1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình huy động vốn và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Phòng Giao dịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây

78 514 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 504 KB

Nội dung

Trang 1

1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại 4

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 6

1.2 Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại 11

2.1 Tổng quan về phòng giao dịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Chi nhánh Hà Tây 25

2.1.1Vài nét về mô hình tổ chức và chức năng hoạt động của Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây 25

2.1.2 Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch số 4 Ngân hàng ĐT&PTViệt Nam chi nhánh Hà Tây 27

Trang 2

2.2 Thực trạng huy động vốn tại phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT

Việt Nam Chi nhánh Hà Tây 34

2.2.1 Quy mô và cơ cấu huy động vốn 35

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNGCƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAODỊCH SỐ 4 NH ĐT&PT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY 53

3.1 Định hướng phát triển của phòng giao dịch số 4 53

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại phòng giaodịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam Chi Nhánh Hà Tây 55

3.2.1 Đa dạng hóa hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụNgân hàng 55

3.2.2 Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo và tiết kiệm chi phí huy động583.2.3 Giải pháp Marketing 61

3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao uy tín của Ngân hàng 64

3.3 Kiến nghị 66

3.3.1 Đối với Chính Phủ 66

3.3.2 Đối với NHNN Việt Nam 69

3.3.3 Đối với NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 3

DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNH - HĐH

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂUBẢNG

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2009 – 2011 tại Phòng giao dịchsố 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 27Bảng 2.2 : Kết quả huy động vốn năm 2009 - 2011 tại Phòng giao dịch số 4NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 28Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ giai đoạn 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 30Bảng 2.4: Tình hình TTQT giai đoạn 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 31Bảng 2.5: Tình hình kế toán ngân quỹ giai đoạn 2009 – 2011 tại Phònggiao dịch số 4 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây32Bảng 2.6: Số liệu huy động vốn theo thời hạn từ năm 2009 – 2011 tạiPhòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 36Bảng 2.7: Nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ năm 2009 – 2011 37Bảng 2.8: Số liệu huy động kỳ phiếu qua các năm từ 2009 – 2011 tại Phònggiao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 39Bảng 2.9: Chi phí huy động vốn năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 42Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn và cho vay của Phòng giao dịch số 4 NHĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây năm 2009 – 2011 45Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn năm 2009 – 2011 tạiPhòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây 46Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn năm 2009 – 2011tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây .47

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thờikỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kémphát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống Đảng và Nhà nước ta đã chủtrương “phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyếtđịnh, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng” Đồng thời, quá trình hộinhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động Điều đó đồngnghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toànbộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Chính vì vậy, việckhai thông nguồn vốn, hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chungđược đặt ra rất bức thiết Các Ngân hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có

hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” màphải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì” để có hiệu quả cao nhất,

đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhưng lại đòi hỏi chi phí thấp nhất.Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt độngcủa Ngân hàng Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại Phòng GiaoDịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây, em

xin mạnh dạn chọn đề tài “Tình hình huy động vốn và một số giải pháp

nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Phòng Giao dịch số 4 Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây”

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đềđược trình bày theo 3 chương.

Chương I : Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Chương II : Thực trạng công tác huy động vốn của Phòng Giao dịch số

4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây.

Trang 7

Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác

huy động vốn tại Phòng Giao dịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam chi nhánh Hà Tây.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bàichuyên đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sótnhất định Rất mong nhận được sự góp ý của các thày, cô giáo cùng các bạnđể khoá luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ hướng dẫnchuyên đề cùng toàn thể các anh chị trong Phòng Giao dịch số 4 Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ emtrong thời gian thực tập và nghiên cứu viết chuyên đề.

Trang 8

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người tathường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tàichính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Vớimỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.

Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếubao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghềthương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thựchiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm ”

Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp haycơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký tháchay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụchiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.

Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam:“Ngân hàng là TCTD thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhậntiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanhtoán”.

“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợinhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.

Trang 9

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thácnội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có

chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đểsử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh kháccủa chính ngân hàng

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một nướccó hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo chiềuhướng CNH- HĐH rất cần đến NHTM với vai trò to lớn của nó Nhất là khiquá trình CNH - HĐH của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốnđể xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấukinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, thực hiệnthành công các mục tiêu phát triển kinh tế năm thì vai trò của các NHTMcàng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng.

a NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanhnghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăngthu nhập quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý Tăng thu nhập quốc dân đồngnghĩa với việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự pháttriển của các ngành trong nền kinh tế Điều đó muốn làm được lại cần có vốn.

Vốn được coi như nguồn “thức ăn” chính thức cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Khi “thức ăn” bị thiếu, doanh nghiệp sẽ mất đi

cơ hội đầu tư mới hoặc không tiến hành kịp thời quá trình tái sản xuất NHTMchính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổchức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế Thông qua hình thức cấp tín dụng,ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất,cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất

Trang 10

lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lênnhững nấc thang cạnh tranh cao hơn Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càngphát triển Như vậy với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành mộttrong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.

b NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các nhàkinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp

Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thịtrường đầu ra của doanh nghiệp Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt độngkinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằmthực hiện thành công chiến lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả),Promotion (giao tiếp, khuyếch trương), Place (địa điểm) và People (conngười) Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận.Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị được đầy đủ vốn cầnthiết Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính.Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ Nguồn vốn tín dụngcủa NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo chodoanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọiphương diện: giá cả, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm NHTM sẽlà cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian vàthời gian.

c NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò nàyngày càng thể hiện rõ rệt hơn áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốcgia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt làtiềm lực về tài chính Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chính củamột quốc gia với phần còn lại của thế giới? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờvào hệ thống các NHTM vì hệ thống này có khả năng cung cấp nhiều loại

Trang 11

hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nướctheo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thácđầu tư giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý, đưa nền tài chính nướcnhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế Đây là một trong những điều kiện tiênquyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới.

d NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì hoạt

động Ngân hàng góp phần chống lạm phát

Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạmphát qua con đường tín dụng Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽtăng tỉ lệ vào dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thịtrường mở để thông qua các ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiềntrong lưu thông Các Ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát lạm phát thông quacác hoạt động tín dụng, bảo lãnh Từ đó ngân hàng xác định được hướng đầutư vốn và đề ra các biện pháp xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nềnkinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoà lưuthông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát.

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM

a Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của NHTM

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể làhình thành nên nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm:

*Vốn tự có:

Vốn tự có là vốn riêng có của NHTM Vốn này tuy chiếm tỉ trọng nhỏtrong tổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thànhlập một ngân hàng Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi nhưlà tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanhtoán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ Vốn tự có cũng là căn cứ đểtính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Trang 12

Trong thực tế, vốn tự có không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạtđộng kinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại Bộ phận vốn này đónggóp một phần đáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồngthời góp phần vào nâng cao vị thế của NHTM trên thương trường.

Như vậy, vốn tự có là nguồn vốn ổn định, ngân hàng sử dụng một cáchchủ động Do đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải bảo toàn và không ngừngtăng vốn tự có của mình theo yêu cầu của sự phát triển hoạt động kinh doanhtheo đúng chính sách, chế độ Đồng thời phải sử dụng vào các mục đích đãđịnh.

* Nghiệp vụ huy động vốn:

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từcác TCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệpvụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.

Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh củacác NHTM Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng Mặc dù bị giới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụngtốt nguốn vốn này thì không những nguồn lợi của ngân hàng được tăng lênmà còn tạo cho ngân hàng uy tín ngày càng cao Qua đó ngân hàng có thể mởrộng được vốn và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi doanh nghiệp,tiền gửi dân cư,phát hành giấy tờ có giá

* Nghiệp vụ vốn đi vay:

Đối với nghiệp vụ này các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng cáchvay của các TCTD trên thị trường tiền tệ và NHTƯ dưới hình thức tái chiếtkhấu hay vay có bảo đảm, nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bảnthân NHTM khi mà họ không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ.

Trang 13

Thực tế cho thấy, chi phí của vốn đi vay thường cao hơn chi phí của vốn huyđộng tại chỗ Tuy nhiên, tính chủ động của vốn đi vay lại cao hơn vốn huyđộng tại chỗ.

*Nghiệp vụ tạo vốn khác:

Trong quá trình là trung gian thanh toán, các NHTM cũng tạo được mộtkhoản gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tàikhoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong toả do ngânhàng chấp nhận các hối phiếu thương mại Các khoản tiền tạm thời đượctrích khỏi tài khoản này nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên tạm thờicoi là tiền nhàn rỗi.

Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thu hút được một lượng vốn đángkể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTDkhác, nhận và chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư Do đó ngânhàng có thể sử dụng tạm thời những tài khoản đó vào kinh doanh.

