Việc đảm bảo chất lượng thủy sản ngay từ khâu nuôi trồng luôn là điểm nóng cần quản lý chặt chẽ ,để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng
cung cấp cho các khâu sơ chế. Đối với nguồn nguyên liệu nuôi trồng cần thực hiện một số giải pháp sau :
- Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu : Hiện nay, tình trạng nuôi
trồng thủy sản một cách tự phát của người dân vẫn còn diễn ra nhiều nơi do quy hoạch chưa cụ thể, quy hoạch cụ thể vùng ở địa phương chưa được xây dựng dẫn đến tổn thất lớn trong nuôi trồng thủy sản và làm tàn phá môi trường sinh thái. Nhà nước cần rà soát ,điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi thủy sản một cách tổng thể, cũng như đối tượng nuôi trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm dịch bệnh. Quy hoạch cần gắn với vấn đề cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm : Thủy lợi hóa trong nuôi trồng ,xử lý ô nhiễm môi trường ,xây dựng hệ thống điện, đường giao thông trong nuôi trồng thủy sản, Xây dựng hệ thống cấp thoát nứơc cho vùng nuôi phải được bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các ngành khác ảnh hưởng đến VSATTP của thủy sản nuôi.
- Triển khai nuôi trồng thủy sản bền vững: Nuôi trồng thủy sản bền vững phải
đạt được một số yêu cầu sau :
+ Kiểm soát được dịch bệnh : Phòng ngừa bệnh lây lan qua môi trường ;kiểm
soát lây bệnh qua chiều ngang, dọc.
+ Thân thiện với môi trường : Không hoặc hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng ở mức giới hạn cho phép Để đạt được như vậy, nhà nước cần đầu tư thúc đấy công tác hướng dẫn, tuyên truyền giúp đỡ người nuôi thực hiện theo các quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP ), Quy phạm thực hành nuôi có trách nhiệm (CoC) .Thực hiện công tác kiểm tra ,giám sát các vùng nuôi và cấp chứng nhận cho các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn. Như vậy sẽ củng cố sự tin tưởng cho khách hàng và uy tín của hàng thủy sản Việt Nam.
- Phát triển sản xuất nhân tạo các loại giống sạch bệnh, chất lượng cao: Con
giống khỏe sạch bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng nuôi trồng. Vì vậy, cần thiết có sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống bởi các cơ quan nhà nước. Đồng thời nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư ,hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực phát triển giống thủy sản nhân tạo chất lượng cao.
- Giải pháp với nguyên liệu đánh bắt tự nhiên: Để phát triển và bảo đảm nguồn
nguyên liệu khai thác tự nhiên phục vụ sản xuất và xuất khẩu thủy sản lâu dài ,cần phải có các biện pháp cụ thể như sau:
+ Đối với nghề cá ven bờ ,cần giám sát số lượng tàu đánh cá và điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác .Hàng năm, cần đánh giá biến động nguồn lợi và biến trạng hệ sinh thái biển. thí điểm các vùng cấm và khai thác theo mua nhằm bảo vệ nguồn lợi biển
+ Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ,đồng thời nâng cao kỹ thuật đánh bắt,nâng cấp phương tiện bảo quản trên tàu nhằm cải thiện chất lượng sau thu hoạch ,hạn chế tình trạng xuống cấp, lãng phí nguyên liệu.
3.2.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng ,quyết định đến năng suất và hiệu quả của các hoạt động từ đánh bắt nuôi trồng đến sản xuất chế biến xuất khẩu.Là một nước đi sau nên thực trạng khoa học việt nam còn nhiều yếu kém. Vì vậy ,Nhà nước cần có một số biện pháp để phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát triển ngàng thủy sản như sau:
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới đặc biệt cho công tác tạo giống thủy sản.
- Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản, cần tập trung nghiên cứu ứng dụng chế biến sản phẩm giá trị gia tăng ,sử dụng máy móc thiết bị hiện đại ,tiết kiệm chi phí năng lượng
- Đồng thời đẩy mạnh hoạt động giới thiệu,khảo nghiệm những kết quả nghiên cứu khoa học thành công,phù hợp với điều kiện địa phương để doanh nghiệp ,nông dân sớm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.