1. Loại văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thế có thẩm quyền giải quyết việc triển khai công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố H là chỉ thị.Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình.
Trang 1BÀI LÀM
I GIẢI THÍCH
1 Loại văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thế có thẩm quyền giải quyết việc triển khai công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố H là chỉ thị
Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình
Đối với “chỉ thị về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố H” thì đây là loại văn bản áp dụng pháp luật
Khác với chỉ thị là văn bản quy phạm pháp luật dùng để truyền đạt, phổ biến, giải thích, hướng dẫn về nội dung một văn bản hoặc một chủ
trương, chính sách của đảng nhà nước Chỉ thị là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành khi cấp trên điều khiển, chỉ đạo cấp dứoi thực hiện pháp luật Chỉ thị là hình thức văn bản được sử dụng để quản lí, chỉ đạo, điều khiển, vận hành bộ máy hành chính trực thuộc mình Riêng với chủ tịch UBND các cấp thì việc ra chỉ thị sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa thủ tục thông qua văn bản với hình thức văn bản…
Ở đây việc chọn loại văn bản ban hành có mục đích và ý nghĩa rất quan trọng, nó tác động tới đời sống với phạm vi rộng lớn tới các cơ quan nhà nước có liên quan và mọi thành phần của xã hội Chọn đúng loại văn bản để ban hành giúp cho việc thực hiện pháp luật và quản lí bộ máy nhà nước được tốt hơn
2 Chủ thể ban hành: Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố
Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, như: hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lí nhà nước trong lĩnh vực cụ thể
Về quyền ban hành chỉ thị thuộc về hầu hết các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng (trừ các cơ quan đơn vị có quy mô nhỏ) như: Thủ tướng chính phủ, chủ tịch UBND các cấp, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ…Ban hành để giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan đơn vị trực thuộc
Trang 2Thẩm quyền ban hành chỉ thị triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố H ở đây thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh H
3 Căn cứ pháp lí
Do pháp luật không quy định cụ thể nên việc viện dẫn căn cứ pháp lí vào văn bản áp dụng pháp luật cần dựa trên những cơ sở lí luận nhất định
- cơ sở pháp lí của dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp liên quan đến chủ đề dự thảo
- cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành, trừ trường hợp đặc biệt
- cơ sở pháp lí phải có nội dung liên quan mật thiết tới chủ đề đó
Chỉ thị triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố H có viện dẫn căn cứ pháp lí từ “và Chỉ thị số: 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ” và dựa trên những quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 201
Trang 3ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ H
-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm và Chỉ thị số: 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ cấp bách nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Những năm gần đây, công tác bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm của tỉnh được mọi tầng lớp trong xã hội quan tâm Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, của các ngành chức năng và ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đã khiến cho công tác này đạt được những tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, cũng trong thời gian qua trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra lẻ tẻ một số vụ ngộ độc thực phẩm nhỏ, phạm vi tại gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tương tự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thành phố, UBND các quận thực hiện tốt một số nội dung sau:
1 Sở Y tế
- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, điều hành: việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp từ thành phố đến quận, phường; Hướng dẫn ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp, đề xuất phân công lĩnh vực và địa bàn phụ trách cho các thành viên
- Chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các bếp ăn tập thể về việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý nghiêm các cơ sở chế biến, các bếp ăn tập thể vi phạm quy định về VSATTP, kiên quyết đình chỉ các cơ sở không đáp ứng quy định về VSATTP
- Tăng cường công tác giám sát mối nguy thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt, ăn uống
- Chỉ đạo các đơn vị điều trị, dự phòng trong ngành đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, hoá chất, vật tư, sẵn sàng ứng phó khi có vụ ngộ độc xảy ra
- Kiểm tra, đôn đốc các cơ sở điều trị xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo tiếp nhận, điều trị khi có ngộ độc xẩy ra
Trang 4- Phối hợp với các cơ quan liên quan thông tin, truyền thông trên các phương tin thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
2 Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các bếp ăn tập thể trong các
cơ sở đào tạo, giáo dục có bếp ăn tập thể đảm bảo quy định về VSATTP Chủ động phối hợp với sở Y tế và các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các
cơ sở vi pham, định chỉ các bếp ăn tập thể không đáp ưng tiêu chuẩn về VSATTP
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo, giáo dục phối hợp với ngành y tế trong thực hiện các quy định chuyên môn trong đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nguồn nước sử dụng tại các trường học
3 Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ VSATTP thuộc ngành quản lý
4 Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tăng cường kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu
5 Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát về môi trường, nước thải, rác thải đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lí theo quy định
6.Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố
Phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động thông tin kịp thời cảnh báo cho người tiêu dùng khi phát hiện các mối nguy về VSATTP Định kỳ, dành thời lượng, thời điểm phù hợp phát các chương trình, thông điệp về bảo đảm VSATTP
7 UBND các quận
- Tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn nói chung
và tại các cơ sở, đơn vị có bếp ăn tập thể nói riêng, đảm bảo chất lượng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về VSATTP
8 Các Sở, Ban, ngành liên quan
Căn cứ tình hình thực tế, chức năng nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường triển khai công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chú trọng phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố
9 Tổ chức đoàn thể
Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan phát động, tuyên truyền, phối hợp phổ biến, hướng dẫn quy trình bảo đảm VSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo về VSATTP thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện tốt các yêu cầu trên………
Trang 5Nơi nhận: CHỦ TỊCH
- đã kí
-