1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội.doc

63 3,5K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 539,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội.

Trang 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu

1.5.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế.

1.5.1.1 Khái niệm

1.5.1.2 Bản chất

1.5.1.3 Đặc điểm

1.5.2 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế.

1.5.3 Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

1.5.3.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu1.5.3.2 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu1.5.3.3 Thuê phương tiện vận tải1.5.3.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa

1.5.3.5 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Trang 2

1.5.3.6 Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải1.5.3.7 Làm thủ tục thanh toán.

1.5.3.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

2.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến qui trình tổ chức thực hiện hợpđồng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản

2.2.2.1 Nhân tố môi trường bên trong

2.2.2.2 Nhân tố môi trường bên ngoài

2.3 Kết quả điều tra ,phân tích các dữ liệu thu thập

2.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

2.3.1.1 Kết quả kinh doanh chung của công ty

2.3.1.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty

2.3.2 Thực trạng qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy của công ty sangthị trường Nhật Bản

2.3.2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

2.3.2.2 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

2.3.2.3 Thuê phương tiện vận tải

Trang 3

3.2 Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

3.2.1 Một số đề xuất với công ty nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiệncác hợp đồng xuất khẩu thủy sản

3.2.2 Ý kiến kiến nghị với chính phủ

Trang 4

Chương I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài :

Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đangnằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lựclượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét làtrong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nềnkinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt độngkinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đấtnước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực

và quốc tế một cách chính thức

Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;củatiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gianhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay

Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạođiều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phầnkinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây làmột thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuấtkhẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm

2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đềra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theohướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanhnghiệp

Trang 5

Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thứclớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế

về kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế…

Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì quá trìnhthực hiện hợp đồng của công ty cũng phải được thực hiện tổ chức và quản lý 1cách hiệu quả Hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng không chỉ giúpcông ty khắc phục được những khó khăn mà thúc đẩy việc mở rộng thị trường,tăng trưởng trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới

Trong những năm gần đây, với ưu thế là công ty xuất khẩu thủy sản lớn đượcthành lập nhiều năm ,công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội đã đạt đượcnhiều thành công, không ngừng mở rộng thị trường và các sản phẩm, nhưngcông ty cũng gặp không ít khó khăn và thách thức một phần vì trong quá trình tổchức thực hiện hợp đồng của công ty còn nhiều bất cập

Xuất phát từ thực tế và những kiến thức về thương mại quốc tế được rèn luyệntrong nhà trường ,và những tìm hiểu trong thời gian thực tập tai công tySEAPRODEX HaNoi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Lê ThanhHuyền, em xin đề xuất nghiên cứu đề tài :

“ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội” 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài :

Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong

trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân

tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội”.

Trang 6

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường NhậtBản tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội không thể tránh khỏi nhữngkhó khăn và các vấn đề bất cập mà công ty chưa giải quyết triệt để được Mụcđích nghiên cứu đề tài này của em là một mặt hiểu rõ hơn thực tế nghiệp vụ nàyđược thực hiện tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản đã có được những thànhcông gì và còn tồn tại những khó khăn nào qua đó tìm nguyên nhân và chủ độngđưa ra hướng giải quyết nhằm hoàn thiện và nâng cao quá trình tổ chức thực hiệnhợp đồng của công ty,để thị trường Nhật Bản có thể trở thành thị trường XK chủlực của công ty,một phần giúp công ty giữ vững và cải thiện vị thế của một công

ty xuất khẩu thủy sản mạnh, hơn thế nữa là qua quá trình thực tập và nghiên cứu

đề tài em cũng tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc saunày

1.4 Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề sẽ được tập trung vào tổ chức thực hiện hợpđồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản theo điều kiện cơ sở giaohàng CFR theo Incoterms 2000 trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu

1.5.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế.

1.5.1.1 Khái niệm :

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ

sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán hay bên

Trang 7

xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên muahay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa Bên mua có nghĩa vụnhận hàng và thanh toán tiền hàng.

Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nướcngoài ,thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho thương nhânnước ngoài và nhận tiền hàng

1.5.1.2 Bản chất

Hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa có sựthỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ýchí thực sự thỏa thuận không bị cưỡng bức lừa dối lẫn nhau và có những nhầmlẫn và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được

1.5.1.3 Đặc điểm

Hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói riêng giữvai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế ,có xác nhận những nộidung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó Hợp đồng là cơ sở để các bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ Hợp đồng còn là

cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lýquan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đãthỏa thuận trong hợp đồng Hợp đồng càng quy định rõ ràng ,dễ hiểu càng dễthực hiện và ít xảy ra tranh chấp

1.5.2 Các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :

- Trung gian trong thương mại quốc tế

Trang 8

- Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

- Trợ cấp xuất nhập khẩu

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

1.5.3 Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

1.5.3.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng ,số lượng,phù hợp với chất lượng ,bao bì, ký hiệu mã và có thể giao hàng đúng thời gianquy định trong hợp đồng thương mại quốc tế Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩubao gồm các nội dung: Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng, bao bì đónggói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa

1.5.3.1.1 Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:

Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp

về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí

Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp ,cách thức tác động đến nguồn hàng

để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ ,kịp thời hàng hóa chodoanh nghiệp xuất khẩu Để tập trung hàng xuất khẩu nhà quản trị phải đưa racác quyết định :

- Hàng xuất khẩu được tập trung từ các nguồn hàng nào

- Hàng xuất khẩu được tập trung bằng phương thức nào

- Hàng xuất khẩu được tập trung vào thời điểm nào ,với số lượng là baonhiêu

a Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu :

Các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiến hàng sản xuất và xuất khẩu các sảnphẩm cuả mình Để tập trung hàng xuất khẩu, căn cứ vào yêu cầu về hàngxuất khẩu được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, daonh nghiệp phải lập kế

Trang 9

hoạch sản xuất :chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc

để tiến hàng sản xuất đảm bảo đủ số lượng ,đúng chất lượng chủng loại vàthời gian giao hàng để tiến hàng giao hàng cho người mua

b Doanh nghiệp xuất khẩu :

Các doanh nghiệp XK không tự sản xuất hàng xuất khẩu mà tập trung hàng từcác nguồn hàng xuất khẩu

Quá trình tập trung hàng xuất khẩu bao gồm các bước sau:

- Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu

- Phân loại nguồn hàng xuất khẩu :

- Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu

- Đánh giá lựa chọn nguồn hàng

- Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu

o Mua hàng xuất khẩu

o Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu

o Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu

- Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu

1.5.3.1.2 Bao gói hàng xuất khẩu

Để đóng gói bao bì cho hàng xuất khẩu, người quản trị cần đưa ra các quyết địnhsau:

- Hàng hóa có cần đống bao bì không

- Kiểu cách và chất lượng của bao bì

- Số lượng bao bì cần đóng gói

- Nguồn và cách thức cung cấp bao bì

- Cách thức đóng gói bao bì

a Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói

a1 Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa xuất khẩu

Trang 10

- Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa

- Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển

- Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thịhiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu cũng như tập quán của ngành hàng

- Bao bì cần hấp dẫn ,thu hút khách hàng

- Bao bì xuất khẩu cần đảm bảo các yêu cầu về kinh tế

a2 Các căn cứ cơ sở khoa học

- Căn cứ vào hợp đồng đã ký

- Căn cứ vào loại hàng hóa cần bao gói

- Căn cứ vào các điều kiện vận tải

- Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng

b Đóng gói hàng hóa

Khi đóng gói người ta có thể áp dụng 2 hình thức đóng gói là đóng gói hở vàđóng gói kín.Đóng gói kín thường áp dụng trong đa số trường hợp Khi đóng góihàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật Hàng hóa phải được xếp gọngàng trong bao bì,khi cần chèn lót phải lựa chọn đúng vật liệu lót và sử dụngđúng kỹ thuật chèn lót, sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì, đảm bảothuận tiện và tối ưu trong bốc xếp vận chuyển và bảo quản

1.5.3.1.3 Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu :

Ký mã hiệu ( Marking ) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽđược ghi bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giaonhận, bốc dỡ, vận chuyển, và bảo quản hàng hóa Để kẻ ký hiệu, mã hiệu, ngườiquản trị phải quyết định

- Nội dung kẻ ký mã hiệu

- Vị trí kẻ ký mã hiệu trên bao bì

Trang 11

- Chất lượng của ký mã hiệu

1.5.3.2 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóaxuất nhập khẩu so với yêu cầu đề ra trong hợp đồng TMQT

Trước khi giao hàng cho người XK có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về chấtlượng, số lượng, trọng lượng bao bì…

- Kiểm tra hàng hóa có tác dụng :

o Thực hiện trách nhiệm của người XK trong thực hiện hợp đồng TMQT

o Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến khuyết tật

o Phân tích trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu

- Việc kiểm tra hàng hóa XK thực hiện ở 2 cấp :

o Ở cơ sở : Nội dung kiểm tra thường là

Kiểm tra về chất lượng : Chỉ cho phép những hàng hóa có đủ tiêu chuẩnchất lượng theo hợp đồng quy định được phép XK

Kiểm tra số lượng trọng lượng : Số lượng trọng lượng của mỗi bao kiện,tổng số lượng và trọng lượng

Việc kiểm tra ở các cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiếnhàng

o Ở các cửa khẩu :Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải ,người xuấtkhẩu phải kiểm tra lại hàng hóa Việc kiểm tra hàng hóa có thể do các lý

do sau đây

Thẩm định lại kết quả kiểm tra ở cơ sở

Trong nhiều trường hợp theo quy định của nhà nước,một số mặt hàngkhi xuất khẩu phải kiểm tra của nhà nước về mặt chất lượng

Trang 12

Hoặc theo yêu cầu của người mua người xuất khẩu phải mời các cơquan giám định độc lập như : Vinacontrol, Foodcontrol, ADLL, SGS…

Khi đó người giám định phải xác định:

1 Cơ quan giám định

2 Nội dung giám định

3 Căn cứ để giám định

4 Thời gian, địa điểm giám định

5 Yêu cầu về chứng thư giám định

1.5.3.3 Thuê phương tiện vận tải

- Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải

o Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quyđịnh về đặc điểm phương tiện vận tải…

o Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa

o Căn cứ vào điều kiện vận tải

- Tổ chức thuê phương tiện vận tải :

Việc thuê phương tiện vận tải có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệpcủa quy trình thực hiện hợp đồng

Để thuê tầu, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về các hãng tầu trênthế giới, về giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các công ước và luật

lệ quốc tế và quốc gia về vận tải…

Tùy theo vào các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trongcác phương thức thuê tầu sau :

o Phương thức thuê tầu chợ

Thuê tàu trợ có một số đặc điểm sau:

Trang 13

+ Tàu chợ chạy theo 1 hành trình và thời gian xác định, cước phí được quy địnhtrước.

+ Quá trình giao dịch thuê tàu đa phần tuân thủ theo quy chế của tầu chợ

+ Hiện nay hệ thống tầu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần là tầuchở container rất thuận tiệncho doanh nghiệp trong quá trình chuyên chở, nhất làchuyên chở các lô hàng nhỏ

+ Tàu chợ chịu trách nhiệm bốc hàng và dỡ hàng, chi phí vận tải đã bao gồm chiphí bốc và dỡ hàng nhưng cước phí thuê tàu chợ thường cao hơn cước phí thuêtầu chuyến và tàu định hạn

o Phương thức thuê tàu chuyến :

Thuê tàu chuyến là chủ tầu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyênchở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng, và nhận tiền cước thuê tàu do hai bênthỏa thuận

Quá trình thuê tàu bao gồm các nội dung sau :

+ Xác định nhu cầu vận tải gồm : Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm củahàng hóa ,hành trình, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượngtàu, đặc điểm của tàu

+ Xác định hình thức thuê tàu: Thuê tàu 1 chuyến, thuê khứ hồi, thuê nhiềuchuyến, thuê bao cả tàu

+ Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: chất lượng tàu, chất lượng và điềukiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước va uy tín…

+ Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu và hãng tàu

Nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm :

+ Tên chủ tàu và người thuê tàu

+ Quy định về con tàu

+ Thời gian tàu đến cảng xếp hàng

Trang 14

+ Quy định về hàng hóa

+ Quy định cảng xếp ,cảng dỡ

+ Quy định về chi phí xếp, dỡ hàng

+ Cước phí và thanh toán cước phí

+ Quy định thời gian xếp dỡ

+ Thưởng phạt xếp dỡ

+ Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở

1.5.3.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trongnhững điều kiện vận tải phức tạp ,do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổnthất trong quá trình vận chuyển Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhậpkhẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa đẻ giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra

 Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa :

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng

- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển

- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển

 Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa

Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp TMQT cần tiến hànhcác bước sau:

- Xác định nhu cầu bảo hiểm

- Lựa chọn công ty bảo hiểm

- Đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm…

1.5.3.5 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu :

Trang 15

Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyềncho đại lý làm thủ tục hải quan

Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quanViệt Nam bao gồm các bước chính sau đây:

- Khai và nộp tờ khai hải quan

Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trongthời gian quy định

Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử

Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan cần chú ý

+ Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tínhthuế xuất nhập khẩu

+ Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan

+ Nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn

+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm thủ tụchải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan

- Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan

Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với luồng xanh và luồng vàng và kiểm trathực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:

+ Cho hàng qua biên giới

Trang 16

+ Cho hàng qua biên giới với điều kiện như phải sửa chữa, khắc phục lại, phảinộp hồ sơ bổ sung thuế xuất nhập khẩu

