Mức tài trợ mà Chi nhánh áp dụng đối với khách hàng tuỳ thuộc vào sự thẩm định của phòng tín dụng, nhưng phải nằm trong hạn mức tín dụng của đơn vị và giới hạn dư nợ cho phép của Chi nhánh, nhà nhập khẩu phải đóng tiền thêm trước khi nhận bộ chứng từ.
Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, Chi nhánh có nhiệm vụ giám sát tình hình tiêu thụ hàng hoá, trả nợ… Nhất là đối với trường hợp cho vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập, hàng hoá có thể đưa trực tiếp về kho hàng ngân hàng hoặc kho do ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng thuê kho có sự đồng ý của nhà nhập khẩu. Mọi chi phí liên quan đến việc lưu kho, bảo quản, chuyên chở thì nhà nhập khẩu chịu. Trường hợp hàng hoá nhập kho của doanh nghiệp, lô hàng phải nhập theo chỉ định của Ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, nhà nhập khẩu sẽ nộp tiền vào, Ngân hàng sẽ trả hàng hoá theo từng lần cho đến hết.
nhập
( Đơn vị: Tỷ VND)
Năm Doanh số cho vay Mức độ biến động (%)
2005 19,54 20,24
2006 25,6 31,01
2007 43,26 68,98
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập là hoạt động mang lại doanh số cao nhất cho ngân hàng trong hoạt động cho vay tài trợ nhập khẩu. Trong những năm gần đây, hoạt động này liên tục tăng trưởng. Nếu năm 2005 chỉ cho vay có 19,54 tỷ VNĐ thì đến năm 2007 đã tăng lên 43,26 tỷ VNĐ, tăng 68,98% so với năm 2006. Doanh số hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập liên tục tăng đặc biệt là trong những năm gần đây là do nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên khi mà nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam lại thiếu
vốn để nhập khẩu các mặt hàng đang có nhu cầu trên thị trường.
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tài trợ XNK của chi nhánh Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.