Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự hiện diện trên thị trường miền Trung....

17 535 2
Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự hiện diện trên thị trường miền Trung....

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TM2.NT1 - 3. Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt kinh doanh tại đây, song không muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện do băn khoăn về vấn đề kinh phí còn hạn chế. 1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định trên đây. 2. Trong trường hợp tư vấn cho Công ty A lựa chọn ký kết một hợp đồng, hãy trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó. 3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A trong quan hệ thương mại trên đây, có cần thiết phải có đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ hay không? Tại sao? 4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và đối với khách hàng (nếu có).

MỤC LỤC 1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định trên đây. Mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường là vấn đề rất quan trọng. Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, sự xuất hiện ngày càng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình cạnh tranh diễn ra trên phạm vi toàn cầu,…. do vậy các doanh nghiệp đang đứng trước những thử thách to lớn trong việc nắm bắt thích nghi với môi trường kinh doanh. 1 Mở rộng thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác mọi tiềm năng của thị trường một cách triệt để, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, tăng lợi nhuận và khẳng định được vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy việc mở rộng thị trường là một hoạt động tầm quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nó góp phần không nhỏ vào việc thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty A trụ sở chính Nội, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn sự hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt động kinh doanh đây, song không muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện do băn khoăn về vấn đề kinh phí còn hạn chế. Do vậy, để thực hiện được ý định mở rộng sản xuất kinh doanh với giải pháp tiết kiệm nhất thì công ty A sẽ phải lựa chọn một trong số các hoạt động trung gian thương mại. Căn cứ vào các yếu tố như chi phí thực hiện, vấn đề rủi ro, và hiệu quả khi lựa chọn hình thức thì hình thức phù hợp nhất để thực hiện ý định của công ty A sẽ là hình thức đại lý thương mại. Công ty A sẽ phải tìm đối tác thị trường miền Trung để ký kết một hợp đồng đại lý thương mại để dần mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây. Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại: “Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.” 2 Nói cách khác, đại lý chỉ là bên đứng ra bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thay cho doanh nghiệp. Các đại lý tuyệt đối không được quy định các điều kiện về mua bán, giá cả,… trái với các chính sách của doanh nghiệp trừ trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Điều này cũng nghĩa bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá đã giao cho bên đại lý. Thứ nhất, nếu công ty A sử dụng hình thức này thì sẽ không mất nhiều chi phí như việc mở chi nhánh hay văn phòng đại diện, vì đã đại lý nhân danh công ty thực hiện các hoạt động thương mại theo thỏa thuận. Công ty A thể tận dụng tối đa sở vật chất mà bên đại lý sẵn có. Công ty A chỉ phải trả chi phí là thù lao cho bên đại lý theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật tại khoản 4 Điều 171 Luật thương mại 2005 nếu như không thỏa thuận, nhờ đócông ty A tiết kiệm rất nhiều chi phí và nhân công. Đồng thời công ty A cũng thể mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt và nhanh chóng đảm bảo cho việc bảo toàn vốn kinh doanh. Công ty A thể ký kết hợp đồng đại lý theo thời hạn nhất định do hai bên tự thỏa thuận. Chính vì vậy, nếu việc kinh doanh một tỉnh nào đó tại miền Trung của công ty A không thuận lợi, công ty A thể đề nghị chấm dứt hợp đồng và rút khỏi thị trường để đi tìm một thị trường khác một cách nhanh chóng và ít thiệt hại. Thứ hai, việc lựa chọn đại lý đặt miền Trung để mở rộng kinh doanh là cần thiết, bởi lẽ công ty đang muốn mở rộng thị trường miền Trung. Công ty A chưa văn phòng, chi nhánh miền Trung và nếu không ý định mở chi nhánh, văn phòng đó thì hình thức này sẽ giúp công ty A vẫn địa điểm để thực hiện các hoạt động thương mại: giới thiệu sản phẩm, cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng… Với việc duy trì hoạt động của đại lý, công ty A thể cung cấp nhanh chóng sản phẩm của mình cho các khách hàng. Việc khoanh vùng thị trường và giao cho đại lý đảm nhận giúp cho công ty A điều kiện để tập trung vào sản xuất đồ thủ công mỹ 3 nghệ do toàn bộ các công việc tiêu thụ (từ việc tìm kiếm trung gian tới việc tiêu thụ sản phẩm) đều do bên đại lý đảm nhận và tiến hành. Thứ ba, giữa bên đại lý và bên giao đại lý tư cách pháp lý riêng, tức là khi gặp vấn đề rủi ro thì qua hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên thì bên nào không thực hiện đúng theo quy định thì tự chịu trách nhiệm pháp lý. Thứ tư, qua hoạt động đại lý, công ty A thuận lợi trong việc bảo vệ và quảng bá về hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm của mình và thể tìm hiểu được thị trường một cách chân thực và chính xác nhất. Thứ năm, theo quy định của pháp luật, công ty A thể chi phối về giá cả của hàng hóa và dịch vụ của mình. Tùy theo những biến động của thị trườngcông ty A thể chủ động tăng hay giảm giá của sản phẩm để đảm bảo lợi ích của chính mình. Việc không lựa chọn các hình thức trung gian còn lại cũng nhiều nguyên nhân: - Đối với môi giới thương mại: Tuy hình thức này phạm vi hoạt động rất rộng, và thể tiết kiệm được nhiều chi phí, nhưng chưa phù hợp để mở rộng thị trường. Bởi bản chất của môi giới là bên môi giới sẽ là trung gian cho bên được môi giới để kí kết hợp đồng,…và hưởng thù lao môi giới. Chính vì vậy, bên môi giới thực chất là đã nhằm tới những đối tượng nhất định thể sử dụng sản phẩm của công ty A, và giới thiệu bên thứ ba cho công ty A mà không hề hướng tới mọi khách hàng khác nhau thể sử dụng sản phẩm của công ty. Tức là khách hàng nào muốn sử dụng dịch vụ thì sẽ thực hiện “môi giới” cho công ty A, điều này làm hạn chế hoạt động giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm của A. - Đối với hình thức ủy thác mua bán hàng hóa: Ủy thác thường được sử dụng nhiều trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa đối với các doanh nghiệp muốn xuất, nhập khẩu hàng hóa nhưng không chức năng 4 kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa; hoặc doanh nghiệp đó muốn sử dụng dịch vụ trọn gói của một doanh nghiệp chuyên thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm tiết kiệm thời gian, tránh các thủ tục phiền hà. Đó cũng là lí do tại sao nói đến ủy thác là nói đến ủy thác xuất khẩu mà không dùng ủy thác mua bán hàng hóa. Vì thế nếu A lựa chọn hình thức này là không hề phù hợp. Mặt khác, phạm vi hoạt động ủy thác hẹp hơn so với hoạt động đại lý thương mại, bởi lẽ hoạt động ủy thác chỉ được thực hiện trong mỗi lĩnh vực mua bán hàng hóa, còn đại lý thì trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại vì đại lý thương mại còn thêm cả đại lý cung ứng dịch vụ (nên đương nhiên lại thêm một yếu tố để mở rộng kinh doanh , đưa sản phẩm đến gần với người dân). Bên nhận ủy thác thì không được tự do như bên đại lý trong việc lựa chọn bên thứ ba để giao kết và thực hiện hợp đồng mặc dù cả hai đều nhân danh chính mình trong quan hệ với bên thứ ba. Quan hệ ủy thác thì mang tính vụ việc, chính vì vậy nên quan hệ giữa các bên sẽ nhanh chóng kết thúc , còn quan hệ đại lý thì là quá trình hợp tác lâu dài. - Đối với hình thức đại diện cho thương nhân: với những ưu điểm nổi trội như tiết kiệm được chi phí về đi lại, sở vật chất, nguồn nhân lực,… thì hình thức đại diện cho thương nhân cũng rất phù hợp để công ty A lựa chọn để mở rộng hoạt động ra miền Trung, tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh thì hình thức này không thực sự mang lại lợi ích cho công ty A như hình thức thành lập đại lý thương mại. Với những phân tích trên đây thì giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định