Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cuối năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên củaWTO, đánh dấu một bước tiến và một sự chuyển biến quan trọng về mọi mặtcủa đất nước.Trong tiến trình gia nhập WTO, nước ta đã có những cải tổ hếtsức quan trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là về thị trường tàichính, ngân hàng Có thể nói thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng ViệtNam chưa bao giờ có sự phát triển với tốc độ nhanh chóng như thời gian vừaqua Điều đó phù hợp với sự phát triển chung của thế giới cũng như để ViệtNam có đủ điều kiện gia nhập WTO Tuy nhiên, khi đã trở thành thành viênchính thức WTO, khó khăn đối với thị trường tài chính và hệ thống ngân hàngViệt Nam không những không giảm bớt mà còn tăng lên vì WTO không chỉđem đến cho nước ta cơ hội để phát triển mà còn đem đến rất nhiều nhữngthách thức phải đối đầu Vận hội mới, thách thức mới đã đến đòi hỏi nền kinh
tế nói chung và thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng nước ta nói riêngphải liên tục đổi mới, phát triển
Ra đời và phát triển trong giai đoạn đất nước đang có những biến chuyểnmạnh mẽ, hệ thống ngân hàng đang có nhiều cơ hội để phát triển cũng nhưthách thức cần phải vượt qua như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Thanh Xuân Nam – một chi nhánh mới được thành lập không lâucủa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây – cũng luôn
ý thức được nhiệm vụ của mình Công tác huy động vốn luôn được Ngânhàng đặt lên hàng đầu Trong hơn 7 năm hoạt động, công tác huy động vốncủa ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, tuy nhiên cũngcòn một số hạn chế cần được tiếp tục cải thiện
Trang 2Sau một thời gian được thực tập tại NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam -HàTây, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề huy động vốn tại ngân hàng,
em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm bachương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngânhàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam - Hà Tây
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các
cô chú, anh chị cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh
Xuân Nam, đặc biệt là của cô giáo: Th.s.Lê Hương Lan - người đã nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Vì kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức của em còn nhiều hạn chếnên chuyên đề này của em không thể tránh khỏi những thiếu xót Em rấtmong nhận được sự thông cảm và những lời góp ý quý báu của các thầy côgiáo để em có thể hoàn thành tốt hơn nữa chuyên đề tốt nghiệp của mình
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
a) Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thươngmại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượngcác ngân hàng
Theo các nhà kinh tế học thì sự ra đời của Ngân hàng thương mại tronglịch sử là một tất yếu khách quan Ngay từ thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ đãxuất hiện mầm mống sơ khai cho sự ra đời của Ngân hàng thương mại Đó làhoạt động cho vay nặng lãi Sau đó nền sản xuất hàng hóa ra đời và khi pháttriển đến một mức độ nhất định vào đầu thế kỷ XV thì các NHTM chính thức
ra đời Trong thời kỳ này, các NHTM hoạt động kinh doanh đa năng và đều
có các hoạt động như nhau, bao gồm: phát hành giấy bạc ngân hàng; kinhdoanh, nhận tiền gửi của khách hàng; chiết khấu và cho vay; thực hiện cácdịch vụ thanh toán khác…với mục tiêu vì lợi nhuận.Để tìm kiếm lợi nhuận,các ngân hàng bắt đầu cạnh tranh nhau và trong quá trình cạnh tranh đó, nhềungân hàng bị phá sản, bị thôn tính cũng như có nhiều ngân hàng lớn dần lên.Cùng với thời gian, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa ngày càng phứctạp hơn đòi hỏi các NHTM cũng phải có nhiều thay đổi phù hợp hơn để tồntại Sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực ngân hàng cũng như hậu quả củanhững cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến sự ra đời của Ngân hàng
Trang 4trung ương – chuyên quản lý việc phát hành tiền và thực hiện điều tiết nềnkinh tế Điều này đã tách các NHTM ra khỏi chức năng phát hành tiền và thựchiện chuyên sâu vào việc kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ khác Từ lúc này,nói đến ngân hàng, người ta hiểu có nghĩa là nói đến các NHTM.
Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các NHTM phải cung cấp cácdịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú hơn Do vậy, các nghiệp vụ ngânhàng cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện hơn
Tóm lại, Ngân hàng hay Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chứcquan trọng đối với nền kinh tế Có nhiều cách định nghĩa ngân hàng Tiếp cậntheo các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì ngân hàng được hiểunhư sau: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanhtoán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế Khi tiếp cận theo các hoạt động chủ yếucủa NHTM thì Luật các tổ chức tín dụng của nước ta ghi như sau: “Hoạt độngngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungứng các dịch vụ thanh toán”
b) Đặc điểm của Ngân hàng thương mại
Tham gia kinh doanh trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm là tiền tệ - mộtlĩnh vực mà các nhà kinh tế học coi là huyết mạch, cung cấp phương tiện lưuthông, thanh toán và chi phối hầu hết các hoạt động của nền kinh tế - cácNHTM không chỉ trở thành một bộ phận quan trọng nhất trong guồng quaycủa bộ máy tuần hoàn vốn của nền kinh tế mà còn trở thành công cụ để Nhànước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn pháttriển mạnh và ổn định phải có một hệ thống ngân hàng phát triển và vữngmạnh
Trang 5Trong báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định: “Ngân hàng phải là ngành điđầu với tư cách là động lực và là công cụ tổ chức quản lý cho nền kinh tế ổnđịnh và phát triển…”.
Với những tính chất đặc thù trên, NHTM bao gồm các đặc điểm sau:
Trung gian tài chính:
Ngân hàng là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyểntiết kiệm thành đầu tư Trong nền kinh tế có hai loại cá nhân và tổ chức, đó là:Các cá nhân, tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu và có nhu cầu bổ sung vốn;các cá nhân, tổ chức thặng dư trong chi tiêu và có nhu cầu bảo toàn, sinh lờivốn Hai loại cá nhân và tổ chức này tạo thành cung cầu về vốn nhưng việcgặp nhau của cung cầu vốn này bị cản trở bởi khoảng cách không gian, thờigian, thông tin…nên khó có thể gặp nhau trực tiếp Vì vậy, NHTM đứng rađóng vai trò là một trung gian để giúp cung cầu về vốn gặp nhau Các NHTMkhông chỉ khắc phục những khó khăn về không gian, thời gian, thông tin màcòn có khả năng thẩm định thông tin và chia sẻ rủi ro với khách hàng Đây làmột đặc điểm nổi bật của NHTM
Tạo phương tiện thanh toán:
Một trong những chức năng quan trọng của tiền là tạo phương tiện thanhtoán Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên các NHTM có chức năng tạophương tiện thanh toán
Trước đây, khi chưa có Ngân hàng trung ương, các NHTM lớn, có uy tín,
có khả năng phát hành tiền của riêng mình và đưa vào lưu thông tạo raphương tiện thanh toán cho nền kinh tế Khi Ngân hàng trung ương ra đời, cácNHTM không còn phát hành tiền nhưng vẫn có khả năng tạo ra phương tiệnthanh toán thông qua việc triển khai dịch vụ thanh toán qua số dư tài khoảncủa khách hàng Theo quan điểm hiện đại, khi ngân hàng cho vay, số dư trên
Trang 6tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng
để mua hàng hóa dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay, các NHTM đã tạo raphương tiện thanh toán Hơn nữa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo raphương tiện thanh toán lớn gấp bội thông qua các khoản tiền gửi được mởrộng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác theo công thức số nhân tiền tệ
Trung gian thanh toán:
Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu thanh toán liênquốc gia, liên châu lục Để tiến hành thanh toán được nhanh chóng, phù hợp,chính xác, các cá nhân và tổ chức ở các nước thường thông qua ngân hàng.Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết cácquốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hànghóa và dịch vụ Ngân hàng còn cung cấp đa dạng các hình thức thanh toáncho khách hàng như thanh toán bằng: Séc, ủy nhiệm chi, L/C, các loạithẻ Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhấttrong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còngiữa các ngân hàng trên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế đượcthiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trởthành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực chonền kinh tế toàn cầu
c) Vai trò của Ngân hàng thương mại
Vai trò trung gian cung ứng vốn cho nền kinh tế:
NHTM tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội thành quỹ cho vay
và sử dụng quỹ này để cung ứng cho những người có nhu cầu vốn Thông quatrình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên được đào tạo cũng như của độingũ quản lý, ngân hàng có thể khắc phục được hầu hết những khiếm khuyếtcủa thị trường tài chính Ngoài ra bằng hoạt động giám sát, thẩm định trước,trong và sau khi cho vay, ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro đạo đức Hơn
Trang 7nữa, ngân hàng có thể tập trung được nhiều khoản tiền nhỏ và ngắn hạn đểcho vay những khoản lớn hơn, thời hạn dài hơn thông qua nghiệp vụ chuyểnhoán kỳ hạn nguồn Từ đó, ta có thể thấy được vai trò quan trọng của NHTMtrong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Vai trò trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán:
NHTM thực hiện việc thanh toán hộ cho các khách hàng thông qua cácdịch vụ thanh toán đa dạng, giúp cho việc thanh toán của khách hàng đượcnhanh chóng, chính xác và tiện lợi Nhờ có NHTM mà việc thanh toán, đặcbiệt là thanh toán quốc tế được thực hiện an toàn, tiết kiệm chi phí từ đó nângcao lợi ích xã hội và thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế phát triển, vàngược lại khi thương mại phát triển thì sẽ thúc đẩy hệ thống NHTM phát triểntheo
NHTM là nguồn cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhất:Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người về các dịch vụ tài chínhngày càng đa dạng NHTM là tổ chức có thể đáp ứng được điều đó NHTMgiúp con người thỏa mãn nhu cầu về tài chính, thông qua đó nâng cao mứcsống cho người dân Ngược lại, nhu cầu ngày càng cao của con người cũnggiúp NHTM ngày càng hoàn thiện hơn trong việc cung ứng dịch vụ và thu lợi
từ phí dịch vụ
Vai trò thực hiện các chính sách xã hội:
Thông qua hệ thống ngân hàng, Nhà nước có thể thực hiện điều tiết vĩ
mô nền kinh tế Các chính sách tiền tệ và tài khóa như chính sách chiết khấu,tái chiết khấu, chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, nghiệp vụ thịtrường mở được Ngân hàng trung ương thực hiện tác động trực tiếp vào hệthống NHTM làm thay đổi các chính sách của các NHTM, làm thay đổi lượngvốn cung ứng ra nền kinh tế, từ đó tác động đến toàn bộ hoạt động tiết kiệm,chi tiêu và đầu tư của nền kinh tế Và như vậy thúc đẩy sự tăng trưởng hoặc
Trang 8kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu xãhội khác.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
a) Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn từ việc nhận tiền gửi
Nguồn vốn huy động thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổngnguồn vốn của NHTM và nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không thểthay thế để duy trì hoạt động kinh doanh của NHTM Các NHTM thườngthực hiện huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi của khách hàng Cácloại hình huy động vốn bằng tiền gửi bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng lạikhông ổn định do khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào Nguồn tiền nàychủ yếu được gửi vào nhằm sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng,tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các dịch vụ thanh toán và đem lạinguồn thu từ phí dịch vụ cho ngân hàng
- Tiền gửi có kỳ hạn: đây là nguồn vốn có kỳ hạn xác định nên tương đối
ổn định nhưng chi phí để có được và duy trì nguồn này tương đối cao Mụcđích của khách hàng khi gửi tiền vào là để có được sự an toàn vốn và hưởnglãi Các NHTM đều mong muốn tăng trưởng nguồn này để có thể tiến hành
mở rộng khả năng kinh doanh của mình
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Đây cũng là nguồn có thời hạn xác địnhnên ổn định nhưng chi phí cho nguồn này cũng cao Mục đích của người dânkhi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn vốn và có được khoản lợi nhuận từ lãingân hàng chi trả Đối với các NHTM thì đây thường là nguồn chiếm tỷ trọnglớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động được
Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Trang 9Giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy độngvốn trên thị trường Nghiệp vụ này đem lại nguồn vốn tương đối ổn định vàgiúp ngân hàng có thể có được một khoản vốn lớn trong một thời gian ngắn.Lãi suất của nguồn này phụ thuộc vào tính cấp thiết của việc huy động vốncũng như lãi suất trên thị trường nên nó thường có lãi suất cao để có thể thuhút vốn được nhanh chóng.
Huy động vốn thông qua nghiệp vụ đi vay
Nguồn vốn đi vay được ngân hàng chủ yếu sử dụng để đảm bảo khảnăng thanh khoản và tiện lợi trong việc giao dịch, thanh toán giữa các ngânhàng Nghiệp vụ này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng không nhỏđối với các NHTM Tuy nhiên chi phí cho nguồn đi vay là cao nên nhiều ngânhàng cũng không duy trì tỷ trọngnguồn này ở mức cao Các NHTM thường đivay theo hai hình thức là vay từ Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng nhànước) và vay từ các tổ chức tín dụng khác
Huy động vốn thông qua nghiệp vụ tạo vốn tự có
Vốn tự có thường là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại có nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM vì nó đóng vai trò
là tấm đệm bảo vệ cho các hoạt động đó và tạo điều kiện cho ngân hàng mởrộng, phát triển các hoạt động của mình đồng thời góp phần nâng cao vị thếcủa ngân hàng trên thương trường Ngân hàng thường tạo vốn tự có thông quacác nguồn sau: thông qua nguồn vốn nội bộ; thông qua phát hành cổ phiếu,trái phiếu
Trang 10Đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ củaNHTM về mặt giá trị, đồng thời nó là nghiệp vụ đem lại nguồn thu, lợi nhuậnchủ yếu cho ngân hàng (chiếm từ 70 - 90% thu nhập của ngân hàng) Tuynhiên, các NHTM đang có xu hướng làm giảm tỷ trọng về lợi nhuận của hoạtđộng tín dụng mà phát triển các loại hình dịch vụ khác, nhất là các dịch vụhiện đại để tăng doanh thu.
- Mặt khác, đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất đối với ngânhàng Vì vậy, ngân hàng cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định trước,trong và sau khi cho vay để hạn chế rủi ro xuống mức tối thiểu, đảm bảo sự
an toàn của các khoản tín dụng, tránh gây mất vốn, thất thoát vốn của ngânhàng
Quản lý ngân quỹý ngân quỹ
Nghiệp vụ quản lý ngân quỹ của một NHTM thường bao gồm quản lý dựtrữ bắt buộc và quản lý đảm bảo khả năng thanh toán
+ Quản lý dự trữ bắt buộc: Mục đích là để đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý
do Ngân hàng Trung ương đề ra Ngân hàng Trung ương quy định tỷ lệ dự trữbắt buộc trên tổng tiền gửi đối với các NHTM, tỷ lệ này thay đổi theo chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mặt khác, mục đích mà Ngân hàngTrung ương đề ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc này là để đảm bảo khả năng thanh toáncủa ngân hàng cũng như sự an toàn cho vốn của khách hàng khi gửi tiền vàongân hàng Lượng dự trữ bắt buộc này thường được gửi tại Ngân hàng Trungương
+ Quản lý ngân quỹ đảm bảo khả năng thanh toán: Dựa vào kinh nghiệmquản lý ngân quỹ trong quá trình hoạt động của chính mình cũng như của cácngân hàng khác mà NHTM xác định một tỷ lệ dự trữ phù hợp, dôi ra ngoài sovới dự trữ bắt buộc Khoản dự trữ này thường được duy trì tại chính ngân
Trang 11hàng đó hoặc gửi tại các NHTM khác Mục đích của khoản mục này là để đápứng nhu cầu thanh toán, rút tiền của khách hàng.
Tóm lại, quản lý ngân quỹ của NHTM mục đích chủ yếu là để duy trì khảnăng thanh khoản của ngân hàng Tuy nhiên, lượng tiền được sử dụng trongquản lý ngân quỹ có khả năng sinh lời rất kém, nhiều khi là khoản tiền chếtnên các ngân hàng thường không muốn duy trì khoản mục này ở tỷ lệ cao.Như vậy ngân quỹ là khoản không thể thiếu để hạn chế rủi ro thanh khoảnnhưng lại có thể gây lãng phí nguồn lực của ngân hàng Cân đối hai yếu tốnày là nhiệm vụ của ngân hàng
Đầu tư tài chính
Các NHTM thường đầu tư tài chính vào nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu làđầu tư vào chứng khoán Mục đích của việc đầu tư này là vì mục tiêu thanhkhoản và đa dạng hóa tài sản, cũng như để tăng thu nhập cho ngân hàng Cácloại giấy tờ có giá mà ngân hàng lựa chọn thường là những loại chứng khoánrất có giá trị trên thị trường, tức là khả năng thanh khoản và sinh lời lớn nhưchứng khoán Chính phủ, chứng khoán của các ngân hàng khác, chứng khoáncủa các công ty tài chính và chứng khoán của các công ty lớn, có uy tín khác
Mua bán ngoại tệ
Đây là nghiệp vụ được ngân hàng thực hiện nhằm đề phòng và hạn chế rủi
ro hối đoái, tỷ giá cũng như để tạo thêm thu nhập cho ngân hàng Việc muabán ngoại tệ thường được ngân hàng thực hiện với các loại ngoại tệ mạnh vàthực hiện ở thị trường liên ngân hàng trong nước và thế giới Nghiệp vụ nàyđòi hỏi ngân hàng phải có chuyên môn cao cũng như sự nhanh nhạy với thịtrường
Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ
Trang 12Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM cũng thườngtài trợ cho các hoạt động của Chính phủ theo sự yêu cầu của Chính phủ hoặc
có sự tự nguyện từ phía ngân hàng
c) Các hoạt động khác:
Bảo quản vật có giá
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn
Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Cung cấp các dịch vụ đại lý
1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũngphải có vốn NHTM cũng vậy, NHTM thực hiện kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ nên đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, đa dạng hơn các doanh nghiệpkhác Vốn đối với NHTM rất quan trọng Nó quyết định quy mô, khả năngsinh lời, xu hướng hoạt động và phát triển của ngân hàng Một NHTM thường
Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của NHTM, được hình thành từnguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
và các quỹ của ngân hàng
b) Vai trò của vốn chủ sở hữu
Trang 13Vốn chủ sở hữu (VCSH) của một NHTM đóng vai trò quan trọng sốngcòn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàngkhả năng phát triển lâu dài.
Thứ nhất, VCSH là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép
tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể huy động được các khoản tiền gửiđầu tiên Khi mới thành lập, một ngân hàng luôn cần vốn để mua sắm đất đai,xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị những thiết bị, điều kiện làm việc cần thiết,thuê nhân viên
Thứ hai, VCSH đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá
sản vì VCSH giúp trang bị những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khiban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề, đưa ra các biện pháp hữuhiệu giúp ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động bình thường và sinh lời
Thứ ba, VCSH tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với
chủ nợ của ngân hàng về sức mạng tài chính của NHTM Ngân hàng cần phải
đủ mạnh để đảm bảo với những người đi vay rằng ngân hàng có thể đáp ứngđược các nhu cầu tín dụng cua rhọ ngay cả trong điều kiện nền kinh tế đanggặp khó khăn
Thứ tư, VCSH cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát
triển của các hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bịmới Khi một ngân hàng phát triển, nó cần bổ sung vốn để thúc đẩy sự tăngtrưởng và có thể chống đỡ được rủi ro gắn với sự ra đời của các sản phẩmdịch vụ mới
Cuối cùng, VCSH được xem như một phương tiện điều tiết sự tăngtrưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của ngân hàng có thể được duy trì
ổn định và bền vững VCSH của ngân hàng cần phải được phát triển tươngxứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và những tài sản rủi ro kháccũng như quy mô của ngân hàng Do đó, VCSH - tấm đệm dùng để chống đỡ
Trang 14những thua lỗ - cần phải được củng cố, bổ sung tương xứng với quy mô và rủi
ro của ngân hàng
c) Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu
Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này đa dạng tùy theotính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự pháttriển của thị trường, nhìn chung bao gồm:
Vốn điều lý ngân quỹệ (nguồn vốn hình thành ban đầu):
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, để thành lập và đi vào hoạtđộng, chủ sở hữu NHTM phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu và được ghi vào điều
lệ doanh nghiệp, được gọi là vốn điều lệ Vốn điều lệ của NHTM phải lớnhơn hoặc bằng vốn pháp định, mức vốn tối thiểu mà luật pháp quy định đểthành lập ngân hàng Tùy theo tính chất của ngân hàng mà nguồn gốc hìnhthành vốn ban đầu khác nhau Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, vốn
do ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhà nước) Nếu là ngân hàng cổ phần,vốn do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu Nếu làngân hàng liên doanh, vốn do các bên liên doanh góp Nếu là ngân hàng tưnhân, vốn do tư nhân bỏ ra
Vốn điều lệ của mỗi ngân hàng không được nhỏ hơn vốn pháp định ỞViệt Nam, mức vốn pháp định do Ngân hàng Nhà nước quy định Còn số vốnđiều lệ sẽ khác nhau tùy thuộc vào chủ sở hữu của ngân hàng đó Vốn điều lệcủa ngân hàng thuộc sở hữu và ngân hàng có toàn quyền sử dụng và định đoạttheo quy định của pháp luật
Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động:
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiềuphương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu
Trang 15nhập ròng thành vốn đầu tư Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc và cân nhắc của chủ ngânhàng về tích lũy và tiêu dùng Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn,nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu.Nguồn vốn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phiếu, góp thêm, cấpthêm để mở rộng quy mô hoạt động, để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đápứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định Đặcđiểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngânhàng có được lượng vốn sở hữu vào lúc cần thiết.
Các quỹ:
Ngân hàng có nhiều quỹ Mỗi quỹ có mục đích riêng Trước hết là quỹ dựphòng tổn thất Quỹ này được trích lập hằng năm và được tích lũy lại nhằm
bù đắp những tổn thất xảy ra Tiếp theo là quỹ bảo toàn vốn, được lập nhằm
bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát Còn có quỹ thặng dư, làphần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa mệnh giá và thịgiá cổ phiếu của ngân hàng khi phát hành cổ phiếu mới Tùy theo quy định cụthể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ khen thưởng, quỹ phúclợi, quỹ giám đốc Những quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luậtđịnh, do vậy tỷ lệ trích, nội dung sử dụng phải theo đúng quy định
Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồn hình thànhcác quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên một số quỹ ngân hàngkhông thể sử dụng lâu dài
Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần:
Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM mà có khả năng chuyển đổithành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận của vốn chủ sở hữu củangân hàng (nguồn bổ sung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâudài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đếnhạn
Trang 161.2.2 Vốn huy động
a) Khái niệm:
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng, khôngmột ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động huyđộng vốn Bởi NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên nguồn vốn củangân hàng là một yếu tố quyết định tới quy mô hoạt động Uy tín và khả năngcạnh tranh trên thị trường của ngân hàng Hoạt động huy động vốn được vínhư nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình tạo ra các sản phẩm của ngânhàng
Thực chất, hoạt động huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn vốn nhànrỗi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và cácgiấy tờ có giá khác Trong đó, hoạt động nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất
và đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngânhàng
b) Vai trò của huy động vốn
Đối với nền kinh tế
Vai trò to lớn nhất của hoạt động huy động vốn của NHTM đối với nềnkinh tế là nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn thông qua động táctập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhà rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi, hoạt động chưahiệu quả thành các nguồn vốn có quy mô lớn, đáp ứng các yêu cầu về sử dụngvốn của các chủ thể có dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn với hiệu quả kinh tếcao hơn Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn kết hợp với sự phân bổ lại cácnguồn vốn vào nền kinh tế, NHTM đã đảm bảo hiệu quả hoạt động của nền
Trang 17kinh tế, đồng thời giảm thiểu chi phí vốn cho nền kinh tế Mức độ giảm thiểuchi phí vốn có thể thấy được khi chúng ta tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra tronghoạt động vay mượn khi thiếu đi sự có mặt của NHTM nói riêng và các trunggian tài chính nói chung: người cho vay sẽ gặp những người đi vay có nhucầu vốn phù hợp với vốn liếng của mình, sau đó phải mất công thẩm định độtin cây đối với người vay.
Hoạt động huy động của NHTM đem lại thu nhập cho những người gửitiền dưới hình thức lãi tiền gửi Những khách hàng nắm giữ kỳ phiếu, tráiphiếu ngân hàng ngoài thu nhập từ việc trả lãi của ngân hàng còn có cơ hộisinh lời từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán chúng
Bên cạnh vai trò chủ yếu trên, hoạt động huy động vốn của NHTMcũng góp phần hình thành nên tỉ suất lợi nhuận tối thiểu của các doanhnghiệp Nó buộc các doanh nghiệp phải hoạt động với tỉ suất lợi nhuận lớnhơn so với lãi suất huy động của ngân hàng Một doanh nghiệp hoạt động với
tỉ suất lợi nhuận không đạt yêu cầu trên (trừ những lý do đặc biệt) nên dừngviệc sản xuất kinh doanh lại để lấy vốn vào ngân hàng lấy lãi, như vậy có lợihơn cho bản thân doanh nghiệp và cho nền kinh tế
Ngoài ra, hoạt động huy động vốn của NHTM tạo điều kiện cho kháchhàng tiếp xúc với ngân hàng, có điều kiện sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
và do đó hình thành nên thói quen và phong cách làm việc hiện đại cho kháchhàng
Đối với bản thân NHTM
Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM,lên tới 70-80%, vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt độngcủa NHTM Hoạt động huy động vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện cáchoạt động kinh doanh của mình Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn và liêntục gia tăng Không có bất kỳ một ngân hàng nào có đủ sức thực hiện cho vay
Trang 18chỉ bằng vốn chủ sở hữu của mình Mặt khác, bản chất của NHTM là làmtrung gian tài chính - đi vay để cho vay Do đó, nguồn vốn huy động đươngnhiên là nguồn vốn chủ yếu quan trọng nhất, giúp ngân hàng thực hiện cáchoạt động kinh doanh của mình Quy mô, cơ cấu vốn huy động sẽ trực tiếpquyết định khả năng cho vay của một ngân hàng Các ngân hàng không thểcho vay lớn, kỳ hạn dài trong điều kiện vốn huy động nhỏ, ngắn hạn, không
ổn định
Hoạt động huy động vốn của NHTM góp phần tạo nên uy tín, sức mạnhcủa ngân hàng Một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh củangân hàng là tổng nguồn vốn, trong đó có vốn huy động Nguồn vốn càng lớn,ngân hàng càng có điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh, có sức để duy trìcác chiến lược cạnh tranh của mình Dưới con mắt của hầu hết khách hàng ,tổng nguồn vốn của ngân hàng lớn có nghĩa là ngân hàng đó lớn và đáng tincậy Do vậy, ngân hàng có vốn lớn thường rất thuận lợi trong các hoạt độngcủa mình vì chiếm được lòng tin của công chúng
Hoạt động huy động vốn giúp tăng cường và mở rộng mối quan hệ giữakhách hàng với ngân hàng Qua mối quan hệ này, ngân hàng có cơ hội tìmhiểu về khách hàng của mình và cũng có cơ hội tuyên truyền, quảng bá vềngân hàng của mình cho khách hàng Điều này sẽ tạo cơ hội cung cấp cácdịch vụ ngân hàng cho nhiều khách hàng hơn với độ thỏa dụng ngày càngcao
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của NHTM có quan hệ chặt chẽ vàmang tính hai chiều với tất cả các hoạt động khác của ngân hàng Hoạt độnghuy động vốn được làm tốt sẽ tác động tích cực tới các hoạt động khác củangân hàng và ngược lại Do vậy cần đảm bảo tất cả các hoạt động của ngânhàng phải được thực hiện tốt và kết hợp được với nhau một cách tối ưu nếumuốn NHTM hoạt động hiệu quả
Trang 19c) Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất kỳ mộtNHTM nào Để huy động được vốn, các ngân hàng thương mại áp dụng rấtnhiều các hình thức huy động đa dạng khác nhau Tùy theo đặc điểm và tìnhhình kinh doanh của mình, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng các hình thức huy độngphù hợp Nhưng nhìn chung, huy động vốn thường thông qua các hình thứcsau:
Vốn huy động từ tiền gửi:
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM.Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoảntiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huyđộng tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.Như vậy, tiền gửi là một khoản mục nguồn vốn được tạo ra do nghiệp vụnhận tiền gửi hay nghiệp vụ nợ của NHTM
Tiền gửi là nguồn tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 50%) trong tổngnguồn tiền và là mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng Tiền gửi là đối tượngphải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi phải trả chotiền gửi Ỏ nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi
Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn tiền cóchất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hìnhthức huy động khác nhau Đối với người gửi tiền, mục đích của họ khá đadạng như bảo toàn và sinh lợi, sử dụng dịch vụ thanh toán Còn đối với ngânhàng, mục đích của họ là huy động được nguồn vốn rẻ, chất lượng tốt, đadạng giúp ngân hàng tìm kiếm được lợi nhuận cao
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất, kinhdoanh của các tổ chức này và được gửi tại ngân hàng Nó bao gồm một bộ
Trang 20phận vốn tiền tệ nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốnnhưng nhu cầu sử dụng (vốn lưu động) hoặc sử dụng cho các mục tiêu địnhsẵn vào một thời điểm nhất định (các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tàichính, quỹ khen thưởng).
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng dưới hai hình thức:+ Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào, người gửi tiền có thể rút tiền rabất cứ lúc nào để sử dụng và ngân hàng luôn có trách nhiệm phải thỏa mãnnhu cầu rút tiền đó một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ Nếu khôngthực hiện được, ngân hàng sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và phải bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật
Đối với tổ chức gửi tiền thì mục đích chính là để thông qua đó sử dụngcác dịch vụ thanh toán của ngân hàng Ngoài ra loại tiền gửi này vẫn đượchưởng một mức lãi nhất định nên cũng góp phần tăng thu nhập cho người gửitiền Mặt khác, người gửi tiền được chủ động trong việc rút tiền nên vẫn đápứng được nhu cầu về vốn kinh doanh khi cần thiết
Đối với NHTM, tiền gửi không kỳ hạn có chi phí trả lãi thấp nhưng chiphí phi trả lãi cao (chi phí quản lý ) nên ngân hàng thường thu phí cho cácdịch vụ thanh toán qua tiền gửi không kỳ hạn này Tỷ trọng của nguồn tiềngửi trong các NHTM thường cao nên ngân hàng nào thu hút được nhiều tiềngửi không kỳ hạn thì sẽ có được chênh lệch lãi suất lớn Vì vậy, trên thực tế,các NHTM thường lôi kéo các khách hàng lớn như bảo hiểm, dầu khí, khobạc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng mình để thu hút được một lượngtiền khổng lồ với lãi suất thấp và khi thực hiện thanh toán sẽ thu được nhiềuphí dịch vụ Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn là nguồn có thời hạn rất ngắnnhưng giữa việc gửi vào và rút ra vấn có sự chênh lệch về thời gian và thực tế
Trang 21ở các NHTM tài khoản này luôn có số dư nên ngân hàng vẫn có thể sử dụngnguồn này, tiến hành chuyển hoán kỳ hạn nguồn để kinh doanh.
Loại tiền gửi không kỳ hạn này được huy động dưới hai hình thức:
Huy động vốn qua các tài khoản tiền gửi phi giao dịch:
Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng được gửi vàongân hàng nhưng không nhằm mục tiêu giao dịch mà chủ yếu là để bảo toànvốn Với loại tài khoản này, người gửi tiền được hưởng một khoản tiền lãinhưng không được phát hành Séc cho nhu cầu thanh toán
Huy động vốn qua tài khoản giao dịch của khách hàng:
Đây là tài khoản mà người mở tài khoản được quyền sử dụng các dịch vụthanh toán của ngân hàng để phục vụ cho hoạt động thanh toán của mình như
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại Séc, L/C Do đặc điểm của loại tàikhoản này cho phép người gửi có thể thực hiện thanh toán nên ngân hàngthường yêu cầu người gửi tiền thực hiện một tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất địnhtheo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Khi thực hiện giao dịch thì phải trảphí giao dịch cho ngân hàng
+ Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và tổchức gửi tiền về thời hạn gửi tiền, thường là khách hàng đã xác định đượckhoảng thời gian mà vốn nhàn rỗi Trong khoản thời gian đó, ngân hàng tùy ý
sử dụng khoản tiền này, đến hạn khách hàng sẽ được rút tiền và hưởng mộtmức lãi suất cao hơn mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn và tùy thuộc vào
kỳ hạn gửi tiền, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Khi chưa đến thờiđiểm rút tiền, nếu khách hàng muốn rút trước hạn thì phải báo trước cho ngânhàng, phải được sự đồng ý của ngân hàng Trên thực tế, để cạnh tranh, thu hútkhách hàng nên các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút trước hạn nhưng
Trang 22khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ thu được một khoản tiền với mứclãi suất không kỳ hạn.
Đối với các tổ chức gửi tiền thì tài khoản tiền gửi có kỳ hạn nhằm mụcđích chủ yếu để thu lời, nó rât thuận tiện khi đã xác định được khoảng thờigian mà vốn nhàn rỗi Hơn nữa, nếu cần thì tổ chức gửi tiền vẫn có thể rútđược tiền để sử dụng
Đối với ngân hàng, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức thường
có quy mô không lớn nhưng rất ổn định Ngân hàng có thể sử dụng nguồn nàymột cách chủ động để kinh doanh Tuy nhiên đây là một nguồn tương đối đắt
do lãi suất phải chi trả cho nguồn này thường cao Để thu hút thêm nguồnnày, các NHTM thừong đưa ra rất nhiều các loại kỳ hạn khác nhau như: 3tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 3 năm, 5 năm với mức lãi suấthấp dẫn tăng theo kỳ hạn gửi
- Tiền gửi của dân cư:
Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư gửi tại ngân hàng.Loại tiền gửi này chủ yếu bao gồm các loại sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của dân cư gửi vào ngân hàngvới mục đích bảo toàn và sinh lời Loại tài khoản này không được sử dụng cácdịch vụ thanh toán của ngân hàng Đây là hình thức huy động truyền thốngcủa ngân hàng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động củangân hàng Trong hình thức này, người gửi tiền được trao một quyển sổ tiếtkiệm, sổ này được coi là giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm củangân hàng, đồng thời cũng là chứng từ xác nhận khoản nợ của ngân hàng đốivới người gửi tiền Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng hóadịch vụ nhưng có thể sử dụng để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép
Trang 23Đối với người gửi tiền thì đây là một cơ hội để bảo toàn vốn và sinh lời
mà không cần phải thực hiện đầu tư và mức độ rủi ro không cao Người gửitiền mong muốn đến một khoảng thời gian nhất định sẽ tích góp, dành dụmđược một số tiền để đảm bảo cho những vấn đề của cuộc sống
Đối với ngân hàng, đây là một nguồn huy động lớn, độ ổn định thườngcao bởi vì kỳ hạn thường dài và khi hết kỳ hạn khách hàng thường có xuhướng mở tiếp một kỳ hạn mới Nó tạo điều kiện thuận lợi cho kỹ thuậtchuyển hoán kỳ hạn nguồn, cho phép ngân hàng chủ động kinh doanh và đầu
tư vào những dự án có thời hạn dài Tuy nhiên đây là một nguồn đắt và lãisuất của nó cao, cao hơn mức lãi suất trả cho tiền gửi của các tổ chức
Có hai loại tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Loại tiền gửi này mang đặc tính chung của tiền gửi không kỳ hạn là chophép người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, lãi suất của nó thấp hơn lãisuất của tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Tương tự, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng mang đặc tính chung củatiền gửi có kỳ hạn là khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn thanh toán.Nếu rút trước hạn phải thông báo cho ngân hàng, được sự đồng ý của ngânhàng và hưởng mức lãi suất bằng lãi suất không kỳ hạn hoặc không đượchưởng lãi
Đây là nguồn huy động ổn định nhất, rất quan trọng trong chiến lượckinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên, lãi suất mà ngân hàng chi trả cho loạitiền này là cao nhất trong các loại tiền gửi, nên nguồn này có chi phí huy độnglớn nhất
+ Tài khoản tiền gửi cá nhân:
Trang 24Đây là loại tài khoản mà cá nhân mở để có thể thực hiện các giao dịchthanh toán, sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng Đời sống vật chất củangười dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu được thực hiện thanhtoán qua ngân hàng, đặc biệt là các phương tiện thanh toán hiện đại như visacard, master card ngày càng tăng Đây chính là xu thế thanh toán mới vàcũng là hướng phát triển mới của dịch vụ ngân hàng.
- Tiền gửi khác:
Ngoài hai loại tiền gửi của tổ chức và cá nhân nói trên, tại các NHTM còn
có các loại tiền khác như:
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
Vốn huy động từ tiền vay:
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM Tuy nhiên, khi cần ngânhàng thường vay mượn thêm Tại nhiều nước, Ngân hàng Trung ương thườngquy định tỷ lệ giữa nguồn huy động và vốn của chủ Do vậy, nhiều ngân hàngvào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trảkhi khả năng huy động bị hạn chế
Tỷ trọng của loại nguồn vốn này trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồntiền gửi Các khoản đi vay thường với thời hạn và quy mô xác định trước, dovậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Khác với nhận tiền gửi, ngânhàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên mà ngân hàng chỉ vay lúc cầnthiết Ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp vớinhu cầu sử dụng Nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc và bảohiểm tiền gửi Tuy nhiên, do rủi ro lớn hơn nên lãi suất phải trả cho tiền vaythường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi cùng kỳ hạn
Các nguồn vay mà NHTM có thể huy động là:
Trang 25- Vay từ Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung ương):
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả củaNHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc hoặc dự trữ thanhtoán), NHTM thường vay Ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yếucủa Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn) Các thươngphiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sảncủa họ Khi cần tiền, ngân hàng mang các thương phiếu này lên tái chiết khấutại Ngân hàng Nhà nước Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm
đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) tăng lên Ngânhàng nhà nước điều hành việc vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phảithực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định Thông thường Ngânhàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thờigian đóa hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của Ngânhàng Nhà nước trong từng thời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu,Ngân hàng Nhà nước cho các NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạnmức tín dụng nhất định Thông qua lãi suất chiết khấu mà Ngân hàng Nhànước có thể điều chỉnh được cung tiền tệ cũng như cơ cấu nguồn vốn củaNHTM
Các khoản vay Ngân hàng Nhà nước tuy có lãi suất thấp song thường thờihạn ngắn, chỉ đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu thanh toán của kháchhàng lên cao Vay Ngân hàng Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền
tệ trong từng thời kỳ
- Vay từ các tổ chức tín dụng khác:
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tíndụng khác trên thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước Các ngân hàngđang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết số dư gia tăng bất ngờ về các khoảntiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác
Trang 26vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dựtrữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo khả năng thanh khoản Nhưvậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ vàchi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế chonguồn vay mượn từ Ngân hàng Nhà nước Quá trình vay mượn rất đơn giản.Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thôngqua ngân hàng đại lý (hoặc Ngân hàng Nhà nước) Khoản vay có thể khôngcần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán của Kho bạc Kết quả là
dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.Thông thường các khoản vay này là ngắn hạn Tuy nhiên, lãi suất vay từ các
tổ chức tín dụng cao hơn lãi suất vay Ngân hàng Nhà nước Nghiệp vụ huyđộng vốn này được thực hiện qua hình thức chủ yếu sau:
+ Vay qua thanh toán bù trừ
+ Vay qua hợp đồng cầm cố, tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc các hợpđồng tín dụng có chất lượng cao
+ Vay theo hình thức tín dụng thời vụ
Việc vay mượn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng gặp khó khănkhi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện thanh toán Muốn mở rộng quy
mô vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, một ngân hàng cần vươn tới thịtrường liên ngân hàng quốc tế với khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi rohối đoái
- Vay trên thị trường vốn (vay thông qua phát hành giấy tờ có giá):
Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy độngvốn trên thị trường, bao gồm kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiềngửi Nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đápứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn Do vậy các khoản vay trung vàdài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi đáp ứng nhu cầu cho vay và
Trang 27đầu tư trung và dài hạn Nguồn vốn này tương đối ổn định Thông thường đây
là khoản vay không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suấtcao sẽ vay mượn được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượntrực tiếp bằng cách này, họ thường phải thông qua ngân hàng đại lý hoặcđược bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vàotrình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho cáccông cụ nợ dài hạn của ngân hàng Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp.Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãisuất và thời hạn vay mượn thích hợp Lãi suất của loại nguồn này phụ thuộcvào sự cấp thiết của việc huy động vốn trên thị trường và thường cao hơn lãisuất của tiền gửi không kỳ hạn thông thường Các vấn đề về chuyển nhượng,điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ cũng được các ngân hàng quan tâm
Các nguồn vốn khác:
Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi, tuy nhiên chi phí
để có và duy trì chúng rất đáng kể Nhìn chung các nguồn khác trong ngânhàng thường không lớn lắm Việc gia tăng các nguồn này nằm trong chínhsách tăng nguồn thu cho ngân hàng Các nguồn khác bao gồm :
- Nguồn vốn đại lý, ủy thác:
Là vốn hình thành do các khách hàng mong muốn tận dụng các quy trìnhhay các dịch vụ của ngân hàng, bao gồm ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủythác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ Thông thường các ngân hàng lớnmới có nguồn vốn này Đặc biệt nguồn vốn này có chi phí rất thấp
- Nguồn trong thanh toán:
Là vốn ngân hàng có được từ những nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh
từ hoạt động thanh toán (không dùng tiền mặt) của khách hàng trong ngânhàng như Séc trong quá trình chi trả, ký quỹ để mở L/C Những ngân hàng là
Trang 28ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàngthành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
và thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng cũng nhưcác chính sách của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, mức độ ổn định, quy mô, cơcấu của nguồn vốn này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi NHTM phảinghiên cứu các yếu tố này một cách kỹ lưỡng, cả bên trong và bên ngoài, cảchủ quan và khách quan
1.3.1 Các nhân tố khách quan
Đây là các yếu tố ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống NHTM
Sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế:
Nếu nền kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển cao, nhu cầu
về vốn cho đầu tư, phát triển tăng mạnh thì nó tạo điều kiện thuận lợi chongành ngân hàng phát triển, nhu cầu huy đọng vốn của ngân hàng tăng cao.Đồng thời khi kinh tế phát triển thì khả năng tích lũy của người dân cũng tăngmạnh Đó chính là nguồn tài nguyên lớn cho công tác huy động vốn củaNHTM Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển chậm, hoặc suy thoái, nhu cầuđầu tư và khả năng tích lũy giảm nên công tác huy động vốn của ngân hàngcũng giảm Sự ổn định của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá,
Trang 29lạm phát, thu nhập, chu kỳ chi tiêu của người dân Các yếu tố này đều có tácđộng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của NHTM Ví dụ như khi thunhập của người dân gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳhạn của nguồn tiền Một ví dụ khác, thời vụ chi tiêu cũng ảnh hưởng đến quy
mô và tính ổn định của nguồn tiền Cụ thể vào các dịp tết, nguồn tiết kiệm củadân cư cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướng giảm sút do nhu cầuchi tiêu gia tăng Hoặc như ảnh hưởng của yếu tố lạm phát có thể được thấyrất rõ ràng Trong những giai đoạn lạm phát cao thì người dân có xu hướngthu hút tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh và nguồn huy động của ngân hàng cũngtheo xu hướng đó Còn khi lạm phát ổn định thì nguồn huy động của NHTM
có xu hướng thu hút được nhiều nội tệ hơn
Hành lý ngân quỹang pháp lý ngân quỹý:
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn củaNHTM Nếu hành lang pháp lý được mở rộng theo hướng khuyến khích sựphát triển của thị trường tài chính thì các NHTM cũng được phép huy độngnhiều hơn so với số vốn chủ sở hữu của mình Và ngược lại, khi hành langpháp lý thu hẹp lại theo hướng kìm hãm sự phát triển quá nóng của thị trườngtài chính thì lượng vốn mà ngân hàng được phép huy động trên vốn chủ sởhữu sẽ giảm đi
Các chính sách kinh tế vĩ mô:
Hệ thống NHTM là một phương tiện để qua đó Ngân hàng Nhà nướcthực hiện sự điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế Các chính sách tài chính tiền tệnhư chính sách lãi suất chiết khấu, chính sách chiết khấu, tái chiết khấu giấy
tờ có giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở đều ảnh hưởng đếnlượng vốn mà NHTM huy động được Khi ngân hàng Nhà nước muốn thu hẹpcung tiền thì với các công cụ trên Ngân hàng nhà nước sẽ tác động làm giảmkhả năng huy động và lượng vốn khả dụng của các NHTM với mục tiêu kìm
Trang 30hãm sự phát triển quá mức của nền kinh tế Và ngược lại, khi muốn mở rộngcung tiền, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, với các công cụ trên, Ngân hàngNhà nước sẽ tác động làm tăng khả năng huy động vốn cũng như lượng vốnkhả dụng của các NHTM.
Sự phát triển của thị trường tài chính:
Một quốc gia có thị trường tài chính phát triển là điều kiện thuận lợi chohoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn Thị trường tàichính phát triển sẽ tạo ra nhiều công cụ nợ cũng như nhiều sản phẩm dịch vụmới hữu hiệu và thiết thực cho công tác huy động vốn của ngân hàng Thịtrường tài chính phát triển còn tạo ra sự cạnh tranh giữa các NHTM Sự cạnhtranh càng gay gắt thì các chính sách mà các ngân hàng đưa ra để thu hút vốnngày càng nhiều và hiệu quả hơn, góp phần làm hoàn thiện hơn thị trường tàichính, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế nói chung và đem lại nhiều lợi ích chongười gửi tiền
Tâm lý ngân quỹý của người dân:
Một quốc gia có dân số cao, tỷ lệ người dân có thu nhập cao lớn là điềukiện thuận lợi cho các NHTM có thể thu hút được một lượng vốn lớn Ngoài
ra, tâm lý người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốncủa các NHTM vì nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định gửi tiền của ngườidân Nếu người dân vẫn còn thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt hoặc tích trữtiền tại nhà thì đó là một khó khăn lớn đối với ngân hàng Ngược lại, nếungười dân đã quen với việc thanh toán điện tử, thấy được lợi ích của việc gửitiền vào ngân hàng thì đây là điều kiện tốt cho ngân hàng huy động vốn Mặtkhác, khi người dân dự đoán lạm phát cao hoặc sẽ xảy ra những biến động vềkinh tế, chính trị thì nhu cầu tiết kiệm, gửi tiền và nắm giữ nội tệ của ngườidân giảm, dẫn đến nguồn cho huy động vốn của ngân hàng giảm, cơ cấu huyđộng thay đổi và ngược lại
Trang 31Cạnh tranh giữa các Ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, các ngân hàng thươngmại đang phải hoạt động kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh vôcùng khốc liệt Bởi các ngân hàng thương mại sử dụng một loại nguyên liệuđặc biệt đó là tiền – loại nguyên liệu có tính xã hội cao và tính nhạy cảm cao.Bằng chứng là chỉ một sự thay đổi nhỏ về lãi suất huy động cũng có thể có sựchuyển dịch của khách hàng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác Thêmvào đó lại rất khó tạo được sự khác biệt trong sản phẩm ngân hàng vì khi mộtngân hàng cho ra một sản phẩm mới thì nhanh chóng các ngân hàng bạn cũng
có thể tung ra thị trường một sản phẩm tương tự, thậm chí tính năng còn ưuviệt hơn do khắc phục được nhược điểm Để nâng cao hiệu quả huy động vốn,mỗi ngân hàng cần phải nhận thức rõ môi trường kinh doanh, đối thủ cạnhtranh, xác định thị trường mục tiêu, phát huy lợi thế cạnh tranh, đồng thờicũng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
1.3.2 Các nhân tố thuộc về chủ quan Ngân hàng thương mại
Uy tín của ngân hàng:
Khi gửi tiền vào NHTM, người gửi thường lo sợ trước biến động thườngxuyên của nền kinh tế Do đó, họ thường có sự cân nhắc lựa chọn ngân hàngnào mà họ cho là an toàn, thuận lợi nhất và đó chính là biểu hiện sự uy tín củangân hàng đối với khách hàng Ngân hàng nào uy tín càng cao thì càng thuhút được nhiều khách hàng đến gửi tiền và do đó có cơ hội huy động đượclượng vốn càng lớn Thông thường, người gửi tiền thường đánh giá uy tín củangân hàng qua các tiêu thức cơ bản sau: sự hoạt động lâu năm, quy mô hoạtđộng, vốn chủ sở hữu, lượng vốn huy động được, cơ sở vật chất, trình độ quản
lý, thái độ của nhân viên giao dịch, công nghệ và các dịch vụ ngân hàng cungcấp Do đoa, các NHTM cần phải nâng cao các yếu tố này của mình để tăngcường khả năng huy động vốn
Trang 32Chính sách lý ngân quỹãi suất và cạnh tranh của ngân hàng:
Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiềnvào ngân hàng nào của khách hàng Chính sách lãi suất của ngân hàng phải đủ
độ linh hoạt, hấp dẫn và cạnh tranh được với các ngân hàng khác, tuy nhiênvẫn phải đảm bảo bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.Chính sách lãi suất của ngân hàng bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suấtcho vay Hai loại lãi suất này luôn gắn bó mật thiết với nhau Thông thườngquy mô tiền gửi vào NHTM biến động tỷ lệ thuận với lãi suất huy độngnhưng cũng có khi lãi suất huy động giảm mà huy động của NHTM vẫn cóthể tăng Như vậy, lãi suất huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huyđộng vốn của NHTM đặc biệt là tới tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Chính sách sản phẩm:
Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao nên nhucầu của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng Việc đưa ra nhiềuloại sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn được ngày càng nhiều nhu cầu đó là vôcùng cần thiết để huy động vốn cho ngân hàng Các NHTM thường cung cấpcác loại hình dịch vụ vừa mang tính chất truyền thống vừa mang tính chấthiện đại như tiền gửi tiết kiệm với nhiều mức kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu đamệnh giá Đặc biệt, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới hiện nay đangđược các ngân hàng rất coi trọng và được xem như một chiến lược cạnh tranhgiữa các ngân hàng Ngoài ra các sản phẩm mới này còn tạo ra một phongcách tiêu dùng mới cho người dân theo xu hướng hiện đại, giảm việc sử dụngthanh toán tiền mặt (các loại thẻ thanh toán )
Đặc điểm ngân hàng, mạng lý ngân quỹưới chi nhánh, quầy giao dịch:
Đặc điểm ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huyđộng vốn của NHTM Một ngân hàng có địa điểm đẹp, nằm tại các dãy phốchính, dân cư đông đúc, sầm uất là một thế mạnh để thu hút những người gửi
Trang 33tiền Ngoài ra, mạng lưới chi nhánh, số lượng quầy giao dịch cũng có ảnhhưởng không nhỏ Ngân hàng nào có mạng lưới lớn thì khả năng tiếp xúc, đisâu đi sát người dân để vận động họ gửi tiền càng lớn.
Chính sách kinh doanh của NHTM:
Khi ngân hàng mở rộng cho vay thì nhu cầu về tiền gửi của ngân hàngtăng lên Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp hữu hiệu để huy động vốn và
do đó tiền gửi của các cá nhân và tổ chức cũng tăng lên
Công tác khuyếch chương, quảng cáo, marketing của NHTM:
Trong thời đại hiện nay, thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng.Các NHTM cũng đã nhận ra được sức mạnh của nó Để tạo được ấn tượng vớikhách hàng về tên tuổi, uy tín, khả năng phục vụ, trình độ công nghệ, loạihình dịch vụ cung cấp thì các NHTM đã sử dụng các phương tiện quảng cáotrên thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài truyền thanh, biểu ngữquảng cáo trên đường phố, các đợt khuyến mãi, dự thưởng Các hoạt động đó
đã giúp người dân nắm bắt được các thông tin về dịch vụ hoặc đơn giản làthương hiệu của ngân hàng để từ đó đến với ngân hàng Đây là điều mà cácngân hàng mong muốn đạt được
Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, trình độ nhân viên của NHTM:
Các yếu tố này là bộ mặt của một ngân hàng Cơ sở vật chất của ngânhàng càng khang trang, công nghệ càng hiện đại, đội ngũ nhân viên càngnhiệt tình, chu đáo thì khả năng làm vừa lòng khách hàng sẽ càng cao, tạonhiều niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng Điều này đóng vai trò rấtquan trọng trong việc giữ gìn khách hàng truyền thống cũng như thu hútkhách hàng mới cho ngân hàng Từ đó góp phần nâng cao vị thế và khả nănghuy động vốn cho ngân hàng
Trang 34Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN NAM – HÀ TÂY
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam - Hà Tây
Theo quyết định số 280/QĐ - NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốcNgân hàng Nhà Nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tênNgân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển Nông thôn Việt Nam.Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngânhàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong những thángcuối năm 1996 Trong đó có việc ra đời của một số chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọimiền đất nước trong giai đoạn 1996 - 1997
Theo quyết định số 2280/CV/NHNo-02 Ngày 14/09/2000 của Tổnggiám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh XuânNam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/09/2000 Chinhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam là Chi nhánh cấp II trực thuộcNHNo&PTNT tỉnh Hà Tây
Trang 35Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đãkhông ngừng vươn lên và ngày càng khẳng định được mình về các lĩnh vựcnhư: vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng kháchhàng Hiện nay NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đang tập trung giữ vững vàphát triển thị trường thành thị với việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng nhưphát triển các dịch vụ tiện ích cung cấp cho khách hàng, mở rộng các phònggiao dịch Đến nay, ngoài trụ sở chính tại số 565 đường Nguyễn Trãi - ThanhXuân - Hà Nội, NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã mở thêm hai phòng giaodịch với đội ngũ nhân viên nhiệt tình trong công tác, luôn duy trì mối quan hệtốt với khách hàng Hai phòng giao dịch tại:
+ Phòng Giao Dịch Thượng Đình - 110 Thượng Đình
+ Phòng Giao Dịch 539 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Nam
Trong những năm đầu mới thành lập, chi nhánh Thanh Xuân Nam đãgặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nhưng chi nhánh đã đánh dấuđược sự trưởng thành trong kinh doanh của mình và đến ngày 30/06/2006tổng nguồn vốn huy động đạt 211,375 tỷ đồng Chi nhánh ngày càng thựchiện đa dạng hoá các nghiệp vụ của mình, các hoạt động chính của chi nhánhlà:
- Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳhạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cánhân trong và ngoài nước Cho vay ngắn, trung và dài hạn với khách hàngthuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư khác nhau
- Thực hiện nghiệp vụ hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết với các tổchức kinh tế, dịch vụ tư vấn và đầu tư phát triển kinh doanh Thực hiệnnghiệp vụ cho vay cầm cố, thế chấp bất động sản và cho vay tiêu dùng đối vớimọi đối tượng dân cư, mua lại công trái với giá hợp lý
Trang 36- Thanh toán ngoài hệ thống và thanh toán điện tử, chuyển tiền quamạng vi tính trong hệ thống với thời gian nhanh nhất Thực hiện nghiệp vụkinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trảkiều hối cho mọi đối tượng
- Phát hành và thanh toán Thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ ATM (thẻ rúttiền tự động)
Khi mới thành lập Cán bộ viên chức của chi nhánh chỉ gồm 12 người.Ngoài những thành viên trong Ban Giám đốc, Trưởng các phòng kế hoạch,kinh doanh, kế toán, ngân quỹ đã từng có kinh nghiệm trong nghiệp vụ kinhdoanh và đã trải qua quá trình công tác thì số cán bộ viên chức còn lại đều bắtđầu làm quen với công việc hoàn toàn mới mẻ nên còn thiếu kiến thức thực
tế, lại chưa am hiểu công việc Vì vậy, chi nhánh còn rất nhiều mặt phải hoànthiện và phát triển đó là: kiện toàn bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất, trangthiết bị, định hình và hoạch định chiến lược kinh doanh đúng hướng, đào tạocon người, chính sách tìm kiếm và thu hút những khách hàng tiềm năng…Tính đến ngày 30/06/2007 tổng cán bộ nhân viên tại chi nhánh là 31người Trong đó cán bộ viên chức có trình độ trên đại học là 8 người; cán bộviên chức có trình độ đại học là 19 người; cán bộ có trình độ cao đẳng, trungcấp là 4 người
Trải qua quá trình hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức cán bộ củaNgân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân Nam dần dần trởnên hoàn thiện hơn, xứng đáng là một đơn vị kinh tế điển hình của khu vựcTỉnh Hà Tây Đáp ứng được nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước giao phó.Qua nhiều đợt tuyển dụng và bổ sung cán bộ đến nay cơ cấu tổ chức của ngânhàng đã được biên chế một cách phù hợp theo cơ cấu như sau:
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây - Chi nhánh Thanh Xuân Nam
Trang 37* Ban giám đốc gồm:
- Một Giám đốc phụ trách chung
- Ba phó giám đốc:
+ Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
+ Một phó giám đốc phụ trách thanh toán quốc tế
+ Một phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ
* Cơ cấu thành ban: Có 6 phòng ban với cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Đảm nhiệm vai trò phụ trách việc nghiên
cứu xây dựng chiến lược khách hàng để đưa ra phương án kinh doanh, chuyênthẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng và tính toán chiến lược kinhdoanh sao cho vừa an toàn, vừa hiệu quả, phải thường xuyên phân loại dư nợ,phân tích nợ quá hạn và tìm nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp tín dụng và
sử lý nợ quá hạn giúp ban lãnh đạo kiểm tra hoạt động tín dụng một cáchchính xác nhất
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng
tổ chức cán bộ
phòng tổ chức hành chính
phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Trang 38- Phòng kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng
các tài sản ngân quỹ, đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh của chinhánh
- Phòng thanh toán quốc tế: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động thanh
toán mang tính chất quốc tế tức là các hoạt động này liên quan đến thu – chi
và kết quả kinh doanh của các đồng tiền ngoại tệ, liên quan đến chuyển tiềntrên lĩnh vực quốc tế
- Phòng tổ chức cán bộ: Đây là phòng ban chuyên làm nhiệm vụ đào tạo
và tuyển dụng cán bộ, ngoài ra còn nghiên cứu, quản lý cán bộ nhằm đánh giácán bộ để làm thủ tục nâng lương, chỉnh ngạch bậc cho cán bộ công nhân viênchức
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xử lý và tiếp nhận các công
văn đến, đi sao cho đúng các nguyên tắc thủ tục, đúng đối tượng và thời gianquy định, thực hiện sao cho có khoa học Ngoài ra phòng còn thực hiện côngtác đối ngoại duy trì các mối quan hệ với chính quyền phường và công anphường nhằm giữ trật tự an ninh cho cơ quan và các tài sản của cơ quan
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các
chứng từ như: cho vay thu nợ, tiết kiệm chi tiêu và một số chứng từkhác nhằm xử lý các chứng từ sai sót như: thiếu chữ ký của kế toán Đồngthời, kiểm tra các đơn vị có quan hệ tín dụng với ngân hàng, phân tích vàkiểm tra báo cáo tài chính các quý Từ đó giúp ban giám đốc có biện pháp chỉđạo kịp thời, chấn chỉnh những vấn đề còn chưa tốt
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây - chi nhánh Thanh Xuân Nam
a) Môi trường kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam - Hà Tây
Trang 39* Thuận lý ngân quỹợi: Trụ sở Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam nằm trên
đường Nguyễn Trãi, thuộc Quận Thanh Xuân Đây là địa bàn khá rộng, tậptrung nhiều các cơ quan, các công ty, nhà máy, xí nghiệp lớn, nhỏ và nhiều hộsản xuất kinh doanh cá thể Đây là điều kiện lý tưởng thuận lợi để huy độngvốn cũng như cung ứng vốn để phát triển kinh tế
* Khó khăn: Là một chi nhánh Ngân hàng nằm giáp danh giữa hai thành
phố: Hà Nội và Hà Đông nên chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Namphải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các Ngân hàng và các tổchức tín dụng khác trên địa bàn như: NH Ngoại thương, NH Công Thương,
NH Nhà Đồng Bằng sông Cửu Long, NH Kỹ Thương, NH ngoài quốc doanh,NHTMCP Quân đội và một số các NHTM khác
b) Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam - Hà Tây
Các NHTM dù tồn tại dưới hình thức nào cũng luôn đặt lợi nhuận lênhàng đầu, để đạt được điều đó công cụ duy nhất là vốn Vốn kinh doanh baogồm: vốn tự có, vốn huy động được dưới nhiều hình thức và các loại vốnkhác Vốn quyết định đến quy mô phạm vi hoạt động của ngân hàng trên thịtrường Nắm được tầm quan trọng của vốn, do vậy chi nhánh NHNo&PTNTThanh Xuân Nam – Hà Tây đã thực hiện tốt các công tác, thể hiện như sau:
* Công tác huy động vốn.
Công tác huy động vốn chiếm một vị trí quan trọng, nó không chỉ quyếtđịnh đến hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng mà còn quyết định đến cả quá trìnhhoạt động của NH Để thực hiện cho vay có hiệu quả và chất lượng trước tiên
NH phải có vốn, với một nguồn vốn dồi dào NH sẽ đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng và mở rộng thêm mối quan hệ với khách hàng mới Thêm vào đóviệc huy động vốn tốt sẽ giúp NH tạo được niềm tin với khách hàng, họ sẽđến với NH khi họ có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của NH Thấy rõ được
Trang 40tầm quan trọng của vốn, NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam luôn chú trọng đếncông tác huy động vốn và đặt công tác này lên hàng đầu Cụ thể tình hìnhcông tác huy động vốn của NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam trong nhữngnăm gần đây, em xin được trình bày ở phần 2.2.
* Công tác sử dụng vốn:
Một ngân hàng đạt kết quả tốt không chỉ trong huy động vốn mà còn sửdụng vốn thế nào cho có hiệu quả Nếu như huy động vốn dồi dào nhưng sửdụng vốn không hết, sử dụng không hiệu quả sẽ gây nên tình trạng ứ đọngvốn hay mất vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và của cả nềnkinh tế Cũng như các NHTM khác, công tác điều hành vốn củaNHNo&PTNT Thanh Xuân Nam chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạtđộng cho vay chiếm tỷ trọng lớn và đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thulớn nhất cho chi nhánh Do đó, nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệuquả thì sẽ tạo tiền đề cho sự vững mạnh của ngân hàng
Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam hết sứcquan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luônđược coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.Thực hiện chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, Chi nhánh Thanh XuânNam đã xác định các định hướng chính trong hoạt động tín dụng là:
- Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và
có hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắntín dụng thương mại với đầu tư phát triển , kiên trì thực hiện đường lối côngnghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của Đảng và nhà nước
- Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cungcầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có thực