của Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây
Bằng các hình thức huy động phong phú, đa dạng, cố gắng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, Phòng giao dịch số 4 đã không ngừng mở
rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn vốn ngày càng lớn đã tạo điều kiện để Phòng giao dịch số 4 mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên điều quan trọng là công tác cho vay có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không? Vấn đề huy động vốn không thể tách rời khỏi hoạt động sử dụng của nó. Điều trên thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn và cho vay của Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây năm 2009 – 2011.
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1. Tổng nguồn vốn 4.470 4.023 5.905 - NV ngắn hạn 1.376 820 859 - NV trung dài hạn 3.094 3.203 5.046 2. Tổng dư nợ 2.200 1.875 2.057 - DN ngắn hạn 1.200 988 788 - DN trung dài hạn 1.000 887 1.269
(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)
Từ bảng 2.10 ta thấy: tổng nguồn vốn và tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên, tuy năm 2010 lại giảm so với các năm khác vì tác động của các yếu tố khách quan, song ngay sau đó lại tiếp tục tăng trở lại.Và trong đó phần nguồn vốn trung dài hạn cũng như dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay năm 2009 - 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây
a. Mối quan hệ giữa nguồn vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn: Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn
năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Nguồn vốn ngắn hạn 1.376 820 859 Dư nợ CV ngắn hạn 1200 988 788 Phần dư NV ngắn hạn 176 (-) 168 71
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)
Ta thấy nguồn vốn ngắn hạn năm 2009 và 2011 thừa không nhiều so với nhu cầu sử dụng vốn, thậm chí năm 2010 còn có lượng cho vay ngắn hạn vượt quá nguồn vốn huy động ngắn hạn, nghĩa là lượng huy động ngắn hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn. Nguồn bù đắp được lấy từ nguồn vốn huy động trung dài hạn của Phòng giao dịch số 4. Điều này giúp cho ngân
hàng tránh được các rủi ro như: rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch số 4. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn đã huy động được thông qua đẩy mạnh cho vay không chỉ đối với doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b. Mối quan hệ giữa nguồn vốn và cho vay trung dài hạn: Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi
nhánh Hà Tây
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Nguồn vốn trung dài hạn 3.094 3.203 5.046
Dư nợ CV trung dài hạn 1.000 887 1.269
Phần dư NV trung dài hạn 2.094 2.316 3.777
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)
Qua bảng số liệu trên: phần dư nguồn vốn trung dài hạn dư khá nhiều, đặc biệt năm 20011 huy động được 5.046 tỷ đồng mà phần dư còn lại lên tới 3.777 tỷ đồng. Điều này sẽ giúp cho Phòng giao dịch số 4 hoạt động an toàn nhưng lại kém hiệu quả, chưa tận dụng hết khả năng sinh lời của lượng vốn nhàn rỗi, do đó Phòng giao dịch số 4 cần phải chú ý hơn trong công tác tín dụng của mình để có thể khai thác triệt để giá trị lượng tài sản nợ từ đó thúc đẩy công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả,đản bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam Chi Nhánh Hà TâyĐT&PT Việt Nam Chi Nhánh Hà Tây ĐT&PT Việt Nam Chi Nhánh Hà Tây
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Về quy mô và cơ cấu nguồn vốn: trong những năm qua lượng vốn huy động tại Phòng giao dịch số 4 không ngừng tăng lên: từ năm 2009 lượng vốn huy động là 4.470 tỷ đồng và đến năm 2011 thì tăng lên đến 5.905 tỷ đồng, trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn ổn định, giúp Phòng giao dịch số 4 luôn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Về cơ cấu nguồn vốn: bên cạnh việc huy động vốn thường xuyên bằng hình thức tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng với các hình thức và kỳ hạn khác nhau, Phòng giao dịch số 4 đã thực hiện phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm bậc thang...) với lãi suất phong phú và hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi từ tổ chức và cá nhân. Phòng giao dịch số 4 đã kết hợp một cách hài hòa các hình thức huy động để tạo hiệu quả tối ưu.Việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động là một bước sáng tạo để đa dạng hình thức huy động, nâng cao tính an toàn trong hoạt động của Phòng giao dịch số 4.
Về chi phí huy động vốn: Phòng giao dịch số 4 luôn điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, vừa đảm bảo thu lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn.
Đạt được kết quả như trên là do các nguyên nhân:
Phòng giao dịch số 4 đã chú trọng và tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Phòng giao dịch số 4 đã làm tốt công tác khách hàng và marketing để giữ được khách hàng truyền thống đồng thời đưa thêm được một số đơn vị có nguồn tiền gửi thanh toán về hoạt động tại Phòng giao dịch số 4. Đối với khách hàng truyền thống hoặc dư nợ lớn, an toàn luôn được Phòng giao dịch số 4 đưa ra một số chính sách ưu đãi như giao dịch tận nơi về tiền mặt và chứng từ...
- Phòng giao dịch số 4 cũng đã áp dụng các hình thức huy động hấp dẫn như tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu với lãi suất cao để hướng vào các tầng lớp dân cư nhằm lôi kéo khách hàng đến gửi tiền tại Phòng giao dịch số 4.
- Trong thời gian qua Phòng giao dịch số 4 đã thực thi một số chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt trên cơ sở theo dõi thường xuyên biến động lãi suất trên thị trường, từ đó dự đoán xu hướng biến động của nó, dùng lãi suất như một công cụ thực thi chính sách khách hàng.
- Phòng giao dịch số 4 đã xây dựng một đội ngũ cán bộ với tác phong giao dịch lịch sự, nhanh nhẹn, chu đáo tận tình với chất lượng phục vụ tốt, góp phần tạo nên sự tín nhiệm với nhân dân với bạn hàng.
Bên cạnh những kết quả đáng khen ngợi, Phòng giao dịch số 4 còn bộc lộ những mặt tồn tại cần khắc phục.
2.3.2. Những mặt tồn tại
- Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền gửi dân cư còn nhỏ trong khi chiến lược phát triển lâu dài đòi hỏi các NHTM để phát triển cần phải hướng vào nguồn tiền gửi dân cư vì đây là nguồn tiền gửi ổn định và an toàn.
- Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định tuy ổn định song vẫn dẫn đến rủi ro về lãi suất.
- Tuy lượng vốn huy động tăng nhưng chủ yếu là do điều chỉnh tăng lãi suất huy động, tăng nguồn vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm, cho nên chi phí huy động của Phòng giao dịch số 4 vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Vốn của Phòng giao dịch số 4 về cơ bản là không ổn định trong cơ cấu loại tiền, cơ cấu kỳ hạn huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý. Việc dư thừa
lượng vốn trung dài hạn quá nhiều so với lượng huy động chứng tỏ việc sử dụng vốn vẫn chưa mang lại hiệu quả.
- Nguồn vốn ngoại tệ tại Phòng giao dịch số 4 vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, từ dự án, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử dụng vốn ngoại tệ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của Phòng giao dịch số 4 và khó kế hoạch hóa.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại.
Những mặt tồn tại của Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây trong công tác huy động vốn phát sinh do những nguyên nhân sau: