1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và thực tiễn Quyền được học tập, giáo dục của trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện nay

9 3,3K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 34,17 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước bảo vệ Tổ Quốc. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển con người được đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm vị trí hàng đầu. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được nuôi dưỡng, quyền được bảo vệ chăm sóc, quyền được giải trí, quyền được sống trong môi trường lành mạnh,… quyền được học tập Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền được học tập của con mình. Cha mẹ phải khuyến khích, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để con của mình học tập tốt, phát triển năng khiếu, phát triển bản thân, làm người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước sau này. *************** NỘI DUNG I . Quyền được học tập, giáo dục của trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện nay. Sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Đảng Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em: Luật bảo vệ ,chăm sóc giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học nhiều văn bản pháp luật khác liên quan tới Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật nước ta qui định. Bên cạnh các quyền cơ bản khác như: quyền được khai sinh có quốc tịch, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền sống chung với cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khỏe… quyền được học tập, góp phần hoàn thiện các quyền trẻ em, tạo thành một hệ thống có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết giúp cho trẻ em có những điều kiện tốt nhất về việc phát triển mọi mặt. Quyền được học tập của trẻ em chỉ được phát huy giá trị khi nó được trong mối quan hệ các quyền khác… Những quyền cơ bản khác là điều kiện để đảm bảo quyền được học tập 1 thực hiện tốt hơn… đồng thời có sự hiệu quả của quyền được học tập thì các quyền khác của trẻ mới được hoàn thiện. Đó chính là cái nhìn tổng thể về quyền được học tập các biện pháp giúp phát huy quyền này. Nhưng cần phải chú ý rằng : để thực hiện các biện pháo bảo đảm quyền được học tập của trẻ em phải được đặt trong mối liên hệ của gia đình – nhà trường - xã hội. Khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2001 quy định : “ Cha mẹ có nghĩa vụ quyền giáo dục con, chăm lo tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.” Ngoài ra điều 8 Công ước quốc tế về quyền trẻ em còn quy định: “Điều 8: Quyền được học hành Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết, được giúp đỡ để phát triển tốt về thể chất, trí tuệ xã hội, trở thành người công dân có trách nhiệm biết tôn trọng những quyền của người khác.” Hiến pháp Việt Nam cũng quy định giáo dụcquyền trách nhiệm của mọi công dân. Mặc dù có những cam kết của Nhà nước, sự công nhận của xã hội các khung pháphiện hành, giáo dục vẫn là điều cao xa đối với nhiều trẻ em, phụ nữ người dân tộc thiểu số. Trẻ em không có giấy khai sinh càng khó được đi học. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật bảo vệ ,chăm sóc giáo dục trẻ em (25/2004/QH11-15/6/04), quy định: “ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi ”. Tuy nhiên, ở mỗi nước, lại có những quan điểm khác nhau về độ tuổi trẻ em… nó phụ thuộc vào quan điểm dựa trên những tính toán khoa học của các nhà làm luật về nhận thức cũng như tầm phát triển khác nhau ở mỗi quốc gia. Như vậy,việc xác định rõ độ tuổi giúp chúng ta phân biệt để từ đó có chính sách hợp lí đối với việc phát triển nguồn nhân lực. Từ trước đến nay sau này,trẻ em luôn là đối tượng được gia đình,xã hội quan 2 tâm đặc biệt.Việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ là một trong những cách quan trọng hiệu quả nhất để phát huy năng lực mọi mặt của trẻ em . Cũng theo Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em quy định tại Điều 16 về quyền được học tập của trẻ em. Đó là : “1-Trẻ emquyền được học tập 2-Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí” Trẻ emquyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi,có quyền tham gia học đầy đủ các chương tŕnh giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước quy định bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích, sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc quy định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xă hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này. II-Thực trạng thực hiện quyền được học tập, giáo dục của trẻ em trong gia đình hiện nay. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đặc trưng của gia đình nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp kinh nghiệm .Còn một bộ phận nhỏ là gia đình ở đô thị các thành phố lớn, sống phần lớn nhờ vào dịch vụ… Sự phân hóa trong xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức khác nhau trong việc thực hiện quyền của trẻ em trong đó có quyền được học tập. Đặt trong bối cảnh, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hòa nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình, trong đó có chức năng xã hội hóa trẻ em. Chính vì vậy trong Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu :”Đề cao vai trò trách nhiệm của gia đình ,giúp đỡ tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ,tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em .Tôn trọng bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền bổn phận trước gia đình xã hội”. Hiện nay, trẻ em được đi học đúng độ tuổi chiếm tỉ lệ cao. Năm 1998-1999: chiếm 94,8%. Đến 2008-2009, tỷ lệ này vào khoảng 98%. Điều này bước đầu thể hiện trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo đảm quyền được học tập của con cái. Mỗi gia đình đều cố gắng, nỗ lực cho con cái ăn học, dù cho điều kiện gia đình chưa được tốt. 3 Quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay bên cạnh việc được đề cao, còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các tỉnh thành huyện,thị trong xã hội, giữa gia đình thành thị gia đình nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước vì vậy đời sống của người dân phần lớn là cao hơn nhiều so với cả nước. Trẻ em ở đây được các gia đình quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đảm bảo cho trẻ được chăm sóc về sức khỏe, quyền được chung sống với gia đình, có quốc tịch. . hay giấy khai sinh… thì các gia đình luôn chú ý đến quyền được học tập đầy đủ với những điều kiện tốt nhất cho con trẻ. Ở thành phố Hồ Chí Minh , hệ thống trường học đầy đủ nhất cả nước, với chất lượng giáo viên đạt chuẩn…bên cạnh các trường công lập còn mở rất nhiều trường tư thục, trường quốc tế, trường bán liên kết trải dài theo từng bậc học độ tuổi của trẻ em. Tuy nhiên, một thực trạng xảy ra đối với việc thực hiện quyền học tập của trẻ em trên các đô thị là tác động mặt trái của cơ chế thị trường đối với mối quan hệ gia đình trẻ em. Môi trường xã hội cuốn gia đình vào vũng xoáy hoạt động kinh tế. Lối sống thực dụng xem nhẹ các giá trị văn hóa tinh thần, đề cao giá trị vật chất đang là nguy cơ làm xói mòn tan vỡ quan hệ gia đình giá trị truyền thống. Con người nhất là cha mẹ , ông bà không có thời gian để chăm sóc con cái, không quan tâm được việc học tập của con trẻ. Hiện tượng , trẻ con vào đời sớm , bỏ nhà đi bụi, xa ngã vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, trộm cắp hoặc có những hành vi bạo lực bắt chước phim ảnh, sách báo xấu làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đây cũng là một trong những thực trạng phổ biến ở các thành phố. Nếu như ở các đô thị, quyền học tập của trẻ em được các gia đình phần lớn quan tâm đảm bảo tốt thì ở các vùng miền núi, các vùng sâu , vùng xa thì quyền học tập của trẻ vẫn còn bị hạn chế nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là mức sống của người dân còn thấp, ý thức của gia đình các bậc cha mẹ chưa cao…. vì vậy , vẫn xảy ra nhiều trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, các trang thiết bị như sách vở, bàn ghế, trường lớp để phục vụ nhu cầu học tập thiết yếu của trẻ chưa được đảm bảo. Do đó, chất lượng giáo dục dù đã phấn đấu nhiều nhưng vẫn còn có sự yếu kém so với mặt bằng chung của cả nước. Huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long là ví dụ điển hình. Ở đây, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, thiếu thốn, tình trạng trường học là nhà tranh vách đất còn phổ biến, chưa có phòng vệ sinh , phòng làm việc của hiệu trưởng. Công tác xã hội còn chưa thỏa đáng. Ở bậc tiểu học , cả huyện chỉ có 1 trường đạt chuẩn quốc gia, 1 4 giáo viên giỏi toàn quốc… Núi chung là ở đây, trẻ em chưa được các gia đình quan tâm đúng mức trong việc học hành . Phổ biến ở các vùng quê là tình trạng trẻ em bỏ học để ở nhà giúp gia đình làm nông, hoặc là học nhưng không đủ tiền để theo hết các bậc học. Nhiều em lang thang lên các thành phố lớn kiếm việc làm, tình trạng trẻ bị lạm dụng sức lao động, bị lạm dụng tình dục có nhiều. Sự phối kết hợp giữa gia đình nhà trường vẫn chưa chặt chẽ dẫn đến quyền được học tập của trẻ bị hạn chế. Đương cử như vụ án ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Thầy giáo Đào Công Thọ tự sắp xếp buổi học “thực hành”về hô hấp nhân tạo, liên tiếp thực hiện hành vi dâm ô với 9 học sinh 3 trong số đó bị hiếp dâm. Vụ án này cho thấy: quyền được học tập của trẻ chưa được đảm bảo, khi mà trẻ hoàn toàn có quyền từ chối buổi thực hành đó, vì học không đúng cách. Cũng như việc nhà trường không có môi trường học tập đảm bảo, sự liên hệ giữa gia đình nhà trường vẫn chưa chặt chẽ. Đó là một số vấn đề nổi lên trong xã hội hiện nay, trong việc thực hiện quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận như: việc trẻ được gia đình tạo điều kiện tốt cho học tập,bố mẹ chăm lo đầy đủ cho con cái … thì vẫn còn những vướng mắc cần giải quyết, đó là các gia đình nông thôn chưa đủ điều kiện kinh tế, ý thức chưa cao trong việc đảm bảo quyền lợi trẻ, các gia đình thành thị bị chịu tác động mặt trái của kinh tế toàn cầu hóa… hay chính các hiện tượng tiêu cực ở trẻ…. Vì vậy, chúng ta cần có những điều chỉnh kịp thời, những biện pháp bảo đảm tốt nhất để giúp trẻ phát huy quyền của mình. III . Những biện pháp bảo đảm quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay Xuất phát từ những thực trạng trên phân tích, em xin đưa ra một số biện pháp như sau: Cần tăng cường vai trò của gia đình trong việc thực hiện quyền chăm sóc,bảo vệ giáo dục trẻ em đặc biệt là trong thực hiện quyền được học tập của trẻ. - Gia đình luôn được xem như một thiết chế xã hội rất cơ bản. Chúng ta đã biết gia đình có nhiều chức năng khác nhau, trong đó có một chức năng vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em thành con người có ích cho xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI xác định: ”Gia đình là tế bào 5 của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng nhà nước các đoàn thể quần chúng cần đề ra các phương hướng chính sách , có các biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, đảm bảo hạnh phúc gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch nuôi dạy con ngoan,tổ chức tốt cuộc sống vật chất văn hóa của gia đình” . Truyền thống văn hóa lâu đời trong các gia đình Việt Nam đã gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc thành một khối thống nhất bền vững. Chính vì vậy các gia đình hiện đại nhất là gia đình thành thị có trách nhiệm tiếp thu, kế thừa phát huy truyền thống quí báu đó đồng thời nâng lên một tầm cao mới cho phù hợp với thời đại phát triển. Để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em thì các gia đình trước hết phải đảm bảo các quyền cơ bản khác như: chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng vì có trẻ khỏe mạnh thì trẻ mới học tập tốt được. Nội dung giáo dục trong gia đình thường bao gồm: + Giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng + Giáo dục tri thức khoa học + Giáo dục lao động, hướng nghiệp + Giáo dục chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ. Hiệu quả giáo dục , đảm bảo quyền học tập của trẻ phụ thuộc nhiều vào trẻ phương pháp giáo dục của gia đình đang sử dụng.Các phương pháp bảo đảm quyền được học tập thường được sử dụng trong các gia đình đó là: Giáo dục bằng tình cảm: Đây là phương pháp đặc trưng trong giáo dục gia đình, thể hiện tính chất quyền uy khoan dung. Người cha có những lúc dùng quyền uy của mình để quyết định vấn đề lớn ảnh hưởng đến gia đình. Người mẹ với tấm lòng khoan dung rộng lớn, nhẹ nhàng khuyên nhủ con cái. Hình thức rất phong phú như kể chuyện, thường đi vào tâm lí trẻ nhẹ nhàng, giúp trẻ ý thức hơn với việc học hiểu biết. Giáo dục bằng nêu gương: cha mẹ nêu những tấm gương về người tốt để cho trẻ có cái nhìn mới về con người, hướng trẻ thành người có ích, tránh phạm tội Giáo dục bằng tăng cường quản lí: Khi trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên thì việc kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội cần phải tăng cường. Ví dụ như: quản lí giờ giấc, quản lí việc học. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp này của các 6 gia đình đặc biệt ở thành thị đã góp phần làm giảm tệ nạn xã hội ở trẻ, giúp trẻ say mê học tập hơn. Cần phải lưu ý rằng, muốn quyền được học tập của trẻ em được đảm bảo thì bản thân các gia đình cũng cần củng cố nhận thức về “Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”. Có như vậy, mới giúp quyền trẻ em thực thi hiệu quả. - Cần phải hỗ trợ tạo dựng môi trường học tập thân thiện với trẻ em trong gia đình, trường học cộng đồng. Tăng cường các biện pháp khuyến khích trẻ học tập chủ động, thông qua các phương pháp dạy lớp ghép, các kỹ năng sống, giáo dục song ngữ, cung cấp vật tư dạy học. - Cần đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa cơ quan hữu quan , giúp tăng cường hơn nữa việc thực hiện hiệu quả quyền trẻ em. Chính phủ cần giao cụ thể việc cho các bộ, ủy ban… Uỷ ban Dân số, Gia đình trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lí nhà nước về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cuả mình, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt nam trong việc chăm sóc, bảo vệ nhất là giáo dục trẻ. Bộ Giáo dục đào tạo cần có những chủ trương khuyến khích học tập ở trẻ, có những cân đối giữa giáo dục nông thôn thành thị. Bộ y tế, Bộ Văn hóa thông tin , Uỷ ban thể dục thể thao cần phải tuyên truyền ý thức rèn luyện sức khỏe trẻ, tạo điều kiện chăm sóc trẻ… vì có sức khỏe , trẻ mới phát huy được quyền học tập của mình. - Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đảm bảo quyền trẻ em. Nhà nước luôn có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, sự tham gia của các tổ chức quốc tế như: UNCIEF, WHO. . giúp cho trẻ em có nhiều hơn cơ hội được thực hiện quyền của mình, giúp cho các gia đình, xã hội nâng cao ý thức… - Cha mẹ tăng cường nguồn kinh phí cho việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em. Nguồn kinh phí sẽ giúp nâng cao cơ sở vật chất cho trẻ học tập , giúp trẻ có đam mê học tập hơn - Cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật chi tiết hơn, cụ thể hơn về quyền trẻ em, những chế tài với các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đó có quyền được học tập - Cần phải chú ý là quyền được học tập của trẻ em chỉ phát huy khi nó đặt trong hệ thống các quyền cơ bản khác, trong mối liên hệ thống nhất giữa gia đình – 7 nhà trường xã hội. Vì vậy, các biện pháp trên muốn phát huy được tác dụng thì không thể đứng đơn lẻ được mà nó phải có mối quan hệ hữu cơ, qua lại với nhau với mục đích là chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em tốt nhất. ********** KẾT LUẬN Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải khéo nuôi dạy trẻ, giúp cho nhi đồng phát triển sức khỏe trí óc, thành những đứa trẻ có bốn đức tính tốt: hoạt bát, mạnh dạn, chất phát , thật thà. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên mới tốt. Dạy trẻ từ nhỏ thì sau này các cháu mới thành người tốt. Giáo dục các em là việc chung của gia đình –nhà trường - xã hội”. Lời căn dặn của Bác cho thấy từ trước đến bây giờ cả sau này nữa, trẻ em luôn cần được chăm sóc, dạy bảo của gia đình, luôn cần được sự quan tâm của toàn xã hội. Quyền được học tập của trẻ em là một trong những quyền cơ bản của trẻ, giúp trẻđược trí lực để cống hiến cho Tổ quốc sau nay. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như bảo vệ Tổ Quốc thì trẻ em luôn đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, việc tăng cường các biện pháp bảo đảm quyền trẻ emquyền được học tập là việc làm đúng đắn cần thiết Chính cha mẹ là những người có vai trò lớn nhất trong việc đảm bảo quyền được học tập của con cái, phải đảm bảo cho con có hậu phương vững chắc để tự do phát triển bản thân, học tập tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Danh mục Tài liệu tham khảo 1.Một số trang web như: unicef. org; baovetreem.org, … 8 2. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 3. Giáo trình Luật hôn nhân gia đình Việt Nam – Trường Đại học LuậtNội ( NXB CAND - 2009) 4. Toàn cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay. 9 . và giáo dục trẻ em: Luật bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học và nhiều văn bản pháp luật khác liên quan tới Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quyền được học. mặt của trẻ em . Cũng theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định tại Điều 16 về quyền được học tập của trẻ em. Đó là : “1 -Trẻ em có quyền được học tập 2 -Trẻ em học bậc tiểu học trong. tích, em xin đưa ra một số biện pháp như sau: Cần tăng cường vai trò của gia đình trong việc thực hiện quyền chăm sóc,bảo vệ và giáo dục trẻ em đặc biệt là trong thực hiện quyền được học tập của

Ngày đăng: 04/04/2014, 03:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w