của công ty A là lựa chọn hoạt động trung gian thương mại: Đại lý thương mại. Hình thức tổng đại lý sẽ là lựa chọn phù hợp nhất trong tình huống này. 5 2. Trong trường hợp tư vấn cho Công ty A lựa chọn ký kết một hợp đồng, hãy trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó. Công ty A kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ. Hoạt động chủ yếu của công ty A là mua, bán hàng hóa chứ không phải là cung ứng dịch vụ nên hình thức mà công ty A nên chọn là đại lý mua bán hàng hóa và tương ứng với nó là hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Luật Thương mại 2005 không đưa ra khái niệm đại lý mua bán hàng hóa cũng như khái niệm hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa mà chỉ quy định khái niệm đại lý thương mại nói chung tại Điều 166. Kết hợp với quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng thì thể đưa ra khái niệm hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa: “Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên kia (bên giao đại lí) để hưởng thù lao”. Công ty A lựa chọn ký một kết hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với công ty B, và hợp đồng mang những đặc điểm pháp lý sau: Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa phải là các thương nhân. Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa được xây dựng trên sở hợp đồng giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Theo Điều 167 Luật thương mại 2005: chủ thể hợp đồng đại lý, tức là bên giao đại lý và bên đại lý phải là thương nhân. nghĩa là họ phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và đăng kí kinh doanh. Theo đó, công ty A là bên giao đại lý, công ty B là bên đại lý phải thỏa mãn điều kiện đều là thương nhân. Công ty A với vai trò là đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua. Công ty B nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua. 6 Thứ hai, bên đại lý phải dùng danh nghĩa của chính mình để mua bán. Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý. Trong quan hệ hợp đồng đại lý, do bên giao đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa cho mình thông qua bên đại lý nên bắt buộc phải quyền kinh doanh những hàng hóa đó, hay nói cách khác là phải ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý. Do bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý bằng chính danh nghĩa của mình nên phải đăng kí kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý mua, đại lý bán. Từ nghĩa vụ cụ thể của bên đại lý là nhân danh chính mình để thực hiện việc mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý bên bên giao đại lý phải đăng kí kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ghi trong hợp đồng. Thứ ba, trong quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không phải là chủ sở hữu đối với hàng hóa mà chỉ là người được bên giao đại lý giao việc định đoạt hàng hóa. Bên giao đại lý hoàn toàn không chuyển quyền sở hữu hàng hóa ( trong trường hợp đại lý bán) hoặc tiền ( trong trường hợp đại lý mua). Trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý chỉ giao hàng hóa cho bên đại lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý. Khi bên đại lý giao kết, thực hiện hợp đồng với khách hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển từ bên giao đại lý sang cho khách hàng. Bên đại lý chỉ vai trò của một người là làm dịch vụ trung gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lý với khách hàng. Công ty A chuyển giao hàng hóa cho công ty B nhưng không chuyển giao quyền sở hữu cho công ty B. Công ty B với vai trò là bên đại lý làm dịch vụ trung gian nối liền sự liên kết của công ty A với khách hàng và hưởng thù lao. Vì vậy mà mô hình kinh doanh của công ty A được mở rộng. 7 Thứ tư, để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý phải thực hiện các hành vi thực tế. Bên đại lý nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua trong trường hợp đại lý bán; hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh toán cho khách hàng, nhận hàng từ khách hàng để giao cho bên giao đại lý trong trường hợp đại lý mua hàng. Theo đó, công ty B nhận hàng hóa từ công ty A để giao cho người mua trong trường hợp là đại lý bán; hoặc nhận tiền từ công ty A đề thanh toán cho khách hàng, nhận hàng từ khách hàng để giao cho công ty A trong trường hợp là đại lý mua hàng. Thứ năm, hợp đồng đại lý là một dạng của hợp đồng dịch vụ. Về hình thức hợp đồng. Theo Luật thương mại 2005, hình thức của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác giá trị pháp lí tương đương. Các hình thức giá trị pháp lí tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Khoản 15 Điều 3). Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa công ty Acông ty B bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác giá trị pháp lý tương đương. Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Bên đại lý phải thực hiện mua, bán hàng hóa cho bên thứ ba theo giá bên giao đại lý ấn định. Đối với hình thức đại lý đã ấn định giá mua, giá bán hàng hóa cho khách hàng, bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hóa cho bên thứ ba theo đúng giá mà bên giao đại lý đã quy định. Bên đại lý không được tự ý nâng giá hoặc giảm giá mua. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý phải mua hàng hóa theo đúng giá tối đa hoặc giá tối thiểu đã thỏa thuận 8 với bên giao đại lý. Không những thế, khi thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên thứ ba, bên đại lý phải thực hiện đúng các thỏa thuận về thời gian, địa điểm, số lượng hàng hóa với bên giao đại lý. Sau khi thực hiện dịch vụ đại lý, bên đại lý nghĩa vụ thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán, giao hàng đối với đại lý mua. Trong quá trình thực hiện hoạt đông đại lý, bên đại lý sự lệ thuộc chặt chẽ vào bên giao đại lý và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý. Một trong những quyền bản nhất của bên đại lý đó là quyền hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Quyền và nghĩa vụ của công ty Acông ty B được quy định như trên. Về chấm dứt hợp đồng. Luật thương mại 2005 không quy định một cách tổng quát về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Song căn cứ vào các quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa chấm dứt trong trường hợp các bên thỏa thuận và trong những trường hợp: hợp đồng đã thực hiện xong; hết thời hạn hiệu lực; một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; mất tư cách thương nhân; hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Theo đó, hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa công ty Acông ty B chấm dứt trong các trường hợp nêu trên. 3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A trong quan hệ thương mại trên đây, cần thiết phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ hay không? Tại sao? 9 Theo quan điểm của nhóm, công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với công ty A trong quan hệ thương mại trên cần thiết phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ. Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp nghĩa vụ: “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh điều kiện”. Như vậy, cũng như các doanh nghiệp khác, công ty B phải tiến hành các hoạt động kinh doanh đúng với ngành, nghề đã đăng ký. Bên cạnh đó, Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Từ quy định này, thể thấy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ 3, bên đại lý nhân danh chính mình chứ không phải nhân danh bên giao đại lý. Do đó, để thể giao kết được hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cụ thể với bên thứ 3, bên đại lý cần phải đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, trong đó điều kiện kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, nếu Công ty B muốn thực hiện hoạt động mua bán đồ thủ công mỹ nghệ với bên thứ 3 thì công ty B phải đăng ký kinh doanh ngành nghề này, nếu không, công ty B không thể giao kết được hợp đồng hoặc nếu giao kết được thì hợp đồng đó cũng không hợp pháp và bị vô hiệu do không đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể. Điều này dẫn đến quyền lợi của công ty A (bên giao đại lý) và bên thứ 3 bị xâm phạm. 10 [...]