực cho học sinh giải bài tập đó

+ Đảm bảo logic sư phạm

Các yêu cầu giải BT cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh,như:

- Phân loại được học sinh giỏi,khá ,trung bình,yếu

- Khi kiểm tra – đánh giá cần sử dụng các loại BT ở tất cả các mức để phânloại đối tượng HS

Trang 17

b Sử dụng bài tập tình huống

* Tình huống dạy học

Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tếbào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết Đó là mục đích dạyhọc, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả riêngbiệt

* Bài tập tình huống dạy học

Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học đượccấu trúc dưới dạng bài tập Trong dạy học, những tình huống được đưa ra là tìnhhuống giả định hay tình huống thực đã xảy ra trong thực tiễn Học sinh giải quyếtđược những tình huống trên, một mặt vừa giúp học sinh hình thành kiến thức mới,vừa củng cố và khắc sâu kiến thức Trong rèn luyện kỹ năng dạy học, bài tập tìnhhuống vừa là phương tiện, vừa là công cụ dạy học

* Các yêu cầu của bài tập tình huống

- Bám sát mục tiêu, nội dung bài học, mang tính thời sự và sát thực tế dạyhọc

- Tạo khả năng để HS đưa ra nhiều giải pháp

- Nội dung của bài tập tình huống phải phù hợp với trình độ của HS

* Khi soạn thảo bài tập tình huống cần chú ý:

- Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của bài tập tình huống.

- Mục đích dạy - học đạt được thông qua bài tập tình huống.

- Nội dung bài tập tình huống: Mô tả bối cảnh bài tập tình huống Nội dung

phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết bài tập tình huống

- Nhiệm vụ HS cần giải quyết.

* Quy trình thiết kế bài tập tình huống

Để có được các BTTH đạt các yêu cầu chất lượng đưa vào tổ chức việc học

Trang 18

cho HS Dựa trên các quy trình của nhiều tác giả trước đây cũng như căn cứ vàotrình độ nhận thức, phát triển tâm lí và nội dung tri thức Sinh học Chúng tôi đưa

ra quy trình xây dựng BTTH gồm 6 bước cơ bản sau:

Bước 1 Xác định mục tiêu bài học

Bước 2 Phân tích nội dung bài học

Bước 3 Xác định nội dung bài học có thể xây dựngBTTH

Bước 4.Tìm các tài liệu có liên quan với nội dung kiếnthức bài học dự định xây dựng BTTH (nếu cần)

Bước 5 Diễn đạt khả năng đó thành BTTH

Bước 6 Kiểm tra, đánh giá BTTH đã xây dựng, từ đóđiều chỉnh hệ thống BTTH

Hình 1.1 Quy trình thiết kế BTTH

c Dạy học dự án

* Khái niệm dạy học dự án

Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiệnmột nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn Nhiệm

Trang 19

xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển,đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Kết quả dự án có thể trình bày, giớithiệu

* Vai trò của dạy học dự án

Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy trong đó người học thực hiệnmột nhiệm vụ tổng hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà còn nặng về mặt thực tiễn

GV đóng vai trò định hướng học tập như định hướng quá trình thực hiện, địnhhướng xử lý sản phẩm… còn người học trực tiếp thực hiện các giai đoạn học tập,thông qua các hoạt động này thì người học không thụ động tiếp thu kiến thức màphải chủ động, tích cực sáng tạo tiếp nhận và xử lý thông tin một cách khoa học vàchính xác nhất

* Quy trình xây dựng dự án trong dạy học

Quy trình xây dựng dự án học tập được thực hiện qua 5 bước :

Bước 1: Xác định chủ đề Các chủ đề thường gắn liền giữa lý thuyết và thực

tiễn để tạo được các sản phẩm

Bước 2: Lập sơ đồ nội dung của chủ đề

Bước 3: Dự trù hoạt động học tập, lập kế hoạch hoạch hoạt động cần tiến

hành, các bước cần thực hiện

Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng, để đánh giá kết quả thực hiện của

dự án cũng như xác đinh trọng tâm dự án

Bước 5: Dự trù đánh giá, xác định đánh giá cái gì bằng công cự gì?

d Tổ chức các hoạt động: thực hành thí nghiệm

Thực hành thí nghiệm là phương pháp đặc thù của nghiên cứu và dạy họcsinh học Thực hành thí nghiệm là một trong các biện pháp tổ chức nhằm rèn luyện

một cách toàn diện cho HS đó là thực hành thí nghiệm Đây là cơ hội để HS áp

dụng kiến thức được lĩnh hội vào những tình huống thực tế

Trang 20

GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKTvào thực tiễn

GV làm mẫu, HS quan sát

Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

GV kết luận, chính xác hoá kiến thức, đánh giá kĩ năng đã rèn luyện HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng

HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

1.1.5 Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn

Qua nghiên cứu về qui trình rèn luyện kĩ năng của các tác giả là các nhà lí luận

dạy học trong và ngoài nước, đồng thời qua thực tiển dạy học sinh học ở nhà

trường phổ thông chúng tôi cho rằng qui trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn

cho HS gồm các bước cơ bản như sau:

Hình 1.2 Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn

1.2 Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào

thực tiễn thông qua quá trình dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông hiện

nay

Để đánh giá thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh họcvào thực tiễn ở 3 trường trung học phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra ở trường

Trang 21

Nghệ An, với số lượng 150 học sinh đang học ở khối lớp 12 và 100 học sinh đangtheo học ở khối lớp 11 Kết quả như sau:

Câu hỏi 1: Thầy cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua trình

giảng bài mới không?

Chúng tôi thu được kết quả là:

C Không bao giờ 10%

Câu hỏi 2: Thầy cô có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có vấn

đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không?

C Không bao giờ 35%

Câu hỏi 3: Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm mối liên hệ

giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các

em không?

C Không bao giờ 35%

Câu hỏi 4: Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn

đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không?

C Không bao giờ 75%

Trang 22

Câu hỏi 5: Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em

không?

C Không bao giờ 75%

Câu hỏi 6: Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được

vào trong đời sống hàng ngày của các em không?

C Không bao giờ 68%

Câu hỏi 7: Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức

lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không?

C Không bao giờ 68%

Câu hỏi 8: Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em các

bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức không?

C Không bao giờ 50%

Câu hỏi 9: Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và

tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không?

C Không bao giờ 40%

Câu hỏi 10: Trong các bài kiểm tra,thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi/bài

Trang 23

tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không?

C Không bao giờ 70%

Câu hỏi 11:Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng thực

tiễn có liên quan đến bài học không?

có vấn đề gắn liền với thực tiễn để học sinh liên tưởng và áp dụng(10%) Để chuẩn

bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong sách giáokhoa và sách bài tập mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìmhiểu cuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức

Trang 24

trong bài giảng kế tiếp(5%) để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thúhơn Và cũng theo đó các thầy/cô chưa chú ý dành thời gian để cho các em đưa ranhững khúc mắc để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sátđược trong đời sống (2%) Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các

em tìm được trong các tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với

lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế(2%).Chính vì vậy mà học sinh dù rất thích vận dụng kiến thức vào thực tiễn(83%)nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyếthọc được với thực tế xung quanh các em(2%)

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện

để nâng cao hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn Đó là vấn

đề đặt ra mà đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Sinh học cần phải trăn trở để có hướng

bổ sung vào về phương pháp và nội dung trong quá trình giảng dạy, khắc phục sựnghiệp trồng người của mình

Trang 25

CHƯƠNG 2:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN B- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC LỚP 11

2.1 Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật liên quan đến thực tiễn.

1 Tiêu

hoá động

vật

- Tiêu hoá ở các nhóm động vật:

+ Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào):

+ Động vật có túi tiêu hoá + Động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá:

- Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật

b) Hô hấp Hô hấp bao gồm: Hô hấp ngoài và hô hấp trong.

Trang 26

Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Tuần hoàn đơn (một vòng tuầnhoàn) và tuần hoàn kép (hai vòng tuần hoàn)

- Hoạt động của tim:

+ Tính tự động của tim+ Tim hoạt động theo chu kì

- Hoạt động của hệ mạch:

+ Huyết áp+ Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây

- Thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

- Cơ chế cân bằng nội môi

* Cân bằng áp suất thẩm thấu:

- Vai trò của thận trong : điều hoà lượng nước, điều hoà muốikhoáng:

- Vai trò của gan trong: Điều hoà glucô huyếtNgoài điều hoà glucô huyết còn có vai trò, điều hoà prôtêinhuyết tương

Trang 27

* Cân bằng nhiệt:

Khi trời nóng, hoạt động mạnh: Giảm sinh nhiệt, tăng thoátnhiệt

Khi trời lạnh: Tăng sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt

2.2 Một số nguyên tắc rèn luyện KNVDKT cho học sinh trong dạy học

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo một số tài liệu chúng tôi đềxuất 5 nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho HS THPT như sau:

Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo rèn luyện kỹ năng vận dụng những hiểu biết

vào việc giải quyết những vấn về thực tiễn của cuộc sống liên quan tới bộ mônSinh học kết hợp với việc rèn luyện một số kỹ năng khác như: kỹ năng phát hiện

và giải quyết vấn đề, kỹ năng độc lập, sáng tạo…

Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông

môn Sinh học, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức , kĩ năng

Nguyên tắc 3 Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kĩ năng

Sinh học

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý ,

cơ sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương phápdạy học theo hướng dạy học tích cực

Nguyên tắc 5: Chú ý khai thác đặc thù bộ môn Sinh học.

2.3 Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn trong dạy học Sinh học

• Qui trình chung

Qua nghiên cứu về qui trình rèn luyện kĩ năng của các tác giả là các nhà lí luận

Trang 28

GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKTvào thực tiễn

GV làm mẫu, HS quan sát

Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

GV kết luận, chính xác hoá kiến thức, đánh giá kĩ năng đã rèn luyện HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng

HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

dạy học trong và ngoài nước, đồng thời qua thực tiễn dạy học Sinh học ở trường

phổ thông chúng tôi cho rằng qui trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS

gồm các bước cơ bản như sau:

Hình 2.1: Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn

2.4 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học ở trường phổ thông.

Trang 29

Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động

Chúng tôi thiết nghĩ, muốn vận dụng được kiến thức Sinh học vào thực tiễnthì trước hết bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi kiến thức thực tiễn cho bảnthân mình Từ đó, họ có thể thông qua các bài giảng cụ thể mà truyền tải đến họcsinh những kiến thức gắn liền với thực tiễn phù hợp ở từng mục, từng bài và từngchương

Sau khi phân tích về mặt nội dung kiến thức, kỹ năng và các cơ sở lý luận

của phần B Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, chúng tôi thiết kế hệ

thống câu hỏi bài tập thực tiễn như sau:

* Câu hỏi, bài tập thực tiễn dạy bài 15 Tiêu hóa ở động vật

Câu 1: Với các sinh vật đại diện ve sầu, trùng giày, sứa Hãy sắp xếp chúng theo

chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa từ thấp đến cao và cho biết lý do sự sắp xếpđó?

Câu 3: Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đát, châu chấu, chim có bộ

phận nào khác với ống tiêu hóa của người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

Câu 4: Vì sao nói " Lôi thôi như cá trôi lòi ruột"?

Câu 5: Trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây

thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật hay tụy? Vìsao?

Câu 6: Vì sao thức ăn trong dạ dày bị phân hủy bởi dịch vị nhưng prôtêin của dạ

dày thì không?

Câu 7: Vì sao người bị bệnh gan thường chán ăn?

Câu 8: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hòn

sỏi nhỏ ? Chúng có tác dụng gì?

Câu 9: Giải thích câu “ Nhai kỹ no lâu”

Trang 30

Câu 11: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ?

Câu 12: Tại sao không nên chạy nhảy sau khi ăn xong?

Câu 13: Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi những

tác nhân nào? Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại vàđảm bảo tiêu hóa có hiệu quả?

* Câu hỏi, bài tập thực tiễn dạy bài 16 Tiêu hóa ở động vật( tiếp theo)

Câu 16: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn?

Câu 17: Tại sao trâu ,bò lại có thể ăn rơm rạ còn con người thì không? Sao nó lại

phải nhai lại sau mỗi lần ăn?

Câu 18: Động vật ăn thực vật ống tiêu hóa có những đặc điểm nào giúp cho chúng

thích nghi với sự tiêu hóa thức ăn là thực vật vốn nghèo dinh dưỡng? Nêu vai tròcủa vi sinh vật trong ống tiêu hóa của các động vật?

Câu 19: Giải thích tại sao cùng là động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ , ngựa

thì manh tràng rất phát triển còn trâu bò thì manh tràng lại kém phát triểnhơn( ngắn hơn)?

Câu 20 Trình bày điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về tiêu hóa của động vật

ăn cỏ có dạ dày đơn và dạ dày 4 ngăn

Câu 21 Vì sao bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucôzơ trong

máu?

Câu 22: Những động vật nhai lại nhu cầu protein rất thấp? Em hãy giải thích tại

sao?

Câu 23: Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột

non của thú ăn thịt?

Câu 24: Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của

thú ăn thực vật lại rất phát triển?

* Câu hỏi, bài tập thực tiễn dạy bài 17 Hô hấp ở động vật:

Trang 31

Câu 26: Tại sao trong hệ thống hô hấp của chim không có khí cặn?

Câu 27: Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi nhờ những đặc điểm nào giúp

chúng có thể lặn sâu trong nước?

Câu 28: Vì sao khi hít phải khí CO có thể ngạt thở nhưng hít phải CO2 chỉ có

phản ứng tăng nhịp tim và nhịp thở?

Câu 29: Vì sao công nhân làm việc trong hầm than thường bị ngạt thở? Để cứu

người bị ngất do ngạt thở người ta dung khí cacbogen( 5% CO2 và 95% O2) màkhông phải là O2 nguyên chất? Em hãy giải thích tại sao?

Câu 30: Giải thích tại sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng

hiệu quả hô hấp?

Câu 31: Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian

nữa mới trở về nhịp thở bình thường?

Câu 32: Khi chơi thể thao hay lao động nặng nhu cầu trao đổi khí tăng cao, hoạt

động hô hấp của cơ thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Câu 33: Nhịp thở và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau?

Giải thích cơ chế dẫn đến sự thay đổi đó?

* Câu hỏi sử dụng dạy bài 18, 19 Tuần hoàn máu

Câu 36: Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ? Câu 37: Tại sao khi nghe nhịp tim bằng ống nghetim phổi thì thường nghe 2 tiếng

đạp gần như cùng lúc, một tiếng to và một tiếng nhỏ hơn?

Trang 32

Câu 38: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

Câu 39: Ở trẻ em , nhịp tim đo đc là 120 - 140 lần/ phút Theo em , thời gian của

1 chu kì ở trẻ em tăng hay giảm so với người trưởng thành Nhịp tim của 1 em bé

là 125 lần/ phút , căn cứ vào chu kì chuẩn ở người , hãy tính thời gian của các phatrog 1 chu kì tim của em bé đó?

Câu 40: Ở trạng thái nghỉ ngơi nhịp tim và lưu lượng tim ở người thường xuyên

luyện tập thể thao giống và khác so với người không luyện tập như thế nào? Vìsao?

Câu 42: Một người sống 80 năm, nếu mỗi chu kỳ của tim kéo dài 0,8 giây thì:

a) Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu năm (biết pha co tâm nhĩ là 0,1 giây)

b) Tâm thất làm việc bao nhiêu năm ( biết tâm thất có 0,3 giây)

c) Tâm không làm việc bao nhiêu năm (thời gian nghỉ là 0,4 giây

Câu 43: Ở người, tim của thai nhi có một lỗ thông tâm thất trái và tâm thất phải.

Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín trước khi sinh Nếu lỗ này khôngđược phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệthống của tim như thế nào?

Câu 44: Một phụ nữ bị phù phổi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hở van tim Bằng

kiến thức đã học em hãy cho biết người đó bị hở van nào? Giải thích các hậu quảkhác của bệnh?

Câu 45: Một người ở vùng đồng bằng chuyển lên vùng núi sống một thời gian

Hãy cho biết những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xẩy ra ở người đó?

Câu 46: Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường bị

suy tim6?

Câu 47: Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên

tục trong hệ mạch?

Trang 33

Câu 48: Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và

nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng?

Câu 49: Vận tốc máu trong loại mạch nào nhanh nhấtloại mạch nào là chậm nhất?

Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chảy chậm trong từng loại mạch đó?

Câu 50 Bệnh cao huyết áp là một trong những bệnh thường gặp ở hệ tim mạch

Ngoài bệnh cao huyết áp em còn biết những bệnh nào thường gặp ở hệ tim mạchnữa Hãy kể tên những bệnh đó?

Câu 51: Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn đến

bại liệt hoặc tử vong?

Câu 52: Tại sao một người cao huyết áp ăn quá mặn dễ gây tai biến?

Câu 53 Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp, dẫn đến suy tim?

Câu 54: Một số người do tính chất công việc thường phải đứng lâu, đứng nhiều

thường mắc chứng giãn tĩnh mạch ở chân Giải thích?

Câu 55: Nguyên nhân nào dẫn đến chứng xơ vữa động mạch Những đối tượng

nào có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch? Em hãy cho biết một số biện phápphòng tránh bệnh này?

Câu 56: Một bệnh nhân bị hở van tim ( van nhĩ thất đóng không kín)

-Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao

- Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim có thayđổi không? Tại sao?

- Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?

- Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?

Câu 57: Những tác nhân nào có có thể gây hại cho hoạt động của tim mạch? Em

hãy nêu những biện pháp để bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại?

* Câu hỏi thực tiễn dạy bài 20 Cân bằng nội môi:

Câu 58: Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể ? Kể tên

Trang 34

một số bệnh do mất cân bằng nội môi.

Câu 59: Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm.Bệnh nhân không

những không giữ được nước và thức ăn mà nhiều dịch vị còn bị đẩy ra ngoài

Tình trạng gây nên mất cân bằng nội môi theo cách nào?

Các cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơquan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?

Câu 60 Một số động vật như chó mèo có ít tuyến mồ hôi Bằng cách nào chúng

điều hòa thân nhiệt khi trời nóng

Câu 61 Khi trời nóng, da bạn thường ửng hồng, bạn uống nhiều nước hơn nhưng

khi trời lạnh da bạn thường tái đi và bạn ăn nhiều hơn Hãy giải thích tại sao?

Câu 62: Nguyên nhân của hiện tượng đái tháo nhạt? hãy dự đoán những thay đổi

về áp suất thẩm thấu , nồng độ Na+ trong huyết tương , lượng nước tiểu bài tiết vàrennin trong huyết tương? Giải thích?

Câu 63: Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm về bệnh tiểu đường ở chuột.

Chuột thí nghiệm được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: chuột bị cắt bỏ tuyến tụy và tuyến thượng thậnNhóm 2: chuột bị cắt bỏ tuyến tụy

Nhóm 3: chuột bình thường làm đối chứngHãy so sánh nồng độ đường trong nước tiểu của 3 nhóm chuột trến sau 2 lần thínghiệm Giải thích?

Câu 64 Tại sao những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều?

Câu 65: Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn tại sao nồng độ

glucozo trong máu và một số hooc môn có xu hướng tăng lên?

Câu 66: Tại sao những người đái tháo đường có PH máu tthấp hơn người bình

thường?

Câu 67: Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn tại sao nồng độ

Trang 35

glucozo trong máu và một số hooc môn có xu hướng tăng lên?

Câu 68: Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiểu đường?

Câu 69: Tại sao những người đái tháo đường có PH máu tthấp hơn người bình

Câu 72: Khi uống rượu, cà phê lượng nước tiểu bài tiết ra tăng hơn so với lúc bình

thường Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này như thế nào?

Câu 73: Vì sao một người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn Escherichia coli thì PH

máu tăng và lượng nước tiểu giảm?

Câu 74 Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người

bình thường?

Câu 75 Khi lao động quá mức, pH của máu hơi ngả về tính axit Giải thích? Nếu

để tình trạng lao động quá sức này kéo dài thì hậu quả sẽ thế nào?

Biện pháp 2 Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần B Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11

* Bài tập tình huống dạy bài 15, 16 - Tiêu hóa ở động vật

Bài tập tình huống 1 :

Trong khi tranh luận về các cơ quan có trong ống tiêu hóa của người và một

số động vật như giun đốt, chim, châu chấu Minh nói :

- Các động vật giun đốt, chim, châu chấu có các bộ phận trong ống tiêu hóagiống ống tiêu hóa của người

- Hòa lại nói : Chim, châu chấu và giun đất có mề còn người thì không ?

Trang 36

- Quang nói : Theo mình ống tiêu hóa của giun đốt, chim, châu chấu cóthêm diều và dạ dày tuyến nhưng mình không biết chức năng của chúng là gì Theo

em bạn nào nói đúng Hãy nói cho các bạn biết chức năng của các bộ phận diều, dạdày tuyến ?

Bài tập tình huống 2 :

Lan nhận thấy khi cho gà ăn mẹ thường trộn thêm vào lúa một ít sỏi nhỏ.Bạn ấy không biết gà ăn sỏi vào có tác dụng gì Em hãy giải thích giúp bạn nhé ?

Bài tập tình huống 3:

Khi tìm hiểu về tiêu hóa của thú ăn thực vật, một HS đã thắc mắc như sau :

- Tại sao trâu ,bò lại có thể ăn rơm trong khi đó con người thì không? sao nólại phải nhai lại sau mỗi lần ăn?

- Tại sao cỏ có hàm lượng prôtêin rất thấp, nhưng bò vẫn sinh trưởng và pháttriển tốt và thịt bò lại chứa hàm lượng prôtêin cao

- Tại sao khi bò bị nhiễm bệnh thay vì cho bò uống thuốc kháng sinh người

ta thường dùng thuốc kháng sinh tiêm trực tiếp vào máu

Em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc trên

Bài tập tình huống 4:

Bạn Hùng lúng túng khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sau :

Trong hệ tiêu hóa của người khi cắt bỏ cơ quan nào sau đây thì ảnh hưởngnghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : Dạ dày, Túi mật, Tuyến tụy Giải thích

- Em hãy giúp bạn Hùng hoàn thành câu hỏi trên

- Theo em trong các tế bào : Tế bào trùng giày, tế bào thành túi tiêu hóa ởruột khoang, tế bào thành ruột non của người Loại tế bào nào có ít bào quanlizôxôm nhất?

Bài tập tình huống 5:

Một thực tế thường thấy là những người lái xe đường dài rất hay bị đau dạ

Trang 37

Bài tập tình huống 6:

Sau khi vừa ăn xong bữa tối, bạn Hương định nằm ra ghế sofa thì bố bạn ấynói : “ Vừa ăn xong không nên nằm dễ bị đau dạ dày lắm ! ” Theo em, bố bạnLan nói vậy có đúng không ? Giải thích ?

Em hãy cho biết cách lập luận nào đúng và giải thích tại sao?

Bài tập tình huống 8

Hệ thống răng của một nhóm động vật có đặc điểm: răng cửa sắc nhọn, răngnanh dài và sắc nhọn, răng hàm to và có ít gờ Một học sinh khẳng định động vậtnày thuộc nhóm thú ăn thực vật

Em có nhận xét gì về kết luận của bạn HS trên? Giải thích

Bài tập tình huống 9:

Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bà con nông dân thường cho trâu bó

ăn một lượng thức ăn rất lớn hoặc ủ rơm với urê cho trâu bò ăn Cơ sở nào để bàcon nông dân làm như vậy?

* Bài tập tình huống dạy bài 17- Hô hấp ở động vật

Bài tập tình huống 10:

Hằng và nga tranh luận với nhau ,

Nga nói rằng châu chấu và chim đều hô hấp bằng ống khí nên hai loài này

Trang 38

đều có hiệu quả trao đổi khí rất cao.

Còn hằng thì không đồng ý với ý kiến cua Nga và cho rằng chim hô hấp cóhiệu quả hơn Bằng kiến thức của mình em hãy giải thích giúp 2 bạn ?

Bài tập tình huống 11

Ở người, lượng O2 trong phổi chiếm 36%, trong máu chiếm 51% và ở các cơ

là 13% tổng lượng O2 trong cơ thể Ở một loài động vật có vú khác, lượng ôxi ởphổi, trong máu và ở các cơ tương ứng là 5%, 70% và 25%

Từ sự phân bố O2 trong cơ thể, em có suy nghĩ gì về môi trường sống củaloài động vật có vú này

Đã có cuộc tranh luận về cái chết của trẻ sơ sinh

Bệnh viện cho rằng bé chết trước khi sinhNgười nhà bé khẳng định bé đã bật tiếng khóc chào đời

Pháp y đã giải quyết bằng cách cắt một mẫu phổi của trẻ bỏ vào cốc nước và thấymẫu phổi chìm Họ đưa ra kết luận đứa bé chết trước khi sinh và nhận định củabệnh viện là đứng Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích kết luận trên

Bài tập tình huống 14:

Có ý kiến cho rằng: Đã lao động chân tay thì không cần phải tập thể dục

Trang 39

- Em hãy giúp bạn giải quyết vứng mắc trên.

- Tại sao châu chấu có khả năng hoạt động linh hoạt nhưng lại duy trì hệtuần hoàn hở trong cơ thể

Bài tập tình huống 17

Một bạn HS thắc mắc: tại sao đều cùng là động vật có xương sống nhưng cálại có hệ tuần hoàn đơn trong khi đó lưỡng cư, bò sát, chim, thú lại có hệ tuần hoànkép Em hãy giúp bạn để giải đáp thắc mắc trên

Bài tập tình huống18 :

An cho rằng : Máu chảy trong động mạch luôn là máu đỏ tươi (máu giàu

O2), còn máu chảy trong tĩnh mạch luôn là máu đỏ thẩm (máu giàu CO2)

Theo em kết luận của bạn An là đúng hay sai ? Giải thích

Bài tập tình huống 19:

Để tìm hiểu tính tự động của tim người ta làm thí nghiệm trên tim ếch và thuđược kết quả như sau:

- Trường hợp 1: dung chỉ thắt một nút giữa xoang tĩnh mạch và phần còn lại

của tim, thấy xoang nhĩ tiếp tục co bóp, phần còn lại ngừng co.Sau một thời gian

Trang 40

phần còn lại này co bóp trở lại song với nhịp chậm hơn so với nhịp co bóp củaxoang nhĩ.

- Trường hợp 2: giữ nguyên nút thắt thứ nhất, tiến hành nút thắt thứ 2

giwuax tâm nhĩ và tâm thất( hơi lệch về phía tâm thất), tâm thất ngừng co

- Trường hợp 3: Tháo nút thắt một và hai tiến hành nút thắt thứ 3 ở mỏm tim

thì phần trên nút thắt co bóp phần dưới nút thắt ngừng co

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nêu trên, phân tích và rút ra kết luận về tính

tự động của tim?

Bài tập tình huống 20:

Người ta tiến hành thí nghiệm mổ ếch Cơ đùi và tim được đặt trong dungdịch nước muối sinh lí Quan sát thấy cơ đùi không còn phản ứng co, còn tim vẫnđập mặc dù đã tách ra khỏi cơ thể Em hãy giải thích hiện tượng này?

Hai bạn HS tranh luận

Bạn thứ nhất cho rằng : trong 2 biện pháp là biện pháp tăng nhịp tim và biệnpháp tăng lực co tim thì biện pháp có lợi cho tim hơn là tăng nhịp tim

Bạn thứa hai lại cho rằng: trong 2 biện pháp là biện pháp tăng nhịp tim và

Ngày đăng: 26/03/2019, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w