Để mở rộng nghiệp vụ này các NHTM cần chú trọng đến phát triển cácdịch vụ và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.

b Nghiệp vụ tài sản có:

Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằmđảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM Nội dungnguồn vốn này gồm:

*Nghiệp vụ ngân quĩ

Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng nhằm đảmbảo an toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do NHTƯđề ra Vì một trong những chức năng của NHTM là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả Khoản dự trữ này do NHNN qui định theo một tỷlệ nhất định trên tổng tiền gửi Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thờikỳ nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Trang 14

Những khoản này gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắtbuộc và tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán), các chứng khoán có tínhthanh khoản cao.

*Nghiệp vụ cho vay

Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao cho ngânhàng Trong tổng tài sản có thì nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay ngắnhạn, trung và dài hạn:

- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụt vốn

tạm thời trong kinh doanh của khách hàng Cho vay ngắn hạn chủ yếu đầu tưvào tài sản lưu động ở Việt Nam hiện nay thường cho vay ngắn hạn theo haiphương thức:

+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng cho những khách hàng vay trả thườngxuyên có vòng quay vốn nhanh.

+ Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng vay trả thườngxuyên và có vòng quay vốn chậm.

- Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay được cấu tạo

vào tài sản cố định Đây là loại cho vay có thể nhận trức tiếp bằng tiền hoặccho vay thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhưngđồng thời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét kỹlưỡng tới từng món vay và từng đối tượng khách hàng vay để chỉ đảm bảo antoàn cho các khoản vay.

*Nghiệp vụ đầu tư tài chính

Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua cáchoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường với mụcđích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.

Trang 15

*Nghiệp vụ tài sản có khác

Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: uỷ thác, đại lý, kinh doanhvà dịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tư vấn, ngân quĩ và các dịch vụkhác liên quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiện vật quí,giấy tờ có giá, cho thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo qui định củaNHNN Việt Nam giúp cho Ngân hàng thu được những khoản lợi đáng kể.

c Nghiệp vụ khác

*Nghiệp vụ trung gian

Là nghiệp vụ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thôngqua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng Nền kinh tế càngphát triển thì dịch vụ này càng mở rộng Gồm có:

- Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng, thanh toán hộ kháchhàng về các khoản tiền mua bán dịch vụ thông qua việc thu hộ, chi hộ kháchhàng bằng hình thức séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng

- Ngân hàng đóng vai trò làm trung gian trong việc mua bán hộ chokhách hàng.

- Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán cho công ty.

*Nghiệp vụ ngoại bảng

Là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở ngânhàng nhưng không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng Ngoài ra, các khoảnnày còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoảntrong bảng cân đối kế toán những đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầuquản lý nợ khó đòi đã xử lý, chi tiết ngoại tệ

Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này đều ghi “đơn” tức là chỉ ghivào bên nợ hoặc bên có của tài khoản mà không ghi quan hệ đối ứng hoặc giáqui định trong biên bản giao nhận, trong hoá đơn, chứng từ Tài sản nhận giữhộ, tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý

Trang 16

Những tài sản phản ánh trên các tài khoản này đều phải được tiến hành kiểm kê, bảo quản như với tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

1.2 Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về vốn

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàngthương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thựchiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngânhàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bao gồm:

*Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lậpđược, thuộc sở hữu của ngân hàng Nó mang tính ổn định và căn cứ để quyếtđịnh đến khả năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng.

*Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từcác tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinhdoanh Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàngchỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn Nguồnvốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọihoạt động của ngân hàng

*Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạtđộng của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng Nó có chi phí tươngđối cao cho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

*Vốn khác là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụthanh toán…

1.2.2 Vai trò của vốn huy động

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thìphải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinhdoanh Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại

Trang 17

hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay đểcho vay” nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại

càng có vai trò hết sức quan trọng Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinhdoanh của ngân hàng Ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theoluật định thì để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngânhàng phải làm là huy động vốn Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng chovay, đầu tư để thu lợi nhuận Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huyđộng được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tíndụng Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lạilợi nhuận cao cho ngân hàng.

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế,một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộnghoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hộiđầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khảnăng cạnh tranh Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô,trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại.

Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếudựa vào vốn huy động Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trường hợpcần thiết Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối vớingân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cảvề qui mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậmchí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngàycàng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanhchóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh,đảm bảo uy tín và năng lực trên thị trường.