... trách nhiệm c a công ty B đối với công ty A và đối với khách hàng (nếu có) a Phạm vi trách nhiệm c a công ty B đối với công ty A Bản thân công ty Acông ty kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, nếu công ty A kí kết hợp đồng đại lý mua bán hàng h a với công ty B thì công ty B sẽ là đại lý c a công ty A Do đó, công ty B sẽ phải thực hiện phạm vi trách nhiệm c a mình đối với công ty A và cả khách hàng theo quy... tích trên, thể thấy, trong trường hợp này, công ty B phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ bởi nếu không đăng ký thì công ty B không thể nhân danh chính mình tiến hành các hoạt động mua bán hàng h a đối với bên thứ 3 theo yêu cầu c a bên giao đại lý (Công ty A) Cũng quan điểm cho rằng công ty B không nhất thiết phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, vì Luật thương mại 2005 không có. .. động đại lý c a mình nhằm thực hiện đúng như th a thuận c a hai công ty trước đó Công ty B thể là đại lý bán hàng cho công ty A, thậm chí là cả đại lý mua nếu như hai bên th a thuận với nhau Bên công ty B ngh a vụ phải giao nhận tiền, hàng theo đúng quy định cho bên công ty A - Công ty B trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện ngh a vụ dân sự theo quy định c a pháp luật... ảnh hưởng nếu như quá trình bảo quản không cẩn thận Mặt khác, do trụ sở chínhthị trường mở rộng xa nhau, nên thể hai bên sẽ tiến hành giao nhận những đợt hàng lớn Bản thân công ty B là đại lí cho công ty A, ngh a rằng sản phẩm c a công ty A đến với khách hàng sẽ thông qua công ty B, mọi vấn đề về hàng h a nếu như sự phát sinh về chất lượng sẽ là ảnh hưởng một cách lớn hơn so với công ty B... đảm bảo, bản thân công ty A sẽ chịu thiệt hại đầu tiên, bởi sản phẩm đó là mặt hàng c a họ - Công ty B phải chịu sự kiểm tra, giám sát c a bên ph a công ty A và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên công ty A Bản thân công ty B là đại lý c a công ty A, ngh a đơn giản rằng họ chỉ là trung gian thương mại để đ a mặt hàng c a công ty A đến với người tiêu dùng Số tiền mà họ kiếm ra chính là khoản... đại lí ngh a vụ phải: “Mua bán hàng h a, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng h a, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lí ấn định.” Công ty A là công ty có quyền ấn định giá bán đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà họ giao cho công ty B bán, vì thế, công ty B ngh a vụ bán mặt hàng này theo đúng giá mà công ty A đã ấn định, bản thân công ty B không quyền được tự ý nâng hay giảm giá... mại 12 thể thấy rằng công ty A bắt đầu muốn mở rộng thị trường tại miền trung và kí kết hợp đồng thương mại với công ty B, công ty B trở thành đại lý cho công ty A Thông thường, khi hai bên ch a sự tin tưởng vào đối tác c a mình, thì hai bên sẽ tiến hành th a thuận về các biện pháp bảo đảm như kí cược, cầm cố, thế chấp… Điều nay nhằm đảm bảo rằng, cả hai ph a sẽ đảm bảo được quyền lợi c a mình... chính là khoản tiền mà chúng ta gọi nôm na là tiền hoa hồng Về mặt sâu xa, công ty B chính là “người làm thuê” c a công ty A, để đảm bảo rằng sản phẩm c a mình đạt chất lượng khi đến tay 14 người tiêu dùng, đảm bảo rằng quá trình kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang được tiến hành một cách hiệu quả, công ty A sẽ phải quyền kiểm tra, giám sát đối với công ty B và công ty này buộc phải báo cáo tình... với công ty B, là công ty sẽ trực tiếp nhận các mặt hàng thủ công mỹ nghệ c a công ty A để bán, họ cần phải đảm bảo thực hiện các biện pháp này nhằm chắc chắn rằng họ không l a đảo đối với đối tác c a mình - Công ty B ngh a vụ phải thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng, và giao hàng mua đối với đại lý mua thể khẳng định rằng, đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và thông thường hay phát... lỗ hay lãi, và điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh c a họ - Công ty B ngh a vụ phải bảo quản hàng h a sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng khi hàng h a trong trường hợp lỗi do mình gây ra 13 Đối với mặt hàng là đồ thủ công mỹ nghệ, quá trình bảo quản cũng vô cùng quan trọng, bởi giá trị c a mặt hàng

Ngày đăng: 04/04/2014, 04:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan