Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Phòng Giao dịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây (Trang 40)

a. Huy động vốn theo thời hạn:

Bao gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng,tiền gửi kì hạn trên 12 tháng được thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Số liệu huy động vốn theo thời hạn từ năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Năm Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nguồn vốn 4.470 100 4.023 100 5.905 100

Tiền gửi không

kì hạn 918 20,53 985 24,48 1.278 21,64

Tiền gửi KH

dưới 12 tháng 1.376 30,78 820 20,38 859 14,55

Tiền gửi KH

trên 12 tháng 2.176 48,68 2.219 55,16 3.768 63,81

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NHĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)

Qua số liệu bảng 2.6 ta thấy: nguồn tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn: năm 2009, nguồn tiền gửi có kì hạn (cả dưới và trên 12 tháng) huy động là 3.552 tỷ đồng chiềm 79,46%; năm 2010 huy động là 3.039 tỷ đồng,chiếm 75,54% và đến năm 2011 tiền gửi có kì hạn huy động là 4.627 tỷ đồng chiếm 78,36%. Còn nguồn tiền gửi không kì hạn chiếm một một tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng, từ năm 2009 -2011 trung bình khoảng 22,2% trong tổng nguồn vốn. Nguồn tiền gửi không kì hạn có chi phí huy động thấp và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng mang tính chu kì, không có sự khớp nhịp giữa xuất và nhập vì thế Phòng giao dịch số 4 luôn duy trì một lượng tiền gửi không kì hạn nhất định.

Nguồn tiền gửi có kì hạn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với một nguồn vốn huy động có tính ổn định cao, thông thường loại tiền gửi có kì hạn là khoản tiền gửi có kì hạn dài và lãi suất cao, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì

vậy, Phòng giao dịch số 4 luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kì hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Ngân hàng có thể xây dựng một chiến lược sử dụng vốn hợp lý, đúng đắn và lâu dài nâng cao hiệu quả kinh doanh và đây là một nguồn vốn có chi phí huy động tương đối cao do đó, để đảm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn, Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn hợp lý với cơ cấu nguồn vốn phù hợp.

b. Huy động vốn phân theo loại tiền gửi:

Vốn huy huy động theo loại tiền gửi tại Phòng giao dịch số 4 có thể phân thành: tiền gửi nội tệ, tiền gửi ngoại tệ.

Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ năm 2009 – 2011

Đơn vị : tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nguồn VNĐ 3.197 71,5 3.136 77,9 4.854 82,2 Ngoại tệ (quy VNĐ) 1.273 28,5 888 22,1 1.051 17,8 Tổng cộng 4.470 100 4.023 100 5.905 100

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)

Biều đồ 2.1: Nguồn vốn phân loại theo VNĐ và ngoại tệ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ta thấy, nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm song về tỷ trọng lại có sự biến đổi ngược chiều nhau về tỷ lệ huy động bằng nội và ngoại tệ. Nhìn vào biểu đồ 2.1 , tỷ trọng nội tệ tăng khoảng 5%/năm. Nguyên nhân này có thể do VNĐ đang có xu hướng lên giá so với USD vi FED liên tục tăng lãi suất USD từ 2.35%/năm 5,25%/năm với mỗi lần điều chỉnh tăng 0,25%/năm, điều này đã làm cho người dân ưa thích tiết kiệm bằng VNĐ hơn sử dụng các ngoại tệ khác. Hơn nữa, vì Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ít phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì thế việc huy động ngoại tệ có xu hướng giảm xuống.

c. Huy động vốn phân theo đối tượng huy động

Các đối tượng huy động của Ngân hàng có thể là: Nguồn vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng,tiền gửi ủy thác đầu tư…. Dựa vào bảng 2.1 ta thấy: tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ như vậy là do dân cư và các tổ chức kinh tế gửi tiền với nhiều mục đích như: an toàn, hưởng dịch vụ của ngân hàng và sinh lời. Tuy nguồn vốn huy động của Phòng giao dịch số 4 có nhiều biến động qua các thời kì, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng ổn định và phát triển. Nguồn vốn ngân hàng đã tăng mạnh trong đó phải kể đến lượng tăng đáng kể tiền gửi của các

tổ chức kinh tế và đặc biệt là tiền gửi của dân cư. Còn lượng vốn huy động từ các TCTD cho đến năm 2009 chỉ chiếm khoảng 15%,song từ năm 2010 trở đi đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3% do mục đích gửi tiền của các TCTD chủ yếu để thực hiện việc thanh toán liên ngân hàng và hưởng mức lãi suất thấp. Mặt khác, theo chỉ đạo của NH ĐT&PT Việt Nam, từ năm 2010 Phòng giao dịch số 4 đã giảm tiền gửi của các TCTD.

d. Các hình thức huy động đặc biệt

Kỳ phiếu: Thường được phát hành khi Ngân hàng cần huy động một

lượng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong từng thời kì nhất định. Kỳ phiếu Ngân hàng là một công cụ huy động rất linh hoạt nên Ngân hàng đã sử dụng rất phổ biến loại này,thường có các kì hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 2 năm… có các phương thức trả lãi khác nhau: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi theo kì hạn tiền gửi. Cụ thể:

Bảng 2.8: Số liệu huy động kỳ phiếu qua các năm từ 2009 – 2011 tại Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Kì phiếu ngắn hạn 17,089 0,098 246,096

Kỳ phiếu dài hạn 0,059 0,067 0,065

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 – 2011 của Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây)

Qua số liệu trên ta có thể khẳng định: lượng phát hành kỳ phiếu là không cố định qua các năm mà tùy theo nhu cầu về vốn của Phòng giao dịch số 4. Phòng Giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây chủ yếu là phát hành kỳ phiếu ngắn hạn còn kỳ phiếu dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Chứng chỉ tiền gửi(CDs): CDs là công cụ vay nợ do Ngân hàng phát

hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi có kì hạn. Theo đó người chủ sở hữu CDs được hưởng khoản lãi suất

định kì tính toán trên cơ sở 360 ngày và được hoàn trả mệnh giá đến hạn. Sự khác biệt chủ yếu giữa CDs với tiền gửi có kì hạn là chúng có thể chuyển nhượng và mệnh giá được thống nhất theo một mức giá trị chuẩn.

Với việc sử dụng CDs làm một công cụ huy động tiền gửi, Phòng giao dịch số 4 đã huy động vốn một cách chủ động hơn mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Cụ thể là:

Năm 2009 Phòng giao dịch số 4 đã huy động được là 91,451 tỷ đồng. Năm 2010 Phòng giao dịch số 4 đã huy động được là 114,24 tỷ đồng. Năm 2011 Phòng giao dịch số 4 đã huy động được là 337,43 tỷ đồng. Phòng giao dịch số 4 NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây đã sử dụng chứng chỉ tiền gửi như một công cụ huy động vốn mang lại nhiều hiệu quả cao và cũng là một trong những hình thức huy động chủ yếu.

Trái phiếu: Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ huy động vốn dài hạn

được sử dụng để huy động vốn đầu tư cho các dự án cho vay trung dài hạn. Trong năm 2009, Phòng giao dịch số 4 đã phát hành đợt trái phiếu với tổng số vốn huy động được là 6,492 tỷ đồng. Sang năm 2010, số vốn huy động được từ việc phát hành trái phiếu đã giảm chỉ còn là 5,425 tỷ đồng. Trong năm 2011, số vốn huy động được là 6,492 tỷ đồng.

Hình thức tiết kiệm bậc thang: đây là hình thức khuyến khích khách

hàng nhiều tiền ở ngân hàng với thời hạn dài, Ngân hàng áp dụng các mức lãi suất khác nhau cho thời gian gửi khác nhau.

Năm 2009: tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 12 đến dưới 24 tháng là 273,038 tỷ đồng.

Năm 2010: tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 12 đến dưới 24 tháng là 318,202 tỷ đồng.

171,867 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 24 tháng trở lên là 317,969 tỷ đồng.

Ta thấy lượng tiền huy động theo hình thức này tương đối ổn định và có xu hướng tăng theo các năm, chứng tỏ đây là một hình thức huy động khá hiệu quả của Phòng giao dịch số 4.

Ngoài ra, Phòng giao dịch số 4 cũng áp dụng nhiều hình thức huy động đặc biệt khác như : chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm chào mừng sinh nhật, tiết kiệm chào mừng Xuân ….đã huy động được một lượng vốn đáng kể.

2.2.2. Chất lượng huy động vốn

Chất lượng huy động vốn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: chi phí huy động vốn, tính ổn định,sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Phòng Giao dịch số 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w