Trang 18

Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cáchđưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những ngườigửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn mộtcách hiệu quả Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách đểđổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế.Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đưa ngân hàng đến thành công.

1.2.3 Các hình thức huy động vốn

a.Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanhnghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhântrong và ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng.

Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai bộ phận: Tiền gửi của doanhnghiệp, tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

*Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm:- Tiền gửi không kỳ hạn.

Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngânhàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoản tiền gửidùng để đảm bảo trong thanh toán.

Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký ?thác vào ngân hàng để thực hiệncác khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh củakhách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm Đây là khoản tiền tạm thời nhànrỗi chờ thanh toán mà không phải để dành Bởi vậy đối với khách hàng đây làmột tài sản mà họ ký? thác uỷ nhiệm cho ngân hàng bảo quản và thực hiệncác nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng Do vậy khách hàngkhông mất quyền sở hữu, cũng như quyền sử dụng số tiền đó Họ có quyềnlấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào Khách hàngđược sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiện thanh toán dùng để chitrả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền…

Trang 19

Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thựchiện lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãi suấtthường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác.Nhưng khikhách hàng mở và sử dụng các loại tài khoản này thì được ngân hàng cungứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ở tàikhoản thanh toán thường chiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng.

Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trongviệc bảo quản vốn và trong qúa trình thanh toán trả tiền hàng hoá dịch vụ,ngoài ra khách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịchvụ miễn phí Còn đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kếtoán theo dõi và nghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc vàmột số dịch vụ kèm theo Chi phí này khá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởivì trên thực tế do lượng tiền gửi vào và số lượng tiền rút ra không cùng mộtlúc và chủ tài khoản thường không sử dụng hết số tiền của mình trên tàikhoản Do đó luôn tồn tại một số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài sốdư ấy được ngân hàng dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanh nghiệp,cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận Như vậy đối với tàikhoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giao dịch không những bù đắpđược chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ mớiđược ứng dụng vào hoạt động ngân hàng Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp, cánhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi này ngàycàng gia tăng Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng củangân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng tăng.

- Tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp,chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này

Trang 20

được xác định trước Do đó cá doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng dướihình thức tiền gửi có kỳ hạn Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từnguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có Về nguyên tắc khách hàng chỉđược rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó.Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vàongân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời hạn Trongtrường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theolãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.

Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thê sửdụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn Nếunguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điềukiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, cácNHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi củakhách hàng Hiện tại các NHTM có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2tháng, 3 tháng, 6 tháng 9 tháng, 1 năm, 2 năm Với mỗi một kỳ hạn khác nhauthì ngân hànng áp dụng một loại lãi suất khác nhau Thông thường thì thờihạn càng dài thì lãi suất càng cao Các NHTM thường khuyến khích kháchhàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tương đối ổn định, ngân hàngsẽ chủ động trong kinh doanh Để thu hút được nhiều nguồn vốn dài hạn thìtốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền được đảm bảo, lạmphát vừa phải (thường là một con số một năm) và tình hình hoạt động kinhdoanh của các ngân hàng có hiệu quả.

* Tiền gửi tiết kiệm dân cư:

Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi các nhân được gửi vàoNgân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Tiền gửi tiết kiệm là bộ phậnthu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào tổ chức tíndụng Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân.

Trang 21

Khi gửi tiền người gửi tiền được giao một sổ tiết kiệm coi như một giấychứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra đượcnhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tích kiệm.

Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ sốtiền gửi bất kỳ lúc nào Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửitiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, lãisuất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những người gửi tiền tiếtkiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưnglại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tích kiệm có kỳ hạn trêncơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theoqui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn Nhưng trong thực tếở nước ta hiện nay để khuyến khích người gửi tiền các NHTM vẫn cho kháchhàng rút ra trước thời hạn và được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi cókỳ hạn (thông thường bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn).

Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định, cho nêncác NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau như loại 3 tháng, 6tháng, 12 tháng, 24 tháng… nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với lãi suấtcủa các kỳ hạn khác nhau Thông thường kỳ hạn ngày càng dài thì lãi suất huyđộng ngày càng cao (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửikhông kỳ hạn và tiền gửi thanh toán).

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượng lớn thứhai trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phục thuộc rất lớn vàothu nhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân

Trang 22

cư, chất lượng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và nền kinh tế tăngtrưởng vững chắc.

b Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ

Vốn phát hành của ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn thông quaphát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là các công cụ nợ của ngân hàng.

Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn Nguồn vốnnày được huy động theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn,dài hạn Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Hiện nay ở Việt nam cácNHTM thường huy động nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếucó mục đích và trái phiếu trung, dài hạn.

* Phát hành kỳ phiếu có mục đích.

Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi dào để tài trợ cho các nguồnvốn có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấukinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế mà các nguồn vốn tựcó chưa đáp ứng được, NHTM trình ngân hàng Nhà nước xin phép phát hànhkỳ phiếu để tạo nguồn vốn tín dụng tương đối lâu dài cho các hoạt động này.

Như vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thờihạn, người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứng nhận củangân hàng, vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng Kỳ phiếu ngân hàngđược phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt có tácdụng thu hút cá nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạmphát, ổn định giá trị của đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư chocác dự án phát triển kinh tế.

* Phát hành trái phiếu.

Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngân hàngđối với những người mua trái phiếu (nhà đầu tư) Trái phiếu được các NHTM

Trang 23

hay các tổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn cho chính bản thânngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có liên quan Thời hạn của trái phiếuthường lớn hơn một năm Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất củatiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Các NHTM phát hành trái phiếu trên cơ sở nhucầu sử dụng vốn thông qua các dự án đầu tư của các doanh nghiệp mà ngânhàng cam kết cho vay.

Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của các NHTMnhư kỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huy động vốncủa NHTM ở cá nước đang phát triển Vốn được huy động từ hình thức nàydùng để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn.

ở nước ta hình thức này được Ngân hàng sử dụng từ năm 1992 Nhưngcho đến nay khối lượng vốn huy động của NHTM qua hình thức này vẫn cònthấp so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác Để phát huy đượcthế mạnh của công cụ huy động vốn này đòi hỏi phải có thị trưòng vốn hoànchỉnh (thị trưòng chứng khoán) ở nước ta thị trường này mới được thành lậpcho nên hoạt động của nó chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốncủa ngân hàng.

c Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng Trung ương

Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụngvốn, xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất.

Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các tổ chức tín dụng vay vốncủa nhau qua thị trường liên ngân hàng Thị trường này giúp cho NHTM bổsung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn trongthanh toán Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhấtcác khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trước khi cónhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung ương.

Trang 24

Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiến hànhtheo nguyên tắc đi vay cho vay và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồngtín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố (tiền mặt tại quĩ và cácchứng từ có giá trị), hay NHTM đi vay có thể xin ngân hàng Nhà nước bảolãnh để vay vốn các ngân hàng khác Các ngân hàng đi vay phải chấp hànhđầy đủ các quy chế dự trữ bắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửithanh toán hoạt động thường xuyên tại NHTW.

Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốnhoặc mất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàngTrung ưng để tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh củamình Việc ngân hàng Trung ương cho các NHTM vay đã làm tăng khả năngthanh toán cho các NHTM Nguồn vốn của ngân hàng Trung ương là nguồnvốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toán của nền kinh tế được bìnhthường Nếu như thiếu nguồn vốn này thì sẽ xuất hiện các cuộc khủng hoảngtài chính khi các NHTM mất khả năng thanh toán.

Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng Trungương để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết Chonên thời hạn vay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hình thức huyđộng vốn khác của NHTM.

d Tạo vốn từ nguồn vốn khác

Ngoài các nguồn vốn huy động trên các NHTM cũng có thể khai thácnguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạntương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi Khi các NHTMnhận các nguồn vốn này thường có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ vàviệc cấp phát phải đúng nội dung chương trình của các dự án tài trợ.

ở nước ta khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhànuớc ta đã sáng suốt lựa chọn các đường lối ngoại giao đúng đắn, trên tinh

Trang 25

thần mở cửa của nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thu hútcác nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt nam Các nguồn vốn này có đónggỏp rất quan trọng vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước và NHTM phải tăng cường mở rộng các mốiquan hệ hợp tác quốc tế, từ đó tranh thủ và tiếp nhận các nguồn vốn này.

Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuy nhiênchất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng tác động rấtnhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô, đến các yếu tố mang tínhchât vi mô của nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới chính NHTM.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn

1.3.1 Các nhân tố khách quan

a Môi trường pháp lý

Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn củamôi trường pháp lý Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thườngthấy như: Luật các TCTD, Luật NHNN Những Luật này qui định tỉ lệ huyđộng vốn của ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tàikhoản tiền gửi Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngânhàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửihoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất doNHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN chophép Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của mộtquốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM Nó đượcthể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm pháttăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửiđể thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn Nhưvậy, môi trường pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trìnhhuy động vốn của NHTM Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng

Trang 26

vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềmtin từ khách hàng.

b Môi trường kinh tế xã hội:

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động khôngnhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng Khi nền kinh tế tăng trưởnghay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM Mọibiến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng,giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng Nền kinh tế tăngtrưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạomôi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi Ngược lại, khi nềnkinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân không gửi tiền vào ngân hàng màgiữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặp khó khăn.

c Tâm lý, thói quen khách hàng

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngânhàng và những đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở các nướcphát triển, khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyểnvào tài khoản của họ Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiềnmặt thường lớn hơn ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọngtác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền Thu nhập ảnh hưởngđến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai Cònyếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền Tâm lýtin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiềngửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trongtương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớncủa mọi ngân hàng Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng làmức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Mức độ sửdụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.

Trang 27

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

a Các hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạnghình thức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càngphong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế cànglớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí củacác tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễdàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy chomình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTMthường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một hình thức mới.

b Chính sách lãi suất cạnh tranh

Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đãtrở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trìtiền gửi hiện có Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mứctương đối cao Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngânhàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và vớinhững người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiềntệ.Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duytrì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt Đặc biệt trong giai đoạn khanhiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúcđẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sangngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.

c Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng

* Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có

khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hútđược khách hàng đến với mình Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được antoàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân

Trang 28

* Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn

tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốncủa ngân hàng.

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộcó nhiều bất cập Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ chocán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường.

Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảmthấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửitiền tại các ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnhtranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đếnlãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cungứng Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chấtlượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnhtranh sẽ cao hơn

e Các dịch vụ ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so cácngân hàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậuxe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng cógiao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việcngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin

Trang 29

cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM Khác về cạnhtranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậyđây chính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

f Mức độ thâm niên của một Ngân hàng

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờhọ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngânhàng mới thành lập Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngânhàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năngthanh toán cao Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạora được lòng tin đối với khách hàng

g Chính sách quảng cáo

Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảngcáo trong thời đại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáoluôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này.Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉtrên truyền hình mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh côngtác huy động vốn.

h Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổchức các quĩ tiết kiệm Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điềukiện thuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xatrung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao đượchiệu quả huy động vốn.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của cáchệ thống ngân hàng thương mại Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạnkhác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy độngvốn cũng khác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể

Trang 30

xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 4 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY2.1 Tổng quan về phòng giao dịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Chi nhánh Hà Tây

2.1.1.Vài nét về mô hình tổ chức và chức năng hoạt động của Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây là một trong những chinhánh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây có chức năng nhiệm vụ:- Huy động vốn dài hạn, trung hạn , và ngắn hạn từ các dân cư, các tổchức tín dụng để đầu tư phát triển.

- Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngânhàng phi ngân hàng.

- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ cácnguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội,đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Với tư cách là một thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam thì sự hình thành và phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ củangân hàng Đầu tư và phát triển Hà tây không tách rời khỏi sự đi lên và pháttriển chung của toàn ngành.

Từ năm 1990 đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn, thử thách, địa bàn thìnhỏ, lực lượng thì mỏng, không những thế trên địa bàn còn các ngân hàngCông thương, ngân hàng Nông nghiệp đông về số lượng mạng lưới hoạt độngrộng cũng gây không ít khó khăn cho Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi

Trang 31

nhánh Hà Tây, nhưng ngân hàng đã bám sát định hướng phát triển kinh tế xãhội của địa phương, của ngành, và phải tự thích nghi , tạo cho mình một chỗđứng vững chắc trên thị trường Nhận rõ điều đó, Ban giám đốc và tập thể cánbộ CNV Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây đã không ngừng họchỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, tổng kết và rút ra kinh nghiệm khắc phụcnhững mặt chưa đạt được, tận dụng các lợi thế về vốn, khoa học kỹ thuật của toànhệ thống từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình nên đã liên tiếp hoànthành vượt mức các mục tiêu nhiệm vụ được giao hàng năm tốc độ tăng trưởngbình quân huy động đạt 65%, tín dụng 73% , chất lượng tín dụng đã được đặcbiệt quan tâm, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân < 1%, đã góp phần vào việc khai tháccác tiềm năng thế mạnh của địa phương, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền, góp phần không ngừng nâng cao đờisống vật chất tinh thần của nhân dân địa phương nói chung, của ngân hàng nóiriêng

Phòng giao dịch số 4 hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệhoạt động của NH ĐT&PT Việt Nam Phòng giao dịch số 4 là một đơn vị hạchtoán độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tàikhoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước

Trang 32

Vốn dụng dụng toán chức kiểm dịch & các Kho I II hành soát & các phòng Quỹ chính bàn tk c.năng

2.1.2 Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch số 4 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Do có sự đoàn kết nhất trí từ Ban lãnh đạo, Ban chấp hành công đoàn cùngtoàn thể cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ từ phía NH ĐT&PT Việt Nam,Phòng giao dịch số 4 đã đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được uy tínvà hình ảnh đối với khách hàng,thu hút được một số lượng khách hàng ngày càngđông, đồng thời khẳng định và củng cố vị trí vững chắc trên thị trường tiền tệ.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2009 – 2011

tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

3.NV theo kì hạn

- TG có kì hạn < 12 tháng 1.376 820 859- TG có kì hạn > 12 tháng 2.176 2.219 3.768

4.NV theo thành phần kinh tế

- TG ủy thác đầu tư 1.000 1.000 1.347

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009–2011 Phòng giaodịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)

Trang 33

Về nguồn vốn: Công tác nguồn vốn luôn được Phòng giao dịch số 4 coi

trọng và là mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh doanh Nhờ thực hiện tốtđược huy động vốn thông qua chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn sang hướng ổnđịnh với thời kỳ dài, tăng trưởng tiền gửi dân cư thông qua đa dạng hóa cáchình thức huy động nên nguồn vốn của Phòng giao dịch số 4 đã tăng lên đángkể, đạt dược những thành tích đáng khích lệ.

Bảng 2.2 : Kết quả huy động vốn năm 2009 - 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Đơn vị: tỷ đồng

Mức tăng, giảm so với nămtrước

1.182Tỷ lệ tăng,giảm so với năm

trước

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 Phònggiao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)

Bảng số liệu trên đã phản ánh tình hình nguồn vốn huy động của Phònggiao dịch số 4 qua các thời kì có nhiều biến động khác nhau, nhưng nhìnchung có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển Nguồn vốn ngân hàngnăm 2008 là 3.812 tỷ đồng đẵ tăng lên 4.470 vào năm 2009 trong đó phải kểđến lượng tăng đáng kể tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đặc biệt là tiền gửicủa dân cư Năm 2010, mặc dù nguồn vốn của Phòng giao dịch số 4 giảm447 tỷ đồng so với năm 2009 do chỉ đạo của NH ĐT&PT Việt Nam giảm tiềngửi của các TCTD, nhưng tiền gửi từ dân cư và các TCKT vẫn tăng Năm2011, nguồn vốn tăng lên một lượng đáng kể là 1.182 tỷ đồng so với năm2010, nguồn vốn tư dân cư mặc dù tăng trưởng so với năm 2010 song tốc độtăng trưởng còn chưa tương xứng với sự tăng trưởng của nguồn vốn dẫn đến

Trang 34

giảm tỷ trọng so với năm 2010 (từ 37% xuống 35% tổng nguồn vốn) chưađạt kế họach được giao là 42% Cũng trong năm 2011, Phòng giao dịch số 4đã thu hút được một lượng vốn không kì hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làmngân hàng phục vụ giải ngân các dự án ADB tài trợ tại các Bộ lâm nghiệp, Bộtài nguyên môi trường, Phòng giao dịch số 4 đã làm tốt các đợt huy động vốnnhư tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, các đợt pháthành kì phiếu của Phòng giao dịch số 4 cũng như nghiên cứu thêm ưu đãi củahình thức tiết kiệm bậc thang đã tạo nhiều ưu thế trong cạnh tranh với các tổchức tín dụng khác trên thị trường Đó là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏniềm tin của khách hàng đối với Phòng giao dịch số 4, và hiệu quả hoạt độngcủa Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Về dư nợ: Sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối vối ngân hàng Với số

vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạtđược mục đích an toàn vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu lãi cao.

Với phương châm “đi vay để cho vay”, lấy mục tiêu “mang phồn thịnhđến với khách hàng” Phòng giao dịch số 4 đã từng bước mở rộng đầu tư vốncho các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đa dạng hóahoạt động dịch vụ như: Cho vay các doanh nghiệp sản suất kinh doanhcông nghiệp, thương nghiêp, dịch vụ, cho vay để bổ sung vốn lưu độngcũng như vốn cố định Tùy theo nhu cầu vay, đặc điểm chu chuyển vốn màngân hàng áp dụng hay phương thức vay luân chuyển lãi suất cao theo biểulãi suất hiện hành của NH ĐT&PT Việt Nam Mặc dù có sự cạnh tranhngày càng cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với cáctổ chức tài chính tín dụng khác, nhưng cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽvề nguồn vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư của Phòng giao dịch số 4 cũngthu được kết quả rất khả quan.

Trang 35

Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ giai đoạn 2009 – 2011

tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Trang 36

Về thanh toán quốc tế: Song song với việc tăng trưởng nguồn vốn và

đầu tư tín dụng, Phòng giao dịch số 4 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chinhánh Hà Tây rất chú trọng việc khai làm tốt nghiệp vụ ngân hàng đối ngoạinhư: kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế.

5 TT biên giới Triệu NDT 2.382 2.984 3.124

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2011 Phòng giaodịch số 4 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)

Nhìn chung hoạt động TTQT có nhiều bước phát triển đáng kể, doanh sốnăm sau thường gấp đôi năm trước ( trừ năm 2010 do ảnh hưởng của chủtrương thu hẹp tín dụng từ NH ĐT&PT Việt Nam) Đi cùng với điều này,phí thu được từ hoạt động TTQT cũng khá cao và tăng liên tục.

Về kế toán ngân quỹ: Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công

tác kế toán, song song với việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phongcách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán… Công tác kế toán ngânquỹ đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung,đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản, bước đầu xây dựng lòng tin của khác hàngkhi có quan hệ với Phòng giao dịch số 4 Lượng khách hàng có quan hệ thanhtoán gửi tiền đã bắt đầu tăng, doanh số thanh toán cũng không ngừng phát triển.

Trang 37

Bảng 2.5: Tình hình kế toán ngân quỹ giai đoạn 2009 – 2011

tại Phòng giao dịch số 4 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Đơn vị: tỷ đồng

1.Doanh số thanhtoán

Đặc điểm vốn kinh doanh

- Về huy động vốn: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nhận huy động vốndưới các hình thức sau:

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiềngửi khác.

+ Thực hiện mua bán trái phiếu không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chứctín dụng có quyền phát hành.

Trang 38

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được Thống đốcNHNN cho phép.

+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và củatổ chức tín dụng nước ngoài.

- Về hoạt động tín dụng: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cấp tín dụng cho tổchức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếuvà giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quyđịnh của NHNN Hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu ở các lĩnh vực sau:

+ Hoạt động cho vay bao gồm:

* Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, đời sống.

* Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

+ Hoạt động bảo lãnh: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nhận bảo lãnhtrong các trường hợp sau:

* Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cánhân theo quy định của NHNN.

* Thực hiện thanh toán quốc tế, thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanhtoán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh bảolãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của NHNN.

- Về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Ngân hàng tổ chức hệ thống thanhtoán nội bộ, thanh toán quốc tế và tham gia hệ thống thanh toán liên ngânhàng trong nước khi được NHNN cho phép Được thực hiện các dịch vụthanh toán và ngân quỹ sau:

Trang 39

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.+ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN.- Các hoạt động kinh doanh khác:

+ Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanhnghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

+ Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụngliên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt độngcủa tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

+ Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua các côngty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Bảo quản hiện vật quý và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầmcố và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2 Thực trạng huy động vốn tại phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PTViệt Nam Chi nhánh Hà Tây

Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chungvà của NH ĐT&PT Việt Nam nói riêng, Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PTViệt Nam chi nhánh Hà Tây luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt độngđã đề ra “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” trên cơ sở đó để thực hiện hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng Huy động vốn là một trong những hoạt đôngquan trọng nhất của hệ thống ngân hàng bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếucủa ngân hàng là nguồn vốn huy động dưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay…Do đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào công táchuy động vốn: quy mô - cơ cấu, chất lượng huy động vốn.

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w