1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

81 567 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 659,5 KB

Nội dung

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp hay tổ chứcluôn có một lượng tiền tạm thời chưa cần sử dụng, họ gửi nó vào ngân hàng vớicác kì hạn khác nhau để hưởng lãi lãi suất cao hơn lãi

Trang 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Như Mai – TCDN 44D

tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Trang 2

Lời mở đầu 5

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 NGUỒN VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1.1 Định nghĩa nguồn vốn 8

1.1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại 8

1.2 CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.2.1 Vốn chủ sở hữu 9

1.2.2 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi 12

1.2.3 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay 15

1.3 CÁC CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .19

1.3.1 Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn 19

1.3.2 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm 21

1.3.3 Mở rộng mạng lưới chi nhánh; nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ 22

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23

1.4.1 Các nhân tố khách quan 23

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 26

1.4.3 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng 28

Trang 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN 29

1.5.1 Chi phí huy động 29

1.5.2 Xác định lãi suất huy động 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI 32

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI 33

2.1.1 Tên gọi và trụ sở 33

2.1.2 Địa vị pháp lý và nguyên tắc quản lý điều hành 33

2.1.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh Bắc Hà Nội 34

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Bắc HN 36

2.1.5 Nội dung hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội 43

2.1.6 Kết quả hoạt động của Chi nhánh Bắc Hà Nội trong những năm qua 44 2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA 49

2.2.1 Chiến lược huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội trong những năm qua 49

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động của chi nhánh 50

2.2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội trong 3 năm qua 58

2.2.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội 66

Trang 4

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY

ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 68

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 69

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 70

3.2.1 Hiệu quả hoạt động huy động vốn 70

3.2.2 Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn 71

3.2.3 Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn bằng cách gia tăng tiện ích và tính chất 72

3.2.4 Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả 73

3.2.5 Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp, mục tiêu 75

3.2.6 Đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ 76

3.3 KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 77

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 77

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư 78

Kết luận 78

Danh mục tài liệu tham khảo 79

Phụ lục 80

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NH ĐT&PT : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

NHTM : Ngân hàng thương mại

BIDV : Ngân hàng Đầu tư và phát triển

ICB : Ngân hàng Công thương Việt Nam

Sacombank : Ngân hàng Sài gòn thương tín

Vpbank : Ngân hàng ngoài quốc doanh

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựutrong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hộichủ nghĩa Các thành phần kinh tế được Nhà nước chủ trương khuyến khíchphát triển đồng đều, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh; cơ cấu kinh tế đangchuyển dịch đúng hướng; nhiều ngành kinh tế tiếp tục phát triển khá; thu nhậpngười dân đã được nâng lên hơn trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quânhàng năm là 7,9% Năm 2005 vừa qua, tốc độ tăng trưởng đã đạt mức cao nhất

từ trước đến nay: 8,4%; GDP đầu người đạt 640$ Có được những thành tựu đó

là do sự tập trung cao độ tất cả nguồn lực toàn xã hội cho sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội Trong đó, cần đặc biết quan tâm đến nguồn vốn đầu tư cho sựphát triển kinh tế Tổng vốn đầu tư cho xã hội năm 2005 đạt 32,8% GDP Đây

là một con số khá lớn, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiệncông nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước Tuy nhiên so với các nước cùng khuvực kinh tế Việt Nam vẫn thuộc loại trung bình, chưa thể so sánh với các nướcnhư Thái Lan, Trung Quốc…Để có thể tiếp tục phát triển đúng theo định hướng

đã chọn và đuổi kịp các nước trong khu vực, chúng ta cần huy một lượng độngvốn lớn hơn nữa để đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đât nướccũng như các lĩnh vực xã hội (y tế, giáo dục ) Nguồn vốn huy động này có thể

có được từ nhiều kênh, trong đó hệ thống ngân hàng là một kênh huy động vốnhiệu quả của đất nước Thông qua các ngân hàng với nghiệp vụ huy động vàcho vay, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức chuyển tới những ngành,những lĩnh vực đang cần vốn đầu tư Có thể nói, hệ thống ngân hàng đã và đanglàm rất tốt vai trò trung gian vốn của nền kinh tế, góp phần huy động và chuchuyển vốn nhàn rỗi trong xã hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 7

Nhưng làm thế nào để các ngân hàng có thể huy động vốn có hiệu quả hơn từdân cư và các tổ chức kinh tế?

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn cũng như những khókhăn mà các ngân hàng hiện nay đang gặp phai trong quá trình huy động vốn,tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi

đề tốt ngiệp này tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy độngvốn cho chi nhánh Bắc Hà Nội

Chuyên đề tốt nghiệp của tôi gồm các phần chính như sau:

Lời mở đầu

Chương I : Những vấn đề về nguồn vốn và huy động vốn tại ngân hàng

thương mại

Chương II : Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh

Bắc Hà Nội

Kết luận

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của tôi chắc chắn vẫn còn nhiềuthiếu sót Tôi rất mong các thầy cô giáo nhiệt tình chỉ bảo, sửa chữa giúpchuyên đề của tôi hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.SĐặng Anh Tuấn đã hướng dẫn cùng sự giúp đỡ, quan tâm của Ban lãnh đạo vàcán bộ phòng Nguồn vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội đã giúp tôi hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này

Trang 8

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN VỐN

VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 NGUỒN VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Định nghĩa nguồn vốn.

Nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại được định nghĩa là toàn bộ tàisản bên nợ trong Bảng cân đối Kế toán của Ngân hàng Nó bao gồm nguồn vốnchủ sở hữu và nguồn vốn đi vay, trong đó nguồn vốn đi vay là chủ yếu và quantrọng bởi nguồn này tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng Thông thường kết cấunguồn vốn của các NHTM là như nhau nhưng xét về số lượng mỗi thành phầnthì không ngân hàng nào giống nhau Sự khác biệt đó xuất phát từ cách thức,mục tiêu huy động vốn của mỗi Ngân hàng Thông qua kết cấu nguồn vốn củamỗi Ngân hàng người ta có thể đánh giá được rất nhiều điều về sự hoạt độngcũng như khả năng quản trị Ngân hàng của ban lãnh đạo

1.1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại.

Trước hết, Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động củaNgân hàng Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vayhay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo Số vốn

đó giúp ngân hàng ban đầu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thựchiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như : bảolãnh, mua bán ngoại tệ… Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàngkhông ngừng tăng lên, vượt xa số vốn tự có của ngân hàng nhờ hoạt động huyđộng vốn được thực hiện song song với các hoạt động trên Ngân hàng huy

Trang 9

động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thịtrường vốn Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định đượcsức mạnh và uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt nhất cho

sự hoạt động và phát triển của nó Chính vì thế các ngân hàng không ngừngcạnh tranh nhau để thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường bằng nhiều chiếnlược khác nhau Mỗi một ngân hàng có những lợi thế và chiến lược riêng trongviệc huy động vốn dẫn tới cơ cấu các thành phần trong nguồn vốn của chúngkhác nhau Cơ cấu này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay và đầu tưcủa Ngân hàng, chẳng hạn : một ngân hàng có nguồn vốn trung và dài hạn lớnhơn nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ có cơ hội cho vay đầu tư cho các dự án trung vàdài hạn nhiều hơn Mặc dù hiện nay các ngân hàng vẫn lấy cả những nguồnngắn hạn đem cho vay trung và dài hạn nhưng hoạt động đó luôn tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro Tóm lại, nguồn vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của tất cả các ngân hàng

2.1 CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

đa dạng, tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu

Trang 10

cầu và sự phát triển của thị trường Vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phầnsau:

1.2.1 Nguồn vốn hình thành ban đầu.

Nguồn vốn ban đầu hay Vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hìnhthành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định

Đối với các NHTM quốc doanh thì 100% vốn pháp định ban đầu là vốn

do Nhà nước cấp

Đối với các NHTM cổ phần thì vốn pháp định (vốn điều lệ) hình thành

do sự đóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu

Đối với các NHTM liên doanh thì vốn pháp định là vốn đóng góp của cácbên liên doanh Còn vốn của ngân hàng tư nhân lại chính là vốn thuộc sở hữucủa chủ ngân hàng

1.2.2 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động.

Gia tăng vốn chủ sở hữu là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đốivới mỗi ngân hàng Vốn chủ sở hữu càng lớn thì uy tín cũng như sức mạnh củangân hàng trên thị trường càng lớn Để tăng vốn chủ sở hữu, các ngân hàngthường lấy từ các nguồn sau:

- Nguồn từ lợi nhuận : Khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thì lãnhđạo ngân hàng thường có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyểnmột phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư Việc này có ý nghĩa tích cực với mọingân hàng vì nó góp phần tạo thêm sự an tâm với các khách hàng, đồng thờigiúp ngân hàng tích luỹ tiền để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngânhàng nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng đẹp hơn

- Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần , góp thêm, cấp thêm…

để mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng hoặc đáp ứng yêu cầu gia tăngvốn chủ do Ngân hàng nhà nước quy định Tuy nhiên nguồn vốn này khôngkhông phải lúc nào cũng có được Đối với các ngân hàng Nhà nước, việc được

Trang 11

cấp thêm vốn tuỳ thuộc vào chính sách của nhà nước mỗi năm Còn đối với cácngân hàng cổ phần, việc tăng thêm vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổphiếu mới đòi hỏi sự cân nhắc của hội đồng quản trị ngân hàng Không phải lúcnào một ngân hàng cũng có thể phát hành thêm cổ phiếu mới vì việc này có thểgây ra nhiều tác động không tốt như: giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trườnggiảm, cổ tức của cổ đông ít đi…

1.2.3 Các quỹ.

Các quỹ của ngân hàng được lập ra với nhiều mục đích, nhằm hỗ trợ chocác hoạt động khác nhau của ngân hàng Những quỹ này đều được hình thành

từ thu nhập của ngân hàng

- Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lạinhằm bù đắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra

- Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động củalạm phát

- Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênhlệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới

Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giámđốc…

1.2.4 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần.

Đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nó đượchình thành từ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng Một số ngân hàngphát hành các trái phiếu có thời hạn lâu năm nhằm huy động vốn, người nắmgiữ những trái phiếu này đến một thời hạn nào đó sẽ chuyển thành cổ đông củangân hàng và được hưởng lợi tức thay vì tiền lãi Nguồn vốn này xuất hiện ởcác ngân hàng sắp cổ phần hoá có tác dụng làm tăng vốn lượng vốn dài hạntrong thời điểm hiện tại và tăng vốn chủ sở hưu trong tương lai Tại Việt Nam,trong quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương cũng đã phát hành những

Trang 12

trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần Những trái phiếu này rất hấp dẫncác nhà đầu tư vì họ có cơ hội trở thành đồng sở hữu một ngân hàng rất mạnhtrong tương lai.

Kết luận: Vốn tự có hay vốn điều lệ càng lớn, sức chịu đựng của ngân

hàng càng lớn khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt động ngân hàng trảiqua những giai đoạn khó khăn Vốn tự có càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận cànglớn vì có thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, có cơ hội làm ra nhiều tiềnhơn Tuy nhiên không phải vốn tự có càng lớn càng tốt vì nếu nó quá lớn thì lợinhuận chia cho các cổ đông cũng sẽ giảm, giá cổ phiếu cũng sẽ giảm theo.Ngược lại, vốn tự có quá nhỏ sẽ cản trở hoạt động của ngân hàng Vậy tỷ lệ vốn

tự có/tổng nguồn là bao nhiêu thì hợp lý ? Theo thoả ước Basel vào năm 1992,các ngân hàng phải đạt hệ số vốn tự có so với tài sản có dựa trên cơ sở rủi ro là :

8% ( còn gọi là hệ số Cook ) Đây được coi là tỷ lệ chuẩn dùng để đánh giá

mức vốn tự có của các ngân hàng Nếu theo tỷ lệ này thì hầu như không cóngân hàng nào tại Việt Nam có thể đáp ứng được vì phần lớn tỷ lệ vốn tựcó/tổng tài sản rủi ro của các ngân hàng này đều ở mức tù 5% đến 6% Tuynhiên cũng cần nhận thấy rằng điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới

là khác nhau, nếu đem áp dụng 1 tỷ lệ cho tất cả thì không hợp lý lắm Vì nhiềungân hàng có hệ số Cook nhỏ hơn 8% vẫn hoạt động khá tốt Do đó tỷ lệ chuẩntrên chỉ là tương đối, quan trọng hơn là cơ cấu vốn tự có trong tổng nguồn củamỗi ngân hàng phù hợp với hoạt động của chính nó, đáp ứng được các chínhsách, quyết định của ngân hàng

1.2.2 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi.

Tiền gửi là nguồn vốn huy động từ bên ngoài đầu tiên và quan trọng nhấtđối với mỗi NHTM Trong cơ cấu vốn của các ngân hàng, tiền gửi luôn chiếm

tỷ trọng lớn và có nhiều ảnh hưởng nhất tới các hoạt động của ngân hàng Vì

thế để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền

Trang 13

gửi chất lượng ngày càng cao thì các ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huyđộng khác nhau.

1.2.5 Tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi

mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào Nghĩa là nếu một người vừa gửi tiềnsáng nay, nếu cần anh ta có thể rút ra ngay buổi chiều cùng ngày, còn nếu chưacần sử dụng thì anh ta cứ để đấy khi nào cần thì rút Thông thường, chủ các tàikhoản tiền gửi không kì hạn thường yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ mình chocác đối tác qua tài khoản mà không cần phải đến ngân hàng rút tiền nữa Việcnày đẩy nhanh tốc độ lưu thông của tiền và hạn chế bớt tiền mặt trong thanhtoán Chính ưu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó rất được ưa thích

và phổ biến với tất cả mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân cóhoạt động mua bán thường xuyên Ngày nay tài khoản tiền gửi thanh toán đảmnhiệm rất nhiều chức năng hữu dụng đối với chủ tài khoản Người chủ tài khoản

có thể phát séc từ tài khoản của mình, thanh toán các loại hoá đơn qua ngânhàng, rút tiền mặt tại các máy ATM của ngân hàng…Mạng lưới ngân hàng càng

mở rộng và phát triển thì càng tạo nhiều thuận lợi cho những người sở hữu cáctài khoản tiền gửi thanh toán Giờ đây người ta có thể mua bán với nhau dùcách xa hàng ngàn km, có thể đi du lịch khắp nơi mà chỉ cần mang theo mộtchiếc thẻ tín dụng được chấp nhận toàn cầu Đặc biệt, từ sau thập niên 70 cácngân hàng đã bắt đầu trả lãi suất cho các khoản tiền gửi thanh toán, dù lãi suấtrất thấp Tuy nhiên điều này càng làm tăng sự ưa thích của các khách hàng vìtiền của họ không những có thể rút được ra bất kì lúc nào mà còn sinh lãi khikhông dùng đến trong một khoảng thời gian dài

Đối với ngân hàng, tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốn huy động kháhấp dẫn Bởi chi phí (lãi suất) cho loại tiền gửi này thấp nhất trong các loại tiềngửi Để thu hút tiền gửi thanh toán, các ngân hàng tạo rất nhiều sản phẩm cũng

Trang 14

như tiện ích sử dụng khiến cho khách hàng có rất nhiều lựa chọn Chỉ riêng vềThẻ đã có rất nhiều loại và nhiều tính năng phù hợp với mỗi loại khách hàng.Tương lai, tiền gửi thanh toán sẽ thay thế hầu như toàn bộ tiền mặt, nó khôngnhững giúp người sở hữu thuận lợi trong các giao dịch, ngân hàng có thêmnhiều vốn mà còn giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả lượng tiền mặt trong lưuthông.

1.2.6 Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Bên cạnh những khoản tiền gửi thanh toán, hầu hết các doanh nghiệpthương mại, tổ chức xã hội đều gửi một lượng tiền nhất định tại ngân hàng vớithời hạn xác định Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp hay tổ chứcluôn có một lượng tiền tạm thời chưa cần sử dụng, họ gửi nó vào ngân hàng vớicác kì hạn khác nhau để hưởng lãi (lãi suất cao hơn lãi suất của tiền gửi không

kì hạn) nhằm tạo thêm thu nhập cho mình Tuy nhiên lượng tiền gửi có kì hạncủa các tổ chức chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng tiền gửi không kì hạn,đồng thời rất khó dự đoán được sự biến động của nó do sự biến động của hoạtđộng kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp

1.2.7 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa dùng đến,

họ tích luỹ lại cho tương lai Người dân có nhiều cách để giữ số tiền tiết kiệmcủa mình Một trong những cách đó là gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Ngânhàng thu hút tiền gửi của người dân bằng việc đảm bảo an toàn cho tài sản của

họ đồng thời trả lãi để khuyến khích họ gửi nhiều tiền với thời hạn lâu dài Huyđộng tiền gửi trong dân cư là nghiệp vụ truyền thống đem lại cho ngân hàngmột lượng vốn rất lớn để có thể tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư sinhlợi Thông thường tiền gửi tiết kiệm có 2 loại chính :

- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn

- Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

Trang 15

Với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, người gửi có thể rút bất cứ khi nào

họ muốn Còn với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, người gửi chỉ có thể rút tiền khiđến hạn nhưng lại được hưởng mức lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi tiếtkiệm không kì hạn Người gửi tiết kiệm có kì hạn có quyền yêu cầu ngân hàngthay đổi kì hạn tiền gửi của mình, nhập các sổ tiết kiệm lại với nhau, dùng sổtiết kiệm để thế chấp vay vốn…Đặc biệt, hiện nay để cạnh tranh hầu như cácngân hàng đều cho người gửi tiền tiết kiệm có kì hạn rút tiền trước hạn khi cần.Điều này làm tăng sức hấp dẫn của tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Hơn nữa, ngườidân cũng có thể yên tâm hơn khi khoản tiền gửi của mình trong ngân hàng đượcbảo hiểm, trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán thì người gửivẫn có thể nhận lại toàn bộ hoặc một phần số tiền của mình từ tổ chức bảo hiểmtiền gửi

1.2.8 Tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thường xuyên có mốiliên hệ với nhau về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh Các ngân hàng đềugửi một lượng tiền ở các ngân hàng khác nhằm mục đích tạo sự thuận tiện choviệc thanh toán hộ, chuyển khoản hay mua bán, giao dịch khác…Lượng tiền gửinày thường không lớn, biến động nhỏ nên ít ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngânhàng

1.2.3 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay.

Bên cạnh việc huy động vốn từ nhận tiền gửi, các ngân hàng còn đi vay

để tăng lượng vốn nắm giữ nhằm đảm bảo và phát triển hoạt động kinh doanhcủa mình Vốn vay của ngân hàng có thể có được từ nhiều nguồn khác nhaunhu: vay từ Ngân hàng nhà nước, vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc vaytrên thị trường vốn…Nguồn vốn vay chỉ chiếm tỷ trọng vừa phải trong kết cấunguồn song nó rất cần thiết và quan trọng đối với các ngân hàng

Trang 16

1.2.9 Tiền vay Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, là cứu tinh củacác ngân hàng trong các trường hợp khó khăn nhất, là người cho vay sau cùng.Thông thường tất các ngân hàng thương mại và một số tổ chức tài chính kháctrong nước được NHNN cho phép thành lập đều được hưởng quyền vay tạingân hàng NHNN trong những tình huống thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt vốn.Đối với các NHTM thì vay mượn tại NHNN là một dịch vụ hết sức tiện lợi vàhấp dẫn vào lúc nó hạ lãi suất tái chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền nớilỏng để kích thích đầu tư Nhưng trường hợp không may diễn ra là khi các ngânhàng đến vay vào lúc NHTƯ không muốn khuyến khích sự bành trướng của tíndụng hay đang muốn thắt chặt cung ứng tiền tệ chống lạm phát Lúc đó lãi suấtchiết khấu được đẩy lên cao và với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốn củaNHTƯ thì các ngân hàng chỉ miễn cưỡng vay trong những tình huống ngặtnghèo và tìm cách trả nợ rất nhanh Những khi ấy, các khoản vay từ NHNN chỉchiếm một phần rất nhỏ trong tài sản nợ của các ngân hàng Dù ít hay nhiều,thường xuyên hay thình thoảng thì vay NHNN vẫn là một khoản mục hiểnnhiên trong tài sản nợ

Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các NHTM qua 2 hình thức:

- Tái chiết khấu (hoặc chiết khấu) hay còn gọi là tái cấp vốn Cácthương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu sẽ trở thành tài sảncảu họ Khi cần tiền họ mang chúng lên NHNN để tái chiết khấu Nghiệp vụnày làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tăng lên NHNN kiểm soátviệc vay mượn này một cách chặt chẽ Thông thường NHNN chỉ chiết khấu chocác thương phiếu có chất lượng (có thời hạn đáo hạn ngắn và khả năng trả nợcao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kì

- Thế chấp hay ứng trước bảo đảm hay không có bảo đảm Đây là hìnhthức cho vay thời hạn ngắn, chủ nợ không bán các phiếu nợ cho ngân hàng màchỉ đem gửi các phiếu đó làm vật bảo đảm cho việc vay tiền

Trang 17

Ở Việt Nam hiện nay, có các loại cho vay của NHNN đối với các

NHTM như sau:

- Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn : là hình thức tài trợ vốntheo kế hoạch, chỉ phân phối đối với các ngân hàng thương mại quốcdoanh

- Chiết khấu và tái chiết khấu kho bạc, khế ước mà các ngân hàng đã chokhách hàng vay nhưng chưa đáo hạn và các thương phiếu

- Cho vay bổ sung thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng

1.2.10 Tiền vay các tổ chức tín dụng khác.

Khi vay tiền từ NHNN để đáp ứng thiếu hụt dự trữ hay chi trả cấp báchquá khó khăn (lãi suất chiết khấu cao, điều kiện vay mượn chặt chẽ ) cácNHTM thường vay mượn lẫn nhau trên thị trường kiên ngân hàng Quá trìnhvay mượn này rất đơn giản Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngânhàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lí (hoặc NHNN ) Khoản vay có thểkhông cần bảo đảm hoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán của kho bạc.Thông thường, các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăngbất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho cácngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàngđang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản.Việc vay mượn giữa các ngân hàng là hoạt động thường xuyên và là một kênhhuy động vốn tốt cho các ngân hàng trong những trường hợp khẩn cấp

1.2.11 Vay trên thị trường vốn.

Để huy động được lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay thườngxuyên (đặc biệt là cho vay trung và dài hạn), bên cạnh việc thu hút tiền gửi, cácNgân hàng thường chủ động đi vay trên thị trường vốn Cũng giống như cácdoanh nghiệp, Ngân hàng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu,tín phiếu, trái phiếu ) trên thị trường Thông thường đây là các khoản vay không

Trang 18

có đảm bảo, nên những ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi suất cao hơn thì sẽvay được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằngcách đó mà phải thông qua ngân hàng đại lí hoặc được sự bảo lãnh của ngânhàng Đầu tư Có thể nói thị trường tài chính với vai trò trung gian điều hoà vốn

từ nơi thừa đến nơi thiếu đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các ngân hàng.Thị trường tài chính càng phát triển thì khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dàihạn của các ngân hàng càng tăng

1.2.12 Vay nợ khác.

Ngoài những nguồn vốn đi vay cơ bản trên, Ngân hàng còn có các nguồnvốn vay khác như:

- Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho

vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ….Trong đó

Uỷ thác Đầu tư là dịch vụ khá hấp dẫn của ngân hàng Với dịch vụ này, kháchhàng uỷ thác tiền bạc, tài sản của mình cho ngân hàng để ngân hàng tiến hànhđầu tư vào những dự án khả thi để sinh lãi Ngân hàng với lợi thế về uy tín vàthông tin cũng như khả năng thẩm định dự án tốt sẽ tiến hành hoạt động đầu tư

có hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cho khách hàng đồng thời thu lời cho chínhmình qua phí dịch vụ Trong tương lai, dịch vụ Uỷ thác đầu tư hứa hẹn rất pháttriển, là một nguồn thu hút vốn khá tốt và trở thành một sản phẩm cạnh tranhhấp dẫn không kém sản phẩm tiền gửi

- Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền

mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền

ký quỹ L/C…), Hoặc các ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ cókết dư tiền gửi từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để cho vay Đặcđiểm của nguồn này là thời gian tồn tại ngắn vì phần lớn chúng đều ở trongtrạng thái chờ luân chuyển, do đó các ngân hàng ít khi chỉ sử dụng chúng đểcho vay lâu dài mà chỉ để bổ sung thêm nguồn ở thời điểm hiện tại

Trang 19

- Nguồn khác: Các khoản nợ khác như Thuế chưa nộp, lương chưa trả…

Đây là nguồn mà ngân hàng tạm thời chiếm dụng, không có ảnh hưởng đáng kểtới nguồn vốn cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng

3.1 CÁC CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.4 Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn.

Để thu hút được nhiều tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, các ngânhàng thương mại không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn củamình Các NHTM có thể tiến hành phát triển, đa dạng hoá sản phẩm dựa trênnhiều tiêu chí như sau:

Theo kì hạn và lãi suất:

Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kì hạn khác nhau

để khách hàng có thể chọn lựa các kì hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu củamình

- Đối với tiền gửi ngắn hạn (< 12 tháng): ngân hàng phân loại tiền gửitheo thời gian từng quý: không kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng

- Đối với tiền gửi trung và dài hạn (> 12 tháng): các kì hạn tiền gửiđược chia ra thành: 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng

Hầu hết các NHTM hiện nay đều phân loại tiền gửi theo các kì hạn trên;

do đó, để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng đã chianhỏ thời gian của kì hạn hoặc đưa ra nhiều kì hạn mới như: kì hạn 1 tháng, 2tháng và 13 tháng Các kì hạn mới này sẽ tạo cho người gửi tiền sự linh hoạttrong khi rút và gửi tiền, đồng thời tăng thêm mức thu nhập từ lãi suất tiền gửi

Tương ứng với các kì hạn tiền gửi là các mức lãi suất khác nhau, tăngdần theo thời gian của kì hạn gửi tiền Biên độ giữa các mức lãi suất này daođộng trong khoảng 0,1%/tháng và rất khác nhau giữa các ngân hàng thương

Trang 20

mại Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi luôn diễn ra gay gắt ở từng mức lãi suấttiền gửi cho các kì hạn Mỗi một NHTM đều xây dựng những chiến lược lãisuất riêng dựa trên mặt bằng lãi suất chung Sự chênh lệch lãi suất giữa cácNHTM cổ phần và NHTM quốc doanh thường khá rõ ràng; điều này cũng dễhiểu vì: các NHTM quốc doanh có uy tín và thâm niên hoạt động lâu năm hơn

so với các NHTM cổ phần, để cạnh tranh thu hút vốn các NHTM cổ phần sẽphải tăng lãi suất của mình cao hơn mới hấp dẫn được khách Chênh lệch lãisuất giữa các NHTM luôn ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền, dù khoảngcách đó nhiều khi không lớn Nhiều khách hàng luôn thích gửi tiền ở nhữngngân hàng có lãi suất cao nhất để được hưởng tiền lãi nhiều hơn

Bên cạnh đó, các NHTM hiện nay cũng phát triển các chứng chỉ tiền gửitương ứng với nhiều lượng tiền gửi khác nhau và áp dụng biểu lãi suất bậcthang cho các chứng chỉ tiền gửi loại này để khuyến khích khách hàng gửinhiều tiền vì càng gửi nhiều càng được hưởng lãi cao

Theo tiện ích của sản phẩm.

Nói chung, những sản phẩm huy động vốn đều giống nhau về bản chấtnên để tạo sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm nhiều tiện ích cho các sảnphẩm khiến cho khách hàng ưa thích chúng hơn Việc làm này đòi hỏi sự sángtạo của bộ phận phát triển sản phẩm trong mỗi ngân hàng Các ngân hàngthường đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn của họ dựa trên 2 cách:

Một là, đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền

thống Chẳng hạn như đối với thẻ ATM,thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng ngoài chứcnăng chính là cho phép khách hàng rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán hoáđơn qua các máy POS, ngân hàng có thể đưa thêm một số tiện ích mới như:Thanh toán các loại cước phí (điện, nước, điện thoại ), trả lương, quản lý chitiêu cá nhân, được ưu đãi ở một số cửa hàng Đối với các loại tiền gửi có kìhạn, hiện nay ngân hàng có thể cho phép người gửi rút tiền trước kì hạn, dễdàng chuyển đổi kì hạn theo ý mình Chi phí cho việc tăng thêm các tiện ích

Trang 21

mới cho các sản phẩm truyền thống cũng chiếm một phần đáng kể trong chi phíhuy động vốn chung Do đó, tuỳ thuộc vào khả năng của từng ngân hàng mà sốtiện tích mới của các sản phẩm huy động vốn của chúng ít hay nhiều.

Hai là, phát triển sản phẩm hoàn toàn mới với những tiện ích nổi trội.

Đây là công việc rất khó khăn đối với hầu hết các ngân hàng thương mại Hiệnnay, các loại sản phẩm huy động vốn được phát triển đã khá đầy đủ, đa dạng,việc tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn khác biệt những sản phẩm cũ là điều ítngân hàng nào dám nghĩ tới, mà hầu hết họ đều đa dạng các sản phẩm huy độngvốn theo cách thứ nhất (dựa trên nền tảng các sản phẩm cũ)

Tóm lại, việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, chú ý phát triển

sản phẩm riêng biệt sẽ tạo dựng cho các ngân hàng thương mại những dấu ấnnhất định đối với khách hàng gửi tiền, khuyến khích họ gửi tiền nhiều hơn, làmtăng lượng vốn huy động cho các ngân hàng thương mại

1.2.5 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, các NHTM đềukhông ngừng đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm của mình đếnvới khách hàng Đây là chiến lược huy động vốn rất hiệu quả trong điều kiệncạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Các hoạt động tiếp thị sản phẩm huyđộng vốn được các ngân hàng tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau,chủ yếu là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báochí, tờ rơi, thư tay Nội dung của các chương trình quảng cáo này cũng đượccác ngân hàng thiết kế sao cho sản phẩm cũng như hình ảnh của ngân hàngmình thật hấp dẫn người xem nhất Bên cạnh hoạt động tiếp thị sản phẩm, cácngân hàng cũng tổ chức các đợt khuyến mại để tăng cường huy động vốn Cácđợt khuyến mại này thường được triển khai vào các thời điểm trong năm như:đầu năm, giữa năm hay cuối năm, hoặc cũng có khi tuỳ thuộc vào chiến lượchuy động vốn của mỗi ngân hàng Thông thường các NHTM triển khai chương

Trang 22

trình khuyến mại lớn bằng các đợt huy động vốn dự thưởng với tổng giá trị giảithưởng khá lớn, rất thu hút được sự tham gia của khách hàng Ngoài những đợthuy động dự thưởng lớn đó, các ngân hàng cũng triển khai xen kẽ các đợtkhuyến mại nhỏ với từng loại sản phẩm huy động vốn của mình như: tặng quàkhách hàng thân thiết, khách hàng gửi tiền với số lượng lớn

Những chi phí cho hoạt động tiếp thị và khuyến mại này cũng chiếmphần khá lớn trong chi phí huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng phải tính toán,cân nhắc kì lưỡng trước khi triển khai, để tránh việc lượng vốn huy động đượcnhiều nhưng cho phí huy động lại quá lớn, thì hiệu quả huy động vốn khôngcao

1.2.6 Mở rộng mạng lưới chi nhánh; nâng cao trình độ, nghiệp vụ

cho cán bộ.

Mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư, các ngân hàng thương mại cònkhông ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình Quy mô, khả năng tàichính của ngân hàng nào càng lớn thì số lượng chi nhánh của nó càng nhiều vàtrải rộng trên nhiều nơi, khả năng thu hút càng lớn Tuy nhiên trước khi lậpthêm chi nhánh các ngân hàng phải tìm hiểu rõ địa bàn đặt chi nhánh, dự đoánđược khả năng phát triển của chi nhánh trong tương lai, nếu không việc lậpthêm chi nhánh sẽ không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phí hoạtđộng cho ngân hàng

Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn.

Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai cácchương trình huy động vốn của ngân hàng Trình độ và nghiệp vụ của nhữngngười này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng.Hiện nay các ngân hàng đều cố gắng lựa chọn cũng như đào tạo các cán bộ củamình thành thạo về nghiệp vụ cũng bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về

Trang 23

marketing và ngân hàng Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp cán bộ tại nơi làmviệc, các NHTM thường tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thứcnghiệp vụ cho cán bộ ở các cơ sở trong nước và nước ngoài Đây là việc làm có

ý nghĩa khá quan trọng cho công tác huy động vốn trong hiện tại cũng nhưtương lai của ngân hàng

4.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.7 Các nhân tố khách quan.

1.4.1 Chính sách chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước.

NHNN ban hành các chính sách chỉ đạo về hoạt động nhằm đảm bảo cácngân hàng thương mại hoạt động theo đúng định hướng của nó, phù hợp và thúcđẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Các chính sách của Ngân hàng Nhà nướcthay đổi theo từng thời kì, tùy thuộc vào chính sách kinh tế chung của nhà nước

và sự phát triển của thị trường tài chính Để kiểm soát việc huy động vốn củacác NHTM, NHNN có các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiếtkhấu Tất cả những quy định, chính sách này được áp dụng cho tất cả cácNHTM nên ảnh hưởng của chúng tới mỗi ngân hàng là rất khác nhau Cụ thể :

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : Các NHTM vừa phải đảm bảo tỷ lệ dữ trữ theo

yêu cầu của NHNN vừa phải đáp ứng nhu cầu cho vay nên tỷ lệ dự trữ bắt buộccao sẽ khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay.Khi đó chi phí huy động vốn của các NHTM sẽ phải cao hơn để thu hút càngnhiều vốn càng tốt, đồng thời vốn huy động để cho vay sẽ nhỏ hơn Các ngânhàng nhỏ, vốn ít, khả năng huy động hạn chế thì tỷ lệ dự trữ cao sẽ trở thànhmột gánh nặng khó giải quyết

- Lãi suất chiết khấu : NHNN thực hiện tái chiết khấu vốn để cung ứng

tiền ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu Nếu chính sách tiền tệ nhằm

Trang 24

chống lạm phát thì lúc đó NHNN cung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất chiếtkhấu cao Và như vậy, nguồn vốn vay từ NHNN của các NHTM sẽ bị hạn chế.Khi đó, các ngân hàng muốn tăng lượng vốn huy động sẽ phải tìm cách huyđộng từ các nguồn khác chứ không nên trông chờ vào việc đi vay Ngân hàngNhà nước.

1.4.2 Hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động của các NHTM nằm trong hoạt động kinh tế chung của đấtnước nền dĩ nhiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng trưởng hay suy thoáicủa nền kinh tế Khi nền kinh tế vào thời kì tăng trưởng, sản suất phát triển tạođiều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn củangân hàng thuận lợi hơn Mặt khách , nó cũng tạo ra môi trường đầu tư thuậnlợi cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm biện pháp để huy động vốn sao cho

có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình Khi môi trường đầu

tư mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền để choviệc mở rộng vốn tự có của ngân hàng Khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tănglàm thu nhập của người dân giảm khiến cho họ không muốn gửi tiền vào ngânhàng mà chuyển sang tích luỹ bằng các tài sản khác như : vàng, ngoại tếmạnh…Lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ sụt giảm cùng với việc môi trường đầu

tư của ngân hàng bị thu hẹp do các doanh nghiệp không muốn vay vốn để mởrộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện sản suất thua lỗ

1.4.3 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn.

Trong quá trình thu hút vốn, các ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnhtranh không những của các ngân hàng trong ngành mà còn của các tổ chức tàichính khác Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng dễ bắt chước đòi hỏi các ngânhàng phải rất cố gắng trong việc đưa thêm những tiện ích vào sản phẩm cũngnhư triển khai những chương trình huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút đượckhách hàng Bên cạnh đó, các ngân hàng còn bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài

Trang 25

chính khác như : Các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm…Các tổchức này tuy không có chức năng nhận tiề gửi như ngân hàng song lại có nhiềudịch vụ phong phú thu hút tiền đầu tư của người dân và các doanh nghiệp Ngàynày, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán lại càng khiến cho thịtrường vốn của các ngân hàng thu hẹp lại, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trongviệc thu hút vốn Do vậy để có thể thu hút được những nguồn vốn có chấtlượng, các ngân hàng phải không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm huy độngvốn và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút và thoả mãn nhu cầu kháchhàng.

1.4.4 Tâm lý, thói quên của người tiêu dùng.

Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng.Nếu những vùng dân cư người ta quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thứccất trữ là chính thì việc huy động vốn sẽ gặp khó khăn Chẳng hạn vào thời kìvàng còn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi đi mua vàng về cất trữ…Cònkhi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ sẽ gửi tiền vàongân hàng nhiều hơn Khi đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên

Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất pháttriển Hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản để thanh toán quangân hàng Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dânthấp, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng còn hạn chế nên ít người mở tài khoảntại ngân hàng Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thươngmại, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch

Mức thu nhập và chu kì chi tiêu của người dân cũng là những yếu tố trựctiếp tác động đến lượng tiền gửi vào ngân hàng Nhìn chung thu nhập của ngườidân càng cao; nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhucầu tiêu dùng thì nhu cầu mở tài khoản cũng như gửi tiền vào ngân hàng sẽ tănglên Chu kì chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền Vào

Trang 26

những dịp nghỉ lễ trong năm, nguồn tiền tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanhnghiệp có xu hướng giảm sút, đặc biệt là trong điều kiện thanh toán bằng tiềnmặt còn phổ biến.

Có thể nói đây không phải yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quảhuy động vốn của ngân hàng những lại có giá trị ở chỗ nó khiến cho gần hếttiền nhàn rỗi trong dân cư được luân chuyển vào ngân hàng

1.2.8 Các nhân tố chủ quan.

1.4.5 Chính sách huy động vốn của ngân hàng.

Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tổng thể các chiến lược vàbiện pháp huy động vốn của một ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút vốn tối đa.Chính sách này thay đổi theo từng kì, phù hợp với mục tiêu cụ thể của ngânhàng nhưng nhìn chung luôn bao gồm các nội dung sau :

- Hình thức huy động vốn : Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn

vốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động Hình thức huy độngcàng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn Ngân hàng có thể đưa ranhiều hình thức huy động như : phát hành trái phiếu, kì phiếu, huy động tiền gửitiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn và lãi suất khác nhau Các hình thứchuy động vốn được đưa ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường

và tâm lí khách hàng một cách kĩ lưỡng thì mới có thể hấp dẫn khách hàng gửitiền

- Lãi suất huy động : Đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp, họ gửi

tiền vào các ngân hàng với mục đích thanh toán thì lãi suất không phải vấn đề

họ quan tâm Điều họ quan tâm nhất là việc sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng

và loại tiền gửi này gọi là tiền gửi không kì hạn Tuy nhiên, bên cạnh bộ phậntiền gửi không kì hạn thì vốn huy động của ngân hàng còn bao gồm cả tiền gửi

có kì hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư Bộ phận tiền gửinày họ gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi, vì vậy lãi suất là điều họ

Trang 27

quan tâm và bộ phận này rất nhạy cảm với lãi suất Ngoài ra khi chưa đủ vốn để

sử dụng thì ngân hàng còn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ Ngân hàngTrung ương…Để tạo được nhiều vốn thì ngân hàng phải có chính sách lãi suấthợp lí vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền lại vừa phù hợp với lãi suất chovay của ngân hàng để tránh thua lỗ Hiện nay một số ngân hàng để thu hútkhách gửi tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo cácthời hạn tiền gửi khác nhau,trả lãi cho tài khoản tiền gửi không kì hạn đồng thòi

để không bị ứ đọng vốn thì họ giảm cả lãi suất cho vay Tuy nhiên sự tăng giảmlãi suất này chỉ giới hạn trong một biên độ nhất định để đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng có lãi

- Bảo hiểm tiền gửi : Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro

xảy ra là điều không tránh khỏi Vì vậy sự an toàn của các ngân hàng thươngmại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cổ dông, các nhà điều hành và đặcbiệt là đối với người gửi tiền Bởi vì phần lớn vốn kinh doanh của ngân hàng làvốn huy động từ bên ngoài Để lấy được niềm tin từ người gửi tiền đồng thờIbảo vệ lợi ích cho họ tránh được những tổn thất khi ngân hàng gặp rủi ro mấtkhả năng thanh toán thì các ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiềngửi Các công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chi trả toàn bộtiền cho người gửi tiền trong giới hạn bảo hiểm

1.4.6 Nhân sự và công nghệ thông tin.

- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng:

+ Về phương diện quản lý : Nếu ngân hàng quản ly tốt về mặt nhân sự

Về Tài sản Nợ, Có tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng dựđoán được những rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình cóhiệu quả hay không, nắm bắt được những biến đổi ngoài thị trường một cáchnhanh chóng để tư vấn cho khách hàng của mình nên đầu tư vào đâu có hiệuquả cao nhất Từ đó thu hút được khách hàng làm cho môi trường đầu tu của

Trang 28

ngân hàng ngày càng mở rộng Mặt khác, do quản lí tốt nên trong quá trình hoạtđộng ngân hàng đảm bảo an toàn vốn, tăng uy tín, từ đó có điều kiện thu hútkhách hàng gửi tiền nhiều hơn.

+ Về trình độ nghiệp vụ: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng caothì trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ đều được thựchiện nhanh chóng chính xác và có hiệu quả, từ đó ngân hàng có điều kiện mởrộng kinh doanh, giảm thấp chi phí hoạt động và thu hút được nhiều kháchhàng

+ Thái độ phục vụ khách hàng : Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tâm

lý cũng như tình cảm của người gửi tiền Nếu các nhân viên ngân hàng luôn cởI

mở nhiệt tình trong giao dịch với khách hàng, luôn tạo điều kiện tốt cho kháchhàng thì sẽ gây được thiện cảm và uy tín đối với họ, sẽ ngày càng có nhiềukhách hàng đến giao dịch, gửi tiền tại ngân hàng hơn

- Công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin giữ một vai trò không thể thiếu trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với công nghệ thôngtin ở hầu hết các nghiệp vụ từ việc nhận, nhập tiền gửi, hay thanh toán qua tàikhoản khách hàng đến việc cho vay, đầu tư trên thị trường tài chính Hệ thốngcông nghệ và thông tin càng hiện đại thì càng phục vụ hữu ích cho các hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phítrong việc tìm kiếm, quản lý thông tin về khách hàng, thị trường cũng như toàn

bộ ngân hàng Đồng thời một hệ thống công nghệ và thông tin tốt cũng giúp choviệc triển khai các kế hoạch chiến lược huy động vốn của ngân hàng có hiệuquả tốt nhất, đồng thời sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng

1.2.9 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng.

Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với những trung tâmthương mại thì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn Lẽ tự nhiên, khi dân chúng có

Trang 29

tiền nhàn rỗi họ sẽ đến các chi nhánh ngân hàng gần nhà mình nhất để gửi, nhưthế vừa tiết kiệm thời gian đi lại vừa đảm bảo an toàn khi cho số tiền của họ.Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng mở thật nhiều chi nhánh để thu hút tiềngửi của người dân cũng như đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác Với mộtmạng lưới chi nhánh rộng trải khắp đất nước, đến cả những vùng sâu vùng xa,các ngân hàng sẽ có điều kiện cấp các dịch vụ của mình cho ngườI dân mộtcách chu đáo và tiện lợi nhất Tuy nhiên để mở thêm nhiều chi nhánh thì cácngân hàng phải cân nhắc về khả năng vốn, khách hàng mục tiêu, địa điẻm hoạtđộng và các yếu tố khác để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng quản lý, kinhdoanh không hiệu quả.

có uy tín

5.1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN.

Chi phí = Lãi suất trả cho + Chi phí huy động

huy động nguồn huy động khác

Trang 30

Định giá nguồn huy động là một mắt xích quan trọng trong việc triểnkhai chiến lược huy động vốn, trong đó lãi suất là phần quan trọng ảnh hưởngđến quy mô và hiệu quả huy động.

Lãi suất trả cho = Quy mô huy động x Lãi suất huy động

Xác định lãi suất huy động là công việc phức tạp, quyết định tới chấtlượng nguồn huy động, từ đó tới chất lượng tài sản, đòi hỏi tính nhạy bén củanhà quản lí ngân hàng Ngân hàng cẩn phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng tớiquy mô và cấu trúc nguồn huy động để xác dịnh lãi suất và các chi phí huyđộng khác

1.2.11 Xác định lãi suất huy động.

Theo nguyên lý chung, các ngân hàng huy động với lãi suất thị trường,phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ Với mỗi nguồn cụ thể ngânhàng có phương pháp riêng để tính toán lãi suất huy động

1.5.1 Xác định lãi suất huy động dựa theo tỷ lệ lạm phát và thu nhập

kì vọng của người gửi tiền.

Lãi suất = Tỷ lệ lạm phát + Tỷ lệ thu nhập kì vọng

huy động bình quân của người gửi tiền

Trang 31

Để có lãi suất thực dương, lãi suất huy động huy động phải lớn hơn tỷ lệlạm phát Tuy nhiên, không phải nguồn nào cũng trả lãi suất thực dương.Những nguồn có kì hạn ngắn ( khách hàng lựa chọn tính thanh khoản cao hơntính sinh lời), ngân hàng thường trả lãi suất thực âm.

Tỷ lệ thu nhập kì vọng của người gửi tiền phụ thuộc vào rủi ro của mỗingân hàng, tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khách và những tiện ích màngười gửi kì vọng nhận được từ ngân hàng Những loại tiền gửi mà tiện ích thuđược từ ngân hàng càng cao, lãi suất ngân hàng trả cho nguồn tiền càng thấp

1.5.2 Xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc.

Lãi suất = Lãi suất gốc (lãi suất tái chiết khấu + Tỷ lệ thu nhập

nguồn hoặc lãi suất liên ngân hàng,lãi suất kì vọng của

(nhóm nguồn) trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ) người gửi tiền

Trong quá trình phát triển của thị trường tài chính, nguồn cung ứng tiền

từ Ngân hàng Trung ương, từ các tổ chức tài chính khác ngày càng có ý nghĩahơn đối với các ngân hàng thương mại Với môi trường này, ngân hàng thươngmại xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc Nhứng lãi suất gốc quantrọng là : lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương, lãi suất trên thịtrường liên ngân hàng hoặc lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ Nhữngngân hàng lớn, ở các trung tâm tài chính thường lấy các lãi suất này làm điểmxuất phát khi xác định lãi suất huy động

Ngân hàng sử dụng lãi suất gốc để xác định lãi suất trả cho các nguồn tiềngửi ngắn hạn Từ lãi suất gốc, ngân hàng đa dạng các tỷ lệ lãi suất khách nhautheo nguyên tắc:

 Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn sinh lợi với cáchoạt động đầu tư khách như mua vàng, chứng khoán

 Lãi suất tiền gửi nhở hơn lãi suất cho vay cùng kì hạn;

 Lãi suất tỷ lệ thuận với kì hạn;

 Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô;

Trang 32

 Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản;

 Lãi suất tỷ lệ thuận với khả năng sử dụng vốn của tiền gửi;

 Lãi suất tỷ lệ với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàngcung cấp

1.5.3 Xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất của tài sản sinh lãi.

Trong điều kiện cạnh tranh để tìm kiếm nguồn tiền, nhiều ngân hàngbằng nỗ lực tiết kiệm chi phí khác (như chi phí quản lí) và chấp nhân tỷ lệ thunhập ròng thấp để gia tăng lãi suất huy động Ngân hàng có thể xác định lãi suấthuy động tối đa trong mối tương quan với lãi suất sinh lời của các tài sản

Lãi suất Tỷ lệ sinh lời Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ thuế thu nhập

nguồn = tính từ tài sản được - khác ròng phân - và thu nhập ròng

(nhóm tài trợ bằng nguồn bổ cho nguồn tính trên nguồn

nguồn) (nhóm nguồn) (nhóm nguồn) (nhóm nguồn)

Ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với môi trường cạnhtranh và chiến lược huy động vốn, trong mối tương quan với các lãi suất kháctrong ngân hàng

Trang 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.1 Tên gọi và trụ sở.

- Tên đầy đủ : Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội.

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : Bank for Investment and

Development of Viet Nam, Northern Ha Noi Branch.

- Địa chỉ : 558 Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên – Hà Nội

2.1.2 Địa vị pháp lý và nguyên tắc quản lý điều hành.

Trang 34

1.6.2 Nguyên tắc tổ chức quản lý và điều hành.

- Chi nhánh Bắc Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của NH ĐT&PT ViệtNam

- Điều hành hoạt động của chi nhánh là : Giám đốc, giúp việc giám đốc

có 2 phó giám đốc

2.1.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh Bắc Hà Nội.

1.6.3 Quyền tổ chức quản lý, kinh doanh.

- Chi nhánh Bắc Hà Nội có quyền chủ động tổ chức quản lý, kinh doanhnhằn sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản và các nguồn lựckhác được giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiềm vụ do Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam giao hoặc được uỷ nhiệm phù hợp với quy địnhcủa pháp luật

- Trong khuôn khổ các quy định của NHNN và NH ĐT&PT Việt Nam,Chi nhánh Bắc Hà Nội được phép: quyết định các mức lãi suất cụ thể các loạitiền gửi, tiền vay áp dụng đối với khách hàng; quy định các tỉ lệ hoa hồng, phí

và lệ phí; quy định các loại tỷ giá mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và phí giao dịchngoại tệ

- Tuyển chọn lao động, ký kết hoạt động lao động đảm bảo đáp ứng hợp

lý yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy đinhcủa pháp luật; Khởi kiện các tranh chấp kinh tế dân sự liên quan tới hoạt độngcủa chi nhánh

- Ký kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế, dân sự phục vụmục đích kinh doanh trong phạm vu hoạt động của chi nhánh

- Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hìnhsản xuất kinh doanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sửdụng vốn vay của khách hàng

Trang 35

- Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách với kháchhàng nếu thấy các quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc khôngđem lại hiệu quả kinh tế cho chi nhánh hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

- Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theoquy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Phối hợp, hợp tác với các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam trong hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán và cáchoạt động khác

1.6.4 Nghĩa vụ tổ chức quản lý, kinh doanh.

- Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và chiếnlược định hướng phát triển chi nhánh Bắc Hà Nội đã được Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam (ĐT & PT) phê duyệt

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế đội do Ngân hàng ĐT

& PT Việt Nam ban hành trong các hoạt động nghiệp vụ

- Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của Ngân hàng ĐT & PT ViệtNam

- Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Bắc Hà Nội và quản lý lao động theođúng quy định của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lựckhác được giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được Ngânhàng ĐT & PT Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo

- Chi nhánh Bắc Hà Nội có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định

về quản lý vốn, tài sản chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán và các chế độ khác

do Nhà Nước quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước

- Thực hiện các nghĩa vụ khác do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam giao

Trang 36

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Bắc HN.

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Bắc Hà Nội hiện nay bao gồm :

- Hội sở chính của chi nhánh Bắc Hà Nội : gồm Ban giám đốc và 12phòng nghiệp vụ (địa chỉ : số 558 Nguyên Văn Cừ, quận Long Biên)

- 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh trên địa bàn Quận Long Biên

Cơ cấu nhân sự :

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hiện có 105 cán bộ công nhânviên, gồm 52 nữ và 53 nam Độ tuổi trung bình 28 tuổi

Trang 37

Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội sở chính Chi nhánh Bắc Hà Nội

NH ĐT&PT Việt Nam

Ban giám đốc Giám đốc

Phòng

kế hoạch nguồn vốn

Phòng Thẩm định quản lítín dụng

Phòng dịch vụkhách hàng

Phòng Tài chính

Kế toán

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng

Tổ chức hành chính

Phòng Điện toán

Phòng Ngân quỹ

Trang 38

Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban tại Hội sở chính của Chi nhánh Bắc Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

1.6.5 Ban Giám đốc.

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội

- Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh Bắc Hà Nội là người đại diện theo uỷ quyền và là ngườiđiều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội, thực hiện côngtác quản lý hoạt động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong phạm vi phân cấp quản

lý, phù hợp với các quy chế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Giám đốc Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàngĐầu tư và phát triển Việt Nam, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về cácmục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của chi nhánh Bắc Hà Nội

- Quyền hạn và nhiệm vụ của các Phó Giám đốc

Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc

và một hay một số nghiệp vụ tại Chi nhánh Bắc Hà Nội theo sự phân công củaGiám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quảncông việc được phân công phụ trách Các phó giám đốc đại diện Chi nhánh Bắc

Hà Nội ký kết các văn bản hợp dồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinhdoanh của chi nhánh Bắc Hà Nội

1.6.6 Phòng tín dụng 1 (phục vụ doanh nghiệp lớn)

Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất

cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệptheo đối tượng khách hàng được phân công, trực tiếp tiếp nhận các thông tinphản hồi từ phía khách hàng Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của

hồ sơ, chuyển đến Ban, Phòng liên quan để thực hiện theo chức năng

Trang 39

Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánhgiá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chứcnăng có liên quan Sau đó, quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệtcác khoản cho vay bảo lãnh, tài trợ thương mại.

Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn củakhách hàng) Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốnvay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của kháchhàng Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định Xử lý, gia hạn nợ, đôn đốckhách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thunợ

1.6.7 Phòng tín dụng 2.

Thực hiện các chức năng nhiệm vụ giống phòng tín dụng 1 Phục vụ chokhách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân

1.6.8 Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn.

 Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

- Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môitrường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh,chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn

- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến vấn đề về an toàntrong hoạt động của chi nhánh

- Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo, đề xuất về các thông tin phảnhồi của khách hàng

- Tổng hợp các báo cáo, cung cấp các thông tin kinh tế phòng ngừa rủiro

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

- Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh

 Thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn vốn kinh doanh

Trang 40

- Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệcủa chi nhánh.

- Nghiên cứu phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy độngvốn

- Thu thập thông tin báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm,biện pháp huy động vốn

- Tham mưu cho giám đốc về việc chỉ đạo công tác huy động vốn tạichi nhánh

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ vơi khách hàng doanhnghiệp như: Giao ngay, kì hạn, quyền chọn… theo quyền hạn của chi nhánh

1.6.9 Phòng Thẩm định - Quản lý tín dụng.

Thẩm định các dự án cho vay và giám sát chất lượng khách hàng, xếploại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá xếp hạng khách hàng doanhnghiệp

Định kỳ kiểm tra phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và theo dõiviệc sử dụng vốn vay từ khách hàng Kiểm soát, giám sát các khoản vay vượtmức, việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn

Phân tích tình hình kinh tế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng.Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng

1.6.10 Phòng dịch vụ khách hàng.

Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt

Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển, rút tiền bằng nội,ngoại tệ của khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng

Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạnđược cho phép

Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới với khách hàng

Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng

Ngày đăng: 18/03/2014, 19:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội sở chính Chi nhánh Bắc Hà Nội NH ĐT&amp;PT Việt Nam - Báo cáo thực tập  giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội sở chính Chi nhánh Bắc Hà Nội NH ĐT&amp;PT Việt Nam (Trang 37)
Hình 1. Bảng so sánh lãi suất huy động vốn giữa một số ngân hàng  Việt Nam đầu năm 2006 - Báo cáo thực tập  giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Hình 1. Bảng so sánh lãi suất huy động vốn giữa một số ngân hàng Việt Nam đầu năm 2006 (Trang 55)
Hình 3. Biểu đồ so sánh nguồn vốn huy động giữa chi nhánh Bắc Hà Nội và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Báo cáo thực tập  giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Hình 3. Biểu đồ so sánh nguồn vốn huy động giữa chi nhánh Bắc Hà Nội và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 59)
Hình 4. Biểu đồ huy động vốn theo đối tượng của chi nhánh Bắc Hà Nội - Báo cáo thực tập  giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Hình 4. Biểu đồ huy động vốn theo đối tượng của chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 60)
Hình 6. Biểu đồ nguồn vốn huy động theo hình thức - Báo cáo thực tập  giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Hình 6. Biểu đồ nguồn vốn huy động theo hình thức (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w