1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang nhật

63 652 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 557,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài Các mục tiêu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế. 1.5.1.1. Khái niệm. 1.5.1.2. Bản chất. 1.5.1.3. Đặc điểm 1.5.2. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế. 1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 1.5.3.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 1.5.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 1.5.3.3. Thuê phương tiện vận tải 1.5.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa. 1.5.3.5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu 1.5.3.6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải 1.5.3.7. Làm thủ tục thanh toán. 1.5.3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 2.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi 2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến qui trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản 2.2.2.1. Nhân tố môi trường bên trong 2.2.2.2. Nhân tố môi trường bên ngoài 2.3. Kết quả điều tra ,phân tích các dữ liệu thu thập. 2.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty 2.3.1.1 Kết quả kinh doanh chung của công ty 2.3.1.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 2.3.2 Thực trạng qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy của công ty sang thị trường Nhật Bản 2.3.2.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 2.3.2.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 2.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải 2.3.2.4. Làm thủ tục hải quan 2.3.2.5.Tổ chức giao nhận hàng hóa tại cảng quy định 2.3.2.6. Thanh toán 2.3.2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 2.3.3 Đánh giá kết quả CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.1.1. Những kết quả đạt được 3.1.2. Những vấn đề cón tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của công ty và nguyên nhân 3.2 . Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 3.2.1 .Một số đề xuất với công ty nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thủy sản 3.2.2. Ý kiến kiến nghị với chính phủ Chương I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài : Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức. Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế… Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì quá trình thực hiện hợp đồng của công ty cũng phải được thực hiện tổ chức và quản lý 1 cách hiệu quả. Hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng không chỉ giúp công ty khắc phục được những khó khăn mà thúc đẩy việc mở rộng thị trường, tăng trưởng trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, với ưu thế là công ty xuất khẩu thủy sản lớn được thành lập nhiều năm ,công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội đã đạt được nhiều thành công, không ngừng mở rộng thị trường và các sản phẩm, nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn và thách thức một phần vì trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tế và những kiến thức về thương mại quốc tế được rèn luyện trong nhà trường ,và những tìm hiểu trong thời gian thực tập tai công ty SEAPRODEX HaNoi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Lê Thanh Huyền, em xin đề xuất nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội” 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài : Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội”. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội không thể tránh khỏi những khó khăn và các vấn đề bất cập mà công ty chưa giải quyết triệt để được. Mục đích nghiên cứu đề tài này của em là một mặt hiểu rõ hơn thực tế nghiệp vụ này được thực hiện tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản đã có được những thành công gì và còn tồn tại những khó khăn nào qua đó tìm nguyên nhân và chủ động đưa ra hướng giải quyết nhằm hoàn thiện và nâng cao quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty,để thị trường Nhật Bản có thể trở thành thị trường XK chủ lực của công ty,một phần giúp công ty giữ vững và cải thiện vị thế của một công ty xuất khẩu thủy sản mạnh, hơn thế nữa là qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài em cũng tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này. 1.4. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề sẽ được tập trung vào tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR theo Incoterms 2000 trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế. 1.5.1.1. Khái niệm : Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán hay bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua hay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa .Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Hợp đồng xuất khẩuhợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài ,thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng. 1.5.1.2. Bản chất. Hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa có sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng .Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận không bị cưỡng bức lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. 1.5.1.3. Đặc điểm. Hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói riêng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế ,có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó . Hợp đồng là cơ sở để các bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ .Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng .Hợp đồng càng quy định rõ ràng ,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp. 1.5.2. Các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng: - Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế : - Trung gian trong thương mại quốc tế - Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế - Trợ cấp xuất nhập khẩu - Hợp đồng vận chuyển hàng hóa 1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu: 1.5.3.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng ,số lượng, phù hợp với chất lượng ,bao bì, ký hiệu mã và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế. Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung: Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa. 1.5.3.1.1. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí . Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp ,cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ ,kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tập trung hàng xuất khẩu nhà quản trị phải đưa ra các quyết định : - Hàng xuất khẩu được tập trung từ các nguồn hàng nào - Hàng xuất khẩu được tập trung bằng phương thức nào - Hàng xuất khẩu được tập trung vào thời điểm nào ,với số lượng là bao nhiêu. a. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu : Các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiến hàng sản xuấtxuất khẩu các sản phẩm cuả mình. Để tập trung hàng xuất khẩu, căn cứ vào yêu cầu về hàng xuất khẩu được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, daonh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất :chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc để tiến hàng sản xuất. đảm bảo đủ số lượng ,đúng chất lượng chủng loại và thời gian giao hàng để tiến hàng giao hàng cho người mua. b. Doanh nghiệp xuất khẩu : Các doanh nghiệp XK không tự sản xuất hàng xuất khẩu mà tập trung hàng từ các nguồn hàng xuất khẩu. Quá trình tập trung hàng xuất khẩu bao gồm các bước sau: - Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu - Phân loại nguồn hàng xuất khẩu : - Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu - Đánh giá lựa chọn nguồn hàng - Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu o Mua hàng xuất khẩu o Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu o Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu - Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu 1.5.3.1.2. Bao gói hàng xuất khẩu Để đóng gói bao bì cho hàng xuất khẩu, người quản trị cần đưa ra các quyết định sau: - Hàng hóa có cần đống bao bì không - Kiểu cách và chất lượng của bao bì - Số lượng bao bì cần đóng gói - Nguồn và cách thức cung cấp bao bì - Cách thức đóng gói bao bì a. Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói a1. Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa xuất khẩu - Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa - Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển - Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu cũng như tập quán của ngành hàng - Bao bì cần hấp dẫn ,thu hút khách hàng - Bao bì xuất khẩu cần đảm bảo các yêu cầu về kinh tế a2. Các căn cứ cơ sở khoa học - Căn cứ vào hợp đồng đã ký - Căn cứ vào loại hàng hóa cần bao gói - Căn cứ vào các điều kiện vận tải - Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng b. Đóng gói hàng hóa Khi đóng gói người ta có thể áp dụng 2 hình thức đóng gói là đóng gói hở và đóng gói kín.Đóng gói kín thường áp dụng trong đa số trường hợp. Khi đóng gói hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Hàng hóa phải được xếp gọn gàng trong bao bì,khi cần chèn lót phải lựa chọn đúng vật liệu lót và sử dụng đúng kỹ thuật chèn lót, sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì, đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp vận chuyển và bảo quản 1.5.3.1.3. Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu : Ký mã hiệu ( Marking ) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển, và bảo quản hàng hóa. Để kẻ ký hiệu, mã hiệu, người quản trị phải quyết định - Nội dung kẻ ký mã hiệu - Vị trí kẻ ký mã hiệu trên bao bì [...]... khẩu năm 2007 – 2008 -2009 Năm 2007 KH TH Hợp đồng ký kết 18 18 Năm 2008 KH TH 23 22 Năm 2009 KH TH 17 16 Hợp đồng thực 18 18 23 22 17 15 hiện Hợp đồng có sai 1 2 2 0 2 0 sót 2.3.2 Thực trạng qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy của công ty sang thị trường Nhật Bản theo điều kiện cơ sở giao hàng là CFR 2.3.2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu : ϖ Thu mua hàng thủy sản: Như đã biết công ty có 5 chi nhánh... các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cao, vì vậy để tránh rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện công ty phải thực hiện việc quản lý chặt chẽ các khâu sản xuất và chăn nuôi và quá trình kiểm dịch chất lượng sản phẩm 2.2.2.2 Nhân tố môi trường bên ngoài 2.2.2.2.1.Thị trường Nhật Bản : ϖ Khái quát tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tại công ty Seaprodex Hanoi : Hằng năm ,Nhật Bản nhập khẩu thực. .. nhập khẩu + Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan + Nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn - Xuất trình hàng hóa Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa + Kiểm tra đại diện không quá 10% lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng. .. quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của mình 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu : 2.2.1 Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi : Lịch sử phát triển Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang. .. doanh nghiệp như :lao động, cơ sở vật chất, tài chính, … đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng Trước tiên phải kể đến nguồn nhân lực của công ty: Công ty cổ phần thủy sản Hà nội là một công ty được thành lập từ những năm 1980, với bề dày truyền thống luôn tuyển chọn... nào chủ động được đầu vào quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng Hơn thế nữa, so với Seaprodex Đà nẵng công ty cũng ít bị ảnh hưởng của thiên tai lớn như lũ lụt… - Ngoài ra các điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng hàng hóa ,thời điểm giao hàng cũng như các nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập thủy sản đa chiều Điều kiện tự nhiên thông qua giá... quá trình hòan thiện bộ máy quản lý để thoát khỏi mô hình nhà nước.Vì vậy cho nên phần nào công ty cũng gặp phải nhiều bất hợp lý trong quá trình quản lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng Cơ sở vật chất cũ và thiếu gây mất thời gian cho việc sản xuất và kinh doanh Trong quá trình phỏng vấn 80% số nhân viên cho biết thiết bị máy móc nhiều lúc gây khó khăn cho quá trình thực. .. yếu thực hiện việc Marketing dựa vào website của công ty và website của hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và trên tạp chí thương mại thủy sản, ngoài ra công ty còn tham gia các hội chợ hàng thủy sản trong và ngoài nước tạo điều kiện thu hút khách hàng nhanh chóng và rộng khắp Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty cũng đa dạng và được người dân Nhật Bản ưa chuộng :Công ty tham gia nuôi trồng và xuất. .. được từ quá trình khảo sát thực tế trong quá trình thực tập và phỏng vấn.Phương pháp này có ưu điểm là tiếp cận được thông tin một cách rõ ràng và tập trung nhất, có thể nhấn mạnh vào những phần muốn tìm hiểu Phương pháp này sẽ làm rõ các nội dung sau: - Điều kiện cơ sở giao hàng chủ yếu mà công ty sử dụng để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản - Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng có những... nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hơn nữa ,trong các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài cán bộ có chuyên môn về ngoại thương, còn có những cán bộ phụ trách về chất lượng, nuôi trồng thủy sản để đảm bảo khâu chất lượng cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt với thị trường yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn kiểm dịch với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu nói riêng . trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài : Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy. đề xuất nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu

Ngày đăng: 20/03/2014, 17:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC - Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang nhật
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w