+ Không được phép xuất khẩu

1.5.3.6 Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải đối với XK

 Giao hàng với tàu biển

Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển ,doanh nghiệp xuất khẩu phải tiếnhành theo các bước sau

- Căn cứ vào chi tiết hàng hóa Xk ,lập bảng kê hàng hóa chuyên chở cho ngườivận tải để đối lấy hồ sơ xếp hàng

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng

- Lập kế hoạch và vận chuyển hàng vào cảng

- Bốc hàng lên tàu

- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó

- Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển, điều quan trọng làphải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo

 Giao nhận hàng khi hàng chuyên chở bằng container :

- Giao hàng đủ 1 container : Khi hàng hóađủ 1 container người Xk tiếnhành theo các bước sau đây:

+ Đăng ký mượn hoặc theo container tương thích với số lượng hàng giao+ Làm thủ tục hải quan, mời hải quan đến kiểm tra hàng hóa, kẹp chì niêmphong container

+ Giao hàng cho bãi container để nhận biên lai xếp hàng

+ Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn

- Giao hàng không đủ 1 container :

Trang 17

Khi giao hàng không đủ 1 container người XK vận chuyển hàng đến bãi hoặctrạm container do người vận chuyển chỉ định để giao cho người chuyên chở.Việc giao hàng được coi là hoàn thành khi hàng được giao cho người chuyênchở hoặc người đại diện cho người chuyên chở.( bổ sung them )

1.5.3.7 Làm thủ tục thanh toán:

1.5.3.7.1 Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ :

Hiện nay hầu hết các hợp đồng ,đặc biệt là các hợp đồng có giá trị lớn đựơcthanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Đây là phương thức thanh toányêu cầu người bán và người mua phải tuân thủ nghiêm ngặt nội dung và lịchtrình thanh toán :

Trong xuất khẩu thanh toán bằng LC được thực hiện qua các bước sau :

 Nhắc nhở mở LC :

 Kiểm tra LC

- Kiểm tra tính chân thực LC

- Kiểm tra nội dung của LC

 Sửa LC : LC có thể được tu chỉnh trong các trường hợp sau :

- Khi phát hiện thấy nội dung LC không phù hợp với hợp đồng

- Khi LC đã có hiệu lực nhưng vì một lý do nào đó ,một trong hai bên có thểthực hiện được hợp đồng theo các quy định của LC mà cần phải thỏathuận lại để có thể thực hiện tiếp hợp đồng nếu đựơc đề nghị và hai bênthống nhất thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải sửa lại LC cho phùhợp với nội dung thỏa thuận mới

Bộ chứng từ thanh toán bao gồm :

- Hóa đơn thương mại :có thể chia thành

+ Hóa đơn tạm tính

Trang 18

+ Hóa đơn chính thức

+ Hóa đơn chi tiết

+ Hóa đơn chiếu lệ

+ Hóa đơn trung lập

- Đơn bảo hiểm

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Bảng kê chi tiết

1.5.3.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại :

1.5.3.8.1 Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua :

 Cụ thể người mua thường khiếu nại người bán trong các trường hợp sau:

- Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách

- Giao hàng không đúng phẩm chất, nguồn gốc như hợp đồng quy định

- Bao bì, ký mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển,bảo quản làm hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển

Trang 19

- Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thỏa thuận giữa 2 bên nhưchuyển tải hàng hóa, giao hàng từng phần

- Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây ra

- Không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật không thông báo hoặc thôngbáo chậm việc hàng đã giao lên tàu, không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ các nghĩa vụ khác như thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm chohàng hóa …hoặc giao hàng hóa đang bị tranh chấp bởi bên thứ ba

 Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm

Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyênchở vi phạm hợp đồng chuyên chở như: đưa tàu đến cảng không đúng quyđịnh, hàng bị mất thất lạc trong quá trình chuyên chở…

Người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người bảo hiểm khi hàng hóa bịtổn thất do cac rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu :

2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các tài liệu có sẵn tại công ty, bao gồm các báocáo tài chính 2007,2008, 2009, các hồ sơ xuất nhập khẩu thuộc phòng kinhdoanh xuất nhập khẩu I, các ấn phẩm tạp chí Thương Mại Thủy Sản nguồnthông tin trên các website : www.seaprodexhanoi.com.vn, www.seaprodex.com,

www.vasep.com.vn Các dữ liệu này luôn cung cấp những thông tin chínhxác,kịp thời nhất, đảm bảo sẵn sàng phục vụ công tác nghiên cứu và nội dungchuyên đề

Trang 20

2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn:

Hay nói cách khác nguồn dữ liệu sơ cấp này có được từ quá trình khảo sát thực

tế trong quá trình thực tập và phỏng vấn.Phương pháp này có ưu điểm là tiếp cậnđược thông tin một cách rõ ràng và tập trung nhất, có thể nhấn mạnh vào nhữngphần muốn tìm hiểu

Phương pháp này sẽ làm rõ các nội dung sau:

- Điều kiện cơ sở giao hàng chủ yếu mà công ty sử dụng để xuất khẩu thủysản sang thị trường Nhật Bản

- Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng có những khó khăn và vấn đề gì còntồn đọng, và được thực hiện như thế nào

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp phân tích dữ liệu được sư dụng bao gồm :phương pháp sosánh, thống kê, tổng hợp Từ các thông tin thu thập được so sánh đối chiếu vớitình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua vànhững kiến thức đã học phân tích thực trạng rồi tổng hợp lại đưa ra các giải phápgiải quyết những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tổ chứcthực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của mình

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu :

2.2.1 Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi :

Lịch sử phát triển

Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanhnghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản

Trang 21

Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm

2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch

và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006

Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần đầu theo quyết định số544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánhxuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam(Seaprodex Vietnam); Sau đó được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội(Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TCngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độclập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ sản

Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nộikhông ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với sốvốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai đoạn

1980 đến 1992) đã phát triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vựcphía Bắc với số vốn là 34,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày31/3/1993)

Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đãtrở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trườngtrong và ngoài nước Công ty đã không ngừng phát triển cả về quy mô và nguồnlực Tài chính Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc Các nhà máy được trang bị các thiết bị hiệnđại Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng

Trang 22

Hiện nay Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội đã có vốn điều lệ banđầu là 100 tỷ đồng

Ngành nghề kinh doanh:

Khai thác đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh xuất khẩucác mặt hàng thuỷ hải sản, nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng may mặc,tiêu dùng khác;

Sản xuất, mua bán các loại: Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư lưới

cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói;

Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường bộđường biển và đường hàng không;

Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng,kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại bất động sảnkhác

Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực

Trang 23

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CÔNG TY CP XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI

Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty:

Thị trường xuất khẩu chính của Seaprodex Hà Nội là: Nhật Bản, Hồng Kông,

Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Trung Quốc, UEA, Châu Phi, Singapore,

Ba Lan, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… trong đó Nhật bản là thị trường nhập khẩulớn nhất với giá trị đạt khoảng 1,41 triệu USD, chiếm 19,18%, tiếp đến là HồngKông (1,01 triệu USD, chiếm 14,56%), Hàn Quốc (1,013 triệu USD, chiếm13,75%), Nga (1,004 triệu USD, chiếm 13,62%),…

Trang 24

( theo Vasep ngày 1/8/2008…)

2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến qui trình tổ chức thực hiện hợpđồng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản

2.2.2.1 Nhân tố môi trường bên trong :

Các nguồn lực của doanh nghiệp như :lao động, cơ sở vật chất, tài chính, …đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩucủa doanh nghiệp Nó ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng quy trình tổ chứcthực hiện hợp đồng

Trước tiên phải kể đến nguồn nhân lực của công ty: Công ty cổ phần thủysản Hà nội là một công ty được thành lập từ những năm 1980, với bề dày truyềnthống luôn tuyển chọn và đào tạo được một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyênmôn cao, kinh nghiệm làm việc trong môi trường cạnh tranh và quốc tế Cụ thể :Tống số cán bộ nhân viên: 43

Số nhân lực có trình độ đại học trở nên : 30

Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinhdoanh :23

Đặc biệt trong các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, cán cán bộ nhân viên đều

có chuyên môn cao về thương mại quốc tế và các kiến thức về thủy sản vữngchắc Vì vậy họ thực hiện việc giám sát và điều hành việc thực hiện hợp đồng rấttốt do họ thương nắm chắc được tiến độ ,hiệu quả của việc những nghiệp vụ tổchức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hơn nữa ,trong các phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu, ngoài cán bộ có chuyên môn về ngoại thương, còn có những cán bộphụ trách về chất lượng, nuôi trồng thủy sản để đảm bảo khâu chất lượng cũngnhư đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt với thị trườngyêu cầu rất cao về tiêu chuẩn kiểm dịch với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu nóiriêng và các mặt hàng thực phẩm nói chung như Nhật Bản

Trang 25

Ngoài công ty trụ sở tại 20 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội công ty còn có các chinhánh tại Quảng Ninh và Hải Phòng chịu trách nhiệm thu mua và nuôi trồngthủy sản, và các cơ sở nuôi trồng khác ở các tỉnh miền Bắc, đảm bảo cung ứngnguồn hàng xuất khẩu kịp thời và phần nào kiểm soát được quy trình nuôi trồng

và chất lượng sản phẩm đầu ra

Tuy nhiên ngoài những điểm mạnh về nguồn nhân lực như trên công ty cũng cònmột số các mặt hạn chế như số lượng nhân viên ít, sự phối kết hợp giữa cácphòng ban còn nhiều hạn chế, nhiều khi gây cản trở và thiếu sự thông suốt trong

cả một quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng

Thứ hai là cơ sở vật chất của công ty hầu hết vẫn là của doanh nghiệp nhànước vì mặc dù là công ty cổ phần nhưng mới chỉ được cổ phần hóa từ năm

2006, nhà nước vẫn chiếm 60% cổ phần ,hiện nay vẫn đang trong quá trình đi lên

cổ phần hóa, và vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình hòan thiện

bộ máy quản lý để thoát khỏi mô hình nhà nước.Vì vậy cho nên phần nào công

ty cũng gặp phải nhiều bất hợp lý trong quá trình quản lý gây ảnh hưởng trựctiếp đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng Cơ sở vật chất cũ và thiếu gâymất thời gian cho việc sản xuất và kinh doanh Trong quá trình phỏng vấn 80%

số nhân viên cho biết thiết bị máy móc nhiều lúc gây khó khăn cho quá trìnhthực hiện công việc

Thứ ba phải kể đến tài chính của doanh nghiệp, theo phỏng vấn và số liệu thuthập được tại phòng kế toán, vốn điều lệ của doanh nghiệp bao gồm 100 tỷ trong

đó có 60% sở hữu nhà nước, tạo điều kiện giúp công ty có thể thực hiện đượcnhững hợp đồng lớn, bên cạnh còn được sự giúp đỡ của nhà nước, công ty có thể

dễ dàng tìm kiếm được các đối tác lớn Nhưng bên cạnh sự thuận lợi đó nếu công

ty không biết tận dụng và sử dụng hợp lý sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động

Trang 26

của công ty đặc biệt trong quá trình đang tiến lên cổ phần hóa của công ty nhưgiai đoạn hiện nay

Một trong những yếu tố mà 85% nhân viên trong công ty Seaprodexhanoi chorằng có tác động đến hoạt động kinh doanh và quy trình tổ chức thực hiện xuấtkhẩu là chính sách của doanh nghiệp ,trong đó có chính sách Marketing Công

ty có các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng và phong phú

nên chủ yếu thực hiện việc Marketing dựa vào website của công ty và websitecủa hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và trên tạp chí thương mại thủy sản,ngoài ra công ty còn tham gia các hội chợ hàng thủy sản trong và ngoài nước tạođiều kiện thu hút khách hàng nhanh chóng và rộng khắp

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty cũng đa dạng và được người dânNhật Bản ưa chuộng :Công ty tham gia nuôi trồng và xuất khẩu sang Nhật nhiềumặt hàng như Tôm sắt, tôm chì, tôm hùm, tôm sú, cá thu, cá ngừ, các loàinhuyễn thể như mực, nghêu…Trong đó có nhiều sản phẩm chính đang được ưachuộng tại thị trường Nhật Bản như các sản phẩm từ tôm thịt chì, sắt, các sảnphẩm chế biến từ mực, nghêu thịt…Đây cũng là 1 tiền đề tốt cho việc phát triển

và đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác thị trường tiềm năng này Nhưng như đã nói

ở trên thị trường này cũng là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và các quyđịnh vệ sinh an toàn thực phẩm cao, vì vậy để tránh rủi ro trong quá trình tổ chứcthực hiện công ty phải thực hiện việc quản lý chặt chẽ các khâu sản xuất và chănnuôi và quá trình kiểm dịch chất lượng sản phẩm

2.2.2.2 Nhân tố môi trường bên ngoài

2.2.2.2.1.Thị trường Nhật Bản :

 Khái quát tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tại công tySeaprodex Hanoi :

Trang 27

Hằng năm,Nhật Bản nhập khẩu thực phẩm với trị giá lên đến 5 nghìn tỷ Yên(khoảng 50 tỷ USD), chiếm 11,5% tổng nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản, trong

đó có khoảng hơn 1,5 nghìn tỷ Yên (khoảng 15 tỷ USD ) giá trị các mặt hàngthủy sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu của nước này Mặc dù ngành khaithác và nuôi trồng thủy sản Nhật Bản khá phát triển nhưng Nhật Bản vẫn là quốcgia nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới

Đối với Seaprodex Hanoi cũng vậy, Thị trường chính của công ty là Nhật Bảnchiếm 50% tổng giá trị, Châu Âu 20% còn lại các thị trường Hồng Kông, HànQuốc, Ôxtrâylia Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm sú, tôm chân trắng, mực

ống Theo tin từ doanh nghiệp, xuất khẩu thuỷ sản tháng 3 năm 2007 của Công

ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội) đạt 1,4 triệu USD đưa giá trị xuất khẩu quý I lên 3,75 triệu USD bằng 200% so với cùng kỳ năm 2006

và đạt 23% kế hoạch năm Nguồn tin:(Vasep, 10/4/2007)

 Các quy định Nhật Bản về thủy sản nhập khẩu :

Nhật Bản là nước có quy định rất khắt khe vệ sinh an toàn thực phẩm, đốivới từng nhóm hàng, Nhật Bản đều đề ra các quy định pháp lý tương ứng

Trước đây, đối với các sản phẩm thủy sản, Nhật Bản chủ yếu quan tâm đếntiêu chuẩn vi sinh Nhưng do tình trạng nhiều năm gần đây, nhiều nước sản xuất

đã sử dụng quá nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản,chế biến và bảo quảnthực phẩm, dẫn tới các vấn đề dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm,gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Nhật Bản đã đưa ra cácquy định mới,cụ thể đối với từng mặt hàng thủy sản nhập khẩu, lập danh sáchcác hóa chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hóa chất và khángsinh được phép sử dụng; lên danh sách hóa chất, kháng sinh, phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm…

Trang 28

Đối với mỗi mặt hàng cụ thể,thời điểm cụ thể khi nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ

bị áp dụng các hệ thống kiểm tra Hiện Nhật Bản đang thực hiện các hệ thốngkiểm tra dưới đây đối với thực phẩm thủy sản nhập khẩu :

- Kiểm tra thông thường : Lấy mẫu xác suất theo đăng ký của nhà nhậpkhẩu

- Kiểm tra giám sát : Trong khi các trạm kiểm tra của Bộ Y tế Nhật Bảnthực hiện phân tích mẫu ,hàng vẫn có thể làm thủ tục nhập khẩu mà khôngcần đợi kết quả kiểm tra

- Kiểm tra bắt buộc : Đối với hình thức này khi lô hàng cập cảng Nhật Bản

sẽ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu và chỉ định được thông quasau khi có kết quả đạt Mặt khác nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệmthanh toán chi phí kiểm tra Quy định kiểm tra này cũng được áp dụng đốivới hai loại mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam là tôm và mực

- Hệ thống kiểm tra khác :Ngoài các hệ thống kiểm tra trên, còn có hệ thốngkiểm tra do thanh tra thực phẩm của bộ y tế ,lao động và phúc lợi thựchiện, trong các trường hợp:

+ Thực phẩm lần đầu được nhập khẩu vào Nhật

+ Thực phẩm không đảm bảo theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Thực phẩm gặp sự cố trong quá trình vận chuyển

2.2.2.2.2 Những lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập :

Với mục đích hòa nhập với đời sống kinh tế thế giới và tiến tới việc mở rộngthị trường xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của mình, Việt Nam đã tích cựctham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, đặc biệt là tổchức thương mại thế giới WTO, ra nhập tổ chức này giúp hàng hóa của ta đượcđối xử bình đẳng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới

Trang 29

Ngoài việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước tạo thị trường cho hànghóa xuất khẩu của Việt Nam, nước ta còn tiến hành thành lập các cơ quan xúctiến thương mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin đầy đủ vềthị trường xuất khẩu Những trung tâm này chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu và

tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về thị trường xuất khẩu Đó là nhữngthuận lợi và là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung vàSeaprodex Hanoi nói riêng

Tuy nhiên khi hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp xuấtkhẩu phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, tập đoànlớn có nhiều kinh nghiệm của các nước, bên cạnh đó việc cắt giảm và dần xóa bỏbảo hộ của nhà nước cũng là khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu trong nước, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự nỗ lựccải thiện chất lượng cũng như quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhằm đẩymạnh,và thu về kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn

2.2.2.2.3 Các điều kiện môi trường tự nhiên:

- Với hệ thống sông ngòi và diện tích biển lớn Việt Nam có sẵn nguồn thủy sảnđánh bắt dồi dào, nhiều môi trường thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủyhải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cá tra, cá basa… Khí hậu nhiệt đới giómùa ,lượng mưa và độ ẩm lớn Đây là các điều kiện thuận lợi cho việc tạo ranguồn hàng cung ứng phong phú có chất lượng Với Seaprodex Hà nội cũng vậy,không chỉ kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản công ty còn có các cơ sởsản xuất ở các tỉnh phía Bắc, khai thác các sông và nuôi trồng trong các diện tíchnước ngọt và các cơ sở ở Quảng Ninh, Hải Phòng ngoài đánh bắt còn có nhiềudiện tích nuôi trồng lớn giúp công ty phần nào chủ động được đầu vào quantrọng trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng Hơn thế nữa, so với Seaprodex

Đà nẵng công ty cũng ít bị ảnh hưởng của thiên tai lớn như lũ lụt…

Trang 30

- Ngoài ra các điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng hàng hóa,thời điểm giao hàng cũng như các nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợpđồng xuất nhập thủy sản đa chiều Điều kiện tự nhiên thông qua giá hoặc chấtlượng gạo tạo ra các rủi ro cho công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩuthủy sản sang Nhật Bản nói riêng cũng như các thị trường khác nói chung, đòihỏi các nhà quản trị phải sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.

2.2.2.2.4 Về mặt địa lý , hoạt động và điêù kiện cơ sở hạ tầng tại cảng biển : Hầu hết các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Seaprodex Ha nội được vậnchuyển bằng đường biển, vì đây là phương thức vận chuyển thuận tiện và tiếtkiệm chi phí nhất

Hệ thống cảng biển Việt Nam tính đến nay có hơn 290 cảng biển ,trong đó có 9cảng lớn Hiện, cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam đang thừa số lượng nhưng lạiquá thiếu cảng có đầy đủ dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăngmạnh Ngoại trừ một số cảng lớn (Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng), phần lớn cáccảng nhỏ, năng lực và trình độ chuyên môn hạn chế, thị trường giới hạn trongphạm vi địa phương.Bình quân năng suất xếp dỡ hàng hoá của các cảng biểnViệt Nam chỉ bằng 50 - 60% năng suất của các cảng tiên tiến trong khu vực.Vấn

khẩu của Việt Nam là chất lượng còn thấp và khả năng kết nối của các cảng đầumối lớn tại 2 vùng kinh tế trọng điểm chưa cao.Một số bến cảng lớn như Chùa

Vẽ - Hải Phòng, cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, Tân Cảng, VIC, Bến Nghé, Tân Thuận

- TPHCM đã trang bị một số phương tiện thiết bị xếp dỡ hiện đại, chuyên dụngcontainer

Còn lại hầu hết các cảng biển Việt Nam chủ yếu sử dụng thiết bị bốc xếp thôngthường, thô sơ hoặc cần cẩu tàu là chính nên năng suất xếp dỡ của các cảng rấtthấp Ngoài ra, hệ thống cảng biển Việt Nam chủ yếu là cảng tổng hợp và cảng

Trang 31

chuyên dùng, bến container chiếm rất ít, trong khi đó xu thế vận chuyển hànghoá bằng container ngày một tăng cao.

Như vậy nhìn chung tuy có nhiều nhưng chất lượng của hệ thống cảng biển vàcông tác bốc dỡ hàng tại các cảng biển gây không ít khó khăn cho quy trình tổchức thực hiện hợp đồng đặc biệt là quá trình vận chuyển bốc dỡ hàng, làm chậmtiến độ bốc dỡ và vận chuyển từ đó ảnh hưởng đến các khâu khác trong hợpđồng

2.2.2.2.5 Các chính sách thương mại và luật pháp

Là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và mang lại nguồn thu lớn chongân sách nhà nước ,vì vậy chính phủ luôn đề ra các chính sách ưu tiên cho xuất

chính sách hỗ trợ ngành thủy sản như: Hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nôngdân nuôi trồng thủy sản; trở thành thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cáTrung Tây Thái Bình Dương; Triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đápứng yêu cầu chống sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU; Khởi kiện ra WTO

về việc Mỹ áp dụng cách tính thuế chống bán phá giá tôm bất hợp lý đối với tômcủa Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản dànhcho chế biến và mới đây là việc WWF ký biên bản thỏa thuận hợp tác, đưa cátra Việt Nam trở thành loài thủy sản có chứng nhận phát triển bền vững toàncầu

Ngoài ra Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách, giải pháp cấp bách vàquyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệptìm kiếm và khai thác các thị trường mới, đồng thời tuyên truyền phổ biến tới cácdoanh nghiệp các quy định luật pháp, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký,giúp doanh nghiệp trong nước đứng vững trên thị trường thế giới

2.2.2.2.6 Thủ tục hải quan